Vua chúa ở nhà rường. Hoàng thân quốc thích ở nhà rường.
Quan lại ở nhà rường. Người giàu ở nhà rường. Phật thánh ở nhà rường. Ma
quỉ cũng ở nhà rường. Ông bà tổ tiên ở nhà rường. Con cháu cũng ở nhà
rường. Nhà rường vẫn là đặc trương của kiến trúc, văn hóa Huế một thời
xưa cũ.
Nhà rường ở Huế
Chu Sơn
Huế
không chỉ có thành quách cung điện,
đình chùa, sông núi, Huế còn
có nhà rường.
Vua
chúa ở nhà rường. Hoàng thân
quốc thích ở nhà rường. Quan lại
ở nhà rường. Người giàu ở
nhà rường. Phật thánh ở nhà
rường. Ma quỉ cũng ở nhà rường.
Ông bà tổ tiên ở nhà rường.
Con cháu cũng ở nhà rường.
Nhà
rường vẫn là đặc trương
của kiến trúc, văn hóa Huế một
thời xưa cũ.
Nhà
rường vẫn lác đác tồn tại
đó đây trong nội thành, ngoại
thành và cả những làng mạc xa
xôi của Thừa Thiên Huế hôm nay.
Nhà
rường sẽ vững chãi đứng ở
cái nơi của nó đến bao giờ?
Bởi vì nhà rường là một
bộ phận không thể tách rời của
di sản lịch sử, văn hóa Huế.
Điện Cần Chánh
Nguồn ảnh: Phan Thanh Hải và www.tuyettran.de |
Nét
tài hoa của người thợ gốc Bắc
cộng với tâm hồn của núi Ngự,
sông Hương đã thổi vào những
khúc cây, mảnh gỗ vô tri một
linh hồn sâu thẳm, tinh tế, sinh động
khi ta nhìn nhà rường giữa một
bối cảnh mà nó là thành viên.
Nhà
rường còn có một đời sống
riêng vô cùng phong phú với những
vật dụng, những con người, những
lề thói tiêu biểu cho một trình
độ phát triển của một thời
kỳ văn minh nông nghiệp, phong kiến và
gia trưởng.
Ngoại
trừ ngói ở mái, gạch đá ở
nền móng, vách bao, toàn bộ các
bộ phận khác của nhà rường
đều bằng gỗ: cột, kèo, xuyên,
trếnh, đòn tay, rui mè bằng gỗ,
cửa bàn khóa, cửa hông, ngưỡng,
vách ngăn, liên ba, thành vọng, rầm
thượng, diềm… bằng gỗ. Bệ
thờ, sập, ngựa, ván, bàn ghế,
giường, tủ, tợ, kệ... bằng gỗ.
Cây
của một mé rừng, đôi khi không
đủ để làm một ngôi nhà
rường hoàn chỉnh. Ngôi nhà rường
hoàn chỉnh gồm cổng ngoài, cổng
trong, bình phong, nhà chính, tả vu, hữu
vu, nhà phụ, nhà bếp. Một ngôi
nhà rường đủ tiêu chuẩn phải
thượng chua, hạ mít hay thượng
kiền hạ gõ. Mít là mít vườn
cao tuổi ở những làng ven núi. Gõ
thì Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên nổi tiếng có vân đẹp.
Kiền kiền thì Bà Nà, Nam Đông
mới tốt. Gỗ làm nhà rường
lấy từ những cây có tên tuổi
và lấy đúng thời vụ, để
thật nguội (thật khô) hầu tránh
sâu mọt vênh tréo.
Nhà
rường có nhiều dạng. Nhà rường
một căn hai chái, nhà rường ba
căn hai chái, nhà rường năm căn
hai chái v…v.
Ở
Huế phổ biến nhà rường ba căn
hai chái. Dạng nhà rường này có
mặt bằng khoảng 7,5 x 11,5 mét, có
tám cột cái (cột hàng nhất) 16
cột lỡ (cột hạng nhì), 24 cột
con (cột hạng ba), 8 cột hiên (nếu hiên
là nhà vỏ cua tiền đường
thì nhiều cột hơn), tổng cộng 56
cột (không kể cột hiên bên, hiên
sau, và tiền đuờng). Nhà ba căn
hai chái có rầm thượng chạy suốt
ba căn. Ở nhà rường bao giờ căn
giữa (căn chủ) cũng có lòng căn
rộng hơn các căn bên, căn bên
rộng hơn căn chái.
