Đền chùa cổ Việt Nam có 3 kiểu kiến trúc chính : Chữ tam, Chữ công, và chữ Đinh
Hình chữ Tam gồm 3 tòa ngang, từ cửa vào lần lượt là chùa Hạ, Trung, Thượng. Mỗi tòa có những tượng riêng. Chùa chữ tam hiện nay còn không nhiều. Tiêu biểu là chùa Tây Phương ở Hà Tây, chùa Kim Liên ở Hà Nội.
Hình chữ Công, hình chữ H nằm ngang, gồm hai tòa ngang được nối với nhau bởi một tòa dọc (gọi là ống muống).
- Tòa ngang ở ngoài là Tiền đường, hay Bái đường, cũng còn gọi là chùa Hộ vì hay để tượng Hộ pháp.
- Tòa dọc gọi là Thiêu hương (rất nhiều chỗ do không biết nên viết là thiên hương, thiện hương ), hay cũng là Chính điện, nơi để bàn thờ chính.
- Tòa ngang cuối là Thượng điện, hay Hậu điện.
Hình chữ Đinh, hình chữ T lộn ngược, thực ra là giản lược của chùa chữ Công. .
- Tòa ngang vẫn là Bái đường, Tiền đường.
- Tòa dọc gọi là chuôi vồ, là Chính điện.
Những đền chùa đủ rộng, có các dãy hành lang bao quanh, trông giống chữ Quốc, nên gọi là "Nội công ngoại quốc"
Hình chữ Tam gồm 3 tòa ngang, từ cửa vào lần lượt là chùa Hạ, Trung, Thượng. Mỗi tòa có những tượng riêng. Chùa chữ tam hiện nay còn không nhiều. Tiêu biểu là chùa Tây Phương ở Hà Tây, chùa Kim Liên ở Hà Nội.
Hình chữ Công, hình chữ H nằm ngang, gồm hai tòa ngang được nối với nhau bởi một tòa dọc (gọi là ống muống).
- Tòa ngang ở ngoài là Tiền đường, hay Bái đường, cũng còn gọi là chùa Hộ vì hay để tượng Hộ pháp.
- Tòa dọc gọi là Thiêu hương (rất nhiều chỗ do không biết nên viết là thiên hương, thiện hương ), hay cũng là Chính điện, nơi để bàn thờ chính.
- Tòa ngang cuối là Thượng điện, hay Hậu điện.
Hình chữ Đinh, hình chữ T lộn ngược, thực ra là giản lược của chùa chữ Công. .
- Tòa ngang vẫn là Bái đường, Tiền đường.
- Tòa dọc gọi là chuôi vồ, là Chính điện.
Những đền chùa đủ rộng, có các dãy hành lang bao quanh, trông giống chữ Quốc, nên gọi là "Nội công ngoại quốc"
Nhận xét
Đăng nhận xét