Dân tộc La Ha hiện có 2000 người cư trú ở miền núi thuộc miền hữu ngạn sông Hồng (tỉnh Hoàng Liên Sơn) và miền lưu vực sông Đà (tỉnh Sơn La).

Do sống xen kẽ lâu đời, trong các bản La Ha hiện nay đều có người Kháng , Thái và các dân tộc khác. Dân tộc La Ha chia thành hai ngành : La Ha Ủng (La Ha ở nước) và Khla Phlao hay La Ha Phlao (người LA Ha ở cạn).



Chẩn bị cùng gia đình lên rẫy.


Tổ tiên người La Ha đã sớm có mặt ở miền tây bắc nước ta. Vào thế kỷ XI – XII,khi ngành Thái Đen thiên đi đến miền này, tổ tiên người La Ha đã cư trú ở nhiều nơi, với rất nhiều tên gọi được ghi chép trong các sách cổ chữ Thái.

Ngôn ngữ La Ha được xếp vào ngữ hệ Nam – Á. Cùng với ngôn ngữ Pu Péo ở Hà Tuyên, ngôn ngữ La Ha có nhiều yếu tố Môn – Khơme, Tày- Thái và Malayo – Pôlinnêdia

Theo truyền thuyết, tổ tiên người La Ha là một trong những cư dân đã khai phá ruộng nước ở các thung lũng lòng chảo miền Tây Bắc nước ta. Từ khi người Thái tới đây, số đông họ đã hòa vào nhóm Thái.

Hiện nay đại bộ phận đồng bào sinh sống chủ yếu bằng nương rẫy trồng lúa nếp và các loại ngô, khoai, sắn… và bông. Đặc điểm của loại hình kinh tế này là chặt, phát rừng cây, để khô nỏ, đốt cháy thành tro, rồi gieo trồng bằng phương pháp chọc lỗ bỏ hạt, dẫn đến du canh, du cư. Tình trạng này tùy từng vùng, từng nơi có thể chia ra làm ba mức độ :

1) Du canh, du cư, hoàn toàn sinh sống bằng nương rẫy.

2) Bán định canh hay du canh, bán định cư, sinh sống bằng nưỡng rẫy kết hợp làm thêm một ít ruộng nước.

3) Định canh, định cư, sinh sống bằng ruộng nước kết hợp với làm nương rẫy.

Hiện nay tuy loại hình canh tác này còn ít nhưng đang được phát triển ở nhiều nơi và là một trong những hướng để vận động đồng bào La Ha định canh, định cư theo chủ trương của Đảng và Chính phủ. Các hợp tác xã Pi Tay (Mường La), bản Bung (Thuận Châu) là những điểm đã thực hiện định canh, định cư theo hướng này.

Ngoài việc trồng trọt, người La Ha còn chăn nuôi, đan nát, hái lượm, săn đánh cá và đặc biệt nghề dệt vải rất phát triển.

Bản của những người La Ha được dựng ở những nơi thuận tiện làm nương kết hợp với việc làm ruộng chờ mưa. Và được bố trí theo hình thức mật tập từ 10 nóc nhà trở lên.

Đồng bào ở nhà sàn, trước đây được cấu trúc theo hai kiểu :

a) Kiểu ở tạm từ một đến ba năm :

Đây là kiểu nhà của những nhóm sống du canh du cư. Họ thường lấy những cây gỗ có sẵn ngoãm để làm cột và tre, gỗ để dựng nhà ít gia công đục đẽo. hai đầu hồi lượn tròn theo hình bầu dục dài ra hai bên, đồng bào gọi là làm theo hình hàm lợn (khang mậu) hoặc vuông góc theo kiến trúc của người kinh gọi là thup lặt. Kiểu nhà này thường có một hai năm đã xiêu vẹo, phải chống thêm cột khăm để giữ cho khỏi đổ.

b) Kiểu ở lâu năm:

Đây là kiểu nhà của những nhóm cư dân sống bán định cư, bán định canh hoặc định cư, định căn. Ở vùng Thuận Châu, Mường La, đồng bào thường dựng theo kiểu người Thái Đen – nhà sàn to có mái hai đầu hồi chòm khung hình mai rùa.

