Người Tày là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam, nhóm địa phương Pa dí, Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, thuộc hệ ngôn ngữ Thái-Kadai sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi thấp phía bắc Việt Nam. Người Tày trước đây hay được gọi là người Thổ (tuy nhiên tên gọi này hiện nay được dùng để chỉ một dân tộc khác, xem bài người Thổ). Người Tày có dân số đông thứ 2 ở Việt Nam sau dân tộc Kinh
Người Tày chủ yếu cư trú tại các tỉnh trung du và miền núi phía bắc (1.400.519 người)[2]. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, người Tày còn di cư tới một số tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk và Lâm Đồng.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày ở Việt Nam có dân số 1.626.392 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Tày cư trú tập trung tại các tỉnh: Lạng Sơn (259.532 người, chiếm 35,4% dân số toàn tỉnh và 31,5% tổng số người Tày tại Việt Nam), Cao Bằng (207.805 người, chiếm 41,0% dân số toàn tỉnh và 25,2% tổng số người Tày tại Việt Nam), Tuyên Quang (185.464 người, chiếm 25,6% dân số toàn tỉnh và 22,5% tổng số người Tày tại Việt Nam), Hà Giang (168.719 người, chiếm 23,3% dân số toàn tỉnh và 20,5% tổng số người Tày tại Việt Nam), Bắc Kạn (155.510 người, chiếm 52,9% dân số toàn tỉnh và 18,9% tổng số người Tày tại Việt Nam), Yên Bái (135.314 người, chiếm 18,3% dân số toàn tỉnh và 16,4% tổng số người Tày tại Việt Nam), Thái Nguyên (123.197 người, chiếm 11,0% dân số toàn tỉnh và 15,0% tổng số người Tày tại Việt Nam), Lào Cai (94.243 người), Đắk Lắk (51.285 người)[4]...Người Tày sống dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Họ trồng lúa, ngô, khoai lang, v.v...Bản của người Tày thường ở chân núi hay ven suối. Tên bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông. Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà. Bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ.Người Tày tày vận các bộ trang phục có màu chàm.Gia đình người Tày thường quí con trai hơn và có qui định rõ ràng trong quan hệ giữa các thành viên trong nhà. Vợ chồng yêu thương nhau, ít ly hôn. Đã từ lâu không còn tục ở rể.
Từ
đời này sang đời khác, ngôi nhà sàn gắn bó với bao thế hệ từ lúc được
sinh ra, lớn lên cho đến khi từ biệt cuộc sống để về với tổ tiên. Cho
nên, dù cuộc sống giờ đây đã khá hơn, nhân dân có điều kiện xây nhà mới,
song nhiều gia đình vẫn giữ lại những nếp nhà sàn như để giữ lại một
nét đẹp văn hóa truyền cho thế hệ sau.
Người Tày là một trong những cư dân bản địa, đã sớm có mặt và cư trú trên một địa bàn rất rộng ở vùng Việt Bắc, Đông Bắc Việt Nam. Huyện Nà Hang (Tuyên Quang) là một trong những địa bàn tập trung đông người Tày sinh sống, chiếm tới 57% dân số toàn huyện. Tuy vậy, do tập quán cư trú, người Tày ở đây cũng không tập trung thành những làng bản đông đúc mà thường quy tụ trên một địa bàn tương đối rộng, nhà nọ cách xa nhà kia. Nếu như ở một số địa phương khác người Tày đã dần chuyển sang sử dụng loại nhà đất hay nửa sàn nửa đất thì tới nay ở vùng Nà Hang (Tuyên Quang), do những điều kiện nhất định về tự nhiên, kinh tế, xã hội, còn bảo lưu được nhiều mẫu nhà sàn truyền thống.
Tập quán canh tác chủ yếu là trồng lúa nước, do vậy người Tày thường định cư ở những vùng thung lũng trước núi, gần sông, suối để tiện nguồn nước sinh hoạt và sản xuất, gần đồng ruộng để tiện chăm sóc cây trồng, đồng thời cũng không xa rừng để khai thác nguồn lâm sản. Ngoài việc chú ý đến sự tiện lợi cho sinh hoạt, những nghi lễ liên quan đến việc chọn đất làm nhà cũng hết sức được coi trọng. Công việc này thường được các thầy cúng đảm nhận bao gồm cả việc xác định hướng nhà và ngày giờ để dựng nhà cùng các nghi lễ liên quan để xin phép thổ công cho gia chủ được phép dựng nhà.
Nhà của người Tày ở Nà Hang thường là những ngôi nhà sàn độc lập, có khuôn viên bao bọc xung quanh bằng rào nứa đan thành phên buộc vào cọc tre hay dùng những đoạn nứa cắm sát vào nhau, cũng có nhà trồng một số loại cây, hoa làm hàng rào. Sát cạnh khuôn viên nhà lại có một mảnh vườn nhỏ trồng các loại rau xanh, bầu bí, cây gia vị, cây thuốc, cũng dùng nứa cây rào dậu cẩn thận để dùng để tránh gia súc, gia cầm trong nhà phá hoại; Nhiều nhà còn có ao thả cá, xung quanh nhà trồng các loại cây ăn quả như mận, hồng, lê, táo...
Gầm sàn mở ra không gian xung quanh, được sử dụng để buộc trâu bò, quây chuồng lợn, chuồng gà, chứa củi, đặt cối giã gạo, để quạt hòm, cối xay, cối giã, để cày bừa và các loại nông cụ, xe đạp, xe máy.
Nhà của người Tày ở Nà Hang có bố cục mặt bằng hình chữ nhật, hai đầu hồi còn được mở rộng, kéo dài thêm bằng những sàn phơi, sàn rửa. Diện tích trung bình 150 - 200m2, chiều cao trung bình 7 - 9m tính từ nền lên đến nóc. Phổ biến là loại nhà kiểu 4 gian 2 chái có chiều dài khoảng 18 - 20m, rộng khoảng 8 - 10m. Nhà có hai mái chính có độ dốc vừa phải, mái trước và mái sau bằng nhau hợp thành một hình tam giác cân, khác với kiểu nhà 7 hàng cột ở vùng Chiêm Hóa có mái sau dài hơn mái trước do có thêm một hàng cột ở phía sau. Phía hai đầu nhà còn có hai mái phụ để che mưa nắng cho phần hiên, cầu thang phía trước và phần sàn rửa, cầu thang phía sau. Hai mái phụ này không gặp nhau với mái chính ở bờ nóc mà được làm thấp hơn, ở phía dưới mái chính, những rui mè liên kết với nhau bằng cách buộc với một thân vầu, hay gỗ đặt cao hơn vị trí câu đầu của bộ vì nóc đầu tiên và cuối cùng một chút. Nhìn bên ngoài vẫn thấy đây là một ngôi nhà 4 mái cân xứng. Vật liệu lợp mái là lá cọ rất sẵn ở những rừng cọ trong vùng, cách lợp cũng như hầu hết ở các nơi khác: tách tàu lá cọ làm 2 mắc lên thanh mè, cứ mỗi hàng mè lại trở mặt xếp từ phải qua trái rồi đến từ trái qua phải. Do nguồn lá cọ tại địa phương sẵn có nên mái được lợp rất dày, bền chắc.
