Tuy chỉ là những "mái tranh vách đất" nhưng nhiều ngôi
nhà tranh thể hiện một loại hình kiên-trúc dân-gian độc-đáo, mang đậm
tính nghệ-thuật của Á Đông.
Nhà tranh mà dân gian thường gọi là "nhà tranh vách đất" là những ngôi
nhà mà số đông người Việt ăn ở, sinh sống từ thời xa xưa. Thời gian đó,
loại hinh kiên-trúc dân-gian nầy không những có ở hầu khắp các vùng
nông thôn Việt-Nam, là mái ấm che nắng, che mưa cho hầu hết người nông
dân Việt ở những vùng nông thôn nghèo khó; ngay ổ vùng đất giáp ranh
kinh kỳ hay một số nơi ở kinh-kỳ thì mái tranh cũng là nơi cư ngụ của
những người lao động, những người thợ thủ công...
Tuy chỉ là những "mái tranh vách đất" nhưng nhiều ngôi nhà tranh rất đẹp, không xa hoa nhưng rất thanh-lịch, không lầu các nguy nga nhưng lại tạo ra một không gian ấm cúng đến kỳ lạ. Nhiều ngôi nhà tranh lại thể hiện rõ nét tín ngương Á Đông ngay từ cửa ngõ đi vào.
Tuy chỉ là những "mái tranh vách đất" nhưng nhiều ngôi nhà tranh rất đẹp, không xa hoa nhưng rất thanh-lịch, không lầu các nguy nga nhưng lại tạo ra một không gian ấm cúng đến kỳ lạ. Nhiều ngôi nhà tranh lại thể hiện rõ nét tín ngương Á Đông ngay từ cửa ngõ đi vào.
Người xưa tin là muốn vào nhà phải bước qua cửa "ngõ", nên ở
đây cũng là nơi đón nhận những luồng gió may mắn hay luồng gió xui xẻo
thổi vào nhà nên việc chọn hướng để mở cửa "ngõ" là rất quan trọng. Hơn
thế nữa, đường từ cửa "ngõ" đi vào nhà cũng không nên là lối đi thẳng mà
phải là một lối đi gãy. Là "nhà tranh vách đất" nên cửa "ngỏ" vào nhà
cũng được làm bằng tre, nếu bằng gỗ thì cũng khá giản đơn.
Cửa "ngõ" bằng gỗ có 2 viên gạch ghi chữ Hán và thẻ trấn yễm.
Hai viên gạch có ghi chữ Hán dựng trước 2 cột của cửa "ngõ"
Phía trên 2 vên gạch là 2 thẻ bùa chú trấn yễm.
Nhiều cửa "ngõ" làm bằng cả hai thứ vật liệu là gỗ và tre,
cánh cỗng của cửa "ngõ" cũng được đan bằng tre, hàng rào hai
bên cỗng bằng tre đan dựng chéo vào nhau; cánh cửa và hàng
rào hai bên trông rất tươm tất và rất đẹp.
Ngay chính diện ngôi nhà, cách xa hay gần còn tùy khu vườn rộng hay hẹp, là một bức bình phong. Theo quan niệm của người xưa, bức bình phong dùng để ngăn chận những luồng gió độc, luồng gió xui xẻo thổi vào nhà, đồng thời đây cũng là một cách thức trấn yễm để ngăn chặn tà ma xâm nhập vào nhà. Những nhà nghèo hay những nhà đã có sẵn một mái tranh đẹp, thanh-lịch, đã dựng lên đúng phong-cách kiến trúc dân-gian truyền thống thì sẽ làm một bức bình phong bằng gỗ và tre đẹp. Cũng có những mái tranh có bức bình phong là một hàng "chè tàu" trồng lên cao rồi cắt tĩa cẩn thận, tạo hình một bức bình phong đậm tính nghệ thuật. Tuy nhiên, một số lớn nhà tranh lại làm những bức bình phong băng vôi và gạch.
Tran thờ Bà Cô trước một bức bình phong bằng gạch vôi.
