Kiến trúc ấn tượng của các nhà thờ Thiên Chúa giáo

Nhà thờ cổ thường được xây theo hình chữ thập có tháp canh hoặc mái vòm lớn. Nhà thờ hiện đại được thiết kế tự do hơn và có tính ứng dụng cao để trong những dịp đặc biệt có thể trở thành địa điểm diễn ra những hoạt động văn hoá của cộng đồng.
Bốn tiêu chí chính để tạo nên một nhà thờ Thiên Chúa giáo là sự thống nhất về tổng thể, tạo ra không gian thiêng liêng, diện tích lớn, và không được thiết kế trái ngược với những giáo lý của Chúa.
Nhà thờ Las Lajas
1-62c52
Đây là một thánh đường nhỏ được xây dựng từ thời La Mã nằm ở phía nam thành phố Ipiales của tỉnh Narino, Colombia, bên cạnh hẻm núi và con sông Guaitara. Thánh đường được xây theo phong cách Gô-tíc năm 1949. Cái tên Laja là tên của một loại đá trầm tích phiến mỏng dưới đáy sông. Cảm hứng để thiết kế nên nhà thờ này đến từ sự kiện năm 1754 khi một người phụ nữ da đỏ tên là Maria Mueces và đứa con gái bị câm và điếc tên là Rosa của bà bị mắc kẹt trong cơn bão.
Cả hai đang tìm nơi trú ẩn cạnh nhà thờ thì bỗng nhiên cô bé Rosa nói rành mạch “người phụ nữ kia đang gọi con…” và cô bé chỉ về phía một hòn đá lớn sáng loà trong ánh chớp. Người ta đồn đó là Đức Mẹ Maria hiện về, sự kiện này đã khiến các thầy tu đổ về đây hành lễ. Đến nay hòn đá thiêng đó vẫn còn tồn tại. Nhà thờ được xây từ ngày 1/1/1916 đến ngày 20/8/1949 với số tiền quyên góp được từ các giáo dân. Nhà thờ cao 100 m so với đáy vực, mặt cầu cao 50 m nối nhà thờ với bờ kia của con đèo.
Nhà thờ Sagrada Familia
Kiến trúc ấn tượng của các nhà thờ Thiên Chúa giáo
Đây là nhà thờ được xây dựng từ thời La Mã tại thành phố Barcelona của Tây Ban Nha, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Catalan, Antoni Gaudi. Dù nhà thờ vẫn chưa được xây dựng hoàn thiện theo bản thiết kế đầy đủ của kiến trúc sư, nhưng nó vẫn được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới, và vào tháng 10/2010, nhà thờ đã được “tấn phong” là thánh đường dưới thời giáo hoàng Benedict XVI.
Gaudi đã dành trọn những năm cuối đời mình cho công trình kiến trúc này, sau khi ông mất, mới 1/4 bản thiết kế được thực hiện. Bởi việc xây dựng nhà thờ thường bị đình đốn do thiếu tiền và phải tiếp tục chờ đợi sự quyên góp từ các giáo dân, sau đó lại xảy ra cuộc nội chiến khiến đời sống của nhân dân điêu đứng nên mãi đến những năm 1950, việc xây dựng mới được tiếp tục triển khai. Đến năm 2010, quá trình xây dựng đã hoàn thành được một nửa nhưng những phần khó khăn nhất trong bản thiết kế vẫn nằm ở phía trước và dự kiến tới năm 2026 công trình mới hoàn thành để kỷ niệm tròn một thế kỷ năm mất của Gaudi.
Nhà thờ St. Basil
Kiến trúc ấn tượng của các nhà thờ Thiên Chúa giáo
Nhà thờ này tôn vinh thánh Basil, một vị thánh của các giáo dân Nga. Nhà thờ có một vị trí rất đẹp bên cạnh Quảng trường Đỏ. Đây là một trong những toà nhà cao nhất tại Moscow, được xây dựng từ năm 1555 tới năm 1561. Đứng từ xa, du khách đã có thể chiêm ngưỡng những mái vòm lung linh của nhà thờ.