Kết cấu khung nhà sàn của người Tày ở Nà Hang tương đối thống nhất về tổng thể nhưng rất phong phú về chi tiết ở phần kết cấu vì nóc. Hầu hết là loại vì kèo 4 hàng cột, gồm 2 kèo, 2 cột cái, 2 cột quân. Cũng có loại nhà theo kiểu 6 hàng cột, thêm 2 hàng cột hiên. Các cột được liên kết với nhau bằng câu đầu, thanh ngang, các bộ vì liên kết với nhau bằng thanh xuyên dọc. Kết cấu vì nóc đơn giản nhất chỉ gồm một thân cột đỡ chỏm kèo đứng chân lên một thanh ngang liên kết hai đầu cột cái. Kết cấu phức tạp hơn được làm như kiểu vì nóc giá chiêng của người Việt: cột trốn đỡ chỏm kèo đứng chân trên một thanh ngang ngắn, thanh ngang này liên kết hai cột trốn khác đỡ kèo ở vị trí hoành mái hai bên lại đứng chân lên một thanh ngang dài liên kết hai cột cái. Kiểu kết cấu này khiến cho lòng nhà được mở rộng. Hai bộ vì ở hai đầu hồi nhà thường được đan phên che chắn hay bưng ván trổ thủng thành những hình hoa văn, những bộ vì trong nhà được để trống giữa các gian. Hệ thống cột này xuyên suốt từ mặt nền lên đến tận mái, các cột thường được kê trên những chân tảng bằng đá, chân tảng thường không có hình dạng nhất định mà phụ thuộc vào hình dáng của những tảng đá trong tự nhiên. ở Nà Hang hiện vẫn còn bảo lưu những nhà sàn có hệ thống cột được chôn xuống nền đất, nhiều cột bị ẩm, mục, đã đứt hẳn chân nên phải kê lại bằng đá tảng, bằng gỗ hay bất cứ vật liệu gì mà chủ nhà có thể kiếm được. Điều đó chứng minh những nhà sàn truyền thống trước kia có kiểu chân cột được chôn xuống đất, nhưng những ngôi nhà được dựng trong khoảng 20 - 30 năm trở lại đây đều có kiểu chân cột kê đá tảng nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ của các chân cột bằng các loại gỗ đang dần ngày một hiếm đi.
Nguyên liệu dùng để làm khung nhà thường là những loại gỗ sẵn có tại địa phương, phổ biến là gỗ trò, trâm, nghiến, có khi cũng dùng cả thân vầu, tre, diễn, gỗ cọ để làm những chi tiết phụ. Trước đây, khi dựng nhà, để làm bộ khung, đồng bào thường phải mất từ 1 đến 3 năm để đi tìm gỗ trên rừng, tìm được một cây gỗ ưng ý đốn xuống rồi cho trâu kéo về vứt ở ngoài trời mưa nắng, đến khi đủ gỗ dựng nhà thì những cây gỗ này cũng đã tương đối khô, những cây nào bị mối mọt thì bỏ luôn không dùng. Sau khi kiếm gần đủ nguyên liệu là đã có thể dựng nhà, nếu thiếu có thể vay mượn thêm của bà con trong bản. Nguyên liệu lá cọ lợp mái cũng thường được khai thác ở những rừng cọ gần nhà, ai làm nhà hay sửa nhà thì được ưu tiên khai thác lá cọ, người khác không được lấy.
Thợ dựng nhà của người Tày ở Nà Hang thường ở ngay trong bản và là những người biết kĩ thuật dựng nhà chứ không phải là thợ chuyên nghiệp, những người này bình thường vẫn làm công việc nông nghiệp khác, khi có người dựng nhà mới thì được mời đến và cũng được trả công để đảm nhiệm những công việc chủ yếu, còn lại các công việc khác do mọi người trong bản cùng đến giúp, ai biết việc gì thì giúp việc ấy, ngoài việc giúp công, bà con còn giúp nhau cả về nguyên liệu dựng nhà, tiền, gạo... Về kĩ thuật xây dựng, chủ yếu sử dụng các kĩ thuật đẽo, bào, đục mộng, chốt, buộc, néo... Theo tập quán, khi dựng nhà người ta xếp hết các vì liên kết theo hàng ngang các cột trước rồi mới dựng các bộ vì lên để chia thành gian, bộ vì xếp đầu tiên bao giờ cũng được dựng lên cuối cùng và bộ vì xếp cuối cùng (vì thứ 5) lại được dựng lên đầu tiên.
Nhà của người Tày ở Nà Hang cũng như ở một số nơi khác, có các mặt xung quanh được che bằng liếp hoặc bưng bằng ván. Trước đây chủ yếu là sử dụng nứa đan thành liếp, hoặc đầu tiên khi mới dựng nhà dùng liếp, ở một thời gian, khi có điều kiện mới thay dần các tấm liếp bằng ván gỗ. Tuy vậy, xung quanh nhà vẫn để rất nhiều cửa sổ bằng những tấm liếp được chống lên vào mùa hè và đóng lại khi trời lạnh, do vậy những ngôi nhà này thường rất sáng sủa, thoáng mát. Gần đây đồng bào ưa làm loại cửa sổ bằng ván gỗ hai cánh có ổ quay và then cài cũng bằng gỗ có thể đóng mở dễ dàng. Những cửa sổ này cũng được chắn bằng những loại chấn song đơn giản bằng những đoạn tre, vầu hay gỗ được đẽo gọt tạo thành hoa văn trang trí. Đầu hồi phía sau thường được bưng kín, chỉ có một cửa duy nhất đi ra phía cầu thang phụ. Trong nhà rất ít khi được ngăn thành các buồng nhỏ, nếu có cũng chỉ có khoảng 1 - 2 buồng dành cho con gái, con dâu.
Mặt sàn cách nền đất phía dưới khoảng trên dưới 2 m, nền đất thường được đầm kĩ. Sàn nhà được làm bằng các loại mai, vầu được đập dập, chẻ nhỏ lát theo chiều ngang nhà và khi hỏng đâu được sửa, thay đến đấy rất dễ dàng, nhanh chóng. Cũng giống như hệ thống vách tường bao quanh nhà, mặt sàn cũng được lát cả bằng ván gỗ theo chiều ngang nhà hoặc khi mới làm nhà thì lát theo kiểu trên, qua một thời gian gia chủ có điều kiện kinh tế thì dần được thay bằng ván gỗ.
Sàn phơi và sàn rửa cùng một mặt bằng với sàn nhà nhưng có tính chất như một công trình phụ gá vào với tòa nhà chính, hệ thống cột chống phía dưới sàn không có liên kết gì với nhà chính, thường được dùng những đoạn cây nhỏ dễ kiếm hay nguyên vật liệu thừa trong quá trình làm nhà, cách bố trí các cột cũng không theo quy luật nào, chỗ nào yếu thì chống thêm cột, phía dưới các sàn này không sử dụng để chứa gì. Thực tế sử dụng chỉ một thời gian dưới trời mưa nắng, hay thường xuyên bị dội nước, những sàn phơi, sàn rửa này thường nhanh chónh bị hỏng phải gia cố thêm hoặc làm mới.