Những bức bình phong của những mái tranh, nơi ở của những người đân, thường được trang-trí bằng 3 chữ Phước, Lộc, Thọ hoặc chỉ 1 chữ Phước với hoa, lá, quả, các loài vật nhưng tuyệt đối không trang-trí một trong bốn con vật trong bộ "tứ linh" là long,lân,quy, phụng vì những con vật nầy chỉ được dùng ở đinh, chùa, miếu vũ, nhà thờ họ, cung điện nhà vua hay cung phủ của các ông hoàng bà chúa.
Trong toàn cảnh của mái nhà tranh, nhiều lúc, chỉ riêng bức bình phong đã là một tác phẩm nghệ thuât đôc đáo, núi non, hoa trái, chim choc... đều được đắp nổi rồi tô màu rất sinh động. Hai bên bức bình phong có để nhiều chậu cây cảnh và có những miếu thờ, tran thờ. Có nhiều nhà, sau bức bình phong lại có để thêm "bể cạn" có nuôi cá cảnh với hòn non bộ có núi non, chùa, nhà cửa, cầu cống, có cả ngư ông ngồi bên bờ sông câu cá, có cả ông tiều đang quẵng gánh củi xuống núi...Một điều rất thú-vị, ở kinh-thành Huế, hoàng-cung có bức bình phong là núi Ngự-Bình.
Nguyên vật liệu dùng để dựng lên mái nhà tranh hầu như có sẵn ở trong vườn nhà hoặc ỏ trong làng. Những cây mít, cây xoài trồng lâu năm, thân lên thẳng đã được dự tính để làm cột chính; những cây câu già, thân đều đặn cũng đã được chọn lưa trước để làm hàng cột trước mái hiên hoặc làm cột ở nhà "lều"... Tranh cũng đã được "bức" từ những tháng trước đem về phơi thật khô và đã được "bện" thành từng tấm đều đặn, chặt cứng với hai hàng "hom" từng đoạn đan chéo vào nhau. Những cuộn mây cũng đã được chuẩn bị từ trước. Một thứ vật liệu chinh là tre cũng đã được chọn lựa kỹ-lưỡng từ những hàng tre trong vườn; được "chặt" xuống rồi đem "dầm" xuống một cái ao đầy nước sau vườn hằng mấy tháng trời; cũng đã "giã" trái "hột mát" trộn đều vào nước ao để khi nước thấm vào thân cây tre sẽ trừ bớt mối mọt.
Người dân thường làm một mái nhà tranh một "gian" hai "chái", dân gian thường gọi là "nhà vuông"; nếu nhà đông người thì làm ba gian hai chái. Ngày xưa, những qui-định để làm nhà dân rất khắt khe, trong bộ luật Gia-Long qui định "nhà ở của dân không được làm quá ba gian và năm vì kèo, cũng không được trang-trí".
Một mái nhà tranh ở thành phố Sài-Gòn ngày xưa
(Ảnh trích từ tập san Indochine số 194 Jeudi 18 Mai 1944)
Trong một mái nhà tranh dù là ba gian hay chỉ là một gian, gian chính giữa là nơi thờ tự tổ tiên đồng thời cũng dùng làm phòng khách, phòng ăn. Hai chái ở hai bên có tấm "phên" ngăn dùng để làm phòng ngủ hoặc phòng cất đồ. Ngày xưa, người dân "kiêng cử" việc "trổ" cửa lớn từ chái để ra ngoài. Muốn ra ngoài, phải đi qua cửa trổ ở tấm phên ngăn rồi theo cửa chính để ra ngoài.
Gian chính giữa được dùng để đặt bàn thờ tổ-tiên.
Tranh để thờ Bà Bổn Mạng và Bà Tây Cung Vương Mẫu.
Trong nhà lại có nhứng tranh thờ để thờ Tiên Sư, Thổ Công, Táo Quân, Bà Mụ, Bà Cô... Những tranh thờ nầy được đặt ở phần trong cùng của ngôi nhà.