Tất
cảc các chi tiết gỗ của nhà
rường được nối kết với
nhau bởi các ngàm, miệng (miệng cột,
miệng kèo), nêm, chốt. Ở nhà
rường tuyệt đối không dùng
đinh, óc vít, dây néo, hay bất
cứ một chi tiết kim loại nào. Cũng
không có sự nối kết kiên cố
nào giữa phần gỗ và nền móng.
Cột đặt trên các chân cột
bằng đá đẽo hình khối vuông
hay hình trái bí để chống ẩm,
mọt mối. Mái nhà rường thường
lợp bằng ngói liệt, ở nông thôn
nhiều nhà lợp bằng tranh. Móng nhà
rường được xây bằng đá
hộc, đá chẻ, vách đố hay
tường xây bằng gạch, nền bằng
đất nện, lát gạch đỏ, tráng
xi măng hay lát gạch ca rô ( tráng xi
măng hay lát ca rô ở thời sau này)
Nguồn ảnh : Báo Thừa Thiên
- Huế
Điều
đặc biệt ở nhà rường là
nghệ thuật tạo hình bằng chạm
khắc, khảm trên các đầu kèo,
đầu xuyên, trếnh, các dây liên
ba thành vọng, các dây đòn tay
truớc, trên các vách ngăn, trên
các hoành phi câu đối, sập gụ,
tủ thờ, khám thờ, các khung tranh
thờ.
Người
Huế thường nói: “Sống cái
nhà thác cái mồ”. Chữ sống
ở đây không bao hàm ý nghĩa
cư trú. Các hình tượng long lân
qui phụng, phúc lộc thọ, nhị thập
tứ hiếu, ngư tiều canh mục, tuyết
nguyệt phong hoa, tứ thời bát tiết,
bát tiên, thất thập nhị hiền,
các loại văn hoa được khắc
chạm trên nhiều vật thể, nhiều đồ
dùng trong ngôi nhà rường là
những khái niệm bao quát tư tưởng
triết lý, tôn giáo, đạo đức,
nghệ thuật chi phối mọi hoạt động,
sinh hoạt hàng ngày cũng như khát
vọng ngàn đời của những con người
là thành viên của gia đình, của
cộng đồng trần thế, của vũ
trụ và cả của thế giới tâm
linh.
Phần
chính, phần trang trọng nhất trong ngôi
nhà rường nhất thiết phải là
nơi thờ tự. Tổ tiên, ông bà,
cha mẹ và những người ruột thịt
khác đã chết vẫn tồn tại
nơi đây. Và người đàn
ông, đặc biệt là gia trưởng,
là nhân vật trung gian giữa người
chết và kẻ sống, ông ta đi lại,
đứng ngồi, ngủ nghỉ, sai phái,
điều hành công việc đại gia
đình, thờ cúng tổ tiên, tổ
chức các ngày kỵ chạp, gả cưới,
các lễ lạc với tư cách là
gia trưởng và đồng thời là
giáo trưởng. Người này ở
cạnh bàn thờ. Đôi khi ở trước
bàn thờ. Con trai cả ở
cạnh ông ta. Con trai thứ, út ở xa
hơn, phụ nữ, đàn bà con gái,
trẻ con thì ở căn chái sát lều
hay nhà phụ, tuyệt đối không được
nằm ngồi, đi đứng, nói cười
trước bàn thờ. Vâng lời, khép
nép, nhỏ nhẹ, lễ phép, dịu
dàng, chịu đựng là những đức
tính của những con người mà giá
trị mười bằng không trong khu nhà
rường một thời vang bóng.
Ngày
nay thì mọi chuyện đã khác.
