Nam bộ là mảnh đất có quá trình hình thành và phát triển trẻ nhất so với Bắc bộ và Trung bộ (xưa nay quen gọi hai miền: Nam và Bắc). Công cuộc “Nam tiến” khởi công từ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (còn gọi là Kính) từ năm 1698. Kể từ đó lịch sử khai hoang lập ấp mở rộng diện tích đất nước kéo đến tận cùng đất Mũi Cà Mau.
Nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển Nam bộ là một trong những công trình khởi xướng của Hội Khoa học Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi bài viết trong tập sách phản ảnh một phần về đất nước, con người gắn liền với phong tục tập quán, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng… của người Nam bộ. Nhiều bài viết về Sài Gòn (TP.HCM), Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp Mười, Bình Dương, Bình Phước, Đồng bằng sông Cửu long, Hà Tiên (Kiên Giang), Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Trà Vinh, Long An, Đồng Nai với 51 bài viết. Đáng chú ý có hai bài viết về lịch sử và cũng là cái nôi văn hóa rất đặc trưng Nam bộ đó là loại hình nghệ thuật Cải lương bản Dạ cổ hoài lang gắn liền với tên tuổi Cao Văn Lầu.
Trần Đức Thuận với “Cuộc đời Cao Văn Lầu và nguyên nhân ra đời bản Dạ cổ hoài lang” đã khắc họa chân dung Cao Văn Lầu, người sinh ra trong gia đình ông Cao Văn Giỏi (Chín Giỏi), “gồm hai ông bà và sáu đứa con” – một trong “20 gia đình nông dân ở Thuận Lễ (Tân An) vì không chịu nổi cảnh hà khắc ở địa phương nên đã lìa bỏ quê hương dìu dắt về phía Nam để tìm nơi sinh sống” đến Gia Hội (Bạc Liêu), khi ấy Cao Văn Lầu 4 tuổi. Năm 1900, vì gia đình túng quẫn, Cao Văn Lầu được cha gửi đến “Sư trụ trì chùa Vĩnh Phước An” cho Hòa thượng Minh Bảo, “ngày ngày tụng kinh kệ, đêm đêm học chữ Nho”. Năm 1913 ông cưới vợ là cô Trần Thị Tấn. Trong khoảng thời gian này, ông đã “sáng tác được một bản ngắn mang tên là Bá điểu sau đổi lại Thu phong gồm tám câu nhịp 4, bản này sau đó được soạn giả Trịnh Thiên Tư đặt lời ca Mừng khi gặp bạn, ghi lại trong sách Ca nhạc cổ điển” được thầy là Nhạc Khị ghi nhận. Năm 1917 ông đã sáng tác thêm một nhạc khúc gồm 22 câu rất độc đáo, nhưng chưa kịp sửa chữa để trình thầy thì gặp chuyện buồn. Người vợ trẻ từ lúc về nhà chồng đến nay đã tròn ba năm mà chưa có dấu hiệu thai nghén, đã bị đuổi ra khỏi nhà vì tội “thất xuất”. Thương vợ, ông đã lén gặp bà và sau đó ông sửa chữa lại 22 câu do ông sáng tác trước đây, rồi bỏ bớt còn 20 câu nhịp đôi và “tiếp tục đặt lời ca theo đúng chủ đề Chinh phụ vọng chinh phu do thầy đã chọn. Đặt được vài câu thì hình bóng của người vợ hiền lại lóe lên rõ mồn một trong tâm trí, ông than vãn dặn dò: “Lòng dầu say ong bướm, xin cũng đừng phụ nghĩa tào khang” … Sư Nguyệt Chiếu sau đó lý giải và đặt tên: “Cái chủ đề Chinh phụ vọng chinh phu mà nhạc sư (Nhạc Khị) đưa ra để làm kim chỉ nam cho các đồ đệ sáng tác là căn cứ vào nội dung của bản Nam ai Tô Huệ chức cẩm hồi văn, theo nội dung này thì nàng Tô Huệ đêm đêm ngồi dệt gấm, hễ nghe tiếng trống vọng về lại liên tưởng đến hình bóng của chồng. Bản nhạc và lời ca của chú Lầu tuy cũng còn vài điểm bất nhất nhưng cái chung vẫn diễn tả được tâm tư của nàng Tô Huệ. Vậy cứ theo tích này mà đặt tên chung cho cả bản nhạc và lời ca của cháu là Dạ cổ hoài lang”.
