NHÀ CỔ

  1. Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ): Được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia

    Tại Nhà cổ- vườn Lan Bình Thủy đại diện Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ vừa trao Quyết định 314/BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho đại diện gia tộc họ Dương, công nhận ngôi nhà tọa lạc tại số 26/1 đường Bùi Hữu Nghĩa, khu vực 3, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy- TP. Cần Thơ là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
    Quyết định công nhận này là một tin vui không chỉ của dòng họ Dương mà với nhiều người dân, cán bộ ở TP. Cần Thơ.
    Gia tộc họ Dương đến lập nghiệp ở Nam bộ khoảng cuối thế kỷ XVIII, đến nay đã trải qua 6 thế hệ. Nhà thờ họ Dương được xây dựng từ năm 1870 (khoảng đời thứ 3 của dòng họ Dương). Đến những năm đầu của thế kỷ XX, nhà thờ họ Dương được trùng tu lại và tồn tại cho đến ngày nay.
    Lâu nay, nhà thờ họ Dương (còn gọi là nhà cổ Bình Thủy hay Vườn lan Bình Thủy) là một trong những điểm đến thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Nguyên thủy, ngôi nhà được xây 5 gian toàn bằng các loại gỗ quí như lim, căm xe, cà chất... Sau 30 năm sử dụng, ngôi nhà được thiết kế lại theo phong cách kết hợp, giao thoa giữa hai lối kiến trúcViệt Pháp kiểu “nội ứng ngoại hợp” tức bên trong ứng với mỹ thuật truyền thống và văn hóa phương Đông còn bên ngoài hòa hợp với kiến trúc phương Tây. Vào đời thứ năm của dòng họ Dương, ngôi nhà còn là nơi diễn ra những cuộc đàm luận văn thơ của các thi nhân xứ sở Cầm Thi nên nơi đây còn được gọi là Tao Đàn Năm Ngôn hay Tao đàn ông Ngôn.
    Ngoài kiến trúc cổ, nhà thờ dòng họ Dương còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ như giường thờ chạm khắc cẩn xà cừ, bộ lư đồng mắt tre, bộ ván ngựa chân quỳ, ghế salon cẩn ốc mặt đá cẩm thạch, 8 bộ đèn treo trong đó có một bộ đèn chùm bạch đăng bằng pha lê thế kỷ XVIII.
    Với quyết định được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, trong thời gian tới, nhà thờ dòng họ Dương sẽ thoát khỏi nguy cơ xuống cấp và bị hủy hoại với thời gian, phần nào thỏa mãn được tình cảm mong muốn của cán bộ, nhân dân TP. Cần Thơ. Nhà cổ Bình Thủy ở Cần Thơ từ lâu đã nổi danh với vẻ đẹp cổ kính. Sự ra đời, những đồ vật cổ trong ngôi nhà và hơn cả là một nếp văn hóa truyền thống vẫn được con cháu hậu duệ của người gây dựng ngôi nhà gìn giữ và phát huy.

    >> Thuỷ trong nhà chú Hoả   
    Nhà cổ Bình Thuỷ là một trong các ngôi nhà kiểu Pháp hiếm hoi còn sót lại khá nguyên vẹn ở Nam Bộ. Nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thuỷ, quận Bình Thuỷ, Cần Thơ.

    Được xây dựng vào năm 1807, ngôi nhà như nổi bật hơn trong ánh sáng mặt trời với lối kiến trúc kiểu Pháp tinh tế. Bên ngoài căn nhà là bốn bậc thanh hình cánh cung tao nhã cùng với trần cao, trang trí hoa văn hài hoà, mở nhiều cửa lớn nhỏ như tôn thêm vẻ quí phái cho ngôi nhà cổ. Điểm xuyến thêm vào vẻ đẹp đó là các phù điêu đắp nổi được trang trí bên ngoài mặt tiền. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp sang trọng của một căn nhà lúc giao thời giữa hai thế kỉ.

    Ngôi nhà đã được Bộ VH, TT& DL công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia vào đầu năm 2009. Toàn bộ tư dinh bố cục cân xứng âm dương với cổng tam quan, sân gạch tàu, năm gian nhà xây trát bằng keo ô dước, hai mái lợp ngói Phúc Lộc Thọ kiểu Tam đa, đèn đặt bốn góc Long Lân Quy Phụng dạng Tứ quý, cột kèo gỗ lim đen bóng hai vòng ôm chưa giáp, được gắn kết khít khao bởi kỹ thuật mộng ngàm.

    Ngôi nhà được chia làm ba phần: Nhà trước, nhà giữa, nhà sau. Ngăn cách giữa nhà trước và nhà giữa là một hệ thống bao lam và liên ba gồm nhiều con tiện và ô hộc được tạo tác bằng gỗ, chạm khắc tỉ mỉ bởi các nghệ nhân tài hoa. Cùng với gạch lát nền hình hoa hồng đỏ đen được chủ nhân kỳ công đặt và vận chuyển từ Pháp sang, ngôi nhà mang dáng dấp kiểu Pháp với nền nhà cao hơn so với mặt sân một mét hiện ra vừa sang trọng, vừa có vẻ đẹp lạ lẫm.

    Tòa nhà có bốn lối dẫn lên nhà chính. Hai lối từ bên hông nhà lên thẳng hai gian ngoài cùng; hai lối còn lại kiểu Gotique với bốn bậc thang hình cánh cung tao nhã kết nối với khoảng sân rộng dẫn vào gian giữa. Mặt đứng từ đường có năm gian, cửa gỗ lá sách theo phong cách Art Nouveau (một loại hình nghệ thuật trang trí châu Âu thịnh hành vào đầu thế kỷ XX với vòm cửa hình vòng cung), cột gạch vuông được đắp nổi hoa văn dây lá nho.

    Kế đến phải kể đến những món đồ cổ quý hiềm được lưu giữ trong ngôi nhà (dù đã bị thất thoát khá nhiều). Đó là hai bộ bàn ghế xuất xứ từ Vân Nam (Trung Quốc), mặt bàn bằng đá cẩm thạch, vân xanh, đường kính 1,5m, dày hơn 6cm; bộ xa lông kiểu Pháp đời Louis XV mặt bàn bằng đá cẩm thạch sắc xanh. Bộ bàn tiếp khách bằng gỗ lim với chi tiết rồng phụng được chạm, khắc điêu luyện. Chùm đèn bạch đăng thế kỷ 18; cặp đèn treo thế kỷ 19...

    Gia tộc này cũng còn lưu giữ rất nhiều bình, chén, đĩa, cổ nhất phải kể đến cái chén Tuyên Đức Niên Phụng từ đời Minh có niên đại 572 năm, một độc bình Thành Hóa Niên Chế với ngót… 533 tuổi. Rồi một độc bình men lam khác rất độc đáo với những họa tiết phỏng theo điển tích “Tam cố thảo lư” – Lưu Bị ba lần đến lều tranh rước Khổng Minh. Rồi một chiếc lư đồng có ba chân vạc và hai đầu nghê rất khó đoán niên đại. Có điều dưới đáy lư có một dấu triện 6 nét thuộc loại “cực cổ”.

    Ngay cả bộ trường kỷ để ngay trước án thờ vốn là kỷ vật của ông Dương Chấn Kỷ cũng là món đồ cổ vô giá. Để có bộ ghế bằng gỗ lim này một nghệ nhân người miền Nam đã phải chạm các chi tiết rồng phụng chính xác đến từng milimet một. Bộ ghế lớn là vậy, nặng là vậy nhưng chân ghế chỉ nhỏ bằng cổ tay em bé. Riêng thợ cẩn xà cừ lại là một nghệ nhân miền Bắc nổi danh thời đó đảm trách. Trải qua hơn trăm năm nay nhưng những vẩy xà cừ cứ óng ánh ngũ sắc rực rỡ.

    Di vật của ông Dương Chấn Kỷ- người xây dựng ngôi nhà còn để lại là một bức ảnh truyền thần hiện được treo trang trọng ở sảnh giữa gian nhà. Điểm độc đáo ở chỗ, bức truyền thần này được đúc bằng sành tráng men với những chi tiết thật như ảnh chụp bây giờ.













    Tác giả: Thái Phươnghttp://giatour.vn/wp-content/uploads/2013/04/can-tho-n11.jpg
  2. Nhà cổ Bình Thủy http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/8d/Nh%C3%A0_c%E1%BB%95_B%C3%ACnh_Th%E1%BB%A7y_2.jpg
  3. Nằm bên bờ sông Tiền, thuộc thị xã Sa Đéc, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là điểm đến thu hút đông đảo du khách mỗi khi ghé thăm tỉnh Đồng Tháp.
    http://images.yume.vn/blog/201208/23/1345658857_100_5198.JPG
    Nét đặc biệt của ngôi nhà cổ này là sự giao thoa kiến trúc Việt-Pháp-Hoa cùng câu chuyện tình lãng mạn giữa nữ văn hào Pháp Marguerite Duras với công tử họ Huỳnh.
    http://farm5.staticflickr.com/4059/4439062699_c1fcd546ed_o.jpg
    Khi chúng tôi đến đây, đoàn du khách Australia hơn 40 người đang chăm chú ngồi nghe cô hướng dẫn viên của Công ty cổ phần Du lịch Đồng Tháp giới thiệu về ngôi nhà và chuyện tình giữa nữ văn hào Pháp Marguerite Duras và ông Huỳnh Thủy Lê. |
    http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/8/88/Huynhthuyle.JPG
    Cái không khí sầm uất ở khu phố Sa Đéc dọc bờ sông Tiền trong buổi chiều muộn càng làm cho du khách cảm nhận được cảnh trên bến dưới thuyền nhộn nhịp ngày nào.

