Phải mất rất nhiều thời gian viện nghiên cứu kiến trúc mới có được những đánh giá cụ thể về giá trị tinh hoa kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống bởi vậy để có được hình dung đầy đủ chúng ta cùng đến với các chuyên gia của viện tìm hiểu về ngôi nhà dân gian Bắc Ninh. Các bạn cũng thấy chưa bao giờ ngôi nhà được thể hiện với nhiều kiểu dáng như hiện nay đó là kết quả của sự giao thoa văn hoá Đông tây ở nước ta trong nhiều năm qua và cũng nhờ học hỏi kiến trúc của nước ngoài mà kiến trúc nước ta ngày càng phong phú, song cho dù chúng ta chọn lựa hình thức kiến trúc nào thì cũng vẫn phải phù hợp với kiến trúc của người Việt Nam, trong đó tính dân tộc là một yếu tố không thể thiếu trong kiến trúc.
Vậy làm thế nào để đưa tính dân tộc vào trong ngôi nhà hiện đại trước khi đi tìm câu trả lời chúng ta hãy cùng trở về với kiến trúc dân tộc đó là nhà ở dân gian, chắc hẳn nét kiến trúc truyền thống dân tộc sẽ làm cho bạn có cái nhìn sâu hơn về kiến trúc và cũng có thể gợi mở nhiều ý tưởng kiến trúc cho ngôi nhà của bạn hôm nay.
Cũng giống như nhiều vùng miền khác của đất nước Bắc Ninh đã biết tạo ra sắc thái riêng cho kiến trúc nhà ở của mình bằng cách tận dụng khí hậu và thiên nhiên, vốn là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng Châu Thổ, vùng đất này tương đối ẩm, có địa hình tương đối bằng phẳng với lượng mưa vừa phải, độ ẩm không khí khá cao và điều hoà, yếu tố này được xem như lợi thế cho người dân nơi đây xây cất nhà cửa và lập làng. Kiến trúc nhà và cấu trúc làng có sự giàng buộc khá chặt chẽ với nhau, muốn xác định kiến trúc của một ngôi nhà dân gian thường phải xác định được kiến trúc và địa thế của làng. Đến Bắc Ninh lúc nào bạn cũng có thể được nhìn thấy những nhôi nhà được sắp xếp theo q uan niệm xưa, vị trí khuôn viên mỗi nhà phải được lập trên miếng đất thuận tiện cho việc làm ăn phát triển kinh tế và tạo môi trường cho văn hoá làng được phát triển phong phú đó phải là miếng đất bồi có các đầu mối giao thông như gần chợ, gần sông, gần đường cái và đồng ruộng.
Phía bên trong khuôn viên mỗi ngôi nhà thường được xây dựng trên cơ sở tôn trọng tập tục và theo thuyết phong thuỷ của Trung Quốc. Tức là người ta thường xây nhà sao cho tránh được ?góc ao, đao đình? hay tránh cho nhà chính nhìn vào đầu hồi nhà khác, hoặc bị đường cái đâm thẳng vào nhà. Chẳng thế mà đường làng được định hình khá đa dạng, có lúc theo lối, có lúc lại ngoằn ngèo uốn lượn xong chính cấu trúc này lại tạo cho làng và kiến trúc nhà ở dân gian Bắc Ninh một sắc thái mà chỉ ở Bắc Ninh mới có được. Còn khá nhiều quy tắc nhà ở dân gian vùng đất này chẳng hạn như, để vào được nhà bạn không được đi thẳng mà sẽ phải đi qua cái cổng nằm lệch về một phía với hướng nhà chính, để cho nhà chính không nhìn trực diện ra đường làng và tránh những điều không may mắn đến với chủ nhà.
Không phải ngẫu nhiên nhà ở dân gian đều chọn hướng Nam, với cách chọn hướng nhà như vậy chủ nhân không bao giờ lo ánh sáng chiếu trực tiếp vào nhà, đồng thời tránh được gió mùa đông rét buốt. Nhưng cho dù là nhà hướng Nam, cổng nằm lệch hay bất kỳ một quy tắc nào cũng phải đảm bảo sự thống nhất với cấu trúc làng, ở đây sự ảnh hưởng của cấu trúc làng đối với kiến rúc nhà ở dân gian còn xuất phát từ đặc thù về lao động sản xuất và sinh hoạt. Sau mỗi mùa vụ người ta thường họp nhóm theo mỗi làng nghề, nhờ đó tình nghĩa làng xóm truyền thống dân tộc ở đây được tăng lên rõ rệt. Chính tính cộng đồng đã giúp người dân nơi đây tìm thấy vị thế thuận tiện cho làng và kiến trúc phù hợp vớ i từng ngôi nhà, cấu trúc đó vẫn được duy trì ít nhiều ở khu vực nông thôn.
