Sự khác biệt về bài trí tượng thờ hiện nay
Hệ thống tượng thờ ở ngoài Bắc đa dạng và phong phú, hầu hết các chùa đều có gian thờ mẫu, ban thờ các nhân vật Nho và Ðạo giáo. Trong khi đó, hệ thống tượng tại miền Trung đã giản lược đi rất nhiều, bắt đầu xuất hiện những chùa thờ Phật độc tôn. Còn ở Nam Bộ, những chùa cổ có hệ thống tượng tương đối giống miền Bắc, phổ biến kiểu thờ tiền Phật hậu Tổ, ban thờ Tổ đặt ngay sau chính điện.
1. Miền Bắc
Các lớp tượng cũng được phân bố theo các lớp kiến trúc tạo nên các con đường ngang dọc trong không gian chùa. Tượng thờ được bài trí qua các thời kỳ song song với việc phát triển kiến trúc và là một trong những nguyên nhân mà bố cục ngôi chùa thay đổi.
Khác biệt trong bài trí tượng thờ không chỉ ở quy mô của Phật điện mà còn do ảnh hưởng của tông phái, do trình độ của người trụ trì, do kinh phí nhiều ít, do được cúng tiến tượng thờ...
Không có một công thức duy nhất cho bài trí tượng thờ, nhưng có một số điểm chung giữa cách bố trí tượng thờ các chùa đã được các nhà nghiên cứu đã đề cập đến như Trần Lâm Biền, Trần Nho Thìn, Nguyễn Đăng Duy...
Triết lý vô thường có thể thấy rõ trong bài trí tượng thờ miền Bắc, đó là vạn vật luôn biến đổi, mọi không gian và thời gian bao gồm quá khứ, hiện tại và tương lai, trong Phật giáo gọi là tam thiên thế giới gồm trang nghiêm đại kiếp (quá khứ), hiền đại kiếp (hiện tại) và tinh tú đại kiếp (tương lai) . Triết lý này được biểu hiện qua bộ tượng Tam thế phật và việc bố trí tượng thờ theo hàng dọc gồm tượng Di Đà tam tôn (quá khứ), Thích ca niệm hoa còn gọi là Hoa nghiêm tam thánh (Hiện tại) và Di lặc (thể hiện tương lai). Tiếp đó là những bức tượng thể hiện sự tích Đức Phật, như tượng Tuyết Sơn khổ hạnh (khi đức Thích Ca tu luyện khổ hạnh trên núi Tuyết), tượng Thích ca nhập Niết Bàn hay đản sanh. Trong khi chùa nào cũng có tượng đức phật đản sanh thì nhiều chùa không bày tượng Phật nhập Niết Bàn va tượng Di lặc do quan niệm hiện nay là thời hiện tại, chưa đến tương lai.
Một đặc điểm nổi trội của người Việt là tín ngưỡng đa thần và “vô tôn giáo”, họ đã đưa nhiều thần linh khác vào thờ trong chùa tạo nên các dạng chùa tiền thần hậu phật. Ví dụ chùa Thầy Hà Tây thờ đức Từ Đạo Hạnh, chùa Keo Thái Bình thờ thần Nguyễn Minh Không…Nhiều chùa do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa còn thờ cả tượng Quan Công, Châu Xương…
H1. Cách bài trí tượng thường gặp trong ngôi chùa nội công ngoại quốc
H2. Cách bài trí tượng thường gặp trong ngôi chùa chữ Đinh
H3. Cách bài trí tượng thường gặp trong ngôi chùa chữ Công
2. Miền Trung
Việc thờ Tổ trong các chùa miền Trung trở nên quan trọng hơn, thường bàn thờ sư tổ được đặt ngay sau bàn thờ Phật tạo thành cách thờ Tiền phật hậu tổ (đề cao thờ cúng tổ tiên - sư tổ trụ trì chùa, nói lên vị thế quan trọng của con người trong việc mở mang Phật giáo ở Trung Bộ ). Ví dụ như chùa Quốc Ân (Huế), chùa Từ Hiếu ( Huế), chùa Chúc Thánh ( Hội An) đều có dạng chánh điện (hay còn gọi là đại hùng bảo điện) phía trước thờ Phật, phía sau ngăn ra thành gian thờ Tổ hoặc các tăng chúng quá cố.