    Ngôi nhà cổ này được xây dựng năm 1895 bằng vật liệu chính là gỗ. Mái nhà lợp ngói âm dương, hai bên đầu cong vút hình chiếc thuyền, tượng trưng cho miền sông nước Tây Nam Bộ.

    Năm 1917, ông Huỳnh Cẩm Thuận (cha ông Huỳnh Thủy Lê) cho trùng tu lại ngôi nhà mang dáng dấp một biệt thự Pháp, kết hợp hài hòa giữa hai lối kiến trúc Đông-Tây. Từ đó đến nay, mặc dù đã hơn 100 năm nhưng ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn.

    Ngôi nhà là một công trình kiến trúc khác lạ. Phía ngoài ấn tượng với lối kiến trúc Pháp qua các chi tiết mặt tiền, trần nhà, khung cửa sổ. Những bức tượng, phù điêu đắp nổi được trang trí theo kiểu Phục hưng. Vòm cửa cong vòng theo lối kiến trúc La Mã, cửa sổ với khối kính nhiều màu kiểu Gothic đón ánh sáng. Nhìn từ ngoài vào ngôi nhà, du khách thấy sự uy nghiêm, bề thế, cho thấy gia chủ là người rất giàu có và uy quyền.

    Tuy nhiên, vào trong ngôi nhà, du khách lại có cảm giác yên bình và thân thuộc. Lối kiến trúc phương Đông thể hiện sự mềm mại qua những đường nét chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ hình chim muông, cây trái, tùng, cúc, trúc, mai trên gỗ quý. Điều đặc biệt là các họa tiết đó lại khắc họa cảnh sông nước Nam bộ sầm uất, cây trái xanh tươi, tượng trưng cho vùng đất trù phú.


    Ngôi nhà được chia thành ba gian, gian giữa thờ Quan Công theo văn hóa tín ngưỡng truyền thống của người Hoa. Hai gian hai bên là nơi tiếp khách cùng hai phòng ngủ, một hành lang rộng dẫn xuống nhà dưới. Nền nhà cao ráo, lát gạch hoa, tường xây bằng gạch đặc dày 30cm-40cm, bao lấy kết cấu khung gỗ, làm tăng khả năng chịu lực. Tất cả vật liệu này đều được mang từ Pháp về để xây dựng.

    Ngôi nhà này là nơi đây bắt đầu cho một câu chuyện tình giữa gia chủ và nữ văn hào Pháp Marguerite Duras.

    Cuối năm 1929, trên chuyến phà Mỹ Thuận chạy ngang sông Tiền, ông Huỳnh Thủy Lê thấy một giai nhân nổi bật có nước da trắng, tóc nâu vàng, dáng người cao ráo, đứng lơ đễnh trên phà nhìn những đám lục bình trôi tản mạn trên sông.

    Ông đã chủ động đến làm quen với cô gái và cả hai đều trúng“tiếng sét ái tình.” Tình yêu ấy kéo dài gần hai năm trong bí mật và kết thúc trong nước mắt khi ông Huỳnh Thủy Lê phải cưới một cô gái đã được cha ông an bài từ trước. Nhìn tình nhân cưới người khác, Marguerite Duras đau khổ tột độ, quyết định cùng gia đình lên tàu trở về nước Pháp.

    Hơn nửa thế kỷ trôi qua, Marguerite Duras vẫn ôm nặng mối tình ấy. Trong dòng hồi tưởng, nữ văn sĩ đã viết nên tiểu thuyết “Người tình” (tên tiếng Pháp là L’amant, xuất bản năm 1984) để kể về cuộc tình trắc trở của bà.
    http://direct2.anhso.net/original/12/129168/284201195619570.JPG
    Đến nay, tiểu thuyết “Người tình” được dịch ra hơn 40 thứ tiếng. Năm 1992, đạo diễn người Pháp Jean Jacques Annaud cho ra đời bộ phim cùng tên dựa theo tiểu thuyết của bà. Bộ phim công chiếu đã nhận được nhiều sự tán thưởng của khán giả khắp nơi trên thế giới.


    Tiểu thuyết “Người tình” và bộ phim cùng tên ngày càng nổi tiếng thì nhà cổ Huỳnh Thủy Lê lại càng được du khách năm châu quan tâm, tìm hiểu. Rất nhiều đoàn khách nước ngoài từ Pháp, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh đã đến đây và rất thích thú.

    Năm 2009, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia./. chùa ông Quách (Kiến An Cung)Kiến An cung hay còn gọi là chùa Ông Quách nằm ngay tại trung tâm thị xã do những người Hoa từ tỉnh Phúc Kiến di cư sống tại Sa Đéc xây dựng từ năm Giáp Tý (1924) và khánh thành vào mùa thu Đinh Mùi (1927).
    [IMG]
  4. đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức http://ngacthuy.vnweblogs.com/gallery/7686/DSCN3914.JPG
  5. Quốc Tử Giám

    - Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 dưới thời Vua Lý Thánh Tông (1054-1072), có tạc tượng Chu Công, Khổng Tử cùng tứ phối là Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Mạnh Tử và hình vẽ các hiền nho để thờ cúng, bốn mùa tế lễ.

    - Năm 1076, Vua Lý Nhân Tông cho xây nhà Quốc Tử Giám kề sau Văn Miếu. Khi mới xây dựng, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử).

    - Từ năm 1253, Vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám và thu nhận cả con cái thường dân có học lực xuất sắc.

    - Đời vua Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư nghiệp (Hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Đến năm 1370 Chu Văn An qua đời được Vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.

    - Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Vua Lê Thánh Tông cho dựng bia Tiến sĩ của những người đỗ Tiến sĩ từ khóa thi năm 1442 trở đi. Nay chỉ còn lại 82 tấm bia tiến sĩ.

    - Năm 1762, vua Lê Hiển Tông cho sửa lại Quốc Tử giám làm Cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình.

    - Năm 1785 Quốc Tử Giám được đổi thành nhà Thái học.

    - Đến đầu thời Nguyễn, năm 1802, Gia Long bãi bỏ trường Quốc Tử Giám ở Hà Nội, đổi nhà Thái Học làm nhà Khải Thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử và xây dựng Khuê Văn Các ở trước Văn Miếu. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá.Nhà giáo CHU VĂN ANhttp://caodaivn.info/up/images/jzjxgpb71zlmxfi74t.jpg
  6. Những ngôi nhà rường Nam bộ trên 100 tuổi, rộng cả ngàn mét vuông hiện nay không còn nhiều. Các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Long An mỗi nôi chỉ còn một số ngôi, riêng miệt vườn Tiền Giang còn lưu giữ được trên 30 ngôi “đại gia” như thế. Bước vào những ngôi nhà cổ kính rộng thênh thang, nội thất lộng lẫy khiến người đời nay phải choáng ngợp. Mỗi ngôi nhà cổ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, phản phất hồn quê từ cái thuở ông cha mang gươm đi mở cõi.
    Nhà ông Hội đồng Phan Văn Cự

    Vương vấn hồn quê
    Nhà ở Nam bộ xưa chủ yếu được cất theo kiểu nhà rường, một số cất theo kiểu nhà rọi. Phong cách kiến trúc nhà rường nam bộ nói lên “cái máu” của dân khẩn hoang: “Bất chấp luật vua, chỉ sợ mỗi cái đình”. Ngày xưa đình lợp lá nhà phải lợp lá, khi đình lợp ngói nhà người ta mới dám lợp ngói. Bây giờ ngoài thức nhà chữ đinh thông dụng, chúng ta còn thấy những ngôi nhà chữ công, thềm 2 bậc mà theo lẽ xưa chỉ có dinh thự hay bậc quyền quí mới được phép xây.
    Nhà cỗ ở Tiền Giang cũng có sự khác biệt giữa hai vùng Đông và Tây. Thường ở các huyện phía đông nhà thấp, cột nhỏ và dùng gỗ tốt. Từ huyện Châu Thành trở lên, các vị điền chủ mới nổi muốn thể hiện sự giàu có của mình nên nhà thường cao và cột lớn. “ Cái máu” của dân khẩn hoang là “ăn theo thuở, ở theo thì”. Điều này cũng đúng với nhiều ngôi nhà cỗ, vì ngoài kiến trúc truyền thống, chủ nhân thường xây thêm thềm ba bằng gạch vữa theo kiểu Tây đang thịnh lúc bấy giờ.
    Nhắc đến nhà cỗ ở Tiền Giang, nhiều người liên tưởng đến ngôi nhà của anh Trần Anh Kiệt ở Đông Hoà Hiệp, huyện Cái Bè được tổ chức JiCa Nhật Bản tài trợ trùng tu vào năm 2003. Thật ra đây chưa phải à ngôi nhà độc đáo nấht ở Tiền Giang. Bỡi mỗi ngôi nhà cỗ đều mang phong cách, sự độc đáo riêng của nó.

    Trong những ngôi nhà độc đáo

    Nhà của ông Hội đồng Phan Văn Cự ở ấp Phú Hưng, xã Long Khánh, huyện Cai Lậy đựơc Ban Quản lý di tích Sở VH- TT- DL đánh giá là ngôi nhà có kiến trúc chạm độc đáo nhất tỉnh hiện nay. Ngôi nhà này rộng trên 1.000 m2 , nền lót gạch da qui, mái lợp ngói móc, bên trong có 140 cây cột lớn bằng gõ được kê trên tán gỗ.
    