Kết cấu bộ khung ngôi nhà có nguồn gốc từ kiến trúc nhà sàn thời văn hoá Đông Sơn, cột nhà với hình dáng kiểu ?đầu cán cân, chân quân cờ? là bộ phận chịu lực khá quan trọng của bộ khung. Nó được làm từ gỗ lim hoặc xoan là loại gỗ mà mối mọt không ưa và có thể chống được ẩm. Các cột quân cách cột cái một gian cả về bốn phía, khu vực trung tâm nhà thường có bốn cột cái tạo thành không gian hình vuông mỗi chiều một gian làm thành bộ phận chính của ngôi nhà. Chi tiết hoa văn được trạm trổ công phu không đơn giản chỉ để trang trí cho bộ khung nhà, nó là hình thức kết cấu vỉ nóc mái liên kết giữa cột cái, cột quân và cột nghiêng trong một bộ vỉ kèo, chi tiết này giúp chúng ta nhận biết được những đặc tr ưng kiến trúc nhà ở dân gian Bắc Ninh khá rõ nét. Với không gian được phân theo hàng cột, nhà chính có ba gian trung tâm được phân chia theo mục đích cụ thể nhưng thực chất chúng lại hoàn toàn thông nhau, không gian được xem là vị trí trung tâm của nhà chính thường được chọn làm nơi thờ cúng ông bà, tổ tiên. Đây là không gian quan trọng của ngôi nhà bởi vậy bao giờ cũng được chủ nhân chọn là nơi để đặt bàn thờ. Kế bên gian chính giữa là phần không gian để tiếp đón khách, ngoài ra chủ nhà còn sử dụng gian này làm gian sinh hoạt, giáo dục con cái. Kề bên gian nhà chính bao giờ cũng có những gian nhà phụ vị trí của gian này tuỳ thuộc vào bố cục của từng nhà.
Phần chi tiết phía ngoài nhà thường hỗ trợ đắc lực cho bộ khung để tạo nên tổng thể kiến trúc ngôi nhà, chẳng hạn cửa thường được dựng với các bậc cửa khá cao, tác dụng của bậc cửa một phần là để chắn bụi, hoặc là có ngụ ý mỗi khi khách vào nhà phải cúi nhìn bước qua nhà giống như cúi chào chủ nhà. Phần không gian nối giữa không gian trong và không gian ngoài chính là hiên nhà, hiên vừa là nơi hóng mát của gia đình vào những ngày hè oi bức, hiên vừa giúp những lúc mưa bão nước mưa không hắt vào nhà. Mái nhà dân gian thường có độ dốc 30 độ, độ dốc này giúp cho nước mưa dễ chảy xuống, nếu không dùng cỏ tranh hay rơm rạ thì người dân nơi đây thường dùng ngói vẩy cá hoặc ngói âm dương vừa có tác dụ ng chống nóng, vừa có tác dụng trang trí.Trụ tường bề ngoài cũng vừa để trang trí vừa tạo thế vững trãi cho ngôi nhà, còn đầu hồi nóc mái dùng để cản gió tránh xô lệch mái. ở hai đầu hồi mái nhà dân gian bao giờ cũng có hai cửa thông gió hình tam giác để tạo sự thông thoáng cho không gian của mái.
Chọn được bố cục nhà rồi thì mới có thể xác định được vị thế của sân, ao, vườn. ở mỗi ngôi nhà dân gian phần không gian phía trước nhà thường rất rộng đó là sân, với người nông dân sân là phần không thể thiếu trong những ngày mùa vụ. Trong các ngôi nhà dân gian sân còn được dùng để phơi phóng và là nơi sinh hoạt của gia đình trong những ngày hiếu hỉ. Bên cạnh đó sân còn có vai trò nhấn mạnh thêm mặt đứng của nhà chính trong tổng thể không gian. Đối với ngôi nhà dân gian thì người, đất và nước là ba yếu tố cơ bản và cần thiết để tạo nên sự cân bằng sinh thái ở một vùng nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt Nam.