Nói chung, việc bài trí tượng thờ tại các chùa miền Trung không thống nhất. Nhưng thông thường các chùa thờ tượng Di Lặc ( tương lai tươi sáng hơn), thờ Quan Âm (cứu khổ cứu nạn cho con người), Ðịa Tạng bồ tát (chống lại thiên tai ác nghiệt tại vùng đất này). Các chùa ở Thuận Hoá thường bị ảnh hưởng đậm nét của phong cách Trung Hoa trong việc tạo tác tượng Phật cùng như bài trí Phật điện, nên nhiều chùa không thờ bộ Tam thế mà chỉ thờ Di đà tam tôn ( tam thánh Tây Phương) hoặc thờ độc tôn đức Thích ca (chùa Từ Ðàm). Một số trường hợp đặc biệt khác như chùa có ban thờ Quan Thánh (chùa Quốc Ân), chùa không có ban thờ Tổ như chùa Thánh Duyên - Huế.
Cùng với hệ thống tượng Phật, các tượng thuộc các tôn giáo khác cũng có phần thay đổi. Trong các chùa Huế ta không thấy tượng Bát Bộ Kim Cương hoặc Mẫu liễu hạnh, thay vào đó là thờ Thiên Yana và Tiêu diện. Xu hướng tạc tượng thờ các ông hoàng bà chúa, quan lại nhà Nguyễn đã có công đóng góp xây dựng cho nhà chùa và các vị khai canh khai khẩn tương đối phổ biến ở đây.
Ví dụ ta có thể thấy cách bố trí tượng thờ của chùa Thập Tháp Di đà tại Bình Ðịnh như sau: khu chính điện thờ Tam thế Phật và tượng Phật Quan âm, nhà Phương trượng phía sau thờ sư tổ, khu đông đường và tây đường có nơi thờ phụng sư Nguyên Thiều, các sư trị trì khác và Phật tử.
Chùa Thuyền Tôn , Huế
3. Miền Nam
Chùa Nam Bộ phổ biến việc thờ Tổ ngay trong không gian thờ Phật. Ví dụ chùa Giác Hải (1890), chùa Giác Lâm tại thành phố Hồ Chí Minh. Các vị sư tổ có công hoằng dương Phật Pháp. Thờ tượng Ðạo Lão cũng gặp ở một số chùa, ví dụ thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Ðẩu ở chùa Sắc Tứ Từ Ân . Miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu trong khuôn viên chùa Giác Lâm là một minh chứng cho sự cộng sinh của tôn giáo và tín ngưỡng.
Chùa Miền Nam tôn thờ Ðức Thích Ca hoặc Adi Ðà làm chủ đạo. Ví dụ chùa Vĩnh Tràng, Tây An thờ Phật A Di Ðà , có thể lý giải việc ít tượng thờ tại Nam Bộ như sau: Phật giáo Tịnh Ðộ Tông tôn thờ Ðức A Di Ðà làm giáo chủ với cách tu Phật dễ nhất, chỉ cần niệm nhiều lần tên A Di Ðà Phật là có thể tu Phật và thành Phật. Do đó, với con người Nam Bộ lao động lo cho hiện thực cuộc sống thì đây là cách hiệu quả nhất để theo Phật. Còn một số ngôi chùa chỉ tôn đức Thích Ca trên Phật điện có thể là do ảnh hưởng của Phật giáo Tiểu Thừa , chỉ tôn thờ một mình đức Thích Ca. Những ngôi chùa Nam Bộ là những không gian phong phú gây lên ấn tượng thiêng liêng về Phật cứu độ chúng sinh, về luân hồi chuyển kiếp, về ở hiền gặp lành.