    Cụ ông Phan Ngọc Bỉnh, 90 tuổi, con trai ông Hội đồng cho biết: “Nhà được cất làm nhiều lần. Phần nhà chính đựơc ông nội tôi cất vào khoảng năm 1880. Nghe kể lại, ông tôi cho người ra miền Trung mua gỗ chở về và thuê 40 thợ từ miền Bắc, miền Trung vào làm ròng rã trong 4 năm mới xong. Sau đó cha tôi cất thêm phần Thảo bạt (nhà để khách chờ vào lễ). Để tôn trọng ông nội nên cha tôi cất phần thảo bạt dười nền thấp hơn nhà chính. Do cột đã cắt sẵn từ trước nên cha tôi cho làm phần tán cổ bồng bằng gỗ. Trong nhà dùng toàn bộ là tán sỗ, chốt gỗ chứ không dùng đinh. Năm 1915 phần thềm ba được xây thêm bằng gạch thẻ và hồ ô dước, có trang trí hao văn kiểu Pháp”.
    Theo JiCa, Thảo bạt nhà Hội đồng Cự là thảo bạt lớn nhất Việt Nam. Phần tán cổ bồng là nét độc đáo của ngôi nhà này nhưng độc đáo nhất vẫn là kiến trúc chạm. Đây là ngôi nhà duy nhất toàn bộ xiêng, trính đều được chạm trổ 3 mặt. Hiện ngôi nhà còn giữ được 2 bộ tranh thờ và 8 bức thủ uyển sơn son thiếp vàng, 20 đồi liễn, 20 khuôn biển và nhiều bao lam chạm 3 mặt. Điều rất độc đáo là mỗi món đồ được chạm từ một thân cây to. Theo chủ nhân ngôi nhà hiện nay, để làm một bức thủ uyển, ông cha họ phải tốn hơn 3 tháng công thợ và dát lên đó 2 lượng vàng ròng.
    Ở ấp Tân Phú, xã Tân lý Tây, huyện Châu Thành, ngôi nhà của chú Bùi Ngọc Hưởng là ngôi nhà duy nhất ở Tiền Giang còn lưu giữ nguyên vẹn kiến trúc nhà truyền thống của người Việt sau hơn 100 năm xây dựng. Người Bình Xuyên là một trong nhiều bộ phim sử dụng nhiều cảnh quay ở ngôi nhà này. Theo chú Hưởng “Ông cố của tôi cất nhà này hết gần 3.000 đồng Đông Dương”, trong khi thời kỳ đó một mẫu ruộng tốt chỉ có giá 30 đồng.
    Đến xứ Gò Công, ngôi nhà Đốc Phủ Hải rất độc đáo. Nó tựa như  một tiểu cung điện bỡi sự nguy nga của ngôi nhà và sự cầu kỳ, sa hoa của nội thất. Bước vào nhà, nhìn đâu đâu cũng thấy những tác phẩm nghệ thuật chạm khảm tuyệt mỹ và các cỗ vật quí giá. Nhà Đốc Phủ Hải thể hiện một giai đoạn lịch sử vùng đất Gò Công. đó là thời kỳ phong kiến khủng hoảng và sự du nhập ồ ác của văn hoá phương Tây. Phần bên ngoài của ngôi nhà được xây dựng bỡi vôi vữa, cổng sắt theo kiểu kiến trúc Pháp như chiếc áo tân thời khoác lên ngôi nhà rường Nam bộ.
    Có lẽ ít ai biết nhà Đốc Phủ Hải hiện nay gốc là nhà của bà Trần Thị Sanh, người em con cô con cậu với Hoàng Thái hậu Từ Dũ. Bà Trần Thị Sanh là người giàu có nhất vùng Gò Công hồi cuối thế kỷ XIX, được dân trong vùng gọi tôn kính là Bà Hầu “Gò Công bốn tổng đồng giàu, mà riêng có một bà Hầu giàu to”. Bà cũng là người vợ thứ của anh hùng Trương Định, do Hoàng Thái hậu Từ Dũ ban hôn. Đốc phủ Hải là cháu gọi bà Sanh là ngoại vợ.
    Thời gian trôi qua với bao thăng trầm thế sự. Người xưa đã mất, trong những ngôi nhà cỗ chỉ còn phản phất cái tinh anh. Ông Trương Hùng Dũng, Trưởng ban Quản lý di tích tỉnh Tiền Giang trăn trở: “Toàn tỉnh hiện có trên 350 ngôi nhà được xây dựng từ năm 1940 trở về trước. Trong số đó có khoảng 35 căn nhà cỗ có giá trị về mặt kiến trúc và nghệ thuật rất cao. Nhà cổ là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá, nghệ thuật và lịch sữ của dân tộc. Tuy nhiên các ngôi nhà cổ đang bị mai một dần bởi thời gian và thời tiết”.
  7. Dựng nhà cổnhà cổ. - dựng nhà cổnhà cổ. - dựng nhà cổnhà cổ. - dựng nhà cổnhà cổ. - dựng nhà cổnhà cổ. - dựng nhà cổnhà cổ. - dựng nhà cổnhà cổ. - dựng nhà cổnhà cổ. - dựng nhà cổnhà cổ. - dựng nhà cổnhà cổ. - dựng nhà cổnhà cổ. - dựng nhà cổnhà cổ. - dựng nhà cổnhà cổ. - dựng nhà cổnhà cổ. - dựng nhà cổnhà cổ. - dựng nhà cổnhà cổ. - dựng nhà cổnhà cổ. - dựng nhà cổnhà cổ. - dựng nhà cổ
  8. Nhà cổ ông Hai Tháihttp://images.yume.vn/blog/201102/21/1298236806_nha%20co%20ong%20hai%20thai%20da%20ton%20tao.jpg
  9. Nhà_cổ_Hội_Anhttp://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/1f/Nh%C3%A0_c%E1%BB%95_H%E1%BB%99i_An.jpg
  10. Nhà cổ họ Đào – Phú Hội (Nhơn Trạch)http://www.ttxtdldongnai.vn/xemweb/xemweb/upload/images/IMG_2587.jpg
  11. Nhà cổ ông Cai Cường

    Nhà cổ Cai Cường được xay dung đầu thế kỷ XX ở xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

    http://vckm.landtoday.net/Library/images/13/2008/11/nhaco3.jpgDSC01479.jpg picture by chessythao
  12. Nhà cổ truyền thống “rặt Việt” ở TP. Hồ Chí Minh:

    Vốn quí hiếm đang dần biến mất?