“Từ đó đến năm 1974, Cao Văn Lầu tiếp tục sáng tác thêm được 10 bản nữa… riêng bản Dạ cổ hoài lang không dừng lại ở nguyên dạng như các bản cổ nhạc khác mà dần dần biến đổi hình thức, phát triển thành bản Vọng cổ làm thay đổi một phần lớn bộ mặt Cải lương. Sau đó “được phát triển thành nhịp 4, nhịp 8, nhịp 16, nhịp 32… và được gọi tên là Vọng cổ một bản trụ cột của cải lương Nam bộ. Tác giả Trần Phước Thuận đã xác định: “Ngày 15 tháng 8 (âm lịch) năm Mậu Ngọ (nhằm ngày 19-09-1918) là ngày ra đời của bản Dạ cổ hoài lang”.
Vài nét về sự ra đời nghệ thuật cải lương với Vọng cổ để hiểu thêm về bi kịch tình yêu đã hình thành một Dạ cổ hoài lang trở nên bất hủ chính là vì mối tình chung thủy của Cao Văn Lầu – ông tổ của cải lương dường như lay động đất trời, nên “Một thời gian sau người vợ trẻ lại báo tin – nàng đã có thai, đây là cái tin vui có thể nói là vui nhất trong đời của nhạc sĩ Cao Văn Lầu”.
Tập sách “Nam bộ đất và người” (tập 2) dày gần 480 trang do nhóm tập thể Phó giáo sư Huỳnh Lứa, Tiến sĩ: Đặng Văn Thắng, Hồ Hữu Nhựt, Quách Thu Nguyệt, Trần Thị Mai do Hội Khoa học Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Nhà xuất bản Trẻ thực hiện. Trong đó có nhiều bài viết phong phú về sử liệu của những nhà nghiên cứu sử, văn học dân gian… về “Đất Hà Tiên và dòng họ Mạc”; Những nhận định về “Họ Mạc đúc tiền”; “Địa đạo Củ Chi – Huyền thoại làng ngầm”… hay về “Nhà thơ mù yêu nước đất Đồng Nai anh dũng”; “Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố Hồ Chí Minh tham gia xây dựng Đắc Lắc” (Nam Tây Nguyên)… hay về văn hóa tín ngưỡng như: “Yếu tố văn hóa Việt trong trang trí tại các cơ sở tín ngưỡng của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh”; “Đền thờ Bác Hồ ở Nam bộ”; “Múa dân gian các tộc người Mạ, Chơ Ro, Xtiêng vùng Đông Nam bộ”… hay văn hóa sông nước Cần Thơ, Đồng Tháp Mười…
Cao Văn Lầu sinh ngày 22 tháng 12 năm 1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sát nhập với làng Thuận Lễ trở thành xã Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An.
Khi Cao Văn Lầu được bốn tuổi (năm 1896), ông Chín Giỏi (chưa rõ tên thật, cha Cao Văn lầu) vì nghèo, vì bị áp bức nên đã cùng vợ và sáu đứa con nhỏ xuống ghe, tìm đất khác sinh sống.
Buổi đầu, ông Chín Giỏi đến tá túc trên đất của một người bà con ở Gia Hội (Bạc Liêu). Sau chín tháng đi làm mướn cật lực mà không đủ ăn, gia đình ông lại phải dời sang Xà Phiên (nay thuộc Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang), khẩn hoang làm ruộng. Khoảng một năm sau, hơn 40 công đất, nhờ khó nhọc mới có được, bị địa chủ chiếm lấy. Nhờ người giới thiệu, gia đình ông Chín Giỏi dọn về Họng Chàng Bè (Giá Rai, Bạc Liêu) để tiếp tục khẩn hoang, nhưng rồi số đất này về sau cũng về tay người khác.
Xót cảnh trắng tay của ông Giỏi, hương sư Chơn ở làng Vĩnh Lợi tổng Thạnh Hòa, cho ông cất một căn chòi lá ở trên đất công điền gần chùa Vĩnh Phước An (nay thuộc phường 2, thị xã Bạc Liêu). Ở đó, vợ chồng ông và các con phải đi làm thuê, đi câu để chạy ăn từng bữa.
Hòa thượng Minh Bảo (? – 1912), trụ trì chùa Vĩnh Phước An, thấy gia đình ông Chín Giỏi vất vả quá mà không đủ ăn, nên đề nghị cho Cao Văn Lầu, lúc đó mới 8 tuổi, vào chùa ở để chia sẻ gánh nặng. Kể từ đó chú bé Lầu, vừa kinh kệ, vừa được nhà sư dạy cho chữ Nho.