Ví dụ bố trí tượng thờ trong chính điện chùa Sắc Tứ Linh thứu- Tiền Giang
TLTK
Nguyễn Quảng Tuân-Huỳnh Lứa-Trần Hồng Liên. Những ngôi chùa ở Nam bộ. NXB TPHCM 1994.
Nguyễn Ðăng Duy. Phật giáo với văn hoá Việt Nam. NXB Hà Nội 1999.
Hệ thống tượng thờ ở ngoài Bắc đa dạng và phong phú, hầu hết các chùa đều có gian thờ mẫu, ban thờ các nhân vật Nho và Ðạo giáo. Trong khi đó, hệ thống tượng tại miền Trung đã giản lược đi rất nhiều, bắt đầu xuất hiện những chùa thờ Phật độc tôn. Còn ở Nam Bộ, những chùa cổ có hệ thống tượng tương đối giống miền Bắc, phổ biến kiểu thờ tiền Phật hậu Tổ, ban thờ Tổ đặt ngay sau chính điện.
1. Miền Bắc
Các lớp tượng cũng được phân bố theo các lớp kiến trúc tạo nên các con đường ngang dọc trong không gian chùa. Tượng thờ được bài trí qua các thời kỳ song song với việc phát triển kiến trúc và là một trong những nguyên nhân mà bố cục ngôi chùa thay đổi.
Khác biệt trong bài trí tượng thờ không chỉ ở quy mô của Phật điện mà còn do ảnh hưởng của tông phái, do trình độ của người trụ trì, do kinh phí nhiều ít, do được cúng tiến tượng thờ...
Không có một công thức duy nhất cho bài trí tượng thờ, nhưng có một số điểm chung giữa cách bố trí tượng thờ các chùa đã được các nhà nghiên cứu đã đề cập đến như Trần Lâm Biền, Trần Nho Thìn, Nguyễn Đăng Duy...
Triết lý vô thường có thể thấy rõ trong bài trí tượng thờ miền Bắc, đó là vạn vật luôn biến đổi, mọi không gian và thời gian bao gồm quá khứ, hiện tại và tương lai, trong Phật giáo gọi là tam thiên thế giới gồm trang nghiêm đại kiếp (quá khứ), hiền đại kiếp (hiện tại) và tinh tú đại kiếp (tương lai) . Triết lý này được biểu hiện qua bộ tượng Tam thế phật và việc bố trí tượng thờ theo hàng dọc gồm tượng Di Đà tam tôn (quá khứ), Thích ca niệm hoa còn gọi là Hoa nghiêm tam thánh (Hiện tại) và Di lặc (thể hiện tương lai). Tiếp đó là những bức tượng thể hiện sự tích Đức Phật, như tượng Tuyết Sơn khổ hạnh (khi đức Thích Ca tu luyện khổ hạnh trên núi Tuyết), tượng Thích ca nhập Niết Bàn hay đản sanh. Trong khi chùa nào cũng có tượng đức phật đản sanh thì nhiều chùa không bày tượng Phật nhập Niết Bàn va tượng Di lặc do quan niệm hiện nay là thời hiện tại, chưa đến tương lai.