    Không thuộc diện những kiến trúc cổ xưa chịu ảnh hưởng phong cách phương Tây hoặc Trung Hoa, Nhật Bản như những khu nhà ở Chợ Lớn, Chợ Cũ…, những căn nhà cổ hoàn toàn mang sắc thái Việt Nam, có độ tuổi trên dưới một thế kỷ ở TP. Hồ Chí Minh được rất ít người biết đến. Đây là nguồn vốn truyền thống cực kỳ hiếm hoi ở một thành phố hiện đại như TP Hồ Chí Minh. Thế nhưng…
    Một ngôi nhà cổ hiếm hoi giữ được kiến trúc nguyên bản.
    Những ngôi nhà cổ “cực hiếm”
    Theo chuyên gia Nguyễn Tấn Tự, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển TP. Hồ Chí Minh, số lượng những căn nhà cổ truyền thống mang phong cách “rặt Việt” ở TP. Hồ Chí Minh mà ông biết được hiện chỉ còn “đếm trên đầu ngón tay”. Những căn nhà này nguyên thuỷ đều được xây dựng hoàn toàn bằng nguyên vật liệu truyền thống, gắn kết với nhau qua hệ thống cộng gỗ (không dùng một cây đinh nào). Về hình thức, tất cả đều thuộc một trong ba kiểu: Tứ trụ với bốn cột cái chính và hệ thống vì kèo có thể kéo dài ra xung quanh để mở rộng mặt bằng; xuyên trính, hay còn gọi là nhà rường, hệ thống vì kèo chia nhà thành ba gian; nhà cột giữa, còn có tên khác là nhà rội, với một cột giữa trụ đỡ cho cả căn nhà. Về công dụng, nhà tứ trụ thường được sử dụng làm từ đường của dòng họ do tính chất kiến trúc nghiêm trang, cân đối của nó; nhà xuyên trính thường được sử dụng làm tư thất của các gia đình khá giả; còn nhà cột giữa của các gia đình bình dân, nghèo. Ông Tự cho biết, hiện tại chỉ còn khoảng chục căn nhà theo dạng này nhưng trong số đó chỉ còn một số rất ít là còn nguyên giá trị. Điển hình phải kể đến hai căn nhà ở Nhà Bè. Đó là nhà của bà Trần Thị Kim Hồng, ở số 34/14 ấp 5 và nhà ông Nguyễn Kim Chung ở số 18/9 khu phố 7 thị trấn Nhà Bè. Hai căn nhà này được gia đình nhiều lần sửa chữa, sơn phết lại. Các đồ vật trong gia đình như tủ, bàn, ghế... được chạm khắc hoa văn rất độc đáo, tinh xảo. Chính vì thế mà nhiều năm qua, hai ngôi nhà này còn là “phim trường” của một số bộ phim như “Con thú tật nguyền”, “Dòng sông không quên”, “Mùa nước nổi”, “Ngọn cỏ gió đùa”... Ở phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, có 2 ngôi nhà cổ của ông Huỳnh Hữu Thời và Nguyễn Minh Chính, trong đó, ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Minh Chính được xây dựng cách nay hơn 100 năm còn khá kiên cố, kiến trúc rất đẹp và nguyên vẹn. Nhà trước được thiết kế 3 gian 2 chái, có 2 lối đi gắn kết với nhà phía sau, ở giữa hai lối đi có một khoảng rộng để trồng hoa kiểng... Ngoài ra, còn phải kể đến hai căn nhà cổ rất có giá trị là nhà của bà Nguyễn Thị Bích Thuỷ ở số 292 Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, quận 5 và nhà của bà Trần Thị Ngọc Thảo ở số 185/3 Trần Kế Xương, phường 7, quận Phú Nhuận. Hai căn nhà này đều được xây dựng từ cuối thế kỉ XIX và đến nay kết cấu chính của căn nhà vẫn còn nguyên vẹn...
    Kiến trúc nội thất của một ngôi nhà cổ “rặt Việt”.
    Cần giữ lại những gì còn giữ được
    Theo chúng tôi được biết, “sự nguyên vẹn” của những ngôi nhà cổ “rặt Việt” trên chỉ là số ít hiếm hoi, những ngôi nhà còn lại đều lâm vào tình trạng đáng báo động: Mỗi ngày một co hẹp, mất mát dần... Nói về chuyện này, chị Thu Nhàn, chủ sở hữu một căn nhà cổ trên đường Hải Thượng Lãn Ông cho chúng tôi biết: “Do nhìn tổng thể bên ngoài mà mọi người gọi là nhà cổ, chứ bên trong thứ gì cũng đã được thay đổi. Đồ cổ trong nhà cũng chẳng còn cái nào. Nhà này được xây dựng cả trăm năm nay nên đồ đạc mục rỗng hết nên chúng tôi phải thay đồ mới. Mấy hộ gần nhà tôi cũng sửa chữa khác xưa hết cả”. Giải thích cho sự đổi thay của nhà cổ, phố cổ trên địa bàn quản lý, ông Đào Hữu Phước, Phó Trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin Quận 5 cho hay: “Tính đến thời điểm này, toàn quận chỉ có nhà 292 Hải Thượng Lãn Ông được xếp vào danh sách nhà cổ cần bảo tồn của thành phố. Còn những căn nhà khác, dù nhìn bên ngoài vẫn mang đậm dáng dấp kiến trúc cổ xưa nhưng do bên trong không còn đồ cổ nên đành phải để dân sửa chữa nhà của họ. Thời gian qua, quận đã phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, thẩm định nhà cổ trên địa bàn quận để cùng giữ gìn những nhà cổ còn sót lại, nhưng do tâm lý sợ xếp vào nhà cổ sẽ mất nhà mà nhiều hộ dân không chịu nhận nhà mình là nhà cổ. Do nhà được mua đi bán lại nhiều lần, mỗi người đến là một lần sửa chữa nên những giá trị kiến trúc cổ xưa cứ thế mà mất đi...”.
    Việc gìn giữ số vốn văn hoá rất ít ỏi này không thể nói là không cần thiết, bởi nó mang nguyên vẹn cái hồn của những cư dân Sài Gòn một thuở. Một người thường xuyên lưu ý và đau xót trước thực trạng này, ông Phạm Mỹ Hữu, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích TP.Hồ Chí Minh, đặt vấn đề: “Nhà nước, ngành văn hoá thông tin, du lịch nên mua lại những căn nhà này cùng những vật dụng thật sự cổ trong nhà để tu bổ đúng nguyên tắc bảo tàng, cho công chúng nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tham quan, tìm hiểu”. Ông cho rằng: Nếu Quảng Nam có phố cổ Hội An thì tại sao TP. Hồ Chí Minh không có được nhà cổ, phố cổ “thật sự Việt Nam” làm vốn cho mình?”. Theo ông Hữu, năm nào Trung tâm bảo tồn di tích TP.Hồ Chí Minh cũng cử người đi khảo sát điều tra về nhà cổ để hỗ trợ người dân giữ gìn những giá trị văn hóa chung cho cộng đồng sau này nhưng chỉ có một vài hộ tự nguyện xin được xếp hạng vì bị “dính” vào quy hoạch còn các hộ khác thì không mặn mà. Những ngôi nhà cổ này thuộc sở hữu của cá nhân nên rất khó xếp hạng. Nếu nhà nước muốn bảo quản nhưng tư nhân không chịu thì cũng đành bó tay vì hiện chưa có văn bản nào hướng dẫn cách giải quyết vướng mắc này. Nhưng nếu chúng ta mà để mất đi văn hóa nhà cổ là chúng ta có tội với tổ tiên...”.
    Theo chúng tôi, những tâm tư của ông Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích TP.Hồ Chí Minh thật đáng quan tâm. Đã đến lúc các cơ quan chức năng TP. Hồ Chí Minh cần nhìn lại và phát huy vốn liếng nhà cổ truyền thống vốn còn quá ít này để thế hệ mai sau còn biết được, kiến trúc Sài Gòn xưa nay không chỉ nhà cao tầng, nhà mang phong cách Âu - Mỹ - Hoa..., mà ông bà đã từng có một kiến trúc hoàn toàn mang tâm hồn Việt Nam khi mới đến vùng đất phương Nam.
  13. Độc đáo làng cổ Phú Hữu
    (HNM) - Xã Phú Sơn, huyện Ba Vì có một ngôi làng cổ độc đáo - làng Phú Hữu. Độc đáo bởi ngôi làng này nằm vắt vẻo trên một quả đồi cao, để đến được trung tâm của làng phải qua những con dốc dựng đứng và độc đáo bởi trong làng còn khá nhiều nhà cổ. Những ngôi nhà cổ ở làng cho thấy, từ xa xưa, người dân Phú Hữu đã phân định rõ nét hai mảng đời sống giữa người giàu, kẻ nghèo: Nhà giàu làm nhà bằng đá ong, còn nhà nghèo xây bằng đất.

    Bức tranh giàu – nghèo

    Ngôi nhà cổ gần 200 năm tuổi của gia đình ông Chu Trương Chinh.
    Con đường từ chợ Nhông đến thôn Phú Hữu quanh co, khúc khuỷu vừa qua mùa mưa, đất rửa trôi còn trơ lại đá lổn nhổn. Lấy hết can đảm vút ga băng qua hết con dốc dựng đứng này lại tiếp con dốc khác, chúng tôi thở phào nhẹ nhõm khi đặt chân tới trung tâm làng Phú Hữu. Ông Phùng Tiến Tặng, cán bộ văn hóa xã Phú Sơn dẫn chúng tôi đi thăm nhà cổ giải thích: "Bây giờ nhà ở mặt đường to là quý, chứ ngày xưa chỉ những ngôi nhà ở giữa làng mới giá trị. Bởi vậy, những nhà giàu thường chọn tậu đất, làm nhà ở giữa làng".

    Theo ông Tặng, chúng tôi đến thăm nhà cổ của ông Chu Trương Chinh, xóm Tả - ngôi nhà cổ nhất làng hiện nay. Trời đã về trưa, nắng thu vàng ruộm như mật ong trải khắp triền đồi mang theo cả cái hanh và bỏng rát. Vậy mà khi vào nhà ông Chinh đã thấy không khí dịu mát đi nhiều. Chủ nhân hồn hậu cho biết, theo gia phả để lại, nhà được làm từ năm 1831 do cụ Chu Bá Bằng vốn là một "trùm làng" xây dựng, đến ông Chinh là đời thứ 9. Nhà gồm 9 gian, dài gần 24m, xây bằng gạch đá ong, 4 góc nhà là 4 trụ cột, đầu đắp cao theo kiểu đèn lồng; khung nhà làm bằng gỗ xoan theo lối câu đầu lộn túi, 2 mái chồng giường, cột 6 hàng chân, 12 cánh cửa bức bàn vẫn còn nguyên vẹn. Đồ thờ tự bên trong gồm hoành phi, câu đối, bài vị… đều có từ thời xây dựng ngôi nhà này. Ông Chinh cho biết, gần 200 năm qua, ngôi nhà tổ tiên để lại đã che chở cho bao thế hệ trong gia đình ông.

    Đối lập với những ngôi nhà to, khang trang bề thế được xây bằng đá ong, cột kèo bằng gỗ chạm trổ công phu là những ngôi nhà được xây bằng "gạch" đất. Men theo con đường làng quanh co, dốc lên dựng đứng vào làng, chúng tôi bắt gặp rất nhiều tường bao, cổng ngõ, chuồng lợn và cả nhà ở được xây bằng đất- Những thớ đất bình dị được đẽo gọt vuông vức. Thấy chúng tôi băn khoăn làm thế nào để những tấc đất vốn mềm yếu, dễ hòa tan bởi mưa gió lại có thể xây thành bức tường vững chãi, ông Chinh lý giải: "Xưa kia, thôn Phú Hữu rất nghèo. Chỉ một vài hộ giàu mới có tiền mua đá ong làm nhà còn những nhà nghèo phải luyện đất làm nhà thay gạch". Người dân cuốc đất vườn lên, trộn với nước nhào thật dẻo rồi xắn thành từng miếng. Các miếng đất này được đắp chồng lên nhau không cần bất cứ chất kết dính nào. Nhưng phải rất lâu mới xong được nhà bởi cứ đắp một hàng gạch lại mất một thời gian chờ đất khô rồi mới đắp hàng tiếp theo. Trải qua thời gian, mưa nắng, đất ngày càng cứng lại, tạo nên những bức tường vững chãi.

