Chúng
ta thường thấy những lá cờ «thần» ngũ sắc và có hình dạng khác nhau vào
những dịp lễ hội dân gian ở Việt Nam nói riêng và cả ở các nơi khác
trong địa bàn cũ của Bách Việt ví dụ như ở đền Động Đình thờ vị thần mặt
đen liên hệ với Long Vương ở hồ Động Đình cũng có những là cờ loại này
(Hồ Động Đình 1). Ngoài lễ hội dân gian, cờ cổ truyền cũng dùng trong
các lễ hội liên hệ với truyền thuyết, cổ sử và lịch sử Việt như cờ của
Hùng Vương, Hai Bà Trưng, của vua Quang Trung…
Đây
là những lá cờ cổ truyền của Đại Tộc Việt. Dĩ nhiên cờ là biểu tượng
cho một nền văn hóa, một quốc gia, một dân tộc, một bộ tộc, một chi
tộc…phải mang những ý nghĩa biểu tượng nào đó. Ý nghĩa của cờ quốc gia
thường được diễn tả theo bản sắc, cốt lõi văn hóa của một dân tộc. Chắc
chắn đã có nhiều tác giả giải thích ý nghĩa những lá cờ truyền thống
này. Tuy hiê hầu hết thường dựa theo ngũ hành tương sinh. Nhưng hôm nay
tôi xin giải thích các lá cờ truyền thống tiêu biểu của Việt Nam theo
cốt lõi văn hóa Việt Nam dựa trên lưỡng hợp nòng nọc, âm dương Chim-Rắn,
Tiên-Rồng.
CỜ TRUYÊN THỐNG DƯỚI LĂNG KÍNH VŨ TRỤ GIÁO.
Kích Thước
Về
kích thước cờ truyền thống chia ra làm hai loại rõ rệt là cờ đại, lớn
và cờ tiểu, nhỏ. Cờ đại thường thấy dưới dạng cờ vuông coi như cờ tiêu
biểu chủ yếu của lễ hội.
Hình Dạng
Có
hai loại cờ truyền thống thường thấy là cờ hình vuông và cờ hình nọc
mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) trông như hình tam giác cân để nằm
ngang.
1. Cờ Vuông
Có hai loại cờ vuông: cờ vuông lớn gọi là cờ đại vuông và cờ vuông nhỏ gọi là cờ tiểu vuông.
Như đã nói ở trên, cờ đại vuông thường dùng làm cờ tiêu biểu chủ yếu được treo hay cắm ở nơi trọng tâm của lễ hội.
Cờ đại vuông (ảnh của tác giả).
2. Cờ nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói).
Đây là lọai cờ tiểu hay cờ nhỏ. Cờ cò hình nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói).
Cờ tiểu hình nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) (ảnh của tác giả).
Cờ tiểu cũng có loại hình vuông.
Cờ tiểu hình vuông (ảnh của tác giả).
Mầu Sắc
Cờ thường được làm với năm mầu. Ý nghĩa mầu sắc được gỉải thích theo ngũ hành của Trung Hoa:
-Mầu Kim
Mầu trắng là mầu hành Kim (mầu trong của khí gió).
-Mầu Mộc
Mầu lục (mầu xanh lá cây) là mầu hành Mộc
-Mầu Hỏa
Mầu
đỏ là mầu hành Hỏa, mầu của lửa. Mầu Hỏa dương, thái dương là mầu đỏ
lửa rực rỡ. Mầu đỏ âm, nữ là mầu hồng (quần hồng chỉ phái nữ).
-Mầu Thổ
Mầu vàng được cho là mầu hành Thổ (hoàng thổ).
-Mầu Thủy
Mầu
đen là mầu nước hành Thủy thái âm (mầu đen của nước vùng sâu không có
ánh sáng) và mầu xanh dương là mầu Thủy thái dương, mầu nước dương, có
ánh sáng, nước chuyển động, biển, sông.
Vì thế mầu đen trên cờ ngũ sắc phải hiểu theo thái âm, nữ hay âm thế, tang ma. Như đã thấy trong bài Hồ Động Đình Và Bách Việt,
cờ phướn ở đền Động Đình đều có tua viền mầu đen, viết chữ đen mầu âm của Long Vương, âm thế không có mầu đỏ là mầu dương.
Cờ phướn ở đền Động Đình đều có tua viền mầu đen, viết chữ đen mầu âm của Long Vương, không có mầu đỏ là mầu dương (ảnh của tác giả).
Mầu đen ở đền Động Đình liên hệ với mầu nước thái âm, âm thế.
Ở đền thờ Hai Bà Trưng đồ thờ thường có mầu đen và cờ phướn có tua viền đen. Theo Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sĩ : “Trong
đền thờ Hai Bà Trưng, phàm những đồ thờ tự đều sơn đen, tuyệt không có
sơn đỏ, dân địa phương ấy không dám mặc áo đỏ, những khi đến yết cáo, có
ai mặc áo đỏ đều cởi bỏ đi, không ai dám xúc phạm đến cấm lệ. Tục truyền rằng Trưng Vương chết về việc binh đao, nên kiêng sắc đỏ vì giống như máu”. Đây là cái nhìn mầu đen theo âm tang ma. Tác giả Phạm Hy Sơn trong bài Đính Chính Một Sử Liệu Sai Lầm Về Hai Bà Trưng
cho
rằng nhà phê bình sử Ngô Thời Sĩ đã sai lầm. Ông chứng minh là ở đền
Hai bà Trưng không phải mọi thứ đều có mầu đen cả mà còn có nhiều mầu
sắc khác nữa.