Bố trí không gian sử dụng trong ngôi nhà của người Tày ở Nà Hang cũng có điểm khác biệt so với một số địa phương khác: Trước nhà đối diện với cầu thang thường là một máng nước bằng gỗ, thân vầu hoặc bằng đá dùng để dựng nước rửa chân trước khi lên nhà. Cầu thang lên nhà bằng gỗ thường gồm 9 bậc, có một số ít nhà làm 7 bậc, không có tay vịn. Lên hết cầu thang tới một hiên rộng nhìn ra phía trước nhà. Toàn bộ phần này nằm ở phía dưới mái phụ phía đầu hồi để tránh mưa nắng. Qua hiên vào cửa chính của nhà ở phía đầu hồi phía trước, cánh cửa thường được làm bằng liếp hay gỗ tấm có hai cánh. Gian thứ nhất là gian khách, khách đến chơi nhà hoặc ngủ lại chỉ có thể ở phần không gian này. Gian thứ hai có đặt bàn thờ tổ tiên trên gác xép (phần không gian sát mái đua ra), phía dưới hai bên đều có kê sập, bếp giành cho khách có thể ở ngay gian thứ nhất hoặc gian thứ hai. Bàn thờ bao giờ cũng đặt ở phía đối diện chéo góc với cửa chính ra vào, nếu cửa ở bên trái thì bàn thờ ở bên phải gian thứ hai và ngược lại, cách bài trí bàn thờ cũng khá đơn giản chỉ gồm: bát hương, đèn, đĩa đựng hoa quả, chai rượu. Ông chủ nhà nếu lớn tuổi cũng thường ở gian thứ hai này ngay phía dưới bàn thờ để tiện hương khói, tiếp khách. Gian thứ 3 thường có một đố ngăn cách với gian thứ hai là nơi dành cho chủ nhà hoặc vợ chủ nhà, cũng ở gian này giữa nhà là bếp của gia đình, chạn bát, phía sau nhà ở gian này có thể mở thêm ra một sàn rửa để rửa bát đũa, đồ ăn. Phía trên bếp gia đình có gác bếp hai tầng dùng để xông khói một số loại thực phẩm hoặc những đồ đan lát nhằm mục đích bảo quản, gác bếp được treo lên bằng những đoạn tre gác giữa các vì kèo. Gian thứ tư là nơi dành cho các con, cũng có gia đình sử dụng 1 bên để lương thực, chạn bát hoặc nơi rửa bát. Đầu hồi phía sau thường là một chái có cửa mở ra cầu thang phụ, sàn rửa, nơi rửa ráy, tắm giặt, nơi đại tiểu tiện xuống chuồng lợn phía dưới. Có gia đình dùng không gian ở phần chái này làm bếp để tiện việc rửa ráy, nấu nướng, chăm sóc lợn gà.
Những nghi lễ liên quan đến quá trình dựng nhà của người Tày ở Nà Hang, ngoài việc xem hướng, xem ngày giờ, như đã nói, quan trọng nhất khi bắt đầu tiến hành dựng nhà phải có nghi thức xin một lá bùa trấn trạch (gọi là "Biên"). Bùa này là một tấm vải đỏ kích thước khoảng 30 - 40cm do các thầy cúng sau những nghi lễ viết, trên đó dùng chữ Hán: Sắc lệnh, Khương Thái Công tại thử ... niên ... nguyệt ... nhật, có nơi ghi thêm chữ Phúc như Đông Hải, thọ tỉ Nam Sơn, lễ để xin lá bùa này dứt khoát phải có 12 chiếc bánh dày, thịt lợn. Khi dựng vì kèo lên thì lấy bùa dán lên câu đầu để cho ngôi nhà có sinh khí và vững bền. Sau khi nhà đã dựng xong cũng phải có những nghi lễ thì mới được phép ở, hôm về nhà mới, người chồng đi trước tay cầm một bó đuốc để xua đuổi tà ma, vợ tay cầm chạc trâu, gánh vài cum lúa và một ống nứa đựng nước. Khi vào nhà hai vợ chồng khấn thổ công, thổ thần xin cho được tạm trú. Lúc đó trong nhà đã có một vị già làng, trưởng bản đứng đợi sẵn lên tiếng trả lời đồng ý cho vào ở (giả làm tiếng thổ thần).
Nà Hang (Tuyên Quang) là một trong số ít nơi còn bảo lưu được những nét độc đáo trong kiến trúc nhà ở truyền thống của người Tày, thể hiện qua kết cấu, kỹ thuật, nguyên vật liệu cũng như mặt bằng, bố trí nội, ngoại thất. Những di sản kiến trúc này nằm trong một tổng thể những yếu tố về điều kiện tự nhiên, môi trường và những sinh hoạt vật chất cũng như văn hóa tinh thần. Điều đó tạo nên những nét đặc sắc của văn hóa tộc người.
Nhưng cũng như nhiều địa phương khác, di sản kiến trúc ở đây cũng đang chịu ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ từ nhiều phía: nguồn nguyên, vật liệu đang cạn kiệt dần, cảnh quan môi trường tự nhiên và văn hóa thay đổi, đặc biệt dự án thủy điện Nà Hang đang được tiến hành sẽ làm ngập một vùng rộng trong đó có những ngôi nhà sàn này. Trong đó cũng phải kể đến cả tâm lý của một bộ phận lớp người trẻ tuổi, có xu hướng không thích ở trong những ngôi nhà sàn truyền thống, mà chuyển sang ở nhà đất, nhà xây. Do vậy, di sản kiến trúc này cũng đang đứng trước những nguy cơ, thách thức, cần có những giải pháp bảo tồn, phát huy.
Người Tày chủ yếu cư trú tại các tỉnh trung du và miền núi phía bắc (1.400.519 người)[2]. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, người Tày còn di cư tới một số tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk và Lâm Đồng.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày ở Việt Nam có dân số 1.626.392 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Tày cư trú tập trung tại các tỉnh: Lạng Sơn (259.532 người, chiếm 35,4% dân số toàn tỉnh và 31,5% tổng số người Tày tại Việt Nam), Cao Bằng (207.805 người, chiếm 41,0% dân số toàn tỉnh và 25,2% tổng số người Tày tại Việt Nam), Tuyên Quang (185.464 người, chiếm 25,6% dân số toàn tỉnh và 22,5% tổng số người Tày tại Việt Nam), Hà Giang (168.719 người, chiếm 23,3% dân số toàn tỉnh và 20,5% tổng số người Tày tại Việt Nam), Bắc Kạn (155.510 người, chiếm 52,9% dân số toàn tỉnh và 18,9% tổng số người Tày tại Việt Nam), Yên Bái (135.314 người, chiếm 18,3% dân số toàn tỉnh và 16,4% tổng số người Tày tại Việt Nam), Thái Nguyên (123.197 người, chiếm 11,0% dân số toàn tỉnh và 15,0% tổng số người Tày tại Việt Nam), Lào Cai (94.243 người), Đắk Lắk (51.285 người)[4]...Người Tày sống dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Họ trồng lúa, ngô, khoai lang, v.v...Bản của người Tày thường ở chân núi hay ven suối. Tên bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông. Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà. Bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ.Người Tày tày vận các bộ trang phục có màu chàm.Gia đình người Tày thường quí con trai hơn và có qui định rõ ràng trong quan hệ giữa các thành viên trong nhà. Vợ chồng yêu thương nhau, ít ly hôn. Đã từ lâu không còn tục ở rể.