    Băn khoăn bảo tồn

    Ông Chu Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Sơn cho biết, thôn Phú Hữu có 6 xóm với gần một nghìn nóc nhà đến nay vẫn còn giữ được 10 ngôi nhà cổ xây bằng đá ong, mái ngói, trong đó có những ngôi nhà đặc biệt giá trị niên đại gần 200 năm như nhà ông Chinh, bà Mộc, ông Hòa Tiến, cụ Ngọ… Còn những nhà, bếp, tường bao, cổng ngõ xây bằng đất thì rất nhiều… Trải qua năm tháng, nắng mưa nhiều ngôi nhà cổ đã xuống cấp nghiêm trọng. Ngay như ngôi nhà cổ của ông Chu Trương Chinh, năm 1991 gia đình cũng đã sửa lại, từ 9 gian cắt bỏ 2 gian còn 7. "Mái nhà quá nặng, võng xuống, trong khi khung nhà bằng gỗ bị mối mọt nhiều, phải cắt bớt để giảm tải"- ông Chinh cho biết. Nhiều gia đình khác có nhà cổ trong thôn cũng phải sửa chữa lại cho phù hợp với nhu cầu sinh hoạt thời hiện đại. Trong đó phổ biến là thay thế nền gạch, thay cột gỗ, thay cửa bức bàn… Thậm chí, không ít hộ đã phá dỡ nhà cổ thay vào đó là ngôi nhà mới. Mới đây, ngôi nhà cổ của ông Chu Ngọc Hùng (anh em họ với ông Chinh) có cùng niên đại cũng đã tháo dỡ để làm nhà mới. "Ngôi nhà bên đó còn khá tốt, tôi tiếc lắm, nhưng khuyên mãi mà chẳng được"- ông Chinh ngậm ngùi.

    Vẫn còn rất nhiều người dân thôn Phú Hữu quý những ngôi nhà cổ, song khó giữ lại. Nhiều người cho biết, ở nhà cổ tuy mát, đẹp nhưng bất tiện. Đơn giản như chuyện đảo ngói bây giờ là cả một vấn đề. Cũng giống như nhà cổ ở nhiều làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ, nhà cổ ở Phú Hữu lợp bằng ngói mũi hài, thứ ngói này khoảng mười năm là phải đảo lại một lần nếu không sẽ dột. Tuy nhiên, những người biết đảo ngói bây giờ rất hiếm. Phải khó khăn lắm mới đón được thợ. Đã vậy, ngày công lại cao. Tính ra, để đảo ngói xong một ngôi nhà cũng mất 2 ngày với 2-3 thợ, rẻ nhất cũng hết 1 triệu. Bên cạnh sự vắng bóng dần của những ngôi nhà cổ, kinh tế xã Phú Sơn ngày một khởi sắc, chẳng còn ai luyện đất để làm nhà nữa. Nhiều người có tiền đã xuống dưới chân đồi tậu đất làm nhà, ở gần đường to, tiện xe cộ, buôn bán chứ không muốn sống chênh vênh lưng chừng đồi nữa. Nhưng xóm nhà cổ và những bức tường đất còn lại trong thôn Phú Hữu vẫn được nhiều người gìn giữ như một nét đẹp trong văn hóa nông thôn của làng quê dưới chân núi Tản, sông Đà.
  14. Thú chơi nhà cổ bằng…gỗ!

                  Trong vài năm trở lại đây, “ Lang thang “ tôi thấy giang hồ xuất hiện quá nhiều cò mua nhà gỗ cổ. Họ luồn lách khắp nơi để săn nhà cổ. Sau khi ngã giá xong là họ “ bứng” cả ngôi nhà đi mất tiêu. Hỏi ra mới biết nhu cầu mua nhà cổ bằng gỗ là mode hiện nay. Nhà cổ bằng gỗ xuất hiện mọi nơi: cà phê nhà cổ; Resort nhà cổ; nhà vườn cổ...Có khi ngay cả trung tâm thành phố lớn, chỉ cần 1 đêm là có ngay ngôi nhà cổ bằng gỗ xuất hiện. Đúng là thiên hạ nói “ Có tiền mua tiên cũng được”. Nhưng thật ra chơi nhà bằng gỗ của giới nhà giàu hiện nay không ăn thua gì với  dân chơi nhà bằng gỗ thời phong kiến nước ta trước đây. Hãy “ Lang Thang” cùng tôi nhé!.
    Ngôi nhà…có đến 120 cột….
    Đi tìm ngôi nhà “ trăm cột” là một kỳ công của tôi và những người bạn. Sau khi đi lòng vòng hơn 1 tiếng đồng hồ mới phát hiện ra nó nằm ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.Ngôi nhà này được khởi công vào năm 1901, đến năm 1903 thì hoàn thành và năm 1904 thì xong phần chạm khắc trang trí do nhóm 15 thợ từ làng Mỹ Xuyên - làng chạm khắc mộc nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế thực hiện bằng chất liệu chủ yếu là các loại gỗ quý như cẩm lai, mun... Với diện tích 882m2, Nhà Trăm Cột tọa lạc trên một khu vườn rộng 4.044m2, chính diện quay về hướng Tây Bắc. Nhà làm bằng các loại gỗ cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật; mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9m, mặt nền lát gạch Tàu lục giác. Nhìn trên bình đồ, Nhà Trăm Cột có kiểu chữ “Quốc”, 3 gian, 2 chái.
    Thực tế, tên “Nhà Trăm Cột” là do người địa phương gọi chứ thực ra ngôi nhà có đến 120 cột, trong đó có 68 cột tròn và 52 cột vuông. Theo các nhà nghiên cứu, đây là một ngôi nhà có kiểu thức thời Nguyễn, về đại thể mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế. Nhưng do được làm theo đơn đặt hàng của chủ nhà trong bối cảnh Nam bộ thời thuộc Pháp nên có nhiều nét tiểu dị trong đề tài trang trí, tạo được sự phong phú và đa dạng. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, những nét độc đáo của ngôi nhà vẫn luôn là bằng chứng sống cho một phần lịch sử - văn hóa đất phương Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20











    Dân chơi nhà gổ đất Thủ xưa.
    Xứ Bình Dương bây giờ một trong những trung tâm công nghiệp lớn của phía Nam. Có ai ngờ rằng trong cái trung tâm này lại có những ngôi nhà cổ bằng gỗ tuyệt hảo còn lưu giữ lại cho tới bây giờ. Tôi muốn nói đến ngôi nhà cổ ông Trần Công Vàng
    Nhà cổ của ông Trần Công Vàng có kiến trúc theo kiểu nhà rường được xây cất từ năm 1889. Nhìn bên ngoài có vẻ thấp, nhưng khi bước vào bên trong sẽ thấy hệ thống kèo cột, trần nhà cao làm cho không gian thoáng mát. Từ chân cột đến mái nhà, bàn ghế tủ, trang thờ, các khung cửa, hoành phi, liễn, đối, những bức tranh tứ bình, những tấm thủ quyển… tất cả đều chạm trổ, sơn thếp cẩn xà cừ công phu khéo léo, làm cho ngôi nhà vừa tráng lệ mà trang nghiêm.Nguyên vật liệu để làm  ngôi nhà đều là các loại gỗ quý như cẩm lai, giáng hương, gõ, sến, mật… được sử dụng bài trí lớp lớp, từ mái nhà xuống cửa võng và cả bậc ngạch. Những song gỗ, đường nét ô vuông, rồi các mảng phù điêu đều được bố trí đối xứng đến từng chi tiết, tạo nên bề thế trang nghiêm, thể hiện phong cách vương quyền.
    Thế mới sợ dân chơi thứ thiệt thời xưa nhỉ!