Bàn thờ Hai\Bà Trưng (Phạm Hy Sơn).
Bàn thờ có mầu sắc vàng kim của vua chúa.
Tuy
nhiên thật ta cũng thấy ở đền Hai Bà Trưng quả có nhiều mầu đen như
những tấm hoành phi, cái kiệu thờ có mầu đen, những lá cờ đại và cờ lệnh
ở đền có vành ngoài và tua “đuôi nheo” mầu đen.
Lá Cờ Đại, mỗi bề khoảng 5m có vành và tua mầu đen được kéo lên rất cao trước cửa đền mỗi khi có đại lễ kỷ niệm Hai Bà (Phạm Hy Sơn, http://www.congdongnguoiviet.fr).
Cờ lệnh có vành ngoài và tua mầu đen (Phạm Hy Sơn).
Tác
giả Phạm Hy Sơn đã vạch ra là có sai lầm về điểm cho là tất cả các vật ở
đền Hai Bà đều có mầu đen nhưng không giải thích tại sao những vật có
mầu đen có nghĩa gì khác với tang chế.
Ta
thấy rất rõ mầu đen ở đây có một khuôn mặt âm, nữ, nước. Hai Bà Trưng
phái nữ nên những vật trên có mầu đen. Điểm này thấy rõ qua lá cờ lệnh
của Hai Bà. Cờ lệnh là cờ lúc ra trận có nghĩa là lúc Hai Bà chưa chết,
nên vành đen và tua đen của cờ không thể nào mang ý nghĩa biểu tượng cho
tang ma, sự chết của Hai Bà.
Hiểu nhiên mầu đen của vành và viền tua cờ không phải là mầu tang ma, nhìn theo diện tang chế là hiểu theo nghĩa duy tục.
Xin
nhắc lại quan niệm ngũ hành của Trung Hoa khác với Bách Việt. Ngũ hành
Trung Hoa có 5 yếu tố Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Hành Kim tương ứng với Khí,
Gió biểu tượng bằng vòng tròn diễn tả bọc túi không gian. Tôi thấy điểm
này rất gượng ép là tại sao Khí ở dạng thể hơi lại được biểu tượng bằng
kim loại (vì thế kim loại còn được gọi là kim Khí). Đa phần kim loại là
chất rắn (ngoại trừ thủy ngân ở thể lỏng). Khí gió có mầu trong, trắng
trong khi kim loại có đủ mầu. Khí gió biểu tượng bằng bao, bọc, túi
không gian diễn tả bằng vòng tròn trong khi kim loại đâu có hình tròn…
Kim
biểu tượng cho khí gió rất là gò ép. Còn hành Mộc của Trung Hoa là một
yếu tố xuất hiện rất muộn. Cây, Mộc chỉ có ở cõi Đất thế gian. Cây chưa
có ở cõi tạo hóa tức cõi tạo sinh ra vũ trụ. Như thế hành Mộc cho thấy
quan niệm ngũ hành Trung Hoa rất muộn trong quá trình Vũ Trụ Tạo Sinh.
Bách Việt chỉ có tứ hành
và Cây Vũ Trụ. Tứ tượng sinh ra vũ trụ tam thế diễn tả bằng Cây Vũ Trụ.
Cây Vũ Trụ là thành quả của tứ tượng. Có ánh sáng (Hỏa), có đất (Thổ),
có nước (Thủy) và có khí gió (oxygen, Kim) mới nẩy nở ra cây Mộc (vũ
trụ). Quan niệm tứ hành và cây Tam Thế của Bách Việt rất thuần lý. Người
Trung Hoa lấy cây vũ trụ làm thành hành Mộc trong ngũ hành. Cũng
nên biết Vũ Trụ Tạo Sinh gồm tứ hành thường gọi là Bốn Nguyên Sinh Động
Lực Chính và Cây Vũ Trụ thấy trong tất cả các nền văn hóa khắp thế giới
ngoại trừ Trung Hoa và các nước bị ảnh hưởng Trung Hoa có ngũ hành. Và
theo khoa học ngày nay, trong di truyền học, DNA chỉ gồm có bốn yếu tố
CGAT sinh ra muôn sinh gọi là Four Letters of Life chứ không phải là năm
yếu tố, ngũ hành.
Vì
thế mầu ngũ sắc của cờ truyền thống Bách Việt cũng có thể nhìn theo Vũ
Trụ quan của Bách Việt không nhất thiết phải theo ngũ hành của Trung
Hoa. Chúng ta có thể dùng các mầu khác thích hợp với Đại Tộc Việt,
Người Mặt Trời thái dương ví dụ mầu tím đen, mầu hoàng hôn, mặt trời lặn
của Lạc Long Quân, mầu hồng mặt trời rạng đông nhật tảo của Âu Cơ… Mầu
lục có một khuôn mặt biểu tượng cho Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời
Sống) trong văn hóa Đại Tộc Việt. Ta có thể dùng bẩy mầu cầu vồng của
ánh sáng trắng thay vì chỉ có ngũ sắc.
