Điêu khắc trong kiến trúc truyền thống

Kiến trúc sử dụng điêu khắc như một yếu tố phụ trợ tăng tính nghệ thuật cho công trình, đồng thời diễn đạt ý nghĩa biểu trưng, cái thần của công trình trong việc sử dụng các hoa văn, đề tài trang trí mang đậm ý nghĩa tượng trưng.
Các công trình Phật giáo còn lại từ thời Lý - Trần đã có kết hợp cả yếu tố văn hoá ấn Ðộ thông qua Chàm và một phần văn hoá Hoa và mang đậm chất Phật giáo. Các yếu tố văn hoá ấn có thể thấy trong thẩm mỹ Việt là hình tượng các vũ nữ múa, các tượng chim kiểu Kinnari và chim thần kiểu Garuda... có nguồn gốc từ ấn Ðộ đã được Việt hoá. Nhiều hình trang trí tạo thế thống nhất ngay cả trong ý nghĩa như sóng nước với mây trời, hoa sen âm với hoa cúc dương. Con rồng thời kỳ này tiêu biểu cho văn hoá Việt Nam không pha trộn, đó là con rồng hình rắn, có mào lửa gắn với thần rắn. Trời Trần, hình chạm ta thấy ở các chùa Thái Lạc, Bối Khê... mang nhiều nét văn hoá ấn và Hán song đã được dân tộc hoá. Các thời kỳ sau kế thừa tinh hoa của thời kỳ trước và biến đổi phù hợp với kỹ thuật và nhu cầu tôn giáo. Thời Lê Sơ, Nho giáo là chủ đạo, hình tượng trang trí chỉ gặp ở các dạng biểu tượng. Thời Mạc, trang trí hình ảnh dân dã như các hoạt cảnh, con người kết hợp với kế thừa trang trí thời Trần khiến nghệ thuật có thể nói là phát triển theo hình thức tự phát, chạm bong kênh bắt đầu xuất hiện và phát triển thay cho hệ thống chạm nông trước đây. Mỹ thuật Mạc đã thoát dần khỏi ảnh hưởng của nghệ thuật Chămpa và Trung Hoa vốn có từ thời kỳ mỹ thuật trước đó. Thời Nguyễn, nghệ thuật dân gian bị hạn chế, các mô típ chủ yếu được sử dụng là bộ "Tứ linh" và " Tứ quý" tạo thành một khuôn mẫu không thay đổi. Thời kỳ này song song với việc chạm khắc vẫn trên các kết cấu gỗ thô mộc thì xuất hiện một số công trình sơn son thếp vàng, vẽ lên trên cấu kiện gỗ (mang ảnh hưởng của Trung Hoa).

- Bố cục trong một tác phẩm điêu khắc: là thước đo lớn nhất cho sự thành công của tác phẩm. Trong kiến trúc cổ, ta thường gặp bố cục theo kiểu cân xứng (những cặp rồng, những hoa văn hoạ tiết đối nhau...). Bố cục hướng tâm ( có hoa văn trung tâm trong một khung khép kín), bố cục hình dải ( hoa cúc, dây hình chữ công)...

nhànhlantím - October 12, 2004 09:48 AM (GMT)
Các hình tượng trang trí đơn lẻ

Con rồng
các dạng trang trí hình rồng phát triển theo từng thời kỳ, mang những đặc điểm mỹ thuật khác nhau. Trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam, hình tượng con rồng cũng được phát hiện từ những di vật còn lại từ thời Lý.

Con rồng thể hiện cho tâm linh, gắn liền với vua (theo quan niệm phong kiến), biểu hiện ước mong mưa rhuận gió hoà (dân gian). Trang trí trên bệ tháp, cấu kiện gỗ, đỉnh mái... Những di tích như chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Ðọi ( Hà Nam)...

user posted image
H1a. Rồng chạm đầu dư
user posted image
H1b. Rồng trang trí trên cửa

Con lân

Được gọi đầy đủ là kỳ lân (còn gọi là con nghê, con ly và dân gian gọi là con sấu). Hình tượng con Lân được định hình từ thời Lý và phát triển cho đến suốt thời Nguyễn.
Kỳ lân là phát triển của long mã, biểu tượng cho sự kết hợp thời gian và không gian, cho sự an bình. Trang trí trên cấu kiện gỗ (gặp ở nhiều chùa), thành bậc (chùa Bà tấm, Hà Nội), tượng tròn (chùa Phật Tích, Bắc Ninh).