Một đặc điểm nổi trội của người Việt là tín ngưỡng đa thần và “vô tôn giáo”, họ đã đưa nhiều thần linh khác vào thờ trong chùa tạo nên các dạng chùa tiền thần hậu phật. Ví dụ chùa Thầy Hà Tây thờ đức Từ Đạo Hạnh, chùa Keo Thái Bình thờ thần Nguyễn Minh Không…Nhiều chùa do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa còn thờ cả tượng Quan Công, Châu Xương…
H1. Cách bài trí tượng thường gặp trong ngôi chùa nội công ngoại quốc
H2. Cách bài trí tượng thường gặp trong ngôi chùa chữ Đinh
H3. Cách bài trí tượng thường gặp trong ngôi chùa chữ Công
2. Miền Trung
Việc thờ Tổ trong các chùa miền Trung trở nên quan trọng hơn, thường bàn thờ sư tổ được đặt ngay sau bàn thờ Phật tạo thành cách thờ Tiền phật hậu tổ (đề cao thờ cúng tổ tiên - sư tổ trụ trì chùa, nói lên vị thế quan trọng của con người trong việc mở mang Phật giáo ở Trung Bộ ). Ví dụ như chùa Quốc Ân (Huế), chùa Từ Hiếu ( Huế), chùa Chúc Thánh ( Hội An) đều có dạng chánh điện (hay còn gọi là đại hùng bảo điện) phía trước thờ Phật, phía sau ngăn ra thành gian thờ Tổ hoặc các tăng chúng quá cố.
Nói chung, việc bài trí tượng thờ tại các chùa miền Trung không thống nhất. Nhưng thông thường các chùa thờ tượng Di Lặc ( tương lai tươi sáng hơn), thờ Quan Âm (cứu khổ cứu nạn cho con người), Ðịa Tạng bồ tát (chống lại thiên tai ác nghiệt tại vùng đất này). Các chùa ở Thuận Hoá thường bị ảnh hưởng đậm nét của phong cách Trung Hoa trong việc tạo tác tượng Phật cùng như bài trí Phật điện, nên nhiều chùa không thờ bộ Tam thế mà chỉ thờ Di đà tam tôn ( tam thánh Tây Phương) hoặc thờ độc tôn đức Thích ca (chùa Từ Ðàm). Một số trường hợp đặc biệt khác như chùa có ban thờ Quan Thánh (chùa Quốc Ân), chùa không có ban thờ Tổ như chùa Thánh Duyên - Huế.
Cùng với hệ thống tượng Phật, các tượng thuộc các tôn giáo khác cũng có phần thay đổi. Trong các chùa Huế ta không thấy tượng Bát Bộ Kim Cương hoặc Mẫu liễu hạnh, thay vào đó là thờ Thiên Yana và Tiêu diện. Xu hướng tạc tượng thờ các ông hoàng bà chúa, quan lại nhà Nguyễn đã có công đóng góp xây dựng cho nhà chùa và các vị khai canh khai khẩn tương đối phổ biến ở đây.
Ví dụ ta có thể thấy cách bố trí tượng thờ của chùa Thập Tháp Di đà tại Bình Ðịnh như sau: khu chính điện thờ Tam thế Phật và tượng Phật Quan âm, nhà Phương trượng phía sau thờ sư tổ, khu đông đường và tây đường có nơi thờ phụng sư Nguyên Thiều, các sư trị trì khác và Phật tử.
Chùa Thuyền Tôn , Huế
3. Miền Nam
Chùa Nam Bộ phổ biến việc thờ Tổ ngay trong không gian thờ Phật. Ví dụ chùa Giác Hải (1890), chùa Giác Lâm tại thành phố Hồ Chí Minh. Các vị sư tổ có công hoằng dương Phật Pháp. Thờ tượng Ðạo Lão cũng gặp ở một số chùa, ví dụ thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Ðẩu ở chùa Sắc Tứ Từ Ân . Miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu trong khuôn viên chùa Giác Lâm là một minh chứng cho sự cộng sinh của tôn giáo và tín ngưỡng.
Chùa Miền Nam tôn thờ Ðức Thích Ca hoặc Adi Ðà làm chủ đạo. Ví dụ chùa Vĩnh Tràng, Tây An thờ Phật A Di Ðà , có thể lý giải việc ít tượng thờ tại Nam Bộ như sau: Phật giáo Tịnh Ðộ Tông tôn thờ Ðức A Di Ðà làm giáo chủ với cách tu Phật dễ nhất, chỉ cần niệm nhiều lần tên A Di Ðà Phật là có thể tu Phật và thành Phật. Do đó, với con người Nam Bộ lao động lo cho hiện thực cuộc sống thì đây là cách hiệu quả nhất để theo Phật. Còn một số ngôi chùa chỉ tôn đức Thích Ca trên Phật điện có thể là do ảnh hưởng của Phật giáo Tiểu Thừa , chỉ tôn thờ một mình đức Thích Ca. Những ngôi chùa Nam Bộ là những không gian phong phú gây lên ấn tượng thiêng liêng về Phật cứu độ chúng sinh, về luân hồi chuyển kiếp, về ở hiền gặp lành.