Ý NGHĨA ĐÍCH THỰC CỦA CỜ TRUYỀN THỐNG BÁCH VIỆT.
Như
thế ta thấy cờ truyền thống Bách Việt làm theo ý nghĩa của Vũ Trụ giáo
ví dụ như cờ biểu tượng cho Hùng Vương, Hai Bà Trưng… không thể làm theo
ngũ hành. Do đó ta phải đi tìm những mẫu cờ đích thực của Đại Tộc Việt
dựa trên cốt lõi văn hóa Đại Tộc Việt là lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên-Rồng.
Mầu sắc
Ngày
nay sự sắp đặt năm mầu này lung tung tùy theo ý của ban tổ chức lễ hội
hay theo con mắt của người nghệ sĩ thiết kế không theo đúng lề lối mầu
sắc hay sắc mã (color code) theo cốt lõi văn hóa Việt tức theo Dịch lý
dựa trên lưỡng hợp nòng nọc, âm dương. Nhiều
khi mầu sắc và cách sắp đặt mầu sắc đối nghịch với chủ điểm của lễ hội.
Ví dụ lá cờ truyền thống rất lớn biểu tượng cho lễ hội kỷ niệm Ngàn Năm
Thăng Long vừa qua ở Hà Nội có hình vuông ở tâm mầu vàng và vành vuông
ngoài cùng có mầu xanh nước biển.
trên hồ Trúc Bạch… (vietnamplus.vn/Home/La-co-Ngu-sac-lon-nhat-mung-Ha-Noi-nghin-nam-tu… ).
Người
làm cờ giải thích là hình vuông ở tâm lá cờ có màu vàng có diện tích
là 10.1m2 là hành Thổ tượng trưng cho năm 1010 khi vua Lý Thái Tổ dời đô
về kinh thành Thăng Long. Vành ngoài màu xanh dương (hành Thủy) rộng
20,1m2 – tượng trưng cho năm 2010, đúng 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Về
kích thước thì 10.1m2 biểu tượng cho năm 1010 và 20.1m2 biểu tượng cho
2010 thì quá đúng rồi nhưng tôi thắc mắc là mầu vàng ở tâm biểu tượng
cho hành thổ Đất và vành ngoài biên mầu xanh dương biểu tượng cho hành
thủy thái dương Nước dương nghĩa là cờ mang ý nghĩa chính là Đất Nước có
liên hệ gì với Thăng Long Con Rồng Bay? Rồng có gốc là rắn là Nước Thủy
nhưng bay liên hệ với khí gió Kim.
Hình dạng
Cờ hình vuông
Tại sao cờ truyền thống chính của Việt Nam lại có hình vuông?
Hình vuông có nghĩa gì trong chữ viết nòng nọc vòng tròn-que?
Như
đã viết nhiều lần (Chữ Nòng Nọc, Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương
Đông Nam Á, Ý Nghĩa Đích Thực Của Bánh Dầy Bánh Chưng), hình vuông có
một khuôn mặt là dạng thái dương của nòng O như yoni vuông của Ấn giáo
là dạng thái dương của yoni tròn. Nói một cách dễ hiểu là hình vuông là
nòng O của ngành lửa, thái dương, mặt trời thái dương.
Như thế hình vuông mang trọn ý nghĩa của Vũ Trụ Tạo Sinh trong Vũ Trụ giáo ngành nòng thái dương. Cờ vuông cũng vậy.
.Hư Vô, Vô Cực
Cờ vuông có một khuôn mặt hàm chứa một ý nghĩa hư không, nòng O đã chuyển qua dạng thái dương của ngành thái dương.
.Trứng Vũ Trụ hay Thái Cực
Tương
tự với vòng tròn, hình vuông cũng hàm chứa ý nghĩa sinh tạo, tạo sinh
của Trứng Vũ Trụ, Thái Cực nhất là của ngành nòng âm thái dương ứng với
Thần Nông thái dương.
Chúng
ta có lá cờ quốc tổ Hùng Vương hình vuông vì văn hóa Việt nghiêng nhiều
về phía Thần Nông, Lạc Long Quân (như thấy rất rõ qua lá cờ vuông ở đền
hồ Động Đình liên hệ với Long Vương, ông ngoại Lạc Long Quân). Lá cờ
này có một khuôn mặt là bọc trứng sinh tạo, tạo hóa thái dương của Hùng
Vương mặt trời.
.Lưỡng Nghi
-Cực âm
Theo
duy âm, hình vuông có một khuôn mặt biểu tượng cho nòng, bộ phận sinh
dục nữ, âm, cực âm… như đã thấy qua yoni vuông của Ấn giáo.
Lá
cờ truyền thống hình vuông của Việt Nam có một khuôn mặt biểu tượng cho
cực âm, nữ… nhất là khi hình vuông ở tâm có mầu đen và có viền tua hình
gợn sóng nước. Lưu ý là cờ vuông biểu tượng cho cực âm này thường đi
cặp đôi với cờ có hình tam giác hình nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa,
răng sói) biểu tượng cho cực dương (xem dưới).
Cờ vuông âm tthái dương được dùng trong các lễ hội của các tộc thuộc ngành Thần Nông, Nước thái dương.