Ngôi nhà dân gian ở Bắc Ninh đã cất lên tiếng nói những giá trị tinh hoa của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống Bắc Bộ, những giá trị không chỉ để lại bài học thiết thực cho kiến trúc hiện đại mà những giá trị đó là kết tinh của nền văn hiến dân tộc Việt Nam.
Vậy làm thế nào để đưa tính dân tộc vào trong ngôi nhà hiện đại trước khi đi tìm câu trả lời chúng ta hãy cùng trở về với kiến trúc dân tộc đó là nhà ở dân gian, chắc hẳn nét kiến trúc truyền thống dân tộc sẽ làm cho bạn có cái nhìn sâu hơn về kiến trúc và cũng có thể gợi mở nhiều ý tưởng kiến trúc cho ngôi nhà của bạn hôm nay.
Cũng giống như nhiều vùng miền khác của đất nước Bắc Ninh đã biết tạo ra sắc thái riêng cho kiến trúc nhà ở của mình bằng cách tận dụng khí hậu và thiên nhiên, vốn là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng Châu Thổ, vùng đất này tương đối ẩm, có địa hình tương đối bằng phẳng với lượng mưa vừa phải, độ ẩm không khí khá cao và điều hoà, yếu tố này được xem như lợi thế cho người dân nơi đây xây cất nhà cửa và lập làng. Kiến trúc nhà và cấu trúc làng có sự giàng buộc khá chặt chẽ với nhau, muốn xác định kiến trúc của một ngôi nhà dân gian thường phải xác định được kiến trúc và địa thế của làng. Đến Bắc Ninh lúc nào bạn cũng có thể được nhìn thấy những nhôi nhà được sắp xếp theo q uan niệm xưa, vị trí khuôn viên mỗi nhà phải được lập trên miếng đất thuận tiện cho việc làm ăn phát triển kinh tế và tạo môi trường cho văn hoá làng được phát triển phong phú đó phải là miếng đất bồi có các đầu mối giao thông như gần chợ, gần sông, gần đường cái và đồng ruộng.
Phía bên trong khuôn viên mỗi ngôi nhà thường được xây dựng trên cơ sở tôn trọng tập tục và theo thuyết phong thuỷ của Trung Quốc. Tức là người ta thường xây nhà sao cho tránh được ?góc ao, đao đình? hay tránh cho nhà chính nhìn vào đầu hồi nhà khác, hoặc bị đường cái đâm thẳng vào nhà. Chẳng thế mà đường làng được định hình khá đa dạng, có lúc theo lối, có lúc lại ngoằn ngèo uốn lượn xong chính cấu trúc này lại tạo cho làng và kiến trúc nhà ở dân gian Bắc Ninh một sắc thái mà chỉ ở Bắc Ninh mới có được. Còn khá nhiều quy tắc nhà ở dân gian vùng đất này chẳng hạn như, để vào được nhà bạn không được đi thẳng mà sẽ phải đi qua cái cổng nằm lệch về một phía với hướng nhà chính, để cho nhà chính không nhìn trực diện ra đường làng và tránh những điều không may mắn đến với chủ nhà.
Không phải ngẫu nhiên nhà ở dân gian đều chọn hướng Nam, với cách chọn hướng nhà như vậy chủ nhân không bao giờ lo ánh sáng chiếu trực tiếp vào nhà, đồng thời tránh được gió mùa đông rét buốt. Nhưng cho dù là nhà hướng Nam, cổng nằm lệch hay bất kỳ một quy tắc nào cũng phải đảm bảo sự thống nhất với cấu trúc làng, ở đây sự ảnh hưởng của cấu trúc làng đối với kiến rúc nhà ở dân gian còn xuất phát từ đặc thù về lao động sản xuất và sinh hoạt. Sau mỗi mùa vụ người ta thường họp nhóm theo mỗi làng nghề, nhờ đó tình nghĩa làng xóm truyền thống dân tộc ở đây được tăng lên rõ rệt. Chính tính cộng đồng đã giúp người dân nơi đây tìm thấy vị thế thuận tiện cho làng và kiến trúc phù hợp vớ i từng ngôi nhà, cấu trúc đó vẫn được duy trì ít nhiều ở khu vực nông thôn.
