Lăng Ông Bà Chiểu, tên gọi đúng là Thượng Công miếu, là khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832). Khu lăng tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Vị trí, tên gọi
Lăng Ông Bà Chiểu rộng 18.500m2, nằm giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức, Vũ Tùng trên một gò đất cao
Và do lệ kiên cử tên, không biết từ lúc nào, người dân đã ghép hai từ “lăng Ông” với hai từ “Bà Chiểu” để chỉ khu lăng của Tả Quân.Lăng Ông Bà Chiểu rộng 18.500m2, nằm giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức, Vũ Tùng trên một gò đất cao
Theo nhà văn Sơn Nam, tên Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Ðức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên, Bà Chiểu là nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên. Ở Thủ Ðức cũng có vùng đất tên là Linh Chiểu.
Năm 1835 sau sự biến thành Phiên An, Lê Văn Duyệt bị lên án và buộc tội đã gián tiếp gây nên biến loạn, vua Minh Mạng đã ra chỉ dụ san bằng mộ, xiềng xích sắt, trên dựng bia đá có khắc tám chữ Quyền yểm Lê Văn duyệt phục pháp xử (chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội).
Đến năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị lên ngôi cho phá bỏ xiềng xích và đắp lại mộ.
Năm đầu đời Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công thần, trong đó có Lê Văn Duyệt. Vua Tự Đức xem sớ cảm động mới truy phong lại cho cả ba ông và ban phẩm hàm cho con cháu họ. Lại cho đắp phần mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định cao rộng thêm và cho sửa sang miếu thờ.
Trong khu vực lăng còn có mộ vợ ông là bà Đỗ Thị Phận và hai cô hầu. Ngày 6 tháng 12 năm 1989, toàn bộ khu lăng được Bộ Văn hóa công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.
Và từ khi Hội Thượng Công Quý Tế được thành lập vào năm 1914 việc cúng tế được tổ chức đều đặn hàng năm và việc trùng tu cũng được tiến hành nhiều lần…
Kiến trúc
Chung quanh khu lăng có bức tường bao bọc dài 500m, cao 1,2m được trổ bốn cổng ra vào theo bốn hướng, được xây dựng vào năm 1948. Năm sau, cổng Tam quan cũng được xây. Cổng có hàng đại tự nổi bằng chữ Hán Thượng Công Miếu, được đặt ở hướng Nam, mở ra đường Vũ Tùng. Trước năm 1975, cổng này đã từng được chọn là biểu tượng của vùng Sài Gòn – Gia Định xưa.
Khu lăng được xây dựng trên một trục đường chính, từ cổng Tam Quan vào gồm: Nhà bia-lăng mộ-miếu thờ.
Nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Văn bia chữ hán tiêu đề Lê công miếu bi do Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ 1894. Nội dung bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân.
Toàn thể khu mộ đều được xây bằng hợp chất. Phần mộ gồm hai ngôi mộ: Tả quân và vợ ông, bà Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ lớn hình chữ nhật. Trước mộ có một sân nhỏ để làm lễ. Từ nơi nhà bia nhìn vào, mộ Lê Văn Duyệt phía bên phải. Bao quanh mộ là một bức tường bằng đá ong dày hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhang đèn.
Cách khu lăng mộ một khoảng sân rộng đến khu vực “Thượng công linh miếu”, nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong việc thờ cúng Lê Văn Duyệt. Bố cục của miếu bao gồm tiền điện, trung điện và chính điện. Mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một sân thiên tỉnh (giếng trời). Đối xứng hai bên trục nhà chính là hai dãy Đông lang và Tây lang…
Công trình mang dấu ấn của lối kiến trúc miếu thờ nhà Nguyễn, với những mái “trùng thiềm điệp ốc” và kỹ thuật kết nối khung nhà bằng các lỗ mộng. Ngoài ra, nhờ kỹ thuật chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, khảm sành sứ…mà nơi thờ cúng này còn giữ được vẻ đẹp cổ kính cho đến ngày nay.
Nhận xét
Đăng nhận xét