NÉT RIÊNG CHÙA CẢ – CHÙA KÍNH PHÚC HƯƠNG CANH

Ở Hương Canh có ngôi chùa lớn mang tên Kính Phúc Tự nhưng từ xa xưa mọi người vẫn quen gọi là Chùa  Cả  Chùa nằm giữa vùng dân cu đông đúc  xưa nay vẫn được coi là nơi giàu có nhất vùng, có thời kỳ cả ba làng đã có tới mười ngôi chùa và chín cái giếng đá cổ.
10367588_475551325918061_7206568394133965997_n
Tam quan chùa Cả – Chùa Kính Phúc Hương Canh Ảnh : Facebook Hư Không
Kính Phúc Tự được xây dựng khang trang bề thế trên khu đất cao và rộng hơn 400 mét vuông ở giữa làng Hương Canh. Tương truyền, chùa Kính Phúc xuất hiện trước cả thời kỳ có ba đình Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Hường của ba làng Cánh. Chùa toạ lạc trên nền đất đắp cao gần ba mét so với đường làng. Toà hậu cung còn được tôn cao thêm hàng mét nữa. Nếu đứng trên gác chuông chùa có thể nhìn ra khắp cánh đồng làng. Khách đến vãng cảnh chùa từ đường làng bước qua tam cấp lên công tam quan, đi vòng qua toà nhà Môn tự sở vào sân chùa dưới, lại bước lên 9 bậc để lên sân chùa trên rồi bước them bậc nữa  tới hiên rồi tháo dày dép bước vào chùa để  thắp nhang toà tam bảo.
Toàn cảnh chùa Kính Phúc
Toàn cảnh chùa Kính Phúc- Ảnh Facebook  Hư Không
Tiền đường là toà nhà 5 gian 2   mái thấp lợp ngói âm dương, bón góc  cong lượn  đầu đao cùng hai đầu nóc  có hình rồng hướng lên trung tâm nơi có lưỡng long chầu vòng tròn luân hồi theo giáo lý nhà Phật. Phía sau là ba gian nhà ngói được nối liền kiểu chuôi vồ vuông góc  với toà thượng điện 3 gian liên hoàn ống muống nên nhìn từ trên cao, toà chính ngôi chùa có hình chữ công, các góc mái và đầu nóc đều cong vút các đầu đao. Song song với toà nhà tam bảo là ngôi nhà dài thờ mẫu. Phía sau thượng điện là lầu chuộng khánh đứng độc lập với 8 mái cong cùng cac đầu đâo cao vút hướng lên 4 phương trời. Vậy là trước tiền đường là toà nhà Môn tự sở, sau hậu cung là lầu chuông khánh đối xứng trước sau  với tam quan trước mặt cùng nằm chung trên một đường trục cân đối cả chiều dọc chiều ngang. Chùa Kính Phúc  mở cửa về hướng nam nhìn ra con sông Cánh như dải lụa đem nước từ vùng núi Tam Đảo về tưới cho các cánh đồng quanh năm xanh mầu no ấm, thật gần với chốn cực lạc như quan niệm của người xưa!
Chùa Kính Phúc hiện còn lưu giữ được 1 chuông đồng, 1 khánh đồng lớn nặng khoảng 300kg chế tạo từ năm Tự Đức thứ 24 tức là năm 1871. Trước sân chùa còn 1 cây hương cổ  bằng đá xanh hình trụ vuông cao gần 2 mét, bốn mặt đều khắc chữ nho ghi các bài kệ của nhà Phật và danh sách các vị đã công đức xây dựng nhà chùa. Qua đó được biết chùa được khởi dựng lại vào năm thứ 2 niên hiệu Vĩnh Thịnh đời vua Lê Dụ Tông (1706). Qua nhiều năm ton tạo và mở rộng, ngày 13 tháng 2 năm Cảnh Hưng thứ 22 (1761) mới chính thức đặt thượng lương toà thượng điện. Trong danh sách các vị công đức xây dựng chùa, có nhiều người ở rất xa. Có ông bà Ngô Quang Toàn và Nguyễn Thị Tích ở tận vùng Từ Liêm gần Kinh Thành Thăng Long đã hằng tâm hằng sản nhiều tiền của khi xây dựng, và còn cúng cho nhà chùa mấy sào ruộng để có hoa lợi đèn nhang về sau.