Về bố cục trong nhà, người La Ha ở Than Uyên giữ được nhiều nét đặc sắc dân tộc. Trong nhà thường chia làm hai phần. Một phần dần hẳn để tiếp khách, thường chiếm đến một nửa hoặc hai phần ba diện tích trong nhà. Nơi thờ cúng tổ tiên theo họ có hình thức khác nhau. Nhà họ Lò có cái liếp đan bằng tre rộng 30 – 40 phân, cao 1,60m đặt ở vách ngăn giữa phần chủ và khách, cột để buộc hũ rượu cần bên cạnh. Nhà họ Quàng không có tấm liếp đan bằng tre mà chỉ có cột buộc hũ rượu cần để cúng.

Đồng bào ăn cơm nếp, tháng thiếu gạo nếp mới dùng cơm tẻ hoặc độn ngô, sắn.




Gọt sắn phơi khô làm lương thực dự trữ.


Đồng bào la ha cũng có tục nhuộm răng đen và ăn trầu. Ở một vài nơi họ còn có tục ăn đất thó sấy. Đây là tập quán giống người Kinh ở vùng Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phú và nhiều nơi khác.



Trang phục của người La Ha giống như người Thái.

Dưới chế độ đế quốc và bọn phìa tạo tay sai, người La Ha là một trong những dân tộc bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ bị bắt làm pụa – một hình thức cưỡng bức lao dịch của phìa tạo đặt ra. Phìa tạo còn quy định, nếu dân pụa không thể đảm đương được nổi số công lao dịch đã định, phải nộp bằng hiện vật ngang giá gọi là nguột. Nguột thường được quy thành thóc, nên cũng có tên khẩu nguột(thóc giá).

Cũng có nơi phìa tạo không bắt đồng bào làm bụa mà bắt làm cuông. Lối bóc lột này không cho phép họ nộp nguột để thay thế công lao dịch không hạn định cho nhà chủ.

Nằm trong bộ máy thống trị của chế độ phìa tạo ở mỗi bản, người La Ha thường có một người đứng đầu gọi là khun cai. Giúp việc khun cai có khun tang và khun téng. Khun tang là người thay mặt khun cai chịu trách nhiệm trực tiếp đôn đốc việc làm cuông và bụa cho phìa tạo. Khun téng chịu trách nhiệm việc trị an ở trong bản. Ba chức này có nơi do chính quyền phìa tạo chỉ định cũng có nơi do dân cử, nhưng phải được chính quyền phìa tạo chấp thuận. Riêng chức Khun cai, khi nhận chức phải nộp cho phìa tạo từ 30 – 100 đồng bạc để mua chức (ngấn mun chức). Nộp đủ số tiền đó, khun cai được hưởng tiền phạt nhỏ và phần thịt thú dân săn được trong phạm vi bản mình phụ trách. Cũng theo luật Thái, Khun cai, Khun téng được chia ruộng công gọi là ná bớt (ruộng dành cho chức).


Tiểu gia đình phụ quyền đã hoàn toàn chiếm ưu thế trong xã hội người La Ha.

Trong gia đình người vợ hoàn toàn phụ thuộc chồng. Sau khi làm đầy đủ nghi thức của hôn lễ, người đàn bà phải đổi theo họ chồng. Nếu chồng chết, người đàn bà góa không được phép trở lại với bố mẹ hoặc họ hàng của mình mà phải ở với con trai lớn hoặc họ hàng nhà chồng. Đàn bà góa được tự do đi bước nữa. Lúc đó chồng kế chỉ cần làm lễ thu cơi poong (bảo cưới) ở nhà chồng đã chết hoặc ở họ hàng chồng cũ là đủ. Theo quan niệm mê tín, người La Ha cho rằng đời người chỉ có một chồng hay một vợ chính thức. Sau khi chết vợ chồng sẽ sang “thế giới bên kia” để tiếp tục đoàn tụ. Vì vậy trước khi bố chết chưa làm đủ nghi thức hôn lễ với bữa thu ma phu (cơm rượu lớn), con trai phải làm tiếp để ma bố mẹ được “sum họp”.

Tài sản trong nhà của chồng, vợ không có quyền tự ý sử dụng. Khi chồng chết các tài sản đó thuộc về con trai. Nếu không có con trai thừa kế, thì những anh em nhà chồng được hoàn toàn xử lý.

Bất kể trường hợp nào, khi còn ở rể cũng như sau khi cưới, con trai , con gái đều theo họ cha. Khi cha chết, bọn trẻ được họ hàng của cha nuôi nấng.