    Thưởng thức cà phê nhà cổ ở Đà Lạt và Buôn mê thuộc



    Nguyễn Hữu Thành và Nguyễn Vũ Thành Đạt trước ngôi nhà 100 cột.
  15. VỀ SƠN TÂY
  16. Nghệ thuật trang trí trong một căn nhà cổ ở Bình Dương
    Tìm hiểu về các ngôi nhà cổ người Việt ở Bình Dương, mà nét nổi bật và mang tính đặc trưng của lối kiến trúc nghệ thuật phải nói đến 3 ngôi nhà của họ Trần, nằm trong khu chợ Thủ Dầu Một ngày nay. Trong đó, có 2 ngôi nhà được công nhận di tích cấp quốc gia (nhà Bác sĩ Trần Công Vàng và nhà ông Trần Văn Hổ).
    Ngôi nhà ông Trần Văn Hổ tọa lạc số 18 đường Bạch Đằng, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ông Trần Văn Hổ (tự Đẩu) – nguyên là Đốc Phủ sứ thời thuộc Pháp. Công trình được xây dựng năm Canh Dần (1890), tháng Trọng Xuân (tháng 2), nhằm niên hiệu Thành Thái thứ 2 cách ngày nay (2008) là 116 năm. Công nhận di tích quốc gia ngày 29-4-1993, tổng diện tích còn lại là 1.296m2 .
    Hiện nay, di tích còn lại là một ngôi nhà chính, đây là ngôi nhà lớn chủ yếu là để thờ cúng ở gian giữa. Ngôi nhà trông bề thế và trang nghiêm, biểu hiện cung cách tôn ti trật tự, nề nếp. Mặt chính diện ngôi nhà quay về hướng Tây Nam, hướng sông Sài Gòn để hưởng được làn gió mát trong lành quanh năm.
    Lối kiến trúc của ngôi nhà theo dạng chữ “Đinh”, tổng diện tích xây dựng là 200m2, kiểu nhà được người dân Thủ Dầu Một xưa rất ưa thích. Trước sân được che phủ bởi cảnh thiên nhiên thu nhỏ của vườn hoa, cây cảnh, hòn non bộ được trang trí đầy đủ cảnh sinh hoạt “Ngư – Tiều – Canh – Mục”. Ngôi nhà có dáng dấp nhìn từ ngoài vào hơi thấp, với mái ngói rêu phong, tạo cảnh sắc thiên nhiên của sự cổ kính, thanh tịnh tách hẳn với ồn ào náo nhiệt của cảnh phố chợ bên ngoài.
    Bước vào bên trong là nét đẹp trang trí thể hiện sự sung túc của ngôi nhà. Nguyên vật liệu toàn là gỗ quý như Cẩm lai, Giáng hương, Gõ, Sến, Mật… được sử dụng bài trí lớp lớp, từ mái nhà xuống cửa võng và cả bậc ngạch. Từ những song gỗ, đường nét ô vuông đến các mảng phù điêu đều được bố trí đối xứng đến từng chi tiết, tạo nên bề thế trang nghiêm, thể hiện phong cách vương quyền.
    Ngôi nhà xây dựng theo kiểu 3 gian, 2 chái gồm 36 cột tròn. Mái ngói âm dương dài thoai thoải và thấp mang đậm nét nhà truyền thống người Việt. Trên nóc nhà có hồi văn, hình bát quái. Loại nhà này có nhiều ưu điểm so với các nhà cổ truyền khác ở chỗ có bộ khung sườn cứng cáp, lòng nhà rộng rãi. Kết cấu bộ vì kèo theo kiểu nối cột cái với cột con bằng “giả thủ” tạo không gian thoáng đãng, hệ thống kẻ ngòi phong phú (theo lối kẻ ngòi đãng: ngắn, ráp, nối nhau) gắn chặt xà, kẻ, bẫy vào đầu cột theo không gian 3 chiều. Kẻ, bẩy vươn qua không gian, ăn mộng vào đầu cột tạo cho nghé kẻ thêm phần vững chắc ở điểm nối giữa nách và cột. “Bẩy” (đầu kèo) ở đây được chạm thẳng vào cục gỗ “Tứ linh”, xà nách thì chạm Tứ thời, kẻ ngòi (thân kèo) thì ngoài chạm ra còn tạo hình dáng uốn lượn trông mềm mại.
    Từ hệ thống mái vững chắc, có phần hơi thấp, bên trong nội tự được ngăn đôi bức tường giả hình chữ U tạo chiều sâu. Mảng giữa tường và khánh thờ là các bức Hoàng phi được sơn son thiếp vàng, các bức liễn bằng những câu đối cẩn xà cừ đính trên cột.
    Gian giữa phía trên là khám thờ với tấm Thủ quyển chạm nổi hình Tứ linh hoàng tráng, giữa bức thủ quyển ấy là ba hàng chữ đề danh hiệu các vị thần được thơ. Phía trái là thờ thần Táo với danh hiệu “Đông Trù Tư Mạng”, giữa là thờ trời với danh hiệu “Hiệp Thiên Đại Đế”, bên phải thờ phúc thần với danh hiệu “Phúc Đức Chánh Thần”, phía dưới thờ gia tiên nhiều đời, hai bên nơi thờ chính là hai câu đối:
    Canh độc lưỡng đồ, độc khả vinh thân, canh khả phú
    Cần kiệm nhị, cần năng sáng nghiệp, kiệm năng doanh.
    Tạm dịch:
    Cày ruộng và đọc sách là hai con đường: đọc sách có thể hiển vinh. Còn cày ruộng chắc là giàu có.
    Hai chữ cần và kiệm thì vần (siêng năng) ta có thể dựng nên sự nghiệp, còn tiết kiệm cũng có thể đủ đầy.
    Ở hai bên phải và trái, có hai bức thờ cẩn xà cừ rất công phu và độc đáo. Bức bên phải đề hai chữ “Hạc Toán” (sống lâu như tuổi Hạc), bức bên đề “Qui linh” (tuổi thọ như Rùa thiêng). Bốn chữ ấy đều cẩn ốc xà cừ màu ngũ sắc óng ánh tuyệt đẹp với lối viết cách điệu, mỗi nét chữ là hình ảnh của chim muông hoa lá tạo thành. Hai bên mỗi bức thờ là đôi câu đối viết kiễu chữ “Chân lư” (một loại chữ mà cho đến nay chưa đọc được), cẩn ốc xà cừ nét chữ khó đọc thể hiện sự huyền bí pha lẫn sự khéo léo của các nghệ nhân tài hoa xưa.
    Hai bên thờ chính, có cặp đối:
    Hoa đường thụy ái hoàng khai phú hậu chi cơ
    Đại địa linh chung triệu khải văn minh chi vận.
    Tạm dịch:
    Rực rỡ mây lành rộng mở nền phú hậu
    Địa linh hun đúc gầy dựng vận văn minh
    (ước mơ vừa giàu vừa có văn hóa).
    Ở hai bên gian thờ giữa là hai buồng (phòng) ngủ của chủ nhà (buồng ông và buồng bà) bài trí 2 bộ ván nằm ngủ (dạng nguyên khối gỗ). Trên hai cửa buồng có hai bức hoành đề: Ngự dược, Diên phi (cá nhảy, diều bay: Có ý mong thi đậu hoặc thăng quan lên chức). Nơi đây còn có các bao lam đều trang trí đẹp, công phu. Đối xứng hai bên hông buồng ngủ là hai tủ đứng cẩn xà cừ màu sắc sặc sỡ, tủ dùng bài trí các vật dụng trong nhà.
    Nét độc đáo của ngôi nhà là lớp cửa thứ hai, tất cả đều chạm nổi, khắc chìm, khắc lộng… thể hiện toàn bộ trên các khung cửa, cách cửa: khung cửa chính dựng theo lối Tam quan, ở đây là một bức tranh khá hoành tráng với cảnh có hình bán nguyệt được trổ lộng, thể hiện cảnh lầu son gác tía ở cung đình. Bề mặt của khung cửa chạm trổ Tứ thời, bên trên là đề tài, bên dưới đề câu đối, tạo nếp hài hòa sinh động qua cảm giác khoảng thời gian của mỗi mùa.
    Phần thể hiện các đề tài trên cửa được chia ra các ô vuông. Ô chữ nhật thể hiện Tứ Linh: Long với sóng nước vân mây, Lân với cuộc giấy, Qui với chân đèn, Hạt với cây Tùng. Các hoa văn tứ hữu “Mai – Lan – Cúc – Trúc” với những đường diềm chi tiết khéo léo được phân bố hợp lý nét chạm – khắc tinh tế.
    Các tấm lá gió đường diềm ở giữa cột được gia công, chạm lộng, hình chữ Thọ, các chắn song song đều nhau, ngăn cách một cách chuẩn mực. Ở đây công trình chạm lộng từ bẩy, kẻ ngòi, xà nách, bao lam, khám thờ… song cũng có nhiều chủ đề khác nhau nhưng vẫn tập trung của 2 đề án trang trí chính: Đồ án trang trí theo các đề tài tôn giáo phong kiến như: Tứ linh, Đồ án trang trí dân gian lấy thảo mộc, hoa quả làm chủ đề chính như: Bát bảo, Bát quả, Tứ hữu, Tứ thời… Mỗi chủ đề là sự thể hiện một mãn tâm hồn, một phần đời sống, một cảnh thiên nhiên với nhiều ý nghĩa khác nhau.
    Bộ phận văn hóa chữ Hán được thể hiện ở những tấm hoành phi, cặp liễn, trên bức thờ, thủ quyển, tấm hoành, câu đối. Những bài thơ, văn ở đây đều được thể hiện ngắn gọn, súc tích. Có câu mang tính ước lệ, khuôn sáo nhưng nội dung vẫn giàu tính nhân văn, chẳng hạn để diễn tả nét đẹp của mặt tiền ngôi nhà đã có câu: Định tiền sinh thụy thảo
    Liêm ngoại xuất kỳ hoa
    Tạm dịch:
    Trước sâu sinh cỏ lành
    Ngoài rèm mọc hoa quý.
    Ở nơi hàng cột nhì trong ngôi nhà trên bốn cột có treo bốn bức tranh “Tứ bình” (thật đáng tiếc nay chỉ còn lại 3 bức tranh) khảm ốc rất đẹp, đẹp đến từng đường nét cẩn ốc rất tinh xảo nhuyễn – nhỏ và uyển chuyển sinh động.
    Bức thứ nhất vẽ chủ đề “Mai – Nhạn” với hai câu thơ:
    Nguyệt Minh thời hữu Nhạn lai quy
    Lan bất tri mai nguyên Nhạn ước.
    Tạm dịch:
    Vào đêm trăng sáng nhạn trở về,
    Lan nào hay biết nhạn với mai đà ước hẹn).
    Bức thứ hai vẽ chủ đề “Trúc – Phượng” với hai câu thơ:
    Tập lai nghi phượng tảo tầm qui
    Cúc tảo tri tha thường trúc thực.
    Tạm dịch:
    Đàn phượng tìm về vừa đúng lúc
    Nhưng cúc cũng đã sớm ưa tìm ăn trái trúc!
    Bức thứ ba vẽ chủ đề “Cúc – Yến” với bốn câu thơ:
    Chất bạn cúc li kiên vãn tiết
    Hương tùy chu thất tán thu phong
    Phong nguyên chấn lập li tao lí
    Yến kết di phục cư bội trung.
    Tạm dịch:
    Cúc luôn giữ khí tiết
    Hương vào nhà thơm theo gió thu
    Thẳng tới chốn phòng văn
    Hay dầu én đã đến nơi đây làm tổ.