Năm 1903, nhờ cha đến xin, Cao Văn Lầu được phép trở về nhà để học chữ Quốc ngữ. Nhưng chỉ học đến “lớp nhì năm thứ hai” (Cours moyen 2e année) tức lớp 4 ngày nay, thì ông Lầu phải thôi học vì nhà gặp thêm cảnh khó: anh đi ở rể, chị lấy chồng, cha già yếu… Vậy là, năm 15 tuổi (1907), Cao Văn Lầu phải thay cha và anh chị đi làm những việc nặng nhọc để nuôi gia đình.
Lúc bấy giờ tại xóm Rạch Ông Bổn có một thầy đàn nổi tiếng tên Lê Tài Khí, tục gọi Hai Khị hay Nhạc Khị. Ông thầy này bị mù cả hai mắt thêm có tật ở chân[1], nhưng ngón đàn của ông thật điêu luyện[2].
Năm 1908, Cao Văn Lầu nhờ cha dẫn đến thầy Hai Khị để xin học đàn mỗi đêm. Nhờ yêu thích và siêng năng, ông mau chóng sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ như đàn tranh, cò, kìm, trống lễ; và trở thành một nhạc sĩ nồng cốt trong ban cổ nhạc của thầy.
Năm 1912, ông bắt đầu đi hát với Sáu Thìn và cô Phấn với bài Tứ đại oán Bùi Kiệm thi rớt.
Năm 21 tuổi (1913), Cao Văn Lầu vâng lệnh cha mẹ đi cưới vợ, đó là cô Trần Thị Tấn, một cô gái nết na ở điền Tư Ô (Chung Bá Khánh).
Khoảng thời gian này, ông sáng tác được một bản ngắn mang tên Bá điểu, sau đổi lại Thu phong, gồm tám câu nhịp bốn. Sau nữa, bản nhạc này được soạn giả Trịnh Thiên Tư đặt thêm lời ca và có tên mới là Mừng khi gặp bạn.
Năm 1917, ông sáng tác thêm một khúc gồm 22 câu, theo một chủ đề của thầy Nhạc Khị đề xướng là “Chinh phụ vọng chinh phu” (chủ đề được rút ra từ bản Nam ai “Tô Huệ chức cẩm hồi văn”) nhưng chưa kịp sửa chữa và trình thầy thì gặp nghịch cảnh đau lòng. Vợ ông đã ba năm mà vẫn chưa có dấu hiệu thai nghén, theo tục xưa, cha mẹ buộc ông phải trả vợ về nhà cha mẹ ruột.[3]
Khoảng một năm sau, trong tâm trạng nhớ thương vợ, bản nhạc trên được đem ra soạn lại. Nghe bạn đồng môn tên Ba Chột góp ý, ông bỏ bớt 2 câu trùng lắp, bài nhạc còn chẵn 20 câu nhịp đôi.
Tết Trung Thu năm 1918 (15 tháng 8 âm lịch năm Mậu Ngọ, nhằm ngày 19 tháng 9 năm 1918)[4], ông cùng các bạn đến thăm thầy, luôn tiện trình bày bản nhạc chưa có tên trên. Nghe xong, thầy Nhạc Khị hết sức khen ngợi.
Đêm đó có nhà sư Nguyệt Chiếu cùng tham dự, thầy Nhạc Khị liền nhờ nhà sư đặt tên cho bản nhạc. Nhà sư nói:”… tuy nhạc và lời ca còn vài điểm bất nhất, nhưng cái chung vẫn diễn tả được tâm tư của nàng Tô Huệ[5]. Vậy cứ theo tích này mà đặt tên cho bài là “Dạ cổ hoài lang” (Nghe tiếng trống đêm nhớ chồng).” Kể từ đêm đó, bài ca này được loan truyền nhanh chóng.
Năm 1919, ông Lầu làm nhạc công trong gánh hát cải lương của Ba Xú (Bạc Liêu).
Cách mạng tháng Tám thành công, ông tham gia Mặt trận Liên Việt ở ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.
Năm 1947, ông nhận nhiệm vụ đặc biệt là cứu và đã cứu được một số cán bộ bị thực dân Pháp bắt.
Từ 1918 đến năm 1974, ngoài bản “Dạ cổ hoài lang”, mà sau này phát triển thành bản “vọng cổ”, làm thay đổi một phần bộ mặt cải lương; ông Cao Văn Lầu còn sáng tác thêm 10 bản nữa, nhưng đa phần chỉ lưu hành ở Bạc Liêu.