Một mái nhà tranh được dựng lên theo đúng những qui tắc của kiến-trúc dân-gian cổ điển của loại hình kiến-trúc nầy thì sẽ có môt ngôi nhà đẹp, mỹ-thuật, có tính nghệ-thuật cao. Tuy nhiên, từ ngàn xưa đến nay, người nông dân nghèo "tay lấm chân bùn", người dân nghèo kiếm ăn từng bữa một qua ngày thì mái nhà tranh của họ chỉ là những căn lều dột nát, gió lộng ngang nhà, trăng xuyên mái tranh... Mong sao, những phận đời cơ cực ngày càng giảm bớt, mọi người đều có một đời sống ấm no, hạnh-phúc!
Nhà "mái tranh vách đất" ở nước ta đã có từ xa xưa nào rồi, và tồn tại như một kỹ thuật - nghệ thuật kiến trúc dân gian.
Ảnh minh họa |
Gọi chung là "mái tranh vách đất" để nói về một dòng
chất lượng kiến trúc - xây dựng thôi, chứ mỗi vùng miền đều có sản phẩm
riêng độc đáo.
Mái lợp, ngoài tranh còn có lá cọ, lá mía, lá dừa
nước…, đặc biệt có lá trung quân ở rừng miền đông Nam bộ chống cháy rất
tốt. Vách nhà thì ngoài đá hộc, đá cuội, đá ong, còn có gạch đất không
nung.
Những kỹ thuật độc đáo phổ biến ở Trung bộ và đông Nam
bộ hay vùng núi Bắc bộ là trình tường bằng đất và làm vách "mành trĩ".
Trong đó vách mành trĩ được cấu tạo với cốt tre đan ô vuông, lấp kín lại
bằng vật liệu hỗn hợp sợi rơm với đất bùn pha sét. Loại vách này nhìn
kỹ không khác gì vách tường gạch nhưng cách âm cách nhiệt thì tốt hơn
hẳn.
Cho nên kỹ thuật "nhà tranh vách đất" không phải được
lên ngôi như một giá trị thời thượng của chuyện đi tìm cảm giác lạ (như
một số tường gạch giả vách đất ở vài khu resort), mà có giá trị kỹ thuật
kiến trúc thật sự.
Đó là giá trị cách âm cách nhiệt tốt hơn hẳn so với
mái ngói, tường gạch hay bê tông, nên tiết kiệm năng lượng tuyệt vời,
nhất là ở xứ quá nóng hay quá lạnh. Thêm sự thân thiện môi truờng trong
thời buổi chống stress quyết liệt của xã hội công nghiệp nữa.
Nhưng với những ưu điểm đã nêu trên, sự trở lại của kỹ
thuật vật liệu thô sơ cũng giống như cách nó bị từ chối, vì loại vật
liệu nào cũng phải phù hợp với nhiều tiêu chí khác như: nguồn cung cấp,
sản xuất hàng loạt, tốc độ và sự tiện lợi trong thi công, độ bền và an
toàn… Do đó, sự đặt để đúng chỗ vẫn giữ vai trò quan trọng và là một
trong những tiêu chí có tính đẳng cấp cho người làm nghề.
Ngày xưa, nhà tranh vách đất |
Bây giờ ở nhiều vùng nông thôn, nhà tranh đã vắng bóng thực rồi. Sau này mấy ai còn được biết cái nhà tranh vách đất là gì.
Đó
là cái nhà phổ thông của nông thôn hồi xưa. Nhà đủ che nắng mưa, cốt
sao để người ta có được một mái gia đình. Nhà có mái lợp tranh rạ, vách
trát đất (đất trộn rơm, đạp nhuyễn), nền móng bằng đất đắp. Nhà tranh
vách đất được cất theo nhiều quy mô khác nhau: Nhà cặp là nhà ba gian
hai chái (hoặc năm gian hai chái), có cột gỗ kèo tre làm khung chống đỡ,
mái tranh dày. Nhà cặp có hè rộng, trước hè có hàng cột gỗ tròn. Nội
thất nhà cặp có nền đất, trần bằng sìa tre, ở giữa đặt bàn thờ gia tiên,
chái tây kê giường hoặc bộ ván (phản). Túp lều tranh là nhà ba gian hai
chái, cất hoàn toàn bằng tranh tre. Nhiều nhà dừng vách cũng bằng tấm
tranh, không làm vách đất. Bên trong túp lều tranh có giường thờ lạnh
lẽo khói hương, giường người nhà nằm, đều làm bằng tre (ở đây không đề
cập nhà lá mái, mặc dù đa số nhà lá mái cũng lợp tranh. Bởi nhà lá mái
là nhà có móng xây đá ong, nền lát gạch Bát Tràng, có bộ khung nhà làm
bằng gỗ quý được chạm trổ, có nội thất sang trọng gồm những đồ quý giá.