-Cực dương
Theo
duy dương, hình vuông có một khuôn mặt biểu tượng cho thái dương, lửa
của ngành âm. Cũng xin nhắc lại người Inca có mặt trời hình vuông (xem
Sự Tương Đồng Giữa Cổ Việt và Inca).
Lá
cờ truyến thống hình vuông của Việt Nam nếu có hình vuông ở tâm mầu đỏ
có một khuôn mặt biểu tượng cho cực dương của ngành âm (cần phân biệt
với nọc mũi tên [mũi mác, răng cưa, răng sói) của ngành dương]. Cờ biểu
tượng cho cực dương (lửa, mặt trời) phải có tua viền quanh hình lưỡi lửa
mầu đỏ.
Cờ vuông lửa thái dương được dùng trong các lễ hội của các tộc thuộc ngành Viêm Đế, Lửa thái dương.
. Tứ Tượng
Ta
đã biết hình vuông biểu tượng cho tứ phương, bốn hướng, cho tứ trụ, bốn
nguyên sinh động lực chính… ứng với tứ tượng. Hình vuông để đứng trên
một đỉnh biểu tượng cho Bồn Nguyên Sinh Động Lực Chính tức tứ tượng
chuyển động, sinh động ứng với từ hành (James Churchhard).
Lá
cờ truyến thống hình vuông của Việt Nam nếu có hình vuông ở tâm mầu đỏ
và bốn vành vuông bọc ngoài có bốn mầu của tứ tượng thì cờ có một khuôn
mặt biểu tượng cho tứ tượng ngành dương (tứ tượng dương). Nếu có hình
vuông ở tâm mầu đen (hay mầu xanh dương Nước dương) và bốn vành vuông
bọc ngoài có bốn mầu của tứ tượng thì cờ có một khuôn mặt biểu tượng cho
tứ tượng ngành âm (tứ tượng âm).
./Tượng đất
Như
đã nói ở bài Ý Nghĩa Đích Thực Của Bánh Dầy Báng Chưng, đất vuông là
đất ruộng đồng. Cờ có hình vuông là làm theo hình ảnh của đồng ruộng.
Theo duy âm là ruộng mẹ. Đồng có nghĩa là mẹ như việc đồng áng là việc mẹ cha (cổ ngữ Việt áng ná là cha mẹ); đồng bóng là bóng mẹ. Mã ngữ indong là mẹ.
Cờ
vuông là biểu tượng cho đất vuông ruộng đồng Âu Cơ thuộc ngành Nọc Lửa
Viêm Đế (vì Mẹ Tổ Âu Cơ có cốt lửa, thái dương nên mới có hình vuông,
dạng thái dương của vòng tròn).
Theo duy dương, vào thời phụ quyền cực đoan hình vuông đất dương đại diện cho đất âm nữ.
Cờ vuông biểu tượng cho tượng đất có hình vuông ở tâm mầu vàng hay nâu hay có viền tua vàng hoặc nâu.
Mầu
vàng là mầu thái dương âm của mầu đỏ vì thế mà mầu vàng được cho là mầu
đất âm thái dương hoàng thổ. Con mầu nâu là mầu thiếu dương đất dương.
Cờ vuông tượng đất được dùng trong các lễ hội của các tộc Đất Mẹ Tổ Âu Cơ, Kì Dương Vương.
./Tượng lửa
Như
đã nói ở trên hình vuông có một khuôn mặt lửa, thái dương. Lá cờ
truyền thống Việt Nam hình vuông biểu tượng cho tượng lửa, tộc Lửa Việt
có hình vuông ở tâm mầu đỏ hay cam hoặc tua viền lưỡi lửa hay viền hình
nọc mũi tên mầu đỏ ở ngoài cùng mang ý nghĩa thái dương, lửa.
Cờ vuông tượng lửa được dùng trong các lễ hội của các tộc lửa vũ trụ Đế Minh.
./Tượng Gió
Hình vuông có một khuôn mặt thiếu âm gió.
Cờ
truyền thống Việt Nam biểu tượng cho tượng gió có hình vuông ở tâm mầu
trắng hay viền tua hình gió cuộn chuyển động mầu trắng. Gió thế gian đội
lốt khí vũ trụ. Như đã nói ở trên hình vuông là dạng thái dương của bọc
Trứng Vũ Trụ Hùng Vương nên có một loại cờ truyền thống vuông biểu
tượng cho tượng gió là chuyện tất nhiên.
Cờ vuông tượng gió được dùng trong các lễ hội của các tộc gió của Hùng Vương thế gian Phong Châu.
./Tượng Nước
Như
đã nói ở trên nước thái âm có mầu đen và nước thái dương có mầu xanh
dương nước biển. Cờ biểu tượng cho Nước âm, nữ có hình vuồng ở tâm mầu
đen hay viền tua sóng nước mầu đen.
Cờ biểu tượng cho Nước dương có hình vuồng ở tâm mầu xanh dương hay viền tua sóng nước mầu xanh dương.
Cờ vuông tượng nước được dùng trong các lễ hội của các tộc nước, lễ hội nước của đại tộc Lạc Long Quân .
.Trục Thế Giới
Trụ vuông cũng được dùng làm biểu tượng cho Trục Thế Giới.
Cờ vuông coi như là thiết diện của trục thế giới, là ma phương 5/15.