Từ
đời này sang đời khác, nhà sàn gắn bó với bao thế hệ của đồng bào Tày ở
Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, Lào Cai. Dù cuộc sống giờ đã khá hơn, nhiều
người có điều kiện xây nhà mới, song nhiều gia đình vẫn giữ lại những
nếp nhà sàn, như để giữ một nét đẹp văn hóa truyền cho các thế hệ mai
sau.
Trong
hơn 200 ngôi nhà sàn quần tụ dưới thung lũng, ngôi nhà sàn có tuổi đời
gần 50 năm của gia đình ông Ma Văn Nhung ở bản Hón được coi là một trong
những ngôi nhà sản cổ nhất của xã. Trải qua bao nhiêu năm, ngôi nhà vẫn
giữ nguyên được nét truyền thống, trên cửa ra vào có dán tấm giấy đỏ
với ý nghĩa ngăn chặn tà ma, kẻ xấu vào nhà.
Đồng
bào Tày Nghĩa Đô thường đặt bếp lửa trong nhà sàn, ngoài đun nấu thức
ăn những ngày đông giá rét, bếp lửa có tác dụng sưởi ấm và trở thành nơi
quây quần của cả gia đình sau mỗi bữa cơm. Với những gia đình trưởng họ
thì nhà sàn chính là nơi bà con trong dòng tộc gặp gỡ hội họp, tuyên
truyền cho mọi người thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, xây dựng các quy ước cho dòng họ mình.
Theo
nghệ nhân Ma Thanh Sợi, người chuyên nghiên cứu văn hóa dân gian Nghĩa
Đô, thì nhà sàn của đồng bào Tày - Nghĩa Đô phần lớn là nhà hai mái, sàn
ghép dát hoặc ván gỗ. Việc dựng ngôi nhà sàn cần rất nhiều công phu. Để
chuần bị đủ nguyên liệu: Cột, ván, sàn, cọ... người ta phải vào rừng
sâu, lên núi cao để kiếm tìm loại gỗ tốt lâu năm. Thời gian lo nguyên
liệu có thể vài ba tháng nhưng cũng khi tới cả vài năm. Nhà sàn có diện
tích sử dụng rất lớn, chia thành các gian và mỗi gian đều có chức năng
riêng: Gian giữa dùng làm bàn thờ, để cầu nguyện ông bà tổ tiên phù hộ
cho gia đình an lành, ấm no và hạnh phúc. Còn các gian phụ được dùng để
sinh hoạt, để đồ đạc…
Nét
độc đáo trong kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày - Nghĩa Đô trước hết thể
hiện ở những kiểu nhà. Hiện nay kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày nơi đây có
4 kiểu: Nhà Lều - là loại nhà có kết cấu đơn giản và sơ khai nhất của
người Tày; nhà Quan ma là loại nhà sàn thường có 4 gian với đặc điểm cột
được chôn sâu xuống đât, được biến thể từ kiểu nhà lều nhằm bảo vệ con
người và vật nuôi khỏi thú dữ; nhà Cai tư là kiểu nhà biến thể tiếp của
nhà Quan ma với đặc điểm thường có 5 gian (3 gian chính và 2 gian trái),
cột nhà được kê bằng đá tảng; nhà Con thong là loại nhà phổ biến nhất
hiện nay. Ngôi nhà Con thong có tính năng vượt trội so với các kiểu nhà
trước đó là không phải dùng nhiều cột gỗ to mà chỉ dùng 8 cột chính và
16 cột quân, diện tích sử dụng nhà rộng rãi hơn nhà Cai tư rất nhiều. Về
kiểu dáng thì nhà Con thong cơ bản vẫn giống như nhà Cai tư, nhưng có
thêm một hành lang chạy dọc theo sàn nhà, làm cho ngôi nhà bên cạnh sự
vững chãi vẫn có vóc dáng mềm mại, có tính thẩm mỹ cao.
Mái nhà sàn từ bao đời nay là biểu tượng truyền thống của người Tày ở Nghĩa Đô.
|
Cầu
thang lên nhà sàn làm bằng gỗ và thường có 9 bậc, mỗi bậc tượng trưng
cho một vía của người phụ nữ Tày. Khi đón khách quý, chủ nhà phải xuống
tận chân cầu thang chào mời khách lên nhà, khi khách lên cầu thang chủ
nhà cũng phải đi sau để bảo vệ và hướng dẫn cho khách.
Nghệ
thuật bài trí trong nhà sàn cũng mang nhiều nét đặc trưng riêng của văn
hóa Tày - Nghĩa Đô. Nhà sàn người Tày thường đặt 3 bếp: Một bếp đặt ở
gian chính giữa ngôi nhà, đây là bếp chính dùng để tiếp khách và là nơi
giữ lửa cho tất cả các bếp khác cũng như sưởi ấm cho cả gia đình, Bếp
thứ hai được đặt cạnh giường của người già với mục đích giữ ấm trong mùa
đông. Bếp cuối cùng dùng để chế biến thức ăn, bếp này thường được dựng ở
một gian riêng. Bên cạnh đó, người Tày cũng thờ ma bếp ở ngay góc bếp
hoặc cắm ống nhang vào bức vách thẳng khuôn bếp nhưng về vách phía sau
gọi là “sỏi lội”.
Trong
ngôi nhà sàn, từ cách bố trí không gian thờ cúng tổ tiên, nơi tiếp
khách, bếp núc cho tới buồng ngủ của mỗi thành viên trong gia đình đều
thể hiện rõ phong tục, tập quán, nền nếp của đồng bào Tày. Ông Nguyễn
Văn Quay, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đô cho biết: “Hiện Nghĩa Đô vẫn giữ
được những căn nhà sàn truyền thống. Xã đang quy hoạch và phát triển du
lịch bản làng nhờ vào văn hóa nhà sàn”.