Ví dụ bố trí tượng thờ trong chính điện chùa Sắc Tứ Linh thứu- Tiền Giang
TLTK
Nguyễn Quảng Tuân-Huỳnh Lứa-Trần Hồng Liên. Những ngôi chùa ở Nam bộ. NXB TPHCM 1994.
Nguyễn Ðăng Duy. Phật giáo với văn hoá Việt Nam. NXB Hà Nội 1999.
nhànhlantím - October 11, 2004 08:25 AM (GMT)
Tượng thờ trong không gian kiến trúc Phật giáo Việt Nam.
Hệ thống tượng Phật (Phật là danh hiệu cho những ai đã thoát ly được sinh tử)
Bộ tam thế Phật : Tượng biểu trưng cho tất cả các chư Phật ở quá khứ, hiện tại và tương lai. Ba pho tượng bằng nhau, hình dáng như nhau, thường được tạo tác mang những quý tướng như gồ thịt ở đỉnh đầu, tóc xoắn ốc, ngực có chữ vạn.
Phật A Di Ðà : ( vô lượng quang Phật, vô lượng thọ Phật) Ðức Phật A Di Ðà là giáo chủ ở cõi Tây phương cực lạc, chủ trong việc tế độ chúng sinh.Tượng Ðức Phật A Di Đà cũng như tượng Phật nói chung mặt tròn, cằm vuông vức, đôi tai dài, ôm lấy mặt, đôi mắt khép thanh thản. Thường thấy trong tư thế toạ thiền hoặc thuyết pháp.
Thích Ca mầu ni Phật : Tượng thờ Đức Thích Ca thường có hai vị đệ tử của ngài là Anan và Cadiếp hai bên (còn gọi là bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh). Tượng này mô tả lúc đức Thích ca đã thành Phật, thường được tạc theo kiểu ngồi cầm hoa sen đưa lên, toạ thiền hoặc đang thuyết pháp.
Thích ca cửu long : Bức tượng mô tả đức Phật Thích ca đản sinh. Thường gặp dạng tượng đứa trẻ ở giữa, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, có 9 con rồng hiện ra phun nước cho Ngài tắm.
Tượng Tuyết Sơn : Bức tượng mô tả lúc đức Phật Thích Ca tu khổ hạnh trên núi tuyết 6 năm mà không tìm ra chân lý. Tượng được tạc mang hình dáng gầy gò, da bọc xương.
18 vị A la hán: Chùa Việt Nam thờ 18 vị A La Hán giống Trung Quốc và Tây Tạng, là những bậc tu đến không sinh không tử, đã loại bỏ được những phiền não cho mình. Các tượng A La Hán được tạc nhiều kiểu, nhiều dáng khác nhau, trông sống động, kích thước tương tự như người thực.
Hệ thống tượng Phật (Phật là danh hiệu cho những ai đã thoát ly được sinh tử)
Bộ tam thế Phật : Tượng biểu trưng cho tất cả các chư Phật ở quá khứ, hiện tại và tương lai. Ba pho tượng bằng nhau, hình dáng như nhau, thường được tạo tác mang những quý tướng như gồ thịt ở đỉnh đầu, tóc xoắn ốc, ngực có chữ vạn.