user posted image

H2. Tượng lân đá tại chùa Phật Tích

Rùa: ít gặp trong kiến trúc Phật giáo
Biểu trưng cho sự bền vững của xã tắc (trong phạm vi cung đình) và sự sống lâu, trường thọ (dân gian), Thường thấy sử dụng như con vật đỡ chân bia tại các chùa.

user posted image

H3. Rùa đội bia
Chim Phượng
: ít gặp trong điêu khắc Phật giáo.
Chim Phượng không gắn nhiều với Phật giáo mà chỉ tượng trưng cho điềm lành, mỗi khi xuất hiện thì báo hiệu đất nước thái bình, phồn thịnh, vẻ đẹp của phụ nữ... Thường được chạm khắc trên cốn, thành bậc, đầu dư, đầu đao...

user posted image
H4. Đầu đao hình chim Phượng

Hoa sen: Từ thời Lý đã sử dụng hoa sen trong biểu tượng chùa Một Cột, bệ tượng Phật A Di Ðà chùa Phật Tích.
Biểu hiện cho sự trong sạch thanh cao, biểu tượng cho sự thanh tịnh của Phật giáo. Ðỉnh tháp, chân tảng, bệ Phật, diềm bia.

user posted image
H5. Trang trí hoa sen trên chân tảng


TLC

nhànhlantím - October 12, 2004 09:49 AM (GMT)

Hoa cúc:

Hoa cúc thời Lý Trần thường thể hiện với dạng dây lượn hình sin. Lúc đầu hoa cúc phổ biến ở Trung Quốc với biểu trưng Ðạo giáo, về sau ảnh hưởng vào Phật giáo như một biểu tượng bình dị, thanh cao, kín đáo và lâu bền.

user posted image
H6. Trang trí hoa cúc chùa Phổ Minh

Lá đề:
Cây Bồ đề biểu trưng cho sự đại giác của đức Phật. được sử dụng rất nhiều trong trang trí điêu khắc như vòm cửa chùa tháp thời Lý.

user posted image
H7. Trang trí lá đề tháp Bình Sơn - Vĩnh Phúc

Hình cá:
Tượng trưng cho sự giàu có, phồn thịnh hay gặp trong trang trí cấu kiện gỗ cùng sóng nước.

user posted image
H8. Trang trí cá trên cốn gỗ

Con trâu:
Hình tượng trâu cũng xuất hiện từ thoì nguyên thuỷ trong văn hoá Hoà Bình. Và hình tượng trâu còn thấy được ở kiến trúc Phật giáo là bắt đầu từ thời Lý.
Con trâu rất có ý nghĩa trong nhà Phật, thể hiện qua bức tranh thập mục chăn trâu. Tượng tròn (chùa Phật Tích), lan can đá ( chùa Bút Tháp)

user posted image
H9. Hình tượng con trâu lan can đá chùa Bút Tháp

Sư tử:
là đề tài trang trí phổ biến ở thời Lý hơn các thời sau này. Sư tử hí cầu nghĩa như vật bảo vệ giáo pháp.
Có thể gặp tượng sư tử ở chùa Hương Lãng, bệ có 2 con sư tử đỡ ở chùa Bà Tấm. Các chòm lông và đuôi sư tử thường xoắn lại theo kiểu trôn ốc hoặc xoè ra.

user posted image
H10. Sư tử đá đỡ bệ tượng chùa Bà Tấm

TLC

nhànhlantím - October 12, 2004 09:49 AM (GMT)
Con hổ:
Nền văn hoá Ðông Sơn cách đây trên dưới 2500 năm đã xuất hiện rất nhiều tượng hổ. Thời Trần bắt đầu xuất hiện tượng hổ.
Theo tín ngưỡng của dân ta thì hổ tượng trưng cho vị thần bảo vệ, trấn giữ các phương chống lại mọi tà ma, đảm bảo cho cuộc sống phát triển. Bệ đá tam bảo ( chùa Ðại Bi Hà Tây), chạm khắc trên kẻ ( chùa Sơn Ðồng, Hà Tây), hai bên tam quan (chùa Long Tiên Quảng Ninh)

user posted image
H11. Phù điêu hổ chùa ông Bổn - tp Hồ Chí Minh


Con ngựa:
Thời Lý
Xuất hiện dưới dạng tượng tròn (chùa Phật Tích), lan can đá (chùa Bút Tháp). Theo Phật thoại, ngựa trắng khi không có người cưỡi là biểu tượng của Phật.