Người Tày là một trong những cư dân bản địa, đã sớm có mặt và cư trú trên một địa bàn rất rộng ở vùng Việt Bắc, Đông Bắc Việt Nam. Huyện Nà Hang (Tuyên Quang) là một trong những địa bàn tập trung đông người Tày sinh sống, chiếm tới 57% dân số toàn huyện. Tuy vậy, do tập quán cư trú, người Tày ở đây cũng không tập trung thành những làng bản đông đúc mà thường quy tụ trên một địa bàn tương đối rộng, nhà nọ cách xa nhà kia. Nếu như ở một số địa phương khác người Tày đã dần chuyển sang sử dụng loại nhà đất hay nửa sàn nửa đất thì tới nay ở vùng Nà Hang (Tuyên Quang), do những điều kiện nhất định về tự nhiên, kinh tế, xã hội, còn bảo lưu được nhiều mẫu nhà sàn truyền thống.
Tập quán canh tác chủ yếu là trồng lúa nước, do vậy người Tày thường định cư ở những vùng thung lũng trước núi, gần sông, suối để tiện nguồn nước sinh hoạt và sản xuất, gần đồng ruộng để tiện chăm sóc cây trồng, đồng thời cũng không xa rừng để khai thác nguồn lâm sản. Ngoài việc chú ý đến sự tiện lợi cho sinh hoạt, những nghi lễ liên quan đến việc chọn đất làm nhà cũng hết sức được coi trọng. Công việc này thường được các thầy cúng đảm nhận bao gồm cả việc xác định hướng nhà và ngày giờ để dựng nhà cùng các nghi lễ liên quan để xin phép thổ công cho gia chủ được phép dựng nhà.
Nhà của người Tày ở Nà Hang thường là những ngôi nhà sàn độc lập, có khuôn viên bao bọc xung quanh bằng rào nứa đan thành phên buộc vào cọc tre hay dùng những đoạn nứa cắm sát vào nhau, cũng có nhà trồng một số loại cây, hoa làm hàng rào. Sát cạnh khuôn viên nhà lại có một mảnh vườn nhỏ trồng các loại rau xanh, bầu bí, cây gia vị, cây thuốc, cũng dùng nứa cây rào dậu cẩn thận để dùng để tránh gia súc, gia cầm trong nhà phá hoại; Nhiều nhà còn có ao thả cá, xung quanh nhà trồng các loại cây ăn quả như mận, hồng, lê, táo...
Gầm sàn mở ra không gian xung quanh, được sử dụng để buộc trâu bò, quây chuồng lợn, chuồng gà, chứa củi, đặt cối giã gạo, để quạt hòm, cối xay, cối giã, để cày bừa và các loại nông cụ, xe đạp, xe máy.
Nhà của người Tày ở Nà Hang có bố cục mặt bằng hình chữ nhật, hai đầu hồi còn được mở rộng, kéo dài thêm bằng những sàn phơi, sàn rửa. Diện tích trung bình 150 - 200m2, chiều cao trung bình 7 - 9m tính từ nền lên đến nóc. Phổ biến là loại nhà kiểu 4 gian 2 chái có chiều dài khoảng 18 - 20m, rộng khoảng 8 - 10m. Nhà có hai mái chính có độ dốc vừa phải, mái trước và mái sau bằng nhau hợp thành một hình tam giác cân, khác với kiểu nhà 7 hàng cột ở vùng Chiêm Hóa có mái sau dài hơn mái trước do có thêm một hàng cột ở phía sau. Phía hai đầu nhà còn có hai mái phụ để che mưa nắng cho phần hiên, cầu thang phía trước và phần sàn rửa, cầu thang phía sau. Hai mái phụ này không gặp nhau với mái chính ở bờ nóc mà được làm thấp hơn, ở phía dưới mái chính, những rui mè liên kết với nhau bằng cách buộc với một thân vầu, hay gỗ đặt cao hơn vị trí câu đầu của bộ vì nóc đầu tiên và cuối cùng một chút. Nhìn bên ngoài vẫn thấy đây là một ngôi nhà 4 mái cân xứng. Vật liệu lợp mái là lá cọ rất sẵn ở những rừng cọ trong vùng, cách lợp cũng như hầu hết ở các nơi khác: tách tàu lá cọ làm 2 mắc lên thanh mè, cứ mỗi hàng mè lại trở mặt xếp từ phải qua trái rồi đến từ trái qua phải. Do nguồn lá cọ tại địa phương sẵn có nên mái được lợp rất dày, bền chắc.
Kết cấu khung nhà sàn của người Tày ở Nà Hang tương đối thống nhất về tổng thể nhưng rất phong phú về chi tiết ở phần kết cấu vì nóc. Hầu hết là loại vì kèo 4 hàng cột, gồm 2 kèo, 2 cột cái, 2 cột quân. Cũng có loại nhà theo kiểu 6 hàng cột, thêm 2 hàng cột hiên. Các cột được liên kết với nhau bằng câu đầu, thanh ngang, các bộ vì liên kết với nhau bằng thanh xuyên dọc. Kết cấu vì nóc đơn giản nhất chỉ gồm một thân cột đỡ chỏm kèo đứng chân lên một thanh ngang liên kết hai đầu cột cái. Kết cấu phức tạp hơn được làm như kiểu vì nóc giá chiêng của người Việt: cột trốn đỡ chỏm kèo đứng chân trên một thanh ngang ngắn, thanh ngang này liên kết hai cột trốn khác đỡ kèo ở vị trí hoành mái hai bên lại đứng chân lên một thanh ngang dài liên kết hai cột cái. Kiểu kết cấu này khiến cho lòng nhà được mở rộng. Hai bộ vì ở hai đầu hồi nhà thường được đan phên che chắn hay bưng ván trổ thủng thành những hình hoa văn, những bộ vì trong nhà được để trống giữa các gian. Hệ thống cột này xuyên suốt từ mặt nền lên đến tận mái, các cột thường được kê trên những chân tảng bằng đá, chân tảng thường không có hình dạng nhất định mà phụ thuộc vào hình dáng của những tảng đá trong tự nhiên. ở Nà Hang hiện vẫn còn bảo lưu những nhà sàn có hệ thống cột được chôn xuống nền đất, nhiều cột bị ẩm, mục, đã đứt hẳn chân nên phải kê lại bằng đá tảng, bằng gỗ hay bất cứ vật liệu gì mà chủ nhà có thể kiếm được. Điều đó chứng minh những nhà sàn truyền thống trước kia có kiểu chân cột được chôn xuống đất, nhưng những ngôi nhà được dựng trong khoảng 20 - 30 năm trở lại đây đều có kiểu chân cột kê đá tảng nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ của các chân cột bằng các loại gỗ đang dần ngày một hiếm đi.
Nguyên liệu dùng để làm khung nhà thường là những loại gỗ sẵn có tại địa phương, phổ biến là gỗ trò, trâm, nghiến, có khi cũng dùng cả thân vầu, tre, diễn, gỗ cọ để làm những chi tiết phụ. Trước đây, khi dựng nhà, để làm bộ khung, đồng bào thường phải mất từ 1 đến 3 năm để đi tìm gỗ trên rừng, tìm được một cây gỗ ưng ý đốn xuống rồi cho trâu kéo về vứt ở ngoài trời mưa nắng, đến khi đủ gỗ dựng nhà thì những cây gỗ này cũng đã tương đối khô, những cây nào bị mối mọt thì bỏ luôn không dùng. Sau khi kiếm gần đủ nguyên liệu là đã có thể dựng nhà, nếu thiếu có thể vay mượn thêm của bà con trong bản. Nguyên liệu lá cọ lợp mái cũng thường được khai thác ở những rừng cọ gần nhà, ai làm nhà hay sửa nhà thì được ưu tiên khai thác lá cọ, người khác không được lấy.