Nhà lá mái là nhà của người giàu ở trong làng).
Nhà
tranh vách đất cũng cần ngăn nắp. Toàn bộ ngôi nhà cặp gồm có nhà trên,
nhà dưới, nhà buồng, nhà bếp... Nhà trên có phần kỹ lưỡng hơn hết: Cửa
vào nhà trên trổ ở giữa vách mặt tiền, hai cửa sổ ở hai bên, chái tây
nhà còn có thêm cửa sổ, nhà trên có cửa thông với nhà dưới. Cũng có
nhiều nhà trổ cửa nhà trên lệch bên trái nhà, tiếp theo là hàng phên
giại (bằng nan tre đan) thay bức vách mặt tiền, không có cửa sổ. Khi nhà
có đám tiệc thì mở phên giại cho được rộng rãi. Nhà dưới, nhà buồng,
nhà bếp thường là những hiên lai từ nhà trên. Nhà tranh vách đất thường
được cất thấp để phòng tránh gió bão; giọt tranh trước nhà thấp đến mức
người bước vào nhà nếu quên cúi xuống là bị đụng đầu.
Nguyên,
vật liệu làm nhà tranh vách đất chủ yếu chủ nhà tự túc. Cây cau, cây
xoan trong vườn nhà thân thẳng chặt làm cột nhà; cây xoài, cây mít thân
to hạ xuống, cưa xẻ lấy gỗ làm đà, làm kèo, ra ván làm cửa, làm phản...
Cây tre ngoài bờ rào cung cấp nguồn nguyên liệu chính cho ngôi nhà,
nhiều ngôi nhà cất toàn bằng tre, không cần đến gỗ. Rơm rạ thì nhà nông
có sẵn, chờ giũ rạ, đánh tranh. Cũng có nhà lợp mái bằng tấm tranh săng,
tấm tàu dừa. Vùng Tam Quan (Hoài Nhơn) là xứ dừa, cất nhà lợp lá dừa.
Cây tre làm nhà thường được ngâm bùn 5-7 tháng, gọi là tre ngâm, không
còn sợ mối mọt.
Ông
thợ cất nhà tranh vách đất được gọi là ông thợ mái. Thợ mái làm phần
tranh tre: khoét kèo, gác đòn tay, thả rui mè, dựng mầm trỉ, lợp mái,
cắt đuôi tranh, trát vách... Ngoài thợ mái, chủ nhà còn phải kêu thợ đất
để xe đất đắp nền; thợ mộc làm
phần gỗ: dựng cột, thả đà, đóng cửa, đóng giường... Chủ nhà có tay nghề
thì cùng làm với thợ. Kêu thợ cất nhà thường theo kinh nghiệm dân gian:
“Chữa bệnh rước thầy già, cất nhà kêu thợ trẻ”. Có những thợ mộc gõ dùi
đục “cắc cụp cắc” tính ngày công (ý nói năng suất kém) bị chủ nhà không
vừa ý. Cất túp lều tranh mà chủ nhà biết chẻ sợi mây, sợi lạt, biết đánh
nên tấm tranh, cầm được cái đục khoét lỗ con sẻ thì tự làm lấy, không
cần phải kêu thợ mái.