    Nơi lạc khoảng một trong ba bức tranh này đề: Quý Tỵ Niên Khiến Tạo (1833). Như vậy, phần trang trí nội thất không phải tiến hành cùng một lúc với công trình xây cất ngôi nhà.
    minh họa không gian nội thất nhà cổ nói chung, không phải căn nhà trong bài viết
    minh họa không gian nội thất nhà cổ nói chung, không phải căn nhà trong bài viết
        minh họa không gian nội thất nhà cổ nói chung, không phải căn nhà trong bài viết
    minh họa không gian nội thất nhà cổ nói chung, không phải căn nhà trong bài viết
        minh họa không gian nội thất nhà cổ nói chung, không phải căn nhà trong bài viết
    minh họa không gian nội thất nhà cổ nói chung, không phải căn nhà trong bài viết
    Một di tích kiến trúc cổ được đặt trên một nền văn hóa nghệ thuật chạm trổ – điêu khắc gỗ thể hiện hài hòa và điêu luyện, được tồn tại và bảo lưu quý giá về chất liệu sử dụng cả về nghệ thuật trang trí làm cho người xem khó có thể phân biệt tách rời giữa ranh giới đâu là chạm và đâu là khắc các đường nét sắc bén tinh vi, tỉ mỉ đến từng đường nét uốn lượn từ lớn đến nét nhỏ nhất, từ độ sâu đến nét cạn… tất cả đều thể hiện một nét riêng độc đáo của loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam.
    Cái đẹp của công trình kiến trúc ngôi nhà là người chủ đã xác định được địa thế, địa hình: đồi, dòng sông, nắng trời, trăng và phong cảnh xung quanh hòa hợp. Đó là đặc điểm truyền thống trong kiến trúc cổ của dân tộc Việt Nam, kiến trúc ngôi nhà với sự hài hòa với địa hình, phong cảnh và thiên nhiên vùng nhiệt đới.
    Giá trị kết cấu kiến trúc của ngôi nhà cổ Trần Văn Hổ được thể hiện ở cách bố trí không gian bên trong ngôi nhà. Nghệ thuật trang trí cho thấy ngôi nhà vừa cổ điển, vừa sâu kín và ấm cúng, thanh thoát. Nghệ thuật chạm trổ tinh vi từ các vì kèo, bao lam, khán thờ – uy nghi của tấm Thủ quyển chạm hình Tứ linh hoàng tráng nhũ vàng, các bức hoành phi sơn son thiếp vàng, các bức liễn cẩn xà cừ theo motyp truyền thống như: Tứ linh, Bát bửu, Hồi văn, Chữ thọ… cùng với những đường nét theo kiểu hình học. Những cây trính đều được uốn cong và chạy chỉ, trên thích với kiểu cánh dơi theo kiểu truyền thống từ miền Bắc và miền Trung nước ta. Đặc biệt, là những cái lá dung ở mỗi đuôi kèo được chạm khắc tinh xảo, thể hiện nét tiêu biểu của kiểu nhà cổ Việt Nam, nói lên óc thẩm mỹ đặc sắc của nghệ nhân đất Thủ xưa.
    Phần giàu có nhất của ngôi nhà được thể hiện ở vật trang trí từ các bộ bàn ghế, tủ chè, tủ thờ, hoành phi, câu đối, trường kỹ, ván nằm (dạng nguyên khối gỗ) có niên đại cổ xưa và giá trị nghệ thuật, kinh tế cao. Ngoài chất liệu gỗ được sử dụng như sao, gõ, huỳnh đàn, cẩm lai, mật… được chạm trổ với các kiểu nghệ thuật khác nhau: chạm lọng, chạm nổi, khắc, chạm giũa thật tinh xảo, hệ thống các hiện vật trong trang trí nội thất đều nâng lên được giá trị đặc biệt về mỹ thuật lẫn niên đại.
    Qua những nét đặc trưng nổi bật về trang trí mỹ thuật của kiến trúc nghệ thuật dân dụng. Ngôi nhà cổ Trần Văn Hổ là sự hội tụ mọi yếu tố văn hóa khác nhau, phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu thổ nhưỡng, về kinh tế – xã hội thời bấy giờ. Với nghệ thuật chạm trổ, điêu khắc ngôi nhà tồn tại trên vùng đất trù phú (Phú Cường) đã đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật chạm trổ, điêu khắc gỗ ở thế kỷ XIX, mang phong cách đặc trưng của địa phương đất “Thủ” – Bình Dương ngày nay.
    Hiện nay, di tích được Ban Quản lý di tích tỉnh quản lý và khai thác phát huy tác dụng giá trị nghệ thuật quý giá ấy. Giá trị của ngôi nhà được bảo tồn và trùng tu, tôn tạo ngày một đẹp hơn. Hàng năm ngôi nhà đón tiếp nhiều du khách trong và ngoài nước tham quan chiêm ngưỡng và nghiên cứu. Tại đây, hàng tháng còn tổ chức lớp học về nhạc cụ dân tộc, đờn ca tài tử Nam bộ… làm cho ngôi nhà trở nên sinh động hơn và ngôi nhà góp phần giúp giới trẻ tìm về với cội nguồn, gần gũi với nghệ thuật truyền thống dân tộc, làm giàu tính nhân văn tâm hồn Việt trong thời hội nhập và phát triển.
  17. Thú chơi nhà cổ Những căn nhà được xây dựng nhiều tỉ đồng với kiến trúc hiện đại xem ra đã “đề mốt” ở Sài Gòn, nên nhà cổ đang được ưa chuộng.
    Giới giàu có hiện đang săn lùng khắp nơi, cố tậu cho được một căn nhà cổ, càng cổ xưa, chạm trổ càng tinh xảo càng có giá trị.
    Thú chơi bạc tỉ
    “Phong trào chơi nhà cổ sẽ còn tiếp tục khi giới nhà giàu đang có xu hướng hoài cổ.”
    Theo những người chuyên kinh doanh nhà cổ tại Tp.HCM thì phong trào chơi nhà cổ rộ lên trong ba năm trở lại đây. Người mua thích nhất những căn nhà cổ thuộc loại hàng hiếm, như nhà sàn của các tù trưởng, già làng dân tộc thiểu số được cất cả trăm năm trước, nhà của các quan lại triều Nguyễn với ngói cổ, rường, cột bằng gỗ lim đen bóng…
    Những căn nhà cổ bạc tỉ đó sẽ được dựng trong khuôn viên biệt thự để làm nơi nhậu nhẹt, tiếp khách, sum họp gia đình và thư giãn. Chủ nhiều nhà hàng cũng lùng mua nhà cổ để tạo phong cách riêng và thu hút khách.
    “Một căn nhà cổ đúng nghĩa giá thấp nhất hiện nay là một tỉ đồng trở lên. Dân chơi nhà cổ căn cứ vào thời gian tồn tại của căn nhà và kiểu kiến trúc của nó mà định giá tiền” – ông Lê Văn Bảy, chủ một điểm kinh doanh nhà cổ ở đại lộ Bình Dương (tỉnh Bình Dương), cho biết.
    Trị giá của một căn nhà cổ căn cứ vào độ hoàn chỉnh hay không của cột, kèo, mè, mái ngói, hoa văn chạm trổ… Nhà cổ càng cao giá nếu còn trọn bộ nội thất như tủ thờ, ván ngựa, hoành phi, câu đối… Theo lời ông Bảy, có những căn nhà cổ với nội thất trọn bộ được rao bán với giá cả triệu USD.
    Cũng theo ông Bảy, hiện nay, dọc các con đường vùng ven Tp.HCM như Lê Văn Khương, Hà Huy Giáp, Bình Dương, quốc lộ 22… ngày càng có nhiều điểm kinh doanh nhà cổ. Muốn mua được một căn nhà cổ ưng ý phải đặt hàng trước sáu tháng, có khi cả năm.
    Dân buôn nhà cổ sau khi nhận “cọc” sẽ liên hệ với đầu mối ở các tỉnh, thành. Có những căn nhà cổ hư hỏng được “săn” về giao cho những thợ mộc lành nghề phục chế, tu bổ, trước khi giao cho khách.
    Muốn nhà cổ kiểm Nam Bộ thì về miệt Bình Dương, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhà kiểu quan lại triều Nguyễn thì ra miệt Huế, nhà sàn cổ thì phải ra Tây Bắc, lên Tây Nguyên, muốn nhà cổ của người Chăm thì phải về Bình Thuận, Ninh Thuận… Hiện nay, những căn nhà cổ được xem là “hot” nhất là nhà cổ theo kiểu Huế.
    Giới buôn nhà cổ đồn đại, mới đây, một đại gia ngành xây dựng đã bỏ ra đúng 1,2 triệu USD để mua “trọn gói” một ngôi nhà cổ có đầy đủ nội thất của một người trong tôn thất nhà Nguyễn. Nghe đâu, căn nhà này có từ thời vua Minh Mạng.
    “Nếu lần được đầu mối, có khi mua được giá hời, mỗi căn nhà cổ cũng kiếm được vài chục triệu đồng tiền lời”- bà Nguyễn Thị Vinh, chủ một điểm buôn bán nhà cổ trên đường Lê Văn Khương, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, cho biết.
    Hoài cổ
    Phong trào chơi nhà cổ đang tạo nên một cơn sốt ở Tp.HCM.
    Hiện còn không ít căn nhà cổ ở thôn quê có tuổi thọ hàng trăm năm. Do không có điều kiện tu sửa hoặc vì không hiểu hết giá trị của nhà, nhiều chủ nhân của chúng vui vẻ bán đi để có tiền cất nhà mới cho hợp thời. Đó chính là cơ hội “vàng” cho giới kinh doanh nhà cổ.
    Ông L.M.T, phó chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng lớn ở quận 5, vừa mua một căn nhà cổ có từ thời vua Thiệu Trị, đúng 2 tỉ đồng để về dựng tại khuân viên biệt thự bên An Phú, quận 2, nói: “Thú chơi nhà cổ thu hút tôi vì không chỉ kiến trúc, nghệ thuật lạ mắt mà tạo sự yên tĩnh, thư thái cho tinh thần. Sau những lúc làm việc căng thẳng, ngồi thả mình trong ngôi nhà cổ, mình có cảm giác thư thái và bình lặng trở lại.”
    Ông Lê Đức, chủ doanh nghiệp khinh doanh bồn chứa nước Nguyên Hạnh ở quận 12, vừa bỏ ra 1,1 tỉ đồng mua một căn nhà sàn cổ của vùng Tây Nguyên để dựng trong khuôn viên biệt thự ở An Phú Đông. Ông đang nhờ người tìm cho đủ bộ cồng, chiêng, ché rượu… để những ngày nghỉ sẽ sống với cảm giác như một già làng bên bếp lửa, rượu cần. “Sống trong căn nhà cổ, không gian cổ, tách biệt với cuộc sống ồn ào, cảm thấy thoải mái tinh thần, thanh thản lạ lùng”, ông Đức nói vậy.