Thợ dựng nhà của người Tày ở Nà Hang thường ở ngay trong bản và là những người biết kĩ thuật dựng nhà chứ không phải là thợ chuyên nghiệp, những người này bình thường vẫn làm công việc nông nghiệp khác, khi có người dựng nhà mới thì được mời đến và cũng được trả công để đảm nhiệm những công việc chủ yếu, còn lại các công việc khác do mọi người trong bản cùng đến giúp, ai biết việc gì thì giúp việc ấy, ngoài việc giúp công, bà con còn giúp nhau cả về nguyên liệu dựng nhà, tiền, gạo... Về kĩ thuật xây dựng, chủ yếu sử dụng các kĩ thuật đẽo, bào, đục mộng, chốt, buộc, néo... Theo tập quán, khi dựng nhà người ta xếp hết các vì liên kết theo hàng ngang các cột trước rồi mới dựng các bộ vì lên để chia thành gian, bộ vì xếp đầu tiên bao giờ cũng được dựng lên cuối cùng và bộ vì xếp cuối cùng (vì thứ 5) lại được dựng lên đầu tiên.
Nhà của người Tày ở Nà Hang cũng như ở một số nơi khác, có các mặt xung quanh được che bằng liếp hoặc bưng bằng ván. Trước đây chủ yếu là sử dụng nứa đan thành liếp, hoặc đầu tiên khi mới dựng nhà dùng liếp, ở một thời gian, khi có điều kiện mới thay dần các tấm liếp bằng ván gỗ. Tuy vậy, xung quanh nhà vẫn để rất nhiều cửa sổ bằng những tấm liếp được chống lên vào mùa hè và đóng lại khi trời lạnh, do vậy những ngôi nhà này thường rất sáng sủa, thoáng mát. Gần đây đồng bào ưa làm loại cửa sổ bằng ván gỗ hai cánh có ổ quay và then cài cũng bằng gỗ có thể đóng mở dễ dàng. Những cửa sổ này cũng được chắn bằng những loại chấn song đơn giản bằng những đoạn tre, vầu hay gỗ được đẽo gọt tạo thành hoa văn trang trí. Đầu hồi phía sau thường được bưng kín, chỉ có một cửa duy nhất đi ra phía cầu thang phụ. Trong nhà rất ít khi được ngăn thành các buồng nhỏ, nếu có cũng chỉ có khoảng 1 - 2 buồng dành cho con gái, con dâu.
Mặt sàn cách nền đất phía dưới khoảng trên dưới 2 m, nền đất thường được đầm kĩ. Sàn nhà được làm bằng các loại mai, vầu được đập dập, chẻ nhỏ lát theo chiều ngang nhà và khi hỏng đâu được sửa, thay đến đấy rất dễ dàng, nhanh chóng. Cũng giống như hệ thống vách tường bao quanh nhà, mặt sàn cũng được lát cả bằng ván gỗ theo chiều ngang nhà hoặc khi mới làm nhà thì lát theo kiểu trên, qua một thời gian gia chủ có điều kiện kinh tế thì dần được thay bằng ván gỗ.
Sàn phơi và sàn rửa cùng một mặt bằng với sàn nhà nhưng có tính chất như một công trình phụ gá vào với tòa nhà chính, hệ thống cột chống phía dưới sàn không có liên kết gì với nhà chính, thường được dùng những đoạn cây nhỏ dễ kiếm hay nguyên vật liệu thừa trong quá trình làm nhà, cách bố trí các cột cũng không theo quy luật nào, chỗ nào yếu thì chống thêm cột, phía dưới các sàn này không sử dụng để chứa gì. Thực tế sử dụng chỉ một thời gian dưới trời mưa nắng, hay thường xuyên bị dội nước, những sàn phơi, sàn rửa này thường nhanh chónh bị hỏng phải gia cố thêm hoặc làm mới.
Bố trí không gian sử dụng trong ngôi nhà của người Tày ở Nà Hang cũng có điểm khác biệt so với một số địa phương khác: Trước nhà đối diện với cầu thang thường là một máng nước bằng gỗ, thân vầu hoặc bằng đá dùng để dựng nước rửa chân trước khi lên nhà. Cầu thang lên nhà bằng gỗ thường gồm 9 bậc, có một số ít nhà làm 7 bậc, không có tay vịn. Lên hết cầu thang tới một hiên rộng nhìn ra phía trước nhà. Toàn bộ phần này nằm ở phía dưới mái phụ phía đầu hồi để tránh mưa nắng. Qua hiên vào cửa chính của nhà ở phía đầu hồi phía trước, cánh cửa thường được làm bằng liếp hay gỗ tấm có hai cánh. Gian thứ nhất là gian khách, khách đến chơi nhà hoặc ngủ lại chỉ có thể ở phần không gian này. Gian thứ hai có đặt bàn thờ tổ tiên trên gác xép (phần không gian sát mái đua ra), phía dưới hai bên đều có kê sập, bếp giành cho khách có thể ở ngay gian thứ nhất hoặc gian thứ hai. Bàn thờ bao giờ cũng đặt ở phía đối diện chéo góc với cửa chính ra vào, nếu cửa ở bên trái thì bàn thờ ở bên phải gian thứ hai và ngược lại, cách bài trí bàn thờ cũng khá đơn giản chỉ gồm: bát hương, đèn, đĩa đựng hoa quả, chai rượu. Ông chủ nhà nếu lớn tuổi cũng thường ở gian thứ hai này ngay phía dưới bàn thờ để tiện hương khói, tiếp khách. Gian thứ 3 thường có một đố ngăn cách với gian thứ hai là nơi dành cho chủ nhà hoặc vợ chủ nhà, cũng ở gian này giữa nhà là bếp của gia đình, chạn bát, phía sau nhà ở gian này có thể mở thêm ra một sàn rửa để rửa bát đũa, đồ ăn. Phía trên bếp gia đình có gác bếp hai tầng dùng để xông khói một số loại thực phẩm hoặc những đồ đan lát nhằm mục đích bảo quản, gác bếp được treo lên bằng những đoạn tre gác giữa các vì kèo. Gian thứ tư là nơi dành cho các con, cũng có gia đình sử dụng 1 bên để lương thực, chạn bát hoặc nơi rửa bát. Đầu hồi phía sau thường là một chái có cửa mở ra cầu thang phụ, sàn rửa, nơi rửa ráy, tắm giặt, nơi đại tiểu tiện xuống chuồng lợn phía dưới. Có gia đình dùng không gian ở phần chái này làm bếp để tiện việc rửa ráy, nấu nướng, chăm sóc lợn gà.