Phật A Di Ðà : ( vô lượng quang Phật, vô lượng thọ Phật) Ðức Phật A Di Ðà là giáo chủ ở cõi Tây phương cực lạc, chủ trong việc tế độ chúng sinh.Tượng Ðức Phật A Di Đà cũng như tượng Phật nói chung mặt tròn, cằm vuông vức, đôi tai dài, ôm lấy mặt, đôi mắt khép thanh thản. Thường thấy trong tư thế toạ thiền hoặc thuyết pháp.
Thích Ca mầu ni Phật : Tượng thờ Đức Thích Ca thường có hai vị đệ tử của ngài là Anan và Cadiếp hai bên (còn gọi là bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh). Tượng này mô tả lúc đức Thích ca đã thành Phật, thường được tạc theo kiểu ngồi cầm hoa sen đưa lên, toạ thiền hoặc đang thuyết pháp.
Thích ca cửu long : Bức tượng mô tả đức Phật Thích ca đản sinh. Thường gặp dạng tượng đứa trẻ ở giữa, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, có 9 con rồng hiện ra phun nước cho Ngài tắm.
Tượng Tuyết Sơn : Bức tượng mô tả lúc đức Phật Thích Ca tu khổ hạnh trên núi tuyết 6 năm mà không tìm ra chân lý. Tượng được tạc mang hình dáng gầy gò, da bọc xương.
18 vị A la hán: Chùa Việt Nam thờ 18 vị A La Hán giống Trung Quốc và Tây Tạng, là những bậc tu đến không sinh không tử, đã loại bỏ được những phiền não cho mình. Các tượng A La Hán được tạc nhiều kiểu, nhiều dáng khác nhau, trông sống động, kích thước tương tự như người thực.
nhànhlantím - October 11, 2004 08:26 AM (GMT)
Tượng Bồ tát : Bồ tát thường hiện diện ở các không gian khác nhau để hoá độ chúng sinh và hành luyện nhằm đạt được Phật quả.
Di Lặc Bồ Tát Ðức Di Lặc sẽ thay thế đức Phật Thích ca ở thế giới Sabà (thế giới loài người sinh sống), đức Di Lặc tuy chưa thành Phật nhưng lấy lòng từ bi mà phổ độ chúng sinh nên mọi người đều gọi ngài là Phật. Ðức Di Lặc được mô tả như một cụ già phúc hậu, to béo đang cười ngửa lưng về phía sau có vẻ không lo buồn gì cả. Ðức Di Lặc hợp với Pháp hoa lâm bồ tát và Ðại diệu tướng Bồ tát thành bộ Di Lặc tam tôn.
Văn Thù Bồ Tát : Ngài là vị Bồ tát hiểu rõ Phật tính và đủ ba đức là Pháp thân, bát nhã và giải thoát. Ngài biểu hiện cho sự anh minh về trí tuệ, tượng thờ ngài thường có dạng 5 búi tóc biểu thị cho 5 trí của nhà Phật, cưỡi trên sư tử xanh biểu thị sức mạnh của trí tuệ, tay cầm thanh gươm biểu thị cho 5 lợi hại của trí tuệ.
Phổ hiền Bồ Tát : Ngài là vị Bồ tát chủ về chân lý, về thiền định và tu hành của các vị Phật, ngài có những chân lý trị được những vô minh.Tượng ngài thường hay tạc tay cầm hoa sen, sắc mặt trắng, thanh kiếm sáng biểu thị cho chân lý sắc bén, trong sáng. Tượng thờ Ngài thường ngồi trên con voi trắng, biểu thị cho chân lý trong sáng, chắc chắn.
Ðại thế chí Bồ Tát 0 :Vị này cùng Quan thế âm giúp Phật A Di Đà để tế độ chúng sinh. Tượng Đức Ðại Thế chí thường được đặt ở bên tay trái của Ðức Phật A Di Đà trong bộ Di đà tam tôn. Dáng vẻ mang phong cách người phụ nữ, tay thường được tạc cầm quyển kinh biểu lộ cho sự thông tuệ.