Ông mất lúc 13 giờ ngày 13 tháng 8 năm 1976 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 84 tuổi.
Nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển Nam bộ là một trong những công trình khởi xướng của Hội Khoa học Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi bài viết trong tập sách phản ảnh một phần về đất nước, con người gắn liền với phong tục tập quán, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng… của người Nam bộ. Nhiều bài viết về Sài Gòn (TP.HCM), Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp Mười, Bình Dương, Bình Phước, Đồng bằng sông Cửu long, Hà Tiên (Kiên Giang), Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Trà Vinh, Long An, Đồng Nai với 51 bài viết. Đáng chú ý có hai bài viết về lịch sử và cũng là cái nôi văn hóa rất đặc trưng Nam bộ đó là loại hình nghệ thuật Cải lương bản Dạ cổ hoài lang gắn liền với tên tuổi Cao Văn Lầu.
Trần Đức Thuận với “Cuộc đời Cao Văn Lầu và nguyên nhân ra đời bản Dạ cổ hoài lang” đã khắc họa chân dung Cao Văn Lầu, người sinh ra trong gia đình ông Cao Văn Giỏi (Chín Giỏi), “gồm hai ông bà và sáu đứa con” – một trong “20 gia đình nông dân ở Thuận Lễ (Tân An) vì không chịu nổi cảnh hà khắc ở địa phương nên đã lìa bỏ quê hương dìu dắt về phía Nam để tìm nơi sinh sống” đến Gia Hội (Bạc Liêu), khi ấy Cao Văn Lầu 4 tuổi. Năm 1900, vì gia đình túng quẫn, Cao Văn Lầu được cha gửi đến “Sư trụ trì chùa Vĩnh Phước An” cho Hòa thượng Minh Bảo, “ngày ngày tụng kinh kệ, đêm đêm học chữ Nho”. Năm 1913 ông cưới vợ là cô Trần Thị Tấn. Trong khoảng thời gian này, ông đã “sáng tác được một bản ngắn mang tên là Bá điểu sau đổi lại Thu phong gồm tám câu nhịp 4, bản này sau đó được soạn giả Trịnh Thiên Tư đặt lời ca Mừng khi gặp bạn, ghi lại trong sách Ca nhạc cổ điển” được thầy là Nhạc Khị ghi nhận. Năm 1917 ông đã sáng tác thêm một nhạc khúc gồm 22 câu rất độc đáo, nhưng chưa kịp sửa chữa để trình thầy thì gặp chuyện buồn. Người vợ trẻ từ lúc về nhà chồng đến nay đã tròn ba năm mà chưa có dấu hiệu thai nghén, đã bị đuổi ra khỏi nhà vì tội “thất xuất”. Thương vợ, ông đã lén gặp bà và sau đó ông sửa chữa lại 22 câu do ông sáng tác trước đây, rồi bỏ bớt còn 20 câu nhịp đôi và “tiếp tục đặt lời ca theo đúng chủ đề Chinh phụ vọng chinh phu do thầy đã chọn. Đặt được vài câu thì hình bóng của người vợ hiền lại lóe lên rõ mồn một trong tâm trí, ông than vãn dặn dò: “Lòng dầu say ong bướm, xin cũng đừng phụ nghĩa tào khang” … Sư Nguyệt Chiếu sau đó lý giải và đặt tên: “Cái chủ đề Chinh phụ vọng chinh phu mà nhạc sư (Nhạc Khị) đưa ra để làm kim chỉ nam cho các đồ đệ sáng tác là căn cứ vào nội dung của bản Nam ai Tô Huệ chức cẩm hồi văn, theo nội dung này thì nàng Tô Huệ đêm đêm ngồi dệt gấm, hễ nghe tiếng trống vọng về lại liên tưởng đến hình bóng của chồng. Bản nhạc và lời ca của chú Lầu tuy cũng còn vài điểm bất nhất nhưng cái chung vẫn diễn tả được tâm tư của nàng Tô Huệ. Vậy cứ theo tích này mà đặt tên chung cho cả bản nhạc và lời ca của cháu là Dạ cổ hoài lang”.