user posted image
H12. Trang trí ngựa tường hồi chùa Hưng Ký


Nhạc công thiên thần (Gandharva)
Thời Lý - Mạc, ảnh hưởng ấn Ðộ giáo của người Chăm.
Thường gặp ở hình ảnh đoàn nhạc công tấu nhạc mừng Ðức Phật đản sinh

user posted image
H13. Trang trí tại chùa Phật Tích

Nữ thần đầu người mình chim (Kinnarri)
được sử dụng trong thời Lý đến Mạc, ảnh hưởng ấn Ðộ giáo của người Chăm.
Có thể gặp ở những dạng tượng người chim chùa Phật Tích, chùa Long đọi, nữ thần đầu người mình chim.

user posted image
H14. Nữ thần đầu người mình chim chạm trên cốn gỗ chùa Thái Lạc

Tiên nữ (apsara):
Thời Lý - Mạc, ảnh hưởng ấn Ðộ giáo của người Chăm.
Tiên nữ múa hát dâng hoa xuất hiện gắn liền với các sự kiện trong cuộc đời của đức Phật như đức Phật đản sinh, đắc đạo, nhập Niết Bàn... Ðiêu khắc trên cốn gỗ chùa Thái Lạc.

user posted image
H15. Tiên nữ cưỡi Phượng chùa Thái Lạc

TLC

nhànhlantím - October 12, 2004 09:50 AM (GMT)
Chim thần Garuđa :
Thời Lý - Mạc. Hình tượng của ấn Ðộ giáo sử dụng trong văn hoá Chăm.
Tiêu biểu cho sức mạnh và chân lý . Thường gặp ở tư thế nâng đỡ góc đền tháp và bệ tượng.

user posted image
H16. Chim thần bệ tượng chùa Bối Khê

Bánh xe pháp luân:
Sử dụng trong thời Nguyễn đến nay.
Biểu tượng sự giác ngộ của Ðức Phật và lần thuyết pháp đầu tiên của ngài. Trên mái các công trình, ví dụ như đầu đao chùa Quán Sứ.

user posted image
H17. Bánh xe Pháp luân trang trí trên đầu đao viện đại học Vạn Hạnh

Hồi văn chữ Vạn, chữ công
Thường thấy trên bờ nóc mái, diềm bia, chạm trổ cửa.

user posted image
H18. Chữ Vạn cách điệu cửa chùa Nành - Gia Lâm

Chữ Thọ, Hỉ
Thường sử dụng là cửa sổ , trang trí cửa đi cách điệu

user posted image
H19. Cổng chùa Hưng Ký - Chữ Thọ cách điệu

Con người
Người đỡ toà sen chùa Dương Liễu thời Mạc. Vua đỡ bệ tượng Phật chùa Hoè Nhai

user posted image
H20. Chạm người chùa Thái Lạc

TLC

nhànhlantím - October 12, 2004 09:50 AM (GMT)
Các mô típ trang trí thường gặp và đề tài trang trí phức hợp

Lưỡng long triều nhật (lưỡng long chầu nguyệt) ( sử dụng và phát triển từ thời Nguyễn về sau). Rồng chầu hoa cúc, hoa hướng dương đều là các dạng của lưỡng long triều nhật
ý nghĩa cầu trời mưa, hình tròn có ngọn lửa tượng trưng cho sấm sét, nguồn nước, mang đến mùa màng tươi tốt.. Hoa cúc và hoa hướng dương cũng được sử dụng tượng trưng cho mặt trời.

user posted image
H21. Mô típ lưỡng long triều Nhật trên bờ nóc

Cá hoá rồng: thường gặp thời Nho học thịnh đạt, thời Nguyễn
Gợi nhớ đến sự đỗ đạt trong các kỳ thi và được Vua phong chức tước. Ðây là một minh chứng cho việc ảnh hưởng sâu sắc của trang trí đề tài Nho học vào Phật giáo.

user posted image
H22. Cá hoá long bằng gốm thường gặp ở đình chùa miền Nam

Rồng hoá lá, rồng hoá cây...
Rồng thường thấy trong mô típ trang trí này là rồng hoá lá, rồng hoá cây hoặc cây hoá rồng, dây lá hoá rồng.

user posted image
H23. Mô típ rồng hoá cây

Ngư long hí thuỷ
Rồng và cá chép vờn nhau trong sóng nước
Mô típ trang trí khá phổ biến trong trang trí đình chùa Bắc Bộ
user posted image
H24. Trang trí trên cốn

Phúc khánh, Phúc thọ, Ngũ phúc
Hình con dơi ngậm chiếng khánh có tua có nghĩa là hạnh phúc và sung sướng. Hình con dơi kết hợp với chữ thọ biểu tượng cho sự hạnh phúc và trường thọ. Năm con dơi trên mộtbức chạm, tượng trưng cho sự chúc tụng đầy đủ nhất.