Trong chùa còn lưu giữ được nhiều pho tượng cổ. Một vài ban thờ còn có số tượng gấp đôi bình thườngg, nguyên do những năm phong trào bài trừ mê tín dị đoan, chùa Ngọc Sơn tục gọi là chùa Bèo của làng Ngọc Canh bị dỡ đi để lấy chỗ xây sân kho của hợp tác xã. Thấy nhiều pho tượng gỗ sơn son thiếp vàng rất đẹp không ai nỡ đem đốt lò gạch nên phải gửi vào chùa Cả đến tận ngày nay. Chùa không có sư nhưng rất đông các vãi vào ngày rằm mùng một hàng tháng. Trước tiền đường chùa Kính Phúc còn có toà nhà  to đẹp xây dựng trên nền đất cao với 4 mái lớn bên dưới và 4 mái bên trên  bao gồm 2 mái to 2 mái nhỏ theo kiểu lật mái chồng diêm, tất cả các góc đều có đầu đao long phượng với lối kiến trúc rất độc đáo. Đó là toà nhà Môn tự sở. Đây là sự đặc sắc không ngôi chùa nào có được. Sở Môn Tự  cũng chính là trụ sở của các hội đoàn của cả ba làng Cánh, nơi các vị trưởng lão họp bàn việc hàng tổng. Mỗi khi có việc lớn các cụ Chánh hội, trùm nước, tộc biểu, đại diện các danh gia vọng tộc của 3 làng sẽ tụ tập đến đây họp bàn và kết luận những công việc hệ trọng.
Cũng chính từ nơi đây, các cụ đã cho ra nhiều bản hương ước để xây dựng nếp sống mới, bỏ bớt những hủ tục và giữ lại những mỹ tục  như bỏ lệ thách cưới nộp cheo quá nặng nề. Việc sêu tết quà cáp cho bố mẹ vợ hoặc thầy học không quá cầu kỳ tốn kém. Cấm hẳn việc dùng và đốt nhà táng giấy, cả làng phải dùng nhà táng bằng gỗ sơn son thếp vàng với tám đòn khiêng vừa trang trọng lại dùng lâu dài cho cả làng cả tổng, tránh tốn kém cho tang chủ. Quy định rõ ma chưa ra đồng, trong nhà chưa được bầy cỗ, cỗ cũng phải hạn chế số mâm, chỉ người trong họ nội ngoại thật gần mới về dự cỗ. Việc khao thọ và mở tiệc yến lão cũng có quy định rõ ràng và bình đẳng với mọi tầng lớp trong dân chúng. Hương Canh đã từng được các triều đại ban tặng bảng khen cho làng và cho các gia đình với chữ: “Trung nghĩa dân, Thiện tục khả phong, Tiết hạnh khả phong” hiện còn treo ở các đình và nhà thờ họ. Vậy là ba làng có ba đình lớn để bàn việc làng, lại có Môn tự sở của chung ba làng là trụ sở cùng bàn việc hàng tổng. Môn tự sở lại cùng nằm trong khuôn viên Chùa Cả. Đó cũng là nét độc đáo mang bản sắc của dân Kẻ Cánh xưa. Theo các vị thái lão cho biết thì Môn tự sở nguyên là ngôi miếu Hạ ở ngoài cánh đồng Hạ, trước đây hay bị lũ về làm ngập lụt nên đầu thế kỷ 20 gia đình cụ Bá Thao vận động dân làng đứng ra đóng góp phần lớn ngân sách để di chuyển miếu Hạ về sân chùa Cả, sửa sang mở rộng nâng cao thành Môn tự sở vừa là nơi thờ thánh vừa là nơi  trung tâm bàn việc hàng tổng. Vậy là trong khuôn viên chùa Kính Phúc, chùa Cả có nơi thờ Phật, nơi thờ Mẫu, nơi thờ Thánh, nơi bàn việc làng việc nước
Vừa mang ý nghĩa tâm linh vừa có tính thực dụng, cùng tốt đời đẹp đạo. Tự Môn Sở đã từng được dùng làm lớp học bình dân học vụ, lớp mẫu giáo, nhà giữ trẻ, trụ sở hợp tác xã và là nơi tổ chức văn nghệ quần chúng nhỏ. Rất thoáng mát và tiện dụng.
https://huongcanh.wordpress.com/
Tự Môn Sở (2002) Ảnh Hiếu Trần
Chùa Kính Phúc, chùa Cả Hương Canh đã được xếp hạng và công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc Gia từ năm 2000. Tương lai sẽ được tôn tạo ngày càng to đẹp hơn để luôn xứng đáng là ngôi chùa Cả của cả vùng và của thị trấn Hương Canh.

Nhận xét