“Từ đó đến năm 1974, Cao Văn Lầu tiếp tục sáng tác thêm được 10 bản nữa… riêng bản Dạ cổ hoài lang không dừng lại ở nguyên dạng như các bản cổ nhạc khác mà dần dần biến đổi hình thức, phát triển thành bản Vọng cổ làm thay đổi một phần lớn bộ mặt Cải lương. Sau đó “được phát triển thành nhịp 4, nhịp 8, nhịp 16, nhịp 32… và được gọi tên là Vọng cổ một bản trụ cột của cải lương Nam bộ. Tác giả Trần Phước Thuận đã xác định: “Ngày 15 tháng 8 (âm lịch) năm Mậu Ngọ (nhằm ngày 19-09-1918) là ngày ra đời của bản Dạ cổ hoài lang”.
Vài nét về sự ra đời nghệ thuật cải lương với Vọng cổ để hiểu thêm về bi kịch tình yêu đã hình thành một Dạ cổ hoài lang trở nên bất hủ chính là vì mối tình chung thủy của Cao Văn Lầu – ông tổ của cải lương dường như lay động đất trời, nên “Một thời gian sau người vợ trẻ lại báo tin – nàng đã có thai, đây là cái tin vui có thể nói là vui nhất trong đời của nhạc sĩ Cao Văn Lầu”.
Tập sách “Nam bộ đất và người” (tập 2) dày gần 480 trang do nhóm tập thể Phó giáo sư Huỳnh Lứa, Tiến sĩ: Đặng Văn Thắng, Hồ Hữu Nhựt, Quách Thu Nguyệt, Trần Thị Mai do Hội Khoa học Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Nhà xuất bản Trẻ thực hiện. Trong đó có nhiều bài viết phong phú về sử liệu của những nhà nghiên cứu sử, văn học dân gian… về “Đất Hà Tiên và dòng họ Mạc”; Những nhận định về “Họ Mạc đúc tiền”; “Địa đạo Củ Chi – Huyền thoại làng ngầm”… hay về “Nhà thơ mù yêu nước đất Đồng Nai anh dũng”; “Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố Hồ Chí Minh tham gia xây dựng Đắc Lắc” (Nam Tây Nguyên)… hay về văn hóa tín ngưỡng như: “Yếu tố văn hóa Việt trong trang trí tại các cơ sở tín ngưỡng của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh”; “Đền thờ Bác Hồ ở Nam bộ”; “Múa dân gian các tộc người Mạ, Chơ Ro, Xtiêng vùng Đông Nam bộ”… hay văn hóa sông nước Cần Thơ, Đồng Tháp Mười…
(Sưu tầm)
Giới thiệu Cao Văn LâuCao Văn Lầu sinh ngày 22 tháng 12 năm 1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sát nhập với làng Thuận Lễ trở thành xã Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An.
Khi Cao Văn Lầu được bốn tuổi (năm 1896), ông Chín Giỏi (chưa rõ tên thật, cha Cao Văn lầu) vì nghèo, vì bị áp bức nên đã cùng vợ và sáu đứa con nhỏ xuống ghe, tìm đất khác sinh sống.
Buổi đầu, ông Chín Giỏi đến tá túc trên đất của một người bà con ở Gia Hội (Bạc Liêu). Sau chín tháng đi làm mướn cật lực mà không đủ ăn, gia đình ông lại phải dời sang Xà Phiên (nay thuộc Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang), khẩn hoang làm ruộng. Khoảng một năm sau, hơn 40 công đất, nhờ khó nhọc mới có được, bị địa chủ chiếm lấy. Nhờ người giới thiệu, gia đình ông Chín Giỏi dọn về Họng Chàng Bè (Giá Rai, Bạc Liêu) để tiếp tục khẩn hoang, nhưng rồi số đất này về sau cũng về tay người khác.
Xót cảnh trắng tay của ông Giỏi, hương sư Chơn ở làng Vĩnh Lợi tổng Thạnh Hòa, cho ông cất một căn chòi lá ở trên đất công điền gần chùa Vĩnh Phước An (nay thuộc phường 2, thị xã Bạc Liêu). Ở đó, vợ chồng ông và các con phải đi làm thuê, đi câu để chạy ăn từng bữa.
Hòa thượng Minh Bảo (? – 1912), trụ trì chùa Vĩnh Phước An, thấy gia đình ông Chín Giỏi vất vả quá mà không đủ ăn, nên đề nghị cho Cao Văn Lầu, lúc đó mới 8 tuổi, vào chùa ở để chia sẻ gánh nặng. Kể từ đó chú bé Lầu, vừa kinh kệ, vừa được nhà sư dạy cho chữ Nho.