Cha và các thành viên trong họ nội có quyền gả bán con gái. Khi trưởng thành nam nữ tự do tìm hiểu, nhưng muốn thành vợ thành chồng thì phải tuân theo ý cha. Người con trai muốn có vợ chính thức phải ở rể từ 4 đến 8 năm. Đấy là thời gian người con trai lấy công mình trả công của bố mẹ nuôi nấng vợ của mình. Ngoài ra người con trai còn phải nộp ba lạng rưỡi bạc trắng gọi là tiền nang kha pọm (giá đầu vợ). Như vậy tục ở rể là tàn dư hôn nhân cư trú bên nhà vợ của thời kỳ mẫu hệ, đã mang nội dung hôn nhân mua bán của xã hội có giai cấp.




Nguồn nước sạch.

Ở người La Ha, anh em kết nghĩa được coi như anh em ruột.

Hiện nay hình thức tiểu gia đình phụ quyền vẫn được bảo lưu. Việc hôn nhân đã được cải tiến theo hướng tiến bộ. Đồng bào đang bỏ hẳn tục lệ hôn nhân mua bán, tục ở rể và từng bước xây dựng quan hệ hôn nhân gia đình theo luật của nhà nước.

Xưa người La Ha cho rằng mỗi người có tám linh hồn. Hồn chủ ở trên đỉnh đầu, các hồn khác ở mồm, mũi, cằm và tứ chi.Khi linh hồn không còn trong thể xác nữa, người chết. Lúc đó hồn người biến thành ma (kda). Nếu chất bình thường, tùy từng trường hợp mà biến thành ma khác nhau. Trẻ em chết biến thành ma ranh (kda cớt), kẻ chết vì tình ái biến thành kda plai, chết do bị đâm chém biến thành kda klong.

Trên mặt đất, người La Ha xưa cho rằng còn có một thế giới của các loài ma. Ở rừng có ma rừng (kda pá), sông suối có ma nước (kda ủng) v.v …

Ngày nay nhờ sự giáo dục của Đảng, nhờ công tác y tế đã phát triển mạnh mẽ nên tệ mê tín ma quỷ đã từng bước bị xóa bỏ.


Người La Ha có tục thờ ma nhà hay còn gọi là tục thờ cha. Khi cha chết con cả phá liếp thờ ma nhà rồi lại dựng lại liếp mới với mục đích đuổi ma ông (bố của cha) ra ở nương rồi sau đó lại đón ma cha về thờ. Mẹ chết trước cha con trai cả đập vào vách trên đầu để báo hiệu cho tổ tiên biết đón sang “thế giới bên kia”. Khi cúng ma nương, người La Ha có tục kiêng nói tiếng Thái vì xưa kia tổ tiên chưa sử dụng ngôn ngữ này. Trái lại khi cúng cha ở trong nhà, kiêng kỵ này không còn tác dụng.

Hàng năm, vào dịp hoa mai nở rộ, người La Ha tiến hành lễ “mừng xuân” (le đắm phịng man) để đền ơn cha nuôi nấng.

Sáng hôm đó, chủ nhà mời bà con trong bản đến mừng lễ. Họ đồ một chõ xôi trắng và một chõ xôi cẩm; đồ các con vật săn bắt đã sấy, khoai sọ, bầu bí, và một vài loại rau trồng trên nương. Sau đó, bà chủ gói mỗi thứ bằng lá chuối tươi đặt lên mâm cúng ra bếp. Đồng bào gọi đây là lễ tạ ơn cha mẹ.

Đến gần trưa, chủ nhà bắt một con lợn to đến đặt trước nơi thờ cha mẹ. Người La Ha Ủng dùng lợn lái, người khla phlao dùng lợn bột. Sau đó họ đem lợn ra mổ và luộc chín ngay ở cạnh gian thờ trong khi bà chủ nhà tiếp tục đồ một gói xôi nếp cẩm. Khi xôi sắp chín, bà chue dem hạt thóc, hạt bông quải khắp nhà, biểu thị việc gieo giống ở nương. Xôi cẩm chín được đổ ra mâm để mọi người xô lại tranh nhau lấy ăn, tỏ ý chúc cho vụ sản xuất năm mới của củ nhà được kết quả.

Ông chủ đặt thủ và thịt lợn lên mâm, bưng đến đặt ở chỗ thờ cha mẹ, rồi mời ông mo vào cúng. Khi đó ở bên họ nhà vợ cũng mổ một con lợn luộc chín rồi chặt lấy miếng khoanh cổ mang sang biếu cho nhà chủ. Nhà chủ đáp lễ cho nhà vợ bằng một gói cơi mook.