Thợ
khéo tay nghề cất được cái nhà đẹp. Nhìn từ ngoài, nhà tranh vách đất
được cho đẹp là nhà có hè đắp ngay thẳng, vách trát phẳng lì không nứt
nẻ, mái tranh không lởm chởm, giọt tranh dày mà cắt bằng, vút hình mũi
đao ở các góc; bên trong nhà, cột kèo câu kết với nhau vững chắc, mặt
bào, nét chỉ, lỗ đục láng, sắc, thẳng mực, khít khao. Vẻ đẹp của nhà còn
nhờ ở bối cảnh. Những nhà có ngõ trước vườn sau, giàn bầu, luống cải
trong sân, trưa có tiếng chim cu gáy trong khóm tre già, chiều có mái
nhà khói tỏa… thì đậm hồn quê lắm, không đẹp sao được.
Nhà
tranh vách đất mau “xuống cấp”, trải chừng 2-3 mùa mưa dầm thì lở hè,
rã vách, dột mái… Cho nên chủ nhà phải siêng năng sửa chữa. Có vậy, mới
có những nhà từ đường truyền đến 4-5 đời con cháu, mới có chuyện cái nhà
“bách niên” để kể cho con cháu nghe mà biết bổn phận phải gìn giữ cái
mái ấm gia đình. Túp lều tranh ít níu giữ tình cảm và bước chân người
trong buổi ra đi.
Chủ
nhân những ngôi nhà tranh vách đất thường là những nông dân nghèo,
những nông dân bậc trung. Hạng khá giả trong làng thường ở nhà gạch, nhà
lá mái. Cũng có những nhà nho lỡ vận, quan thanh liêm về hưu, thậm chí
“anh hùng khi vị ngộ”… ở nhà tranh vách đất. Trần Tế Xương đã từng than:
“Hai mái trống tung đành chịu dột”, còn Nguyễn Công Trứ từng cười ra
nước mắt: “Bóng nắng dọi trứng gà trên vách, thằng bé tri trô / Hạt mưa
xoi hang chuột trong nhà, con mèo ngấp ngó” (Hàn nho phong vị phú).
Bây
giờ người xa xứ về thăm lại làng quê mình, nhìn thấy cảnh đổi thay, đâu
cũng nhà ngói, chỗ kia chỗ nọ nhà đúc mái bằng, ắt lòng khôn xiết mừng
vui. Thế nhưng, làm sao người ta không chạnh nhớ cái thuở ở nhà tranh
vách đất, với những đêm gió bấc lạnh lùng nằm ngủ ổ rơm.
|
Chào anh Tiến Quang,
Trả lờiXóaMình tên Hiếu 0 Đồng Nai.....
Đang lang thang trên mạng tìm lại kiến trúc xưa thì bắt gặp blog của anh
Có thể thấy anh đã mất công rất nhiều để nhìn nhận, đánh giá về nghệ thuật độc đáo của VN này
Em đang tính làm lại nhà kiểu này nhưng theo lối nhà sàn. Nhưng tổng quan kiến trúc thì theo nhà tranh vách đất, chỉ khác là nâng lân thành nhà sản
Do em làm Du lịch cộng đồng, em muốn kết hợp vừa dùng để sinh hoạt cho gia dình mình. Vừa kết hợp làm du lịch nhà cho khách ở.....Phía trước em bài trí không gian làm nơi bán cafe nữa....Không gian phía trước sẽ có ao, giàn bầu bí, giếng nước xưa....vân vân....có tham quá không...nhưng còn khó khăn nên buộc phải kết hợp nhiều thứ
Nhà trước đây của ông già thì chỉ là nhà xây kiểu nhà cấp 4, cũng lâu năm và đang xuống cấp lắm rồi
Không biết mạn phép anh hỏi anh có ở gần đây ko cho em thọ giáo với. Trong blog em tìm địa chỉ không có...
Một lần nữa xin cảm ơn anh rất nhiều, em xin để lại contact của mình
Em Hiếu
0948409265
Cảm ơn anh Tiến Quang đã có công sưu tầm nhà vách đất
Trả lờiXóaĐọc bài cảm giác quay về thời thơ ấu
Trả lờiXóa