Nhà sàn Mường là một di sản vật chất hiện hữu của mấy ngàn năm
lịch sử, thể hiện quá trình tiếp nối kiến trúc của người Việt cổ, để mô
phỏng, khai thác, thích ứng với tự nhiên, mà còn là một không gian tinh
thần chứa đựng những giá trị nhân sinh, tín ngưỡng, phong tục, tập quán
lâu đời của người Mường.
Giống như một số dân tộc khác nhà sàn của người Mường cũng có hướng đông hay hướng đông nam.Với nơi cư trú ở những sườn núi đá, các khe suối nhỏ; nếu bị những ngọn núi, dãy núi che chắn thì hướng nam của ngôi nhà là hướng về lòng thung lũng, khe suối. Ngôi nhà dựa lưng vào núi, tạo một thế rất vững vàng.
Kiến trúc truyền thống của nhà sàn Mường cơ bản dựa trên nguyên vật liệu như: gỗ, tre, nứa, lá, kết hợp với một chút đất đá. Khung nhà sàn được hình thành trên cơ sở các vì trung gian. Nhà có bốn mái dốc hình mu rùa. Mái được nâng đỡ bằng một bộ khung các vì kèo, được gá lỏng vào các vì cột bằng các ngoãm và dây buộc. Sàn nhà được làm ghép bằng gỗ hoặc bằng bương, tre.
Nhà sàn Mường được tái hiện đầy đủ tại Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường, với bốn ngôi nhà nguyên bản tiêu biểu cho kiến trúc nhà sàn Mường truyền thống, cũng là đại diện cho bốn loại hình sinh sống của bốn tầng lớp trong xã hội Mường cổ: Lang, Ậu, Noóc, Noóc trọi. Cùng với khu trưng bày hiện vật, sưu tập nhà sàn giúp người xem hình dung được hình ảnh bao quát về không gian cư trú, sinh hoạt và văn hóa của người Mường Hòa Bình.
Giống như một số dân tộc khác nhà sàn của người Mường cũng có hướng đông hay hướng đông nam.Với nơi cư trú ở những sườn núi đá, các khe suối nhỏ; nếu bị những ngọn núi, dãy núi che chắn thì hướng nam của ngôi nhà là hướng về lòng thung lũng, khe suối. Ngôi nhà dựa lưng vào núi, tạo một thế rất vững vàng.
Kiến trúc truyền thống của nhà sàn Mường cơ bản dựa trên nguyên vật liệu như: gỗ, tre, nứa, lá, kết hợp với một chút đất đá. Khung nhà sàn được hình thành trên cơ sở các vì trung gian. Nhà có bốn mái dốc hình mu rùa. Mái được nâng đỡ bằng một bộ khung các vì kèo, được gá lỏng vào các vì cột bằng các ngoãm và dây buộc. Sàn nhà được làm ghép bằng gỗ hoặc bằng bương, tre.
Nhà sàn Mường được tái hiện đầy đủ tại Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường, với bốn ngôi nhà nguyên bản tiêu biểu cho kiến trúc nhà sàn Mường truyền thống, cũng là đại diện cho bốn loại hình sinh sống của bốn tầng lớp trong xã hội Mường cổ: Lang, Ậu, Noóc, Noóc trọi. Cùng với khu trưng bày hiện vật, sưu tập nhà sàn giúp người xem hình dung được hình ảnh bao quát về không gian cư trú, sinh hoạt và văn hóa của người Mường Hòa Bình.
- Chiếc đu quay:
- Chiếc đó đánh cá :
- Uống nước rễ cây :
- Ăn cỗ lá giữa không gian Mường :
- Cồng chiêng:
- Đây là bếp chính trong 1 ngôi nhà của người Mường. Ở dân tộc Mường cái bếp là chỗ quan trọng nhất nên nhà giàu hay nghèo cũng đều có cả. Trong 1 ngôi nhà sàn, có đến …2 cái bếp. Một bếp chính để nấu ăn, họ làm giàn phía trên và chất đủ thứ từ ngô đến thịt, cá…cứ như cái tủ lạnh trong ngôi nhà hiện đại vậy. Vì thế khi vào bản mường chơi, khác thường đựơc đãi các món …xông khói rất ngon. Ngòai ra, trong nhà còn có 1 cái bếp nhỏ ngay cửa ra vào gọi là bếp khách, chỉ để đun nứơc pha trà tiếp khách thôi.