Cờ vuông được dùng trong lễ hội dâng cúng lễ vật, thỉnh nguyện tới Tam Thế.
Ta
đã biết Trục Thế Giới là thân Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống)
nên nhiều khi có một khuôn mặt là Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống)
vì vậy hình vuông ở tâm cờ có thể cũng có mầu lục.
. Sinh tạo, tái sinh
Hình
vuông có một khuôn mặt Trứng Vũ Trụ, Thái Cực thái dương và cũng có
khuôn mặt bộ phận sinh dục nữ, yoni vuông hiển nhiên mang nghĩa sinh
tạo, về sau trong xã hội nông ghiệp được dùng trong các lễ hội cầu mùa,
gặt hái như cái bánh chưng (Ý Nghĩa Đích Thực Của Bánh Dầy Bánh Chưng).
Cờ hình mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói).
Cờ hình nọc mũi tên biểu tượng cho nọc, dương, lửa, bộ phận sinh dục nam.
Cờ
vuông đi đôi với cờ nọc mũi tên cho thấy rõ cờ vuông có một khuôn mặt
là âm thái dương trăm phần trăm. Hai lá cờ tiểu vuông và nọc mũi tên
mang ý nghĩa nòng nọc, âm dương thái dương biểu tượng cho lưỡng nghi
thái dương. Từ đây ta thấy rõ cờ vuông lớn có một khuôn mặt là thái cực
phân sinh ra hai cờ con là hai cờ nhỏ nòng nọc, âm dương thái dương ở
tầng lưỡng nghi ứng với bọc trứng vuông thái cực thái dương của Hùng
Vương thái dương, sinh ra hai ngành Lửa có cờ biểu nọc mũi tên và ngành
nước có cờ biểu là cờ nhỏ vuông.
Tua Cờ “Đuôi Nheo”
Tua
viền cờ thường hay gọi là đuôi nheo. Tên gọi này không chỉnh vì tua
viền cờ có nhiều dạng khác nhau không nhất thiết có hình đuôi cá nheo.
Viền tua cờ có thể có hình lưỡi lửa, hình nọc mũi tên, hình sóng nước,
hình gió cuộn.
Treo Cờ
Treo,
cắm cờ phải theo qui luật nòng nọc, âm dương. Cờ dương nọc mũi tên treo
hay cắm ở bên tay phải tức phía dương, phía bên có để trống và cờ vuông
nhỏ treo hay cắm ở phía tay trái tức phía âm, phía bên để cồng.
Lưu ý
.Theo
văn hóa Việt, bên phải là dương như thấy trên trống đồng nòng nọc, âm
dương các hình chim thú đểu chuyển động từ trái sang phải tức theo chiều
ngược với kim đồng hồ, theo chiều mặt trời.
.Thường
hay lẫn lộn phía phải hay trái là nhìn từ phía ngoài vào bàn thờ hay từ
trong ra. Nếu theo quan niệm theo nghĩa nội (cha, dương) thì ngành nội.
nọc, dương, cha nhìn từ trong ra và theo nghĩa ngoại (âm, mẹ) thì
ngành ngoại, nòng, âm, mẹ nhìn từ ngoài vào.
GIẢI THÍCH Ý NGHĨA MỘT LÁ CỜ CHÍNH THỐNG
Hiểu
rõ ý nghĩa rồi, ta thử giải nghĩa một lá cờ cổ truyền còn giữ được
chính thống để kiểm chứng lại xem có đúng hay không. Xin lấy lá cờ ở đền
thờ Hai Hà Trưng ở Đồng Nhân, Hà Nội ở trên làm ví dụ.
Cờ
đại ở tâm có hình vuông mầu đỏ là mầu Hỏa, mầu lửa, màu mặt trời. Bốn
góc ngoài có phụ đề thêm bốn ngọn lửa nói cho biết mầu đỏ là mầu lửa,
mặt trời.
Hai Bà Trưng quê ở Châu Phong dòng dõi vua Hùng mặt trời có thủ đô đóng ở Mê Linh. Như đã biết Mê Linh có gốc từ cổ ngữ Việt mơ linh, mơ lang, mling, mlang là tên gọi con chimcắt, chim Việt,
chim biểu của thần mặt trời Viêm Đế (xem Ý Nghĩa Ngày Lễ Hai Bà
Trưng). Bà Trưng dòng Hùng Vương, vua mặt trời thuộc ngành thần mặt
trời Viêm Đế nên mầu chủ yếu ở tâm cờ có mầu đỏ đúng trăm phần trăm.
Phần
còn lại của cờ có mầu trắng nổi trội, chế ngự. Mầu trắng là mầu trong
của Gió (Kim). Vành hình thoi cũng nói cho biết mầu trắng là mầu gió
(hình thoi là dạng chuyển động của hình vuông tức âm thái dương chuyển
động. Khôn có dương tính ‘động’ tức Khôn dương, thiếu âm IIO gió). Hai
Bà Trưng quê ở Châu Phong (Châu Gió) dòng Hùng Vương nên mầu trắng chủ
yếu của phần cờ còn lại liên hệ với khuôn mặt bầu trời gió của bọc trứng
Hùng Vương đúng trăm phần trăm.
Hai
vành vuông mầu hồng hiển nhiên biểu tượng cho mầu đỏ thái dương nữ ăn
khớp trăm phần trăm với khuôn mặt nữ dòng mặt trời thái dương và với
khuôn mặt nữ vương quần hồng.
