Huế Xưa - Cửa Hòa Bình & Lầu Tứ Phương Vô Sự
Hòa Bình là cửa phía Bắc
của Hoàng Thành, dành cho vua đi chơi. ban đầu tên là cửa Củng Thần; năm
1821, đổi tên là cửa Địa Bình; năm 1833, lại đổi tên thành cửa Hòa
Bình. Ban đầu, cửa xây dựng theo kiểu tam quan - môn - lầu. Năm 1839,
phần lầu bị triệt giải. Năm 1894, vua Thành Thái lại cho trùng tu.
Nguyên xưa, có chiếc cầu Kim Thủy nối từ cổng băng qua hồ Nội Kim Thủy
đến trước cửa Tường Loan của Tử Cấm Thành, được làm theo lối "thượng gia
hạ kiều" với phần mái lợp ngói, hiện nay phần mái này không còn nữa.
Cửa Hòa Bình có cấu trúc đặc biệt, hình dạng tam quan xây gạch, nhưng
chỉ có một tầng, cửa có vì nóc và mái lợp ngói như một ngôi điện.
Lầu Tứ Phương Vô Sự (bên trái) và Cửa Hòa Bình (bên phải)
Lầu
Tứ Phương Vô Sự là công trình kiến trúc hai tầng, nằm trên đài Bắc
Khuyết của Hoàng thành Huế. Lầu Tứ Phương Vô Sự được xây dựng và khánh
thành năm 1923 để chuẩn bị cho lễ mừng thọ "Tứ tuần đại khánh tiết" của
vua Khải Định vào năm 1924. Sau đó, lầu Tứ Phương Vô Sự trở thành nơi
cho nhà vua và hoàng gia hóng mát, cũng là nơi học tập hàng ngày của các
vị hoàng tử và công chúa giai đoạn cuối triều Nguyễn.
Nhận xét
Đăng nhận xét