Những nghi lễ liên quan đến quá trình dựng nhà của người Tày ở Nà Hang, ngoài việc xem hướng, xem ngày giờ, như đã nói, quan trọng nhất khi bắt đầu tiến hành dựng nhà phải có nghi thức xin một lá bùa trấn trạch (gọi là "Biên"). Bùa này là một tấm vải đỏ kích thước khoảng 30 - 40cm do các thầy cúng sau những nghi lễ viết, trên đó dùng chữ Hán: Sắc lệnh, Khương Thái Công tại thử ... niên ... nguyệt ... nhật, có nơi ghi thêm chữ Phúc như Đông Hải, thọ tỉ Nam Sơn, lễ để xin lá bùa này dứt khoát phải có 12 chiếc bánh dày, thịt lợn. Khi dựng vì kèo lên thì lấy bùa dán lên câu đầu để cho ngôi nhà có sinh khí và vững bền. Sau khi nhà đã dựng xong cũng phải có những nghi lễ thì mới được phép ở, hôm về nhà mới, người chồng đi trước tay cầm một bó đuốc để xua đuổi tà ma, vợ tay cầm chạc trâu, gánh vài cum lúa và một ống nứa đựng nước. Khi vào nhà hai vợ chồng khấn thổ công, thổ thần xin cho được tạm trú. Lúc đó trong nhà đã có một vị già làng, trưởng bản đứng đợi sẵn lên tiếng trả lời đồng ý cho vào ở (giả làm tiếng thổ thần).
Nà Hang (Tuyên Quang) là một trong số ít nơi còn bảo lưu được những nét độc đáo trong kiến trúc nhà ở truyền thống của người Tày, thể hiện qua kết cấu, kỹ thuật, nguyên vật liệu cũng như mặt bằng, bố trí nội, ngoại thất. Những di sản kiến trúc này nằm trong một tổng thể những yếu tố về điều kiện tự nhiên, môi trường và những sinh hoạt vật chất cũng như văn hóa tinh thần. Điều đó tạo nên những nét đặc sắc của văn hóa tộc người.
Nhưng cũng như nhiều địa phương khác, di sản kiến trúc ở đây cũng đang chịu ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ từ nhiều phía: nguồn nguyên, vật liệu đang cạn kiệt dần, cảnh quan môi trường tự nhiên và văn hóa thay đổi, đặc biệt dự án thủy điện Nà Hang đang được tiến hành sẽ làm ngập một vùng rộng trong đó có những ngôi nhà sàn này. Trong đó cũng phải kể đến cả tâm lý của một bộ phận lớp người trẻ tuổi, có xu hướng không thích ở trong những ngôi nhà sàn truyền thống, mà chuyển sang ở nhà đất, nhà xây. Do vậy, di sản kiến trúc này cũng đang đứng trước những nguy cơ, thách thức, cần có những giải pháp bảo tồn, phát huy.
Xã
Nam Quang (Bảo Lâm) có 97% số hộ gia đình đều cư trú trong một kiểu
kiến trúc nhà sàn truyền thống. Nhà sàn ở đây không những chỉ là nơi
che chở nắng mưa mà còn là nơi hội tụ của những sinh hoạt văn hoá, nơi
lưu giữ những tri thức và giá trị văn hoá đặc sắc của tộc người Tày.
Nhà sàn Tày cổ 5 gian, 2 trái ở xóm Tổng Phường, xã Nam Quang (Bảo Lâm).
Trải
qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, người Tày cư trú theo đơn vị
làng bản với quan hệ địa vực cư trú, quan hệ dòng họ, có bản nhiều tộc
người xen cư lẫn nhau. Mỗi làng, bản có từ vài ba nhà đến vài chục
nhà, thậm chí hàng trăm nhà được xây dựng dựa vào địa thế tự nhiên
thuận lợi cho việc sản xuất, sinh hoạt và tránh được điều kiện khắc
nhiệt của môi trường. Sự quần tụ của một làng, bản người Tày thường ở
vào những thung lũng, gần nguồn nước, nhà dựa lưng vào núi, quay mặt ra
phía cánh đồng, suối nước.
Đồng
chí Thân Trọng Nông, Bí thư Đảng uỷ xã Nam Quang cho biết: Hiện nay, ở
Nam Quang đời sống của người dân đã khá giả, có điều kiện làm nhà xây,
nhưng hầu như ai cũng muốn ở nhà sàn truyền thống. Cả xã hiện nay có
97% hộ gia đình cư trú trong nhà sàn. Theo đồng chí Bí thư xã, chúng
tôi đến nhà ông Ma Thế Tuyên ở xóm Tổng Phườn, nhà được coi là đẹp nhất
nhì trong xã. Cầu thang lên nhà gồm 5 bậc được làm bằng gỗ. Ngôi nhà có
5 gian, 2 trái, lợp ngói âm dương rất đẹp được dựng bên sườn đồi, cao
ráo, sạch sẽ, ngay giữa làng. Nhà gồm 56 cột với kích thước 18 x 20 cm.
Mỗi gian rộng 2,2 m, sâu 13,8 m, có diện tích sử dụng rất lớn, chia
thành các gian, mỗi gian đều có chức năng riêng. Sàn nhà được lát ván
nhẵn bóng, bên phải của trái nhà là bếp lửa. Gian giữa là bàn thờ tổ
tiên được trang trí rất đẹp, nghiêm trang. Phía sau bàn thờ là những
buồng ngủ; hai gian của bên trái nhà là bàn uống nước nơi tiếp khách;
xung quanh nhà được bưng bằng ván ghép vào mộng rất kín. Hiên nhà được
lát ván phẳng phiu, lan can được trang trí bằng những thanh gỗ được đẽo
gọt trông thật đẹp mắt. Gầm sàn không bưng ván, không quây bằng một thứ
vật liệu gì mà để thoáng mát, là nơi chứa dụng cụ sản xuất, như: cuốc
xẻng, cày bừa và những vật liệu khác, như: gỗ, ván, không để trâu bò,
lợn gà như những nhà sàn ở các vùng quê khác.
Nhà
sàn ở Nam Quang là tổng thể công trình kiến trúc gồm những công trình
chính và phụ, mang dấu ấn và đặc điểm riêng của tộc người Tày. Cột nhà
đặt trên đá tảng được đục đẽo công phu nhằm chống ẩm và mối mọt rất
hiệu quả, cột với xà được lắp với nhau bằng mộng, sàn lát ván, xung
quanh bưng ván... Sự bố trí mặt bằng sinh hoạt, như: nơi tiếp khách, nơi
ngủ, nơi ăn, nơi nấu... rất khoa học, thể hiện nhiều tập tục, tâm lý
và nếp sống của người Tày Cao Bằng. Nhà sàn trông thật vững chắc song
vẫn mang vóc dáng mềm mại, có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với điều kiện
khí hậu, cũng như tập quán canh tác của đồng bào Tày nơi đây.