Kết cấu bộ khung ngôi nhà có nguồn gốc từ kiến trúc nhà sàn thời văn hoá Đông Sơn, cột nhà với hình dáng kiểu ?đầu cán cân, chân quân cờ? là bộ phận chịu lực khá quan trọng của bộ khung. Nó được làm từ gỗ lim hoặc xoan là loại gỗ mà mối mọt không ưa và có thể chống được ẩm. Các cột quân cách cột cái một gian cả về bốn phía, khu vực trung tâm nhà thường có bốn cột cái tạo thành không gian hình vuông mỗi chiều một gian làm thành bộ phận chính của ngôi nhà. Chi tiết hoa văn được trạm trổ công phu không đơn giản chỉ để trang trí cho bộ khung nhà, nó là hình thức kết cấu vỉ nóc mái liên kết giữa cột cái, cột quân và cột nghiêng trong một bộ vỉ kèo, chi tiết này giúp chúng ta nhận biết được những đặc tr ưng kiến trúc nhà ở dân gian Bắc Ninh khá rõ nét. Với không gian được phân theo hàng cột, nhà chính có ba gian trung tâm được phân chia theo mục đích cụ thể nhưng thực chất chúng lại hoàn toàn thông nhau, không gian được xem là vị trí trung tâm của nhà chính thường được chọn làm nơi thờ cúng ông bà, tổ tiên. Đây là không gian quan trọng của ngôi nhà bởi vậy bao giờ cũng được chủ nhân chọn là nơi để đặt bàn thờ. Kế bên gian chính giữa là phần không gian để tiếp đón khách, ngoài ra chủ nhà còn sử dụng gian này làm gian sinh hoạt, giáo dục con cái. Kề bên gian nhà chính bao giờ cũng có những gian nhà phụ vị trí của gian này tuỳ thuộc vào bố cục của từng nhà.
Phần chi tiết phía ngoài nhà thường hỗ trợ đắc lực cho bộ khung để tạo nên tổng thể kiến trúc ngôi nhà, chẳng hạn cửa thường được dựng với các bậc cửa khá cao, tác dụng của bậc cửa một phần là để chắn bụi, hoặc là có ngụ ý mỗi khi khách vào nhà phải cúi nhìn bước qua nhà giống như cúi chào chủ nhà. Phần không gian nối giữa không gian trong và không gian ngoài chính là hiên nhà, hiên vừa là nơi hóng mát của gia đình vào những ngày hè oi bức, hiên vừa giúp những lúc mưa bão nước mưa không hắt vào nhà. Mái nhà dân gian thường có độ dốc 30 độ, độ dốc này giúp cho nước mưa dễ chảy xuống, nếu không dùng cỏ tranh hay rơm rạ thì người dân nơi đây thường dùng ngói vẩy cá hoặc ngói âm dương vừa có tác dụ ng chống nóng, vừa có tác dụng trang trí.Trụ tường bề ngoài cũng vừa để trang trí vừa tạo thế vững trãi cho ngôi nhà, còn đầu hồi nóc mái dùng để cản gió tránh xô lệch mái. ở hai đầu hồi mái nhà dân gian bao giờ cũng có hai cửa thông gió hình tam giác để tạo sự thông thoáng cho không gian của mái.
Chọn được bố cục nhà rồi thì mới có thể xác định được vị thế của sân, ao, vườn. ở mỗi ngôi nhà dân gian phần không gian phía trước nhà thường rất rộng đó là sân, với người nông dân sân là phần không thể thiếu trong những ngày mùa vụ. Trong các ngôi nhà dân gian sân còn được dùng để phơi phóng và là nơi sinh hoạt của gia đình trong những ngày hiếu hỉ. Bên cạnh đó sân còn có vai trò nhấn mạnh thêm mặt đứng của nhà chính trong tổng thể không gian. Đối với ngôi nhà dân gian thì người, đất và nước là ba yếu tố cơ bản và cần thiết để tạo nên sự cân bằng sinh thái ở một vùng nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt Nam.
Ngôi nhà dân gian ở Bắc Ninh đã cất lên tiếng nói những giá trị tinh hoa của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống Bắc Bộ, những giá trị không chỉ để lại bài học thiết thực cho kiến trúc hiện đại mà những giá trị đó là kết tinh của nền văn hiến dân tộc Việt Nam.
Nhận xét
Đăng nhận xét