- Mình hơi lạ là trong nhà họ không có …thưng phòng dù là có mấy thế hệ cùng chung ở; Sáng ra mùng mền được xếp gọn 1 chỗ, tối thì …kéo Ri đô; Cả nhà Lang là quan đầu vùng Mường cũng thế ? Cái vụ này nghe chừng ông Lang, bà Lang …cũng chả sứơng đâu nhỉ. Hihi!
- Nhà Noóc, nó là nhà của tầng lớp… bình dân, đông đảo nhất trong xã hội người Mường. Không như ngi các dân tộc thiểu số khác, xã hội người Mường phân chia giai cấp cực kì rõ rệt.
- bàn thờ Thiên
- Nhà sàn người
Mường cơ bản dựa trên nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên như:
gỗ, tre, nứa, lá, kết hợp với một chút đất đá. Khung nhà
sàn được liên kết bởi các vì trung gian. Đây là loại vì bốn
cột: hai cột cái bên trong, đầu cột nối vào quá giang và đôi
đòn tay cái; hai cột cái bên ngoài khớp vào chân kèo, cả bốn
cột được liên kết với nhau bởi dầm. Nhà có 4 mái dốc hình mu
rùa vì theo truyền thuyết rùa thần trả ơn tha mạng của người
Mường nên đã dạy họ cách làm nhà “Bốn chân tôi là bốn cái
cột, hai vỉa sườn là hai mái nhà. Xương sống trên là đòn
nóc…”. Mái được nâng đỡ bằng các vì kèo. Sàn nhà thường
bằng gỗ hoặc tre, vừa để ở, đun nấu, gầm sàn cất giữ công
cụ lao động, nhốt gia súc, gia cầm. Cầu thang đặt ở đầu hồi
nhà, nối lên nhà ngoài, nơi đặt bàn thờ tổ tiên và tiếp
khách nam giới. Cầu thang phụ dành cho phụ nữ, nối lên gian
nhà trong, gần sân phơi và bếp. Khi xếp chỗ ngồi, quan Lang,
người cao tuổi, đàn ông trong gia đình luôn được ngồi phía nhà
trên.
Nướng chả que và chả lá bưởi phục vụ du khách
Đến với không gian văn hóa Mường, ngoài việc khám phá những nét văn hóa, kiến trúc, những công cụ sản xuất của người Mường thì du khách còn có dịp thưởng thức các món ăn đậm chất Mường ngay tại nơi đây. Về ẩm thực của người Mường cũng khá độc đáo. Trước đây, người Mường thường dựa vào trồng trọt, chăn nuôi và săn bắt hái lượm làm nguồn cung cấp thức ăn chính, trong đó lúa được xem là lương thực chủ lực bên cạnh ngô, khoai, sắn. Trong bữa ăn thường ngày của người Mường đều có cơm nếp. Cơm tẻ chỉ được ăn trong những dịp có khách quý, dành cho người già, phụ nữ thai nghén…Rau ăn hàng ngày thường được hái trong vườn nhà. Trong những ngày lễ, người Mường mổ lợn và chế biến thành 4 món chính: thịt luộc (gồm thủ lợn và một ít thịt luộc); lòng lợn (gồm tim gan, cật, ruột, dạ dày luộc); chả que (thịt sườn nướng); chả lá bưởi (sụn, xương mềm băm nhỏ bọc lá bưởi nướng); nước luộc thịt cho rau hoặc măng làm thành món canh. Trong những bữa tiệc của người Mường không thể thiếu được rượu cần.
Họa sỹ Vũ Đức Hiếu – Chủ nhân của Bảo tàng (ngồi giữa) đang giới thiệu về văn hóa ẩm thực của người Mường
Biểu diễn cồng phục vụ du khách - d
Nhận xét
Đăng nhận xét