Nhà
sàn xây dựng với kỹ thuật được đúc kết từ ngàn đời, phản ánh nhiều
phong tục, tập quán, tín ngưỡng liên quan đến ngôi nhà cũng như quan hệ
giữa ngôi nhà với môi trường tự nhiên xung quanh. Để làm được một ngôi
nhà sàn, chủ nhân phải chuẩn bị rất nhiều năm, vào rừng sâu, núi cao
tìm gỗ quí. Việc dựng nhà cũng cần nhiều công sức, như: đục đẽo cột,
xà, kèo, quá giang..., sao cho phù hợp với thiết kế của ngôi nhà.
Đến nơi đây trong những ngày đầu xuân, ghé thăm làng, bản người Tày,
ngắm nhìn những ngôi nhà sàn truyền thống thấp thoáng trong thung lũng
mờ xa, đâu đó vang lên câu lượn nàng ới càng tô thêm vẻ đẹp huyền ảo như
thực, như mơ, làm say lòng bao du khách, không nơi nào có được như ở
Nam Quang.
Nhà
của người Tày ở vùng thung lũng Đông Bắc phổ biến là nhà sàn, 4 mái,
nhưng khác hẳn với nhà sàn của người Thái hay người Mường ở vùng thung
lũng Tây Bắc. Nhà có ba gian, bốn vì cột, mỗi vì cột có 5, 7 hoặc 9
cột. Hệ khung cột và vì kèo làm bằng các loại gỗ tốt như nghiến, lim,
mạy quỷ. Mặt sàn trải ván ghép, mái lợp ngói âm dương.
Trên sàn,
người ta ngăn thành nhiều buồng làm nơi ngủ, phòng tiếp khách, phòng
chứa dụng cụ gia đình và hai bếp lửa. Không gian phía trên sàn còn có
một tầng gác lát ván hoặc trải vầu để đặt bồ thóc, bồ ngô, cót chứa
khoai, sắn... Trước đây, gầm sàn dùng làm chuồng cho trâu, bò, ngựa,
lợn, gà vịt và dê... . Hiện nay, tập tục nhốt gia súc dưới gầm sàn hầu
như không còn nữa.
Trước sân
hay sau nhà còn có thêm một sàn trống bằng ván gỗ hay cây vầu đập dập
làm sân phơi, buổi tối mùa hè làm nơi ngồi chơi hóng mát, ngắm trăng.
Nhiều gia đình đã lợi dụng địa thế tự nhiên, bắc một hệ thống máng nước,
còn gọi là “nước lần” bằng những cây vầu hay nứa, để dẫn nước từ các
khe suối, khe núi về dưới sàn, hứng vào một bể chứa bằng thân cây gỗ to
đục rỗng, phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Nhà nào cũng có vườn để trồng
rau, một số cây ăn quả như cam, quít, hồng, mận, mơ...
Cầu thang nhà sàn người Tày
Ngoài
ngôi nhà sàn truyền thống, nhiều trường hợp có “số mệnh đặc biệt”, đồng
bào Tày còn có lọai nhà nửa sàn nửa đất, dựng áp vào sườn đồi.
Trong
ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày bao giờ cũng có 2 bếp lửa, một
bếp ở gian ngoài để sưởi, đun nước và một bếp để nấu ăn.
Bếp nấu
ăn đặt ở gian trong, gần chỗ để nước, tiện lợi cho việc nấu nướng. Khung
bếp làm bằng gỗ cứng, chắc như gỗ sồi, kẹn hay táu mật. Trên bếp có thể
bắc 2 kiềng, để vừa nấu ăn vừa nấu cám lợn được. Khi trong nhà có việc
hiếu, hỷ hay có khách, một kiềng nấu nướng thức ăn, một kiềng xôi cơm.
Ngăn cách
bếp nấu ăn với gian ngoài là một tấm phên nứa, để che chắn sự bề bộn
của bếp núc, đồng thời tiện cho việc ứng xử khi có khách đến chơi nhà.
Với bản tính hiếu khách, ai đến chơi nhà, gặp bữa đều được mời cơm, cho
dù là cơm rau hay cơm muối. Nhờ có bức ngăn, việc chuẩn bị cơm khách
thuận tiện hơn, tránh cho khách ngại ngần hay sốt ruột mà ra về.
Sau những
giờ lao động mệt nhọc, các thành viên trong gia đình ngồi quây quần bên
bếp lửa, người già thì sưởi ấm, trung niên thì trò chuyện, bàn bạc việc
gia đình, chị em ngồi bên bếp lửa tranh thủ quay sa kéo sợi dệt vải,
đáp ứng nhu cầu vải mặc trong gia đình.
Cô gái
Tày duyên dáng bên chiếc sa quay sợi dệt vải trong trang phục truyền
thống nhuộm sắc chàm xinh xắn. Mỗi khi khách đến chơi nhà, họ lại buông
tay quay sợi, nói chuyện với khách một cách tự nhiên, mộc mạc song hết
sức tình cảm và tinh tế. Vào đúng dịp lễ tết, khách còn được mời thưởng
thức món cơm lam thơm, dẻo và thắm đượm tình người.
Bếp lửa
rất quan trọng với người Tày và nhiều tộc người khác ở Việt Nam. Vì vậy,
khi làm xong nhà, đồng bào rất coi trọng việc vào nhà mới. Sau những
nghi lễ cúng thần linh, tổ tiên, chủ nhà nhất thiết phải mang một số vật
tượng trưng: lọ dấm, hũ mẻ, bình vôi, gác bếp... dọn về nhà mới. Vào
nhà, bao giờ người Tày cũng chất một đống củi ở bếp chính. Bốn ông già
có uy tín, sản xuất giỏi, đông con cái, phúc đức, cầm bốn bó đuốc đi từ
bốn góc nhà vào châm củi cùng hô: "mắn pận ph ja na pận đán" (vững như
núi đá, dầy như bàn thạch). Ngọn lửa này phải giữ cháy liên tục trong
suốt ba ngày đêm với ý nghĩa cầu mong cho chủ nhà ăn nên làm ra.
Người Tày
còn có tục giữ lửa bằng 2 thanh củi to, dài ủ suốt ngày đêm. Mỗi khi
nấu chỉ cần một que đóm mỏng, một chiếc ống thổi, lửa sẽ bùng lên. Đêm
30 tết, người ta thay 2 thanh củi dài giữ lửa làm sao đến 15 tháng giêng
chưa cháy hết. Đặt cây củi ủ lửa vào bếp, chủ nhà còn buộc vào thanh
dài nhất một chiếc bánh nẳng và thắp một nén hương để gửi gắm ước muốn
no đủ, may mắn bền vững lâu dài, đồng thời tỏ lòng biết ơn ngọn lửa suốt
năm suốt đời chung thuỷ với con người, để bếp lửa vui tết với cả nhà.
kiến trúc việt nam đẹp, thân thiện và gần gũi
Trả lờiXóa---------------------------------maybaogocu-----------------------------------------------
Bán máy bào gỗ đã qua sử dụng tốt nhất tại tphcm