Hai
vàng mầu xanh dương là mầu nước thái dương cho biết Hai Bà có một khuôn
mặt nữ thái dương hay thuộc ngành nươc dương Lạc Long Quân.
Vành
ngoài cùng với tua mầu đen như đã nói ở trên ở đây nghiêng về nghĩa
thái âm nữ nhiều hơn là nghĩa tang chế. Điểm này cũng thấy rõ những tua
viền cờ (đuôi nheo) ở đây có hình ngọn lửa mang ý nghĩa lửa âm, lửa nữ
chứ không có hình sóng nước biểu tượng cho cõi nước âm, tang ma.
Lá
cờ lệnh nhỏ ở tâm cũng có mầu hồng đỏ mang ý nghĩa lửa thái dương nữ,
nữ vương dòng mặt trời Hùng Vương. Vành mầu hồng to mang tính ngự trị có
nghĩa là lửa chiến tranh của nữ vương vì đây là cờ lệnh, cờ chiến. Mầu
trắng với nghĩa như trên. Vành hình thoi chuyển động cũng mang nghĩa gió
chuyển động như trên. Vành đen ngoài cùng với tua viền hình ngọn lửa
mang nghĩa như trên.
Đặc biệt cờ lệnh còn có một chuỗi hình ngữ nòng nọc ba thùy (tri-lobeb pattern) thái dương mang nghĩa nữ thái dương, nữ vương, thần tổ nữ, mẹ tổ nữ ngành mặt trời…
Hàng
hình ba thùy thái dương mang nghĩa âm, nữ thái dương, nữ vương… Hàng
hình thoi chuyển động mang nghĩa gió dương chuyển động.
Ở
chương Chữ Nòng Nọc trong Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông
Nam Á tôi đã viết rõ về hình thái ba thùy này. Ở đây chỉ xin nhắc lại sơ
qua.
Ba
nòng OOO (tức ba âm có một khuôn mặt là quẻ Khôn) dính lại và mở ra tạo
ra hình ba thùy có nhiều hình thái vẫn có gốc nghĩa là âm O thái âm OO,
mây, mưa (mưa là nước OO rơi từ trời, không gian O), Khôn, Mẹ Hư Không
Vũ Trụ, những đấng chí tôn nữ v.v .
Có hai loại hình ba thùy:
-/ Hình ba thùy âm:
Cả ba thùy đều thuôn tròn đầu còn mang âm tính, thái âm ngành nòng, thuần âm, Khôn, mây…
Hình ba thùy tròn đầu mang âm tính.
Hình mây ba thùy.
Hình ba thùy mang một ý thần tổ nữ, nữ vương, vua bà như thấy ở háng Phật bà:
Hình ba thùy ở háng tượng Phật Bà (ảnh của tác giả).
Và thấy ở trên vương miện của Bà Trưng:
Ở
đây nhìn theo thuần âm nên ba thùy tròn nếu nhìn theo nữ vương âm thái
dương thì thùy ở giữa có hình nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói)
tức hình ba thùy dương (xem dưới).
-/Hình ba thùy dương
Loại
này có thùy ở giữa nhọn đỉnh. Khi các hình ba thùy âm nam hóa, dương
hóa thì thùy giữa có hình nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) (vài
khi có thể coi đây là cái dấu nọc mũi nhọn > dương, thái dương). Có
tác giả gọi hình này là hình lá đề.
Hình ba thùy dương lá đề trên gốm Bát Tràng (Phan Huy Lê, hình XV).
Cây
đề ruột thịt với cây đa, cây si. Lá đề là lá đa có một nghĩa biểu tượng
cho bộ phận sinh dục nữ dòng lửa thái dương (Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa
Dân Việt). Nghĩa lá đề, lá đa này thấy rõ qua hình ba thùy âm, lá đa, lá
đề thái âm ở háng tượng Phật Bà ở trên.
Ở
đây trên lá cờ lệnh (liên hệ với lửa, chiến tranh) của Hai Bà Trưng
hình ba thùy ở dạng nữ lửa thái dương, nữ vương. Hàng hình thái ba thùy
dương trên cờ lệnh nói cho thấy rõ cờ của nữ vương dòng thái dương.
Hình thái ba thùy dương ở đây đúng trăm phần trăm.
Như
thế ta thấy rõ những lá cờ truyền thống ở đền Hai Bà Trưng còn mang ý
nghĩa từ mầu sắc cho tới các hình thái trang trí theo hình, chữ viết
nòng nọc vòng tròn-que trong Vũ Trụ giáo, theo cốt lõi lưỡng hợp
Chim-Rắn, Tiên-Rồng. Những lá cờ này với những mầu sắc êm dịu mang âm
tính. Ngày nay những lá cờ trong các lễ hội Hai Bà Trưng có những mầu
sắc lòe loẹt với ý nghĩa nhiều khi hoàn toàn sai lệch.
Qua
ví dụ điển hình này ta thấy cờ truyền thống Việt Nam phải làm đúng theo
cốt lõi văn hóa Đại Tộc Việt dựa trên lưỡng hợp nòng nọc, âm dương
Chim-Rắn, Tiên-Rồng. Bắt buộc. Bắt buộc. Và bắt buộc. Cờ biểu tượng cho truyền thuyết và lịch sử Việt mà hiểu và xếp đặt mầu sắc theo ngũ hành là sai.