Ý tưởng của những mái vòm này là những ngọn lửa lung linh và những chùm pháo hoa rực rỡ sắc màu in dấu trên nền trời, đây là một thiết kế tạo bạo thời bấy giờ bởi nó không mang đặc trưng của kiến trúc Nga nhưng sau sự xuất hiện của nhà thờ St. Basil, kiến trúc Nga đã bắt đầu chuyển mình theo xu hướng hiện đại.Nhà thờ này đã được chia đôi, mộ nửa làm nơi hành lễ cho các giáo dân và một nửa trở thành Bảo tàng lịch sử kể từ năm 1928. Năm 1990, UNESCo đã bình chọn đây là Di sản Văn hoá Thế giới.
Nhà thờ Hagia Sophia
Kiến trúc ấn tượng của các nhà thờ Thiên Chúa giáo
Giờ đây nhà thờ này đã được chính quyền Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ chuyển đổi mục đích sử dụng trở thành một viện bảo tang kể từ năm 1935.Nhà thờ nổi tiếng vì mái vòm khổng lồ và được coi là bước chuyển đáng kể trong kiến trúc của dân tộc. Đây là một trong những nhà thờ lớn nhất thế giới, bên cạnh nhà thờ Seville, và là nhà thờ cổ xưa hiếm có với niên đại hơn 1.000 năm. Quá trình xây dựng được tiến hành từ năm 532-537.
Nhà thờ St. Peter
Kiến trúc ấn tượng của các nhà thờ Thiên Chúa giáo
Nhà thờ được xây dựng theo phong cách Phục hưng, nằm tại Thánh đường Vatican. Thánh Peter được coi là một trong những vị thánh linh thiêng nhất của đạo Thiên Chúa vì vậy nhà thờ có một vị trí không nhỏ trong tâm tưởng của các tín đồ.Theo truyền thống về một toà thánh thờ một vị thánh có thật nào đó thì ngay dưới bàn thờ chính sẽ là hầm mộ chứa đựng hài cốt của vị thánh được vinh danh. Vì vậy, rất nhiều vị giáo hoàng trong lịch sử đã có những thời gian nhất định ở lại trong nhà thờ.
Nhà thờ Notre Dame
Kiến trúc ấn tượng của các nhà thờ Thiên Chúa giáo
Nhà thờ xây theo phong cách Gô-tíc từ thời La Mã, là một công trình kiến trúc xinh đẹp trong thành phố Paris của Pháp.Nhà thờ này mang ý nghĩa kiến trúc đối với phong cách Gô-tíc của Pháp và của Châu Âu thời kỳ đó, nó được coi là chuẩn mực. Bên trong nhà thờ là những bức tượng theo chủ nghĩa tự nhiên và những bức tranh bằng kính màu ca ngợi nét đẹp hình thể của con người. Quá trình xây dựng nhà thờ kéo dài từ năm 1163 đến những năm 1240.
Nhà thờ Hallgrimskirkja
Kiến trúc ấn tượng của các nhà thờ Thiên Chúa giáo
Đây là nhà thờ theo phong cách riêng của xứ Iceland. Hình dáng ấn tượng của nhà thờ được lấy cảm hứng từ địa hình đồi núi của đất nước này. Phải mất 38 năm mới xây dựng xong nhà thờ.Nhà thờ còn có một đài quan sát, từ đó du khách có thể nhìn ra những ngọn núi xung quanh. Bức tượng nhà thám hiểm Leif Eriksson nằm ngay phía trước nhà thờ là món quà của nước Mĩ tặng cho Iceland.
Nhà thờ Jubilee
Kiến trúc ấn tượng của các nhà thờ Thiên Chúa giáo
Nhà thờ nằm ở thành phố Rome của Ý với ý tưởng là chiếc vương miện nạm đá quý của các bậc đế vương.
Nhà thờ Notre Dame du Haut
Kiến trúc ấn tượng của các nhà thờ Thiên Chúa giáo
Nhà thờ được thiết kế với phong cách hiện đại với những khái niệm mới về kiến trúc. Được hoành thành năm 1954, điểm nhấn của toà nhà nằm ở phần mái với thiết kế lấy ý tưởng từ cánh máy bay.
Nhà thờ Crystal
Kiến trúc ấn tượng của các nhà thờ Thiên Chúa giáo
Nhà thờ này được hoàn tất năm 1981, có thể chứa 2.736 người một lúc. Xung quanh nhà thờ là khu vực vườn và thảm cỏ trải dài, nhấn mạnh sự giao hoà giữa công trình kiến trúc và con người với thiên nhiên - đặc trưng của lối kiến trúc đương đại.

Nhận xét