user posted image
H25. Trang trí ngũ phúc trên cánh cửa

TLC

nhànhlantím - October 12, 2004 09:51 AM (GMT)
Bát bảo
gồm bầu, tháp bút, quạt vả, ống tiêu, giỏ hoa, cây kiếm, khánh, phất trần.
Là các trang trí mang tính chất Ðạo giáo, đôi lúc được sử dụng trong trang trí một số công trình chùa chịu ảnh hưởng nhiều từ Trung Quốc như chùa Hoa, chùa người gốc Hoa xây dựng...

user posted image
H26. Kiếm và quạt trong trang trí chùa ông Bổn
Bát quả gồm đào, lựu, mận, lê, phật thủ, nho, bầu bí.

user posted image
H27. Trang trí trên lan can chùa Vạn Niên - Tây Hồ - Hà Nội

Tứ quý gồm mai lan cúc trúc.
Thường gặp kết hợp mai điểu, mai hạc, lan điệp, cúc điệp, trúc tước, trúc yến hoặc trúc hổ.

user posted image
H28. Trang trí cúc điệp trên cánh cửa

Tứ thời gồm mai, sen, cúc, tùng.
Ðồ án trang trí là mai điểu, liên áp, cúc điệp, tùng lộc hay tùnghạc. Trong trang trí chạm khắc các chi tiết kiến trúc như cửa võng, cánh cửa...

user posted image
H29. Trang trí tùng hạc trên cánh cửa

Hoa sen kết hợp với hoa cúc: Thường gặp ở thời Lý
Tượng trưng cho âm dương giao hoà. Thường gặp ở trang trí diềm bia, chạm khắc trang trí trên tháp cổ.

user posted image
H30. Trang trí hoa văn tháp Phổ Minh

Mây trời, sóng nước : Thời Lý, Trần
thường gặp ở trang trí hoa văn tháp cổ, bệ tượng Phật thời Lý.

user posted image

H31. Sóng nước trên chân bệ tượng chùa Phật Tích

TLC

nhànhlantím - October 12, 2004 09:51 AM (GMT)
Các đề tài trang trí liên quan đến phật giáo
(thường gặp ở dạng tượng tròn và hội hoạ)

Cảnh Ðức Phật đản sinh
Biếu tượng bằng cảnh cửu long phun nước tắm cho cậu bé, cảnh các thiên thần nhạc công tấu nhạc đón mừng.

user posted image
H32. Tiểu cảnh đức Phật đản sinh tại chùa Vũng Tàu

Cảnh Ðức Phật trưởng thành và trên con đường tu hành
Ðức Phật gặp bốn cảnh sinh, bệnh, lão và tử. Cảnh Ðức Phật tu ở Tuyết Sơn.

user posted image
H33. Đức Phật cắt tóc giũ bỏ cuộc sống trần tục

Cảnh Ðức Phật Ðại giác
Ðức Phật trở thành Phật (giác ngộ được bản thân mình) Gắn liền với hình tượng cây Bồ đề.

user posted image
H34. Ðức Phật đại giác dưới gốc Bồ Ðề

Cảnh Ðức Phật thuyết pháp
Gắn với bánh xe chuyển Pháp luân, Phật thuyết pháp ở vườn hươu, thuần phục con voi điên...

user posted image
H35. Tiểu cảnh Phật thuần phục voi điên ở chùa Vũng Tàu

Phật nhập Niết Bàn

Phật nằm giữa hai cây sala, cảnh nhập Niết bàn với hình Stupa.

user posted image
H36. Cảnh Phật nhập niết bàn thường gặp trong các chùa miền Nam và miền Trung

Thập mục ngưu đồ (10 bức tranh chăn trâu)
Ðại thừa và Thiền tông có hai cách dẫn dắt bức tranh khác nhau nhưng mục đích chung là phải tự tu dưỡng lấy thân, tâm mình làm gốc.

user posted image
H37. Phù điêu Thập mục ngưu đồ tại chùa Quảng Bá - Tây Hồ - Hà Nội

Tích Tây Du Ký
Thường sử dụng làm phù điêu, hoạt cảnh trang trí trên mái các chùa có ảnh hưởng phong cách kiến trúc Trung Hoa như chùa Hưng Ký, chùa long Tiên...

user posted image
H38. Một cảnh Tôn Ngộ Không đả Nhị Lang Thần

Nhận xét