Năm 1903, nhờ cha đến xin, Cao Văn Lầu được phép trở về nhà để học chữ Quốc ngữ. Nhưng chỉ học đến “lớp nhì năm thứ hai” (Cours moyen 2e année) tức lớp 4 ngày nay, thì ông Lầu phải thôi học vì nhà gặp thêm cảnh khó: anh đi ở rể, chị lấy chồng, cha già yếu… Vậy là, năm 15 tuổi (1907), Cao Văn Lầu phải thay cha và anh chị đi làm những việc nặng nhọc để nuôi gia đình.
Lúc bấy giờ tại xóm Rạch Ông Bổn có một thầy đàn nổi tiếng tên Lê Tài Khí, tục gọi Hai Khị hay Nhạc Khị. Ông thầy này bị mù cả hai mắt thêm có tật ở chân[1], nhưng ngón đàn của ông thật điêu luyện[2].
Năm 1908, Cao Văn Lầu nhờ cha dẫn đến thầy Hai Khị để xin học đàn mỗi đêm. Nhờ yêu thích và siêng năng, ông mau chóng sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ như đàn tranh, cò, kìm, trống lễ; và trở thành một nhạc sĩ nồng cốt trong ban cổ nhạc của thầy.
Năm 1912, ông bắt đầu đi hát với Sáu Thìn và cô Phấn với bài Tứ đại oán Bùi Kiệm thi rớt.
Năm 21 tuổi (1913), Cao Văn Lầu vâng lệnh cha mẹ đi cưới vợ, đó là cô Trần Thị Tấn, một cô gái nết na ở điền Tư Ô (Chung Bá Khánh).
Khoảng thời gian này, ông sáng tác được một bản ngắn mang tên Bá điểu, sau đổi lại Thu phong, gồm tám câu nhịp bốn. Sau nữa, bản nhạc này được soạn giả Trịnh Thiên Tư đặt thêm lời ca và có tên mới là Mừng khi gặp bạn.
Năm 1917, ông sáng tác thêm một khúc gồm 22 câu, theo một chủ đề của thầy Nhạc Khị đề xướng là “Chinh phụ vọng chinh phu” (chủ đề được rút ra từ bản Nam ai “Tô Huệ chức cẩm hồi văn”) nhưng chưa kịp sửa chữa và trình thầy thì gặp nghịch cảnh đau lòng. Vợ ông đã ba năm mà vẫn chưa có dấu hiệu thai nghén, theo tục xưa, cha mẹ buộc ông phải trả vợ về nhà cha mẹ ruột.[3]
Khoảng một năm sau, trong tâm trạng nhớ thương vợ, bản nhạc trên được đem ra soạn lại. Nghe bạn đồng môn tên Ba Chột góp ý, ông bỏ bớt 2 câu trùng lắp, bài nhạc còn chẵn 20 câu nhịp đôi.
Tết Trung Thu năm 1918 (15 tháng 8 âm lịch năm Mậu Ngọ, nhằm ngày 19 tháng 9 năm 1918)[4], ông cùng các bạn đến thăm thầy, luôn tiện trình bày bản nhạc chưa có tên trên. Nghe xong, thầy Nhạc Khị hết sức khen ngợi.
Đêm đó có nhà sư Nguyệt Chiếu cùng tham dự, thầy Nhạc Khị liền nhờ nhà sư đặt tên cho bản nhạc. Nhà sư nói:”… tuy nhạc và lời ca còn vài điểm bất nhất, nhưng cái chung vẫn diễn tả được tâm tư của nàng Tô Huệ[5]. Vậy cứ theo tích này mà đặt tên cho bài là “Dạ cổ hoài lang” (Nghe tiếng trống đêm nhớ chồng).” Kể từ đêm đó, bài ca này được loan truyền nhanh chóng.
Năm 1919, ông Lầu làm nhạc công trong gánh hát cải lương của Ba Xú (Bạc Liêu).
Cách mạng tháng Tám thành công, ông tham gia Mặt trận Liên Việt ở ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.
Năm 1947, ông nhận nhiệm vụ đặc biệt là cứu và đã cứu được một số cán bộ bị thực dân Pháp bắt.
Từ 1918 đến năm 1974, ngoài bản “Dạ cổ hoài lang”, mà sau này phát triển thành bản “vọng cổ”, làm thay đổi một phần bộ mặt cải lương; ông Cao Văn Lầu còn sáng tác thêm 10 bản nữa, nhưng đa phần chỉ lưu hành ở Bạc Liêu.
Ông mất lúc 13 giờ ngày 13 tháng 8 năm 1976 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 84 tuổi.
Nhận xét
Đăng nhận xét