Quán thế âm Bồ tát Là bậc Ðại Bồ Tát có lòng từ bi, cứu khổ cứu nạn chúng sinh. Tượng thờ có nhiều dạng hình hài khác nhau , ví dụ Quan Âm Nam Hải, Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Chuẩn Đề Quan Âm, Phật Bà Quan Âm, Quan Âm Tống Tử (Quan Âm Thị Kính). Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn thường có nhiều đầu, mắt và tay, tượng Quan Âm Chuẩn Đề thì có ba mắt, mười tám tay và mặc áo sắc trắng. Tượng Phật Bà Quan âm thường có hình tượng một người phụ nữ đẹp đứng hoặc ngồi trên toà sen, tay cầm lọ nước cam lộ và cành dương liễu, còn tượng Quan Âm Thị Kính thường ôm đứa trẻ trên tay. Nói chung , tượng Quan âm Việt Nam đều mang phong cách nữ.
Ðịa tạng Bồ tát : Là vị Bồ tát tính lặng, sâu xa mà kín đáo, ngài là Bồ tát đắc đạo nhưng vẫn ở lại địa ngục để cứu giúp chúng sinh ở đây. Có thể nói ngài là người cai quản, cứu độ chúng sinh ra khỏi địa ngục.Tượng Ðịa tạng Bồ tát thường có đầu tròn, một tay cầm bảo châu, một tay cầm gậy tích trượng. Có một số chùa tạc ngài ngồi xếp bằng tay cầm bảo châu.
Di Lặc Bồ Tát Ðức Di Lặc sẽ thay thế đức Phật Thích ca ở thế giới Sabà (thế giới loài người sinh sống), đức Di Lặc tuy chưa thành Phật nhưng lấy lòng từ bi mà phổ độ chúng sinh nên mọi người đều gọi ngài là Phật. Ðức Di Lặc được mô tả như một cụ già phúc hậu, to béo đang cười ngửa lưng về phía sau có vẻ không lo buồn gì cả. Ðức Di Lặc hợp với Pháp hoa lâm bồ tát và Ðại diệu tướng Bồ tát thành bộ Di Lặc tam tôn.
Văn Thù Bồ Tát : Ngài là vị Bồ tát hiểu rõ Phật tính và đủ ba đức là Pháp thân, bát nhã và giải thoát. Ngài biểu hiện cho sự anh minh về trí tuệ, tượng thờ ngài thường có dạng 5 búi tóc biểu thị cho 5 trí của nhà Phật, cưỡi trên sư tử xanh biểu thị sức mạnh của trí tuệ, tay cầm thanh gươm biểu thị cho 5 lợi hại của trí tuệ.
Phổ hiền Bồ Tát : Ngài là vị Bồ tát chủ về chân lý, về thiền định và tu hành của các vị Phật, ngài có những chân lý trị được những vô minh.Tượng ngài thường hay tạc tay cầm hoa sen, sắc mặt trắng, thanh kiếm sáng biểu thị cho chân lý sắc bén, trong sáng. Tượng thờ Ngài thường ngồi trên con voi trắng, biểu thị cho chân lý trong sáng, chắc chắn.
Ðại thế chí Bồ Tát 0 :Vị này cùng Quan thế âm giúp Phật A Di Đà để tế độ chúng sinh. Tượng Đức Ðại Thế chí thường được đặt ở bên tay trái của Ðức Phật A Di Đà trong bộ Di đà tam tôn. Dáng vẻ mang phong cách người phụ nữ, tay thường được tạc cầm quyển kinh biểu lộ cho sự thông tuệ.
Quán thế âm Bồ tát Là bậc Ðại Bồ Tát có lòng từ bi, cứu khổ cứu nạn chúng sinh. Tượng thờ có nhiều dạng hình hài khác nhau , ví dụ Quan Âm Nam Hải, Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Chuẩn Đề Quan Âm, Phật Bà Quan Âm, Quan Âm Tống Tử (Quan Âm Thị Kính). Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn thường có nhiều đầu, mắt và tay, tượng Quan Âm Chuẩn Đề thì có ba mắt, mười tám tay và mặc áo sắc trắng. Tượng Phật Bà Quan âm thường có hình tượng một người phụ nữ đẹp đứng hoặc ngồi trên toà sen, tay cầm lọ nước cam lộ và cành dương liễu, còn tượng Quan Âm Thị Kính thường ôm đứa trẻ trên tay. Nói chung , tượng Quan âm Việt Nam đều mang phong cách nữ.