Những người chủ đích thực
của các ngôi nhà rường đã
về với tổ tiên. Ở khu vực thờ
tự ông ta không còn là nhân vật
số một như khi còn tại thế. Ông
ta đã bị xuống cấp rồi. Và
người con trai cả mà ông ta đã
tập tành để kế nghiệp ông
ta cũng chẳng còn vai trò. Hầu hết
các ngôi nhà rường đã cũ
kỹ, dột nát, sụp đổ hư hao.
Tràng kỷ sập gụ, tủ chè, ngựa
gõ, đồ cổ, vật thờ để
mất mát, bán nhượng khá nhiều.
Vườn tược thì tiêu điều,
chia năm xẻ bảy, xây cất
lung tung. Những đứa con, đứa cháu
sinh ra và lớn lên trong và quanh ngôi
nhà rường đa phần tan tác tứ
phương như bầy chim trước những
cơn bão dữ tợn của cuộc bể
dâu.
Người
thủ từ hiện tại của ngôi nhà
rường nổi tiếng ở Long Thọ (nhà
cụ nghè Đường) là anh con trai
đời vợ thứ bảy của một ông
Nghè đã rất chật vật để
giữ gìn di sản của cha ông. Anh này
là một thầy giáo ở trường
đại học đồng thời là một
nhà nghiên cứu về các nghề
truyền thống ở Huế. Anh ta đã
trân trọng trìu mến ngôi nhà
cũng như hàng ngày phụng dưỡng
người mẹ già đã gần tròn
trăm tuổi.
Nguồn ảnh : Tạp chí
Huế Xưa
và Nay
|
Một
ngôi nhà rường khác của cụ
Thượng ở Lại Thế hiện do một
bà cháu gái trông coi và hương
khói. Ngôi nhà tương đối tồn
tại hoàn chỉnh, chỉ mất đi căn
nhà khách và các đồ khí
bảo quí giá.
Gần
nhà cụ Thượng là
một cái nền hoang trong khu vuờn xơ xác
vốn là tư dinh của một đại
thần một thời khét tiếng.
Một
phụ nữ gốc Huế, tuổi ngoài bốn
mươi, cháu nội của ông chủ
nhà rường vọng tộc, đã tâm
sự: Về lại Huế ư? Năm nào
cũng có về một hai bận. Không thể
không ngoái đầu lại được.
Nhưng về ở hẳn '' trong
khung cửa hẹp '' thì không. Các
con mình chúng cao, đi qua cửa phải
khom lưng, cúi đầu. Trong nhà thì
cột nhiều quá, tới, lui, qua, lại phải
chú ý coi chừng, không thì bưu
đầu bể trán. Chẳng những đụng
cột, đụng ngựa gõ, sập gụ,
tủ chè mà đụng cả quá
khứ, giáp mặt với quá nhiều
vong linh.
Một
người Huế khác, tuổi chưa lấy
gì làm cao, một tay chơi đồ cổ,
thì hùng hồn liếng thoắt :
'' Nhà rường ư? Tuyệt, tuyệt
lắm. Những thợ mộc, thợ chạm
khắc, khảm của ta thật tài tình.
Nhìn các hàng cột bóng láng,
các dây kèo xuyên, trếnh, liên
ba, thành vọng chạm khắc phượng
múa rồng bay, ta như sống lại một
thời huy hoàng. Nhà rường là cả
một thế giới sinh động mà sâu
thẳm, một thế giới mà những giá
trị truyền thống làm phong phú tâm
hồn chúng ta hôm nay... ''
Chỉ
trong vòng một năm, tôi đã gặp
tay chơi đồ cổ ở Huế ba lần.
Một lần anh ta mang ra khỏi Huế một căn
nhà rường với rất nhiều đồ
cổ. Anh ta nói : '' Bảo quản nhà
rường tại Huế quả thật quá
khó. Đa phần các gia đình còn
ở trong nhà rường ngày nay khó
khăn kinh tế, họ không có điều
kiện để gìn giữ, tôn tạo
ngôi nhà họ đang ở. Trách họ
không được. Tôi muốn bảo quản
nhà rường ở nơi tôi có điều
kiện... ''
Lời
của hai người gốc
Huế đều có phần hay ho của nó
'' Rằng hay thì thật là hay... ''
Nhận xét
Đăng nhận xét