Người chết, đồng bào La Ha đem chôn, không theo tục hỏa tang như người Thái Đen. Để chuẩn bị cho người chết tiếp tục “sống” ở bên kia thế giới, họ đã chôn thóc và tiền theo thi hài. Tiền, thóc được rải lót ở phần đầu, hai cánh tay và hai gót chân – nơi hồn vẫn ở khi còn sống. Liệm xong thi hài được đặt lên chõng và khiêng ra chỗ chôn mới bỏ vào quan tài để hạ huyệt. Quan tài được đục bằng một than gỗ to, Hạ huyệt xong người ta đưa đám vốc mỗi người một lắm đất bỏ xuống mặt quan tài để lấp. Mồ người chết được đắp cao ngang đầu gối, hình vuông và xung quanh có đào rãnh để thoát nước. Ở phía đầu và phía chân có đường ra vào qua rãnh. Phía trên có nhà mồ hai mái chống bởi hai cột giữ nóc, hai bên do xà ngang giang ra để đỡ hai cánh. Cạnh mồ đặt giỏ xôi, mâm cơm, điếu cày, hòm đựng quần áo, chăn và đệm… Bốn góc cắm bốn lá cờ làm bằng những vuông vải trắng, vàng. Xung quanh có rào và chỉ mở một lối ra vào ở phía chân người chết.

Khi trở về, người đưa đám phải khua cối giã gạo để đuổi ma, rồi lới được bước lên thang váo nhà. Người La Ha đưa hồn người chết theo dọc sông Đà về Hát Lảng ở phía nam thị xã Lai Châu. Sau đó người Ha La ủng đưa hồn người chết xuôi theo sông Đà, còn người La Ha phlao đưa hồn người chết lên rừng núi.

Do cộng cư lâu đời, người La Ha đã sử dụng tiếng Thái rất thành thạo. Nội dung thơ ca dân gian La Ha hầu như thể hiện bằng tiếng Thái, thường nói lên nỗi thống khổ của người làm cuông và pụa. Có nhiều bài đã biểu lộ sự căm phẫn chế độ áp bức bóc lột rất mạnh mẽ.

Nhìn lại cuộc sống của người La Ha xưa thật khổ cực biết chừng nào. Họ bị chế độ phìa tao tay sai thực dân Pháp áp bức bóc lột. Trình độ sản xuất của họ kém phát triển, năng suất lao động thấp, sinh hoạt không ổn định.

Song chính từ cảnh khổ đó đồng bào đã hăng hái tham gia cách mạng. Nhiều vùng La Ha đã trở thành cơ sở kháng chiến chống Pháp (1946 – 1952. Ở đó có những quần chúng La Ha bần bỉ nuôi giấu cán bốuoots mấy ăm ròng. Đã có quần chúng bị địch bắt tra tấn rất dã man, nhưng vẫn một mực không khai báo, giữ vững được cơ sở. Nhờ có thành tích đó, nhiều người đã được cấp trên tặng giấy khen, bằng khen và được Chính Phủ tặng huân chương Kháng chiến.

Miền Tây Bắc được giải phóng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính Phủ, cuộc sống mới tự do, bình đẳng đã thay đổi cuộc sống tăm tối khi xưa. Trong ca dao mới của đồng bào đã thể hiện biết bao nỗi xúc động trước sự biến chuyển lớn lao đó.

Quyền bình đẳng dân tộc đã được thực hiện. Đồng bào đã có đại diện của mình trong các cấp xã và huyện, có nhiều y sĩ, y tá, giáo viên cấp 1 và cán bọ thoát ly gia đình đi công tác ở tỉnh. Các Bản đã có tổ Đảng làm nhân lõi lãnh đạo và dẫn dắt bà con làm ăn.

Vấn đề định căn, định cư hiện nay đang được thực hiện ở vùng đồng bào La Ha. Từ bản Púng Cuông du canh, bán định cư chuyển sang bản Nà Tạy định canh,định cư trên cơ sở ruộng nước vững chắc, là một bước chuyển biến rõ rệt của đồng bào. Và giờ đây bản Nà Tạy đã hợp nhất với bản Pi(Thái) thành hợp tác xã Pi Tạy vững vàng, được huyện và tỉnh biểu dương. Ở vùng dọc sông Đà hay ở xã noong Lay huyện Thuận Châu, đồng bào đang chuyển vùng đất nương thành vùng chuyên canh và làm lâm nghiệp.

Hợp tác xã hợp nhất giữa các bản La Ha và Thái là hình thức phổ biến hiện nay. Chính trong các đưn vị mới này, sản xuất đang phát triển. đời sống của đồng bào đang được nâng dần lên.

Nhận xét