Nếu bạn ghé thăm thành phố Hồ Chí Minh, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua Bưu điện Sài Gòn bởi kiến trúc đẹp và sang trọng của nó. Cho đến ngày nay, bưu điện Sài Gòn vẫn còn được bảo quản tốt và giữ đúng chức năng bưu điện – một trong những nỗ lực đáng khen ngợi của chính quyền thành phố. Người thiết kế Bưu điện Sài Gòn là một người rất nổi tiếng – kiến trúc sư Gustave Eiffel, người đã tổ chức thiết kế tháp Eiffel, tượng nữ thần Tự do, cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Trường Tiền (Huế).
Ngay sau khi đánh thành Gia Định, chiếm được vùng đất Sài Gòn, Pháp đã thiết lập hệ thống thông tin liên lạc. Ngày 11.11.1860, “Sở dây thép” Sài Gòn (tức Bưu điện Sài Gòn) được thành lập. Ông Phạm Văn Trung là người Việt Nam đầu tiên làm giám đốc Bưu điện An Nam tại Sài Gòn. Ngày 13.1.1863, Sở dây thép Sài Gòn được chính thức khánh thành và phát hành “con cò” (người Sài Gòn xưa hay gọi con tem là con cò) đẩu tiên. Năm 1864, dân chúng Sài Gòn bắt đầu gởi thơ qua nhà “dây thép” (hệ thống bưu điện).
Năm 1886, Bưu điện Sài Gòn được xây cất lại với qui mô hiện đại thay thế cho trụ sở và khu nhà ở cũ, tòa nhà bưu điện thành phố được xây dựng lại theo đề án của kiến trúc sư người Pháp là Vilơdic.. Đến năm 1891, trụ sở mới của Bưu điện Sài Gòn được chính thức khánh thành. Trước đó, đường dây thép Sài Gòn – Qui Nhơn – Đà Nẵng – Huế – Vinh – Hà Nội dài 2000 km đã được chính thức hoàn thành (vào ngày 22.3.1888). Năm 1889 mở thêm đường liên lạc điện báo Sài Gòn – Băng Cốc để phục vụ cho giới kinh doanh thương mại. Từ ngày 1.7.1894 Sài Gòn bắt đầu sử dụng hệ thống điện thoại.
Ngày nay hệ thống bưu chính viễn thông trở nên quen thuộc với mọi người dân nhưng từ nửa đầu thế kỷ 20 trở về trước hệ thống bưu điện vẫn còn xa lạ đối với nhiều người dân Sài Gòn.Kiến trúc bên trong toà nhà Bưu điện
Toà nhà Bưu điện Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của thành phố, có nhiều đặc trưng của phong cách kiến trúc châu Âu và châu Á quyện vào nhau. Tòa nhà tọa lạc bên hông Vương cung Thánh đường (Nhà thờ Ðức Bà) ở quảng trường Công Xã Paris. Nhà Bưu điện được xây dựng xong, trở thành một loại hình dịch vụ lạ và gây ấn tượng rất mạnh với dân chúng.
Vẻ đẹp độc đáo của toà nhà bưu điện thành phố càng được tôn lên vì trước mặt nó có một công trình lộng lẫy là Nhà thờ Đức Bà với tháp chuông cao vút. Từ đó đến nay, tòa nhà này luôn là trung tâm bưu điện của thành phố.
Tòa nhà nổi bật với sự bố cục cân đối của các hạng mục công trình mang tính thẩm mỹ cao. Các chi tiết cân đối, chia đều ra hai bên, đối xứng nhau qua một “trục” trung tâm. Mặt tiền có kết cấu hình khối, với vòm cung phía trên các cửa. Hệ thống cột, trụ chính, phụ, mái hiên đều có kết cấu hình khối vuông. Trên mỗi đầu trụ, cột được chạm khắc hoa văn, phù điều công phu, tỉ mỉ. Ở mặt tiền tòa nhà có hệ thống đường viền, đường chỉ là những chuỗi hoa văn chạy ngang, tạo nên vẻ đẹp, sự cân đối và làm cho tòa nhà có vẻ như không cao lắm.
Kiến trúc mái vòm rất độc đáo
Bên trong tòa nhà là hệ thống vòm cung sát cửa chính và vòm cung dài bên trong. Vòm cung lớn được chống đỡ bởi bốn trụ sắt nằm bốn góc, mỗi cột chống đỡ bốn kèo sắt tỏa ra bốn phía. Vòm cung dài được chịu lực bởi hai hàng trụ sắt hai bên. Các điểm tiếp nối giữa trụ và kèo sắt được thiết kế công phu, chạm khắc thành những chi tiết có hoa văn đẹp. Với hệ thống vòm cung này, tòa nhà trở nên cao, rộng rãi và thoáng mát, thích hợp với một nơi thường có nhiều người ra vào.
Với thiết kế độc đáo từ trong đến ngoài như vậy, tòa nhà Bưu điện Sài Gòn có thể xem là một công trình xây dựng có phong cách độc đáo về kiến trúc, màu sắc của Sài Gòn lúc bấy giờ. Trên vòm mái trong tiền sảnh của toà nhà có hai bản đồ lịch sử: “Saigon et ses environs 1892” và “Lignes télegraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge 1936”.
Ngày nay, xung quanh tòa nhà chính còn có thêm một số công trình kiến trúc làm kho tàng, lắp đặt những máy móc, thiết bị bưu điện truyền tin hiện đại…
Stop saying nonsense. The PTT building was actually designed by Alfred Foulhoux and not by Gustave Eiffel.
Trả lờiXóaHere's the link to the correct info:
www.historicvietnam.com/foulhouxs-saigon/