Ðịa tạng Bồ tát : Là vị Bồ tát tính lặng, sâu xa mà kín đáo, ngài là Bồ tát đắc đạo nhưng vẫn ở lại địa ngục để cứu giúp chúng sinh ở đây. Có thể nói ngài là người cai quản, cứu độ chúng sinh ra khỏi địa ngục.Tượng Ðịa tạng Bồ tát thường có đầu tròn, một tay cầm bảo châu, một tay cầm gậy tích trượng. Có một số chùa tạc ngài ngồi xếp bằng tay cầm bảo châu.
nhànhlantím - October 11, 2004 08:26 AM (GMT)
Tượng các vị la hán, tôn giả, kim cương, thiên vương... : Các vị này thường hiện diện ở các không gian khác nhau để hoá độ chúng sinh và hành luyện nhằm đạt được Phật quả .Phạm Thiên, Ðế Thích : Hai vị thiên vương làm chủ thế giới Sa bà ( Sắc giới và dục giới) và hộ trì Ðức Thích Ca khi Ngài chưa thành Phật. Vị trí tượng thường đặt hai bên tượng Thích ca cửu long. Tượng được tạc mặc đồ long bào, ngồi trên ngai như vị hoàng đế.
Tượng Ananđà và Ca Diếp
Là hai đệ tử của đức Phật khi ngài còn trên dương thế. Vị trí tượng hai vị này thường đặt hai bên Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni .
Tượng Ananđà được diễn tả trong tư thế đứng, hai tay chắp trước ngực, mặc áo pháp. Tượng Ca diếp già hơn, gầy và hốc hác, ngài mặc áo nhà chùa và tay để khum trước ngực.
Hộ Pháp : Hai pho tượng Hộ Pháp khuyến thiện và trừng ác có sứ mạng về việc hộ trì Phật Pháp. Kích thước tượng thường cao lớn, mặc áo giáp, đội mũ trụ, tay cầm binh khí, hình dáng dữ tợn. Các tượng này được tạc trong thế đứng hoặc ngồi trên lưng lân.
Bát Bộ Kim cương : Các vị là Thần tướng trên trời nguyện đem thần lực để hộ trì Phật pháp. Hình dáng được tạc như thiên tướng, oai nghiêm mạnh mẽ.
Tứ Thiên vương và Tứ Bồ Tát : Biểu thị sự hộ thế Phật, hộ thế gian. Bốn vị thiên vương phân nhau cai quản 4 cõi ở núi Tudi. Tượng Tứ thiên vương thường thấy gồm 4 vị mặc áo vương phục. Tứ Bồ tát gồm Ái Bồ tát, tay cầm tên, Sách Bồ tát cầm dây, Ngữ Bồ tát cầm lưỡi, quyền Bồ tát, tay nắm chặt trước ngực.
Thập điện diêm vương Là mười vị Diêm Vương coi 10 điện dưới âm phủ. Thập điện Diêm vương để nhằm mục đích răn đe mọi hành vi gây nghiệp ác.Thông thường Thập điện Diêm vương hình mười ông mặc áo phán quan, đôi khi có chùa làm thành những động thập điện.
[B] Bồ đề đạt ma[B] : Ðức Ðạt Ma người ấn Ðộ, là sư tổ của Thiền tông Trung Hoa và được coi là sư tổ của Thiền tông.Tượng hoặc tranh vẽ thờ ngài mô tả một người tóc quăn, mũi cao, râu quai nón và thường được thờ trong nhà Tổ.
TLTK
Nhận xét
Đăng nhận xét