Tóm Lược Những Ý Nghĩa Chính của Cờ truyền Thống Việt Nam.
. Cờ mang trọn vẹn ý nghĩa Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo.
-Cờ đại
Cờ
đại hình vuông mang nghĩa biểu tượng cho vũ trụ, tạo hóa ngành thái
dương có một khuôn mặt biểu tượng cho Tổ Hùng tạo hóa ngành mặt trời
thái dương và cho cả Hùng Vương thế gian, lịch sử bầu trời, Gió đội lốt
Tổ Hùng tạo hóa ngành nòng thái dương, Thần Nông thái dương.
-Cờ tiểu
Theo
nghĩa nguyên thủy nòng nọc, âm dương phát xuất từ bộ phận sinh dục nữ
nòng vòng tròn O và bộ phận sinh dục nam nọc chấm nguyên tạo hay nọc que
thì cờ vuông là nòng không gian âm thái dương và cờ nọc mũi tên (mũi
mác, răng cưa, răng sói) là nọc mặt trời thái dương. Cờ vuông nhỏ và cờ
nọc mũi tên nhỏ mang hình ảnh nòng nọc, âm dương biểu tượng cho hai
nhánh lửa nước của trăm Lang Hùng.
Như
vậy nguyên thủy phải hiểu hai loại cờ tiểu truyền thống có nguồn gốc
lưỡng hợp nòng nọc, âm dương, cốt lõi của văn hóa Việt Chim-Rắn,
Tiên-Rồng.
Chúng
ta có tên bốn châu ứng với Tứ Tượng là Châu Dương là Châu Mặt Trời, Lửa
ứng với Càn Đế Minh, Châu Kì Núi dương ứng với Li Kì Dương Vương, Châu
Hoan là Châu Nước ứng với Chấn Lạc Long Quân và Châu Phong gió ứng với
Hùng Vương mạng Đoài nên cờ của mỗi đại tộc có một mầu chủ yếu ứng với
tứ tượng.
Đề Nghị Sửa Đổi Cho Đúng
Trong tất cả các lễ hội của Đại Tộc Việt cần phải có ba loại cờ có kích thước khác nhau:
./Cờ
đại: trong bất cứ lễ hội nào cũng phải có lá cờ đại lớn nhất. Nếu là lễ
hội liên quan với truyền thuyết, lịch sử Đại Tộc Việt thì đây là cờ
liên bang của Bách Việt, của liên bang Văn Lang. Nếu là lể hội dân gian
liên quan với Tam Thế thì đây là cờ biểu tượng cho Vũ Trụ giáo.
Cờ này treo hay cắm ở chủ điểm của lễ hội.
./Cờ
trung: có kích thước vừa phải biểu tượng cho ngành, đại tộc, tộc hay
khuôn mặt chính của lễ hội dân gian nằm trong Vũ Trụ Tạo Sinh của buổi
lễ.
Cở này treo hay cắm dưới cờ đại.
./
Cờ tiểu: có kích thước nhỏ hình nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng
sói) và hình vuông nhỏ biểu tượng cho nòng nọc, âm dương, cho hai ngành
RắnThần Nông Chim Viêm Đế, hai nhánh Lửa Mẹ Tổ Âu Cơ và nhánh Nước Cha
Tổ Lạc Long Quân cắm hay treo hai bên.
-Mầu Sắc
Cờ Vũ Trụ giáo
Đây là cờ biểu của văn hóa Đại Tộc Việt.
Chúng
ta chỉ có tứ tượng, tứ hành và Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống)
không có ngũ hành. Người Trung Hoa cổ lấy Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây
Đời Sống) làm thành hành Mộc. Vì thế trên lá cờ biểu tượng cho Vũ Trụ
giáo, cho Tổ Đại Tộc Việt có cốt lõi văn hóa là Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ
giáo, hình vuông ở tâm cờ đại có mầu lục (xanh lá cây) chúng ta dùng
biểu tượng cho Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống).
Cờ Đại Tộc Việt
Cờ Đại Tộc Việt dòng Hùng Vương ngành Viêm Việt thần mặt trời Viêm Đế:
1.Màu đỏ
Hình
vuông ở tâm mầu đỏ. Mầu đỏ có hai khuôn mặt: một ở tầng lưỡng nghi là
cực dương thái dương, mặt trời thái dương của Đại Tộc Việt Người Mặt
Trời và hai là biểu tượng cho tượng Lửa ở tầng tứ tượng có một khuôn
mặt biểu tượng cho đại tộc Lửa dòng Đế Minh.
2. Mầu trắng
Kế
tiếp mầu đỏ là mầu trắng. Mầu trắng cũng có hai khuôn mặt: một ở tầng
lưỡng nghi là cực âm thái dương, không gian thái dương khí vũ trụ và hai
là biểu tượng cho tượng Gió ở tầng tứ tượng có một khuôn mặt biểu
tượng cho đại tộc Gió dòng Hùng Vương thế gian.
Hai
hình vuông mầu đỏ và mầu trắng này nhìn dưới dạng nhất thể là Trứng Vũ
Trụ, Thái Cực họ thái dương ứng với bọc trứng thái dương Hùng Lang. Nếu
nhìn dưới diện lưỡng nghi thì biểu tượng cho hai cực dương âm thái dương
ứng với hai ngành : nhánh 50 Lang Lửa, Núi thái dương theo Mẹ Tổ Âu Cơ
và nhánh 50 Lang Nước, Biển theo cha Lạc Long Quân.
3. Mầu vàng
Kế
tiếp nữa là vành vuông mầu vàng đất thái dương của đại tộc đất thái
dương dòng Kì Dương Vương (nếu muốn cũng có thể dùng mầu đà, nâu đỏ).
4. Mầu xanh nước biển
Tiếp theo là vành vuông mầu xanh nước biển biểu tượng cho nước thái dương của Đại Tộc Nước thái dương dòng Lạc Long Quân.
5. Mầu lục (xanh lá cây)
Mầu lục biểu tượng cho Tam Thế diển tả bằng Cây Tam Thế (Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống).
Lưu ý
.Trong
trường hợp là cờ biểu Vũ Trụ giáo thì vành vuông ở tâm có mầu lục. Kế
tiếp là những mầu còn lại ứng với tứ tượng (trong trường hợp này nước
có thể có dùng mầu đen nước thái âm).
.Trong
trường hợp các cờ đại dùng làm biểu tượng cho mỗi đại tộc ứng với tứ
tượng thì hình vuông ở tâm có mầu của đại tộc đó ví dụ Đại Tộc Nước thái
dương Lạc Long Quân thì hình vuông ở tâm có mầu xanh nước biển (hay
đen); Đại Tộc Đất thái dương có mầu vàng (hay đà); Đại Tộc Lửa có mầu đỏ
(hay cam), Đại Tộc Gió có mầu trắng (hay lam).
.Về phía các vị vua, thần tổ nữ phải dùng các mầu âm như mầu hồng, mầu đen…
.Tại
đền Hùng Vương phải có cờ đại biểu tượng cho Tổ Hùng Vương có kích
thước với diện tích bằng 18 đơn vị vuông hay cạnh có 18 đơn vị chiều dài
ứng với con số DNA của Hùng Vương. Hai cờ tiểu biểu tượng cho hai
ngành: cờ tiểu vuông biểu tượng cho ngành Lửa Mẹ Tổ Âu Cơ treo ở phía
tay trái (phía có để cồng) và cờ nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng
sói) biểu tượng cho ngành Lạc Long Quân treo ở phía tay phải (phía có để
trống) và bốn cờ vuông biểu tượng cho bốn đại tộc của bốn vị vua tổ Đế
Minh, Kì Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương ứng với tứ tượng treo
hay cắm ở bốn góc.
Để phân biệt, tôi đề nghị ở giữa cờ đại của Tổ Hùng tạo hóa nên thêm vào chữ chấm-vòng tròn (tức bọc trứng 100 Lang Hùng) trong chữ viết nòng nọc vòng tròn-que thay vì viết chữ Hán Hùng Vương.
Ta
cũng có thể dùng bẩy mầu ánh sáng trắng, mầu cầu vồng để diễn tả Hùng
Vương Mặt Trời rạng ngời của Đại Tộc Việt Người Mặt Trời.
. . . . . .
- Tua viền cờ
Tua
viền cờ có hình dạng khác nhau. Trong trường hợp mang nghĩa sinh tạo
như cờ biểu tượng cho Vũ Trụ giáo, Tổ Hùng Vương thì viền hình sóng
chuyển động dạng sin (sinusoid). Trường hợp là cờ biểu tượng cho mỗi
ngành mỗi tộc thì viền có hình ngọn lửa nhọn (lửa thái dương), gợn sóng
nước (nước thái dương), hình tháp (mũi tên, mũi mác, răng cưa, răng sói)
(đất thái dương, núi dương nhọn đỉnh) và hình gió cuộn (móc cong úp
xuống như hình diễn tả đuôi công) gió thái dương.
-Dải cờ
Có
thể dùng làm sắc mã (color code) để hễ thấy dải mầu nào là biết ngay cờ
là biểu tượng của liên bang Bách Việt, của ngành, đại tộc, tộc, chi
tộc, của Vũ Trụ giáo, của khôn mặt nào của Vũ Trụ Tạo Sinh…
-Treo Cờ
Cờ đại treo hay cằm ở tâm điểm lễ hội.
Cờ trung treo hay cắm dưới cờ đại.
Cở
tiểu dương thái dương nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) treo ở
phía tay phải tức phía dương, phía có để trống và cờ tiểu âm thái dương
hình vuông treo hay cắm ở phía trái, phía có để cồng hay chuông.
Cờ bốn đại tộc cắm ở bốn góc sân lễ hội ứng với tứ phương.
Kết Luận
Hiện
nay các cờ truyền thống làm với mầu sắc lung tung tùy theo giải thích
lệch lạc của địa phương, của từng nhóm tộc, làm tùy theo con mắt thẩm mỹ
của nghệ sĩ. Ta phải làm cờ truyền thống mang ý nghĩa trọn vẹn theo Vũ
Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo dựa trên lưỡng hợp nòng nọc, âm dương
Chim-Rắn, Tiên-Rồng, cốt lõi của văn hóa Đại Tộc Việt.
Nhận xét
Đăng nhận xét