  18. Nghệ thuật trang trí trong một căn nhà cổ ở Bình Dương
    Tìm hiểu về các ngôi nhà cổ người Việt ở Bình Dương, mà nét nổi bật và mang tính đặc trưng của lối kiến trúc nghệ thuật phải nói đến 3 ngôi nhà của họ Trần, nằm trong khu chợ Thủ Dầu Một ngày nay. Trong đó, có 2 ngôi nhà được công nhận di tích cấp quốc gia (nhà Bác sĩ Trần Công Vàng và nhà ông Trần Văn Hổ).
    Ngôi nhà ông Trần Văn Hổ tọa lạc số 18 đường Bạch Đằng, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ông Trần Văn Hổ (tự Đẩu) – nguyên là Đốc Phủ sứ thời thuộc Pháp. Công trình được xây dựng năm Canh Dần (1890), tháng Trọng Xuân (tháng 2), nhằm niên hiệu Thành Thái thứ 2 cách ngày nay (2008) là 116 năm. Công nhận di tích quốc gia ngày 29-4-1993, tổng diện tích còn lại là 1.296m2 .
    Hiện nay, di tích còn lại là một ngôi nhà chính, đây là ngôi nhà lớn chủ yếu là để thờ cúng ở gian giữa. Ngôi nhà trông bề thế và trang nghiêm, biểu hiện cung cách tôn ti trật tự, nề nếp. Mặt chính diện ngôi nhà quay về hướng Tây Nam, hướng sông Sài Gòn để hưởng được làn gió mát trong lành quanh năm.
    Lối kiến trúc của ngôi nhà theo dạng chữ “Đinh”, tổng diện tích xây dựng là 200m2, kiểu nhà được người dân Thủ Dầu Một xưa rất ưa thích. Trước sân được che phủ bởi cảnh thiên nhiên thu nhỏ của vườn hoa, cây cảnh, hòn non bộ được trang trí đầy đủ cảnh sinh hoạt “Ngư – Tiều – Canh – Mục”. Ngôi nhà có dáng dấp nhìn từ ngoài vào hơi thấp, với mái ngói rêu phong, tạo cảnh sắc thiên nhiên của sự cổ kính, thanh tịnh tách hẳn với ồn ào náo nhiệt của cảnh phố chợ bên ngoài.
    Bước vào bên trong là nét đẹp trang trí thể hiện sự sung túc của ngôi nhà. Nguyên vật liệu toàn là gỗ quý như Cẩm lai, Giáng hương, Gõ, Sến, Mật… được sử dụng bài trí lớp lớp, từ mái nhà xuống cửa võng và cả bậc ngạch. Từ những song gỗ, đường nét ô vuông đến các mảng phù điêu đều được bố trí đối xứng đến từng chi tiết, tạo nên bề thế trang nghiêm, thể hiện phong cách vương quyền.
    Ngôi nhà xây dựng theo kiểu 3 gian, 2 chái gồm 36 cột tròn. Mái ngói âm dương dài thoai thoải và thấp mang đậm nét nhà truyền thống người Việt. Trên nóc nhà có hồi văn, hình bát quái. Loại nhà này có nhiều ưu điểm so với các nhà cổ truyền khác ở chỗ có bộ khung sườn cứng cáp, lòng nhà rộng rãi. Kết cấu bộ vì kèo theo kiểu nối cột cái với cột con bằng “giả thủ” tạo không gian thoáng đãng, hệ thống kẻ ngòi phong phú (theo lối kẻ ngòi đãng: ngắn, ráp, nối nhau) gắn chặt xà, kẻ, bẫy vào đầu cột theo không gian 3 chiều. Kẻ, bẩy vươn qua không gian, ăn mộng vào đầu cột tạo cho nghé kẻ thêm phần vững chắc ở điểm nối giữa nách và cột. “Bẩy” (đầu kèo) ở đây được chạm thẳng vào cục gỗ “Tứ linh”, xà nách thì chạm Tứ thời, kẻ ngòi (thân kèo) thì ngoài chạm ra còn tạo hình dáng uốn lượn trông mềm mại.
    Từ hệ thống mái vững chắc, có phần hơi thấp, bên trong nội tự được ngăn đôi bức tường giả hình chữ U tạo chiều sâu. Mảng giữa tường và khánh thờ là các bức Hoàng phi được sơn son thiếp vàng, các bức liễn bằng những câu đối cẩn xà cừ đính trên cột.
    Gian giữa phía trên là khám thờ với tấm Thủ quyển chạm nổi hình Tứ linh hoàng tráng, giữa bức thủ quyển ấy là ba hàng chữ đề danh hiệu các vị thần được thơ. Phía trái là thờ thần Táo với danh hiệu “Đông Trù Tư Mạng”, giữa là thờ trời với danh hiệu “Hiệp Thiên Đại Đế”, bên phải thờ phúc thần với danh hiệu “Phúc Đức Chánh Thần”, phía dưới thờ gia tiên nhiều đời, hai bên nơi thờ chính là hai câu đối:
    Canh độc lưỡng đồ, độc khả vinh thân, canh khả phú
    Cần kiệm nhị, cần năng sáng nghiệp, kiệm năng doanh.
    Tạm dịch:
    Cày ruộng và đọc sách là hai con đường: đọc sách có thể hiển vinh. Còn cày ruộng chắc là giàu có.
    Hai chữ cần và kiệm thì vần (siêng năng) ta có thể dựng nên sự nghiệp, còn tiết kiệm cũng có thể đủ đầy.
    Ở hai bên phải và trái, có hai bức thờ cẩn xà cừ rất công phu và độc đáo. Bức bên phải đề hai chữ “Hạc Toán” (sống lâu như tuổi Hạc), bức bên đề “Qui linh” (tuổi thọ như Rùa thiêng). Bốn chữ ấy đều cẩn ốc xà cừ màu ngũ sắc óng ánh tuyệt đẹp với lối viết cách điệu, mỗi nét chữ là hình ảnh của chim muông hoa lá tạo thành. Hai bên mỗi bức thờ là đôi câu đối viết kiễu chữ “Chân lư” (một loại chữ mà cho đến nay chưa đọc được), cẩn ốc xà cừ nét chữ khó đọc thể hiện sự huyền bí pha lẫn sự khéo léo của các nghệ nhân tài hoa xưa.
    Hai bên thờ chính, có cặp đối:
    Hoa đường thụy ái hoàng khai phú hậu chi cơ
    Đại địa linh chung triệu khải văn minh chi vận.
    Tạm dịch:
    Rực rỡ mây lành rộng mở nền phú hậu
    Địa linh hun đúc gầy dựng vận văn minh
    (ước mơ vừa giàu vừa có văn hóa).
    Ở hai bên gian thờ giữa là hai buồng (phòng) ngủ của chủ nhà (buồng ông và buồng bà) bài trí 2 bộ ván nằm ngủ (dạng nguyên khối gỗ). Trên hai cửa buồng có hai bức hoành đề: Ngự dược, Diên phi (cá nhảy, diều bay: Có ý mong thi đậu hoặc thăng quan lên chức). Nơi đây còn có các bao lam đều trang trí đẹp, công phu. Đối xứng hai bên hông buồng ngủ là hai tủ đứng cẩn xà cừ màu sắc sặc sỡ, tủ dùng bài trí các vật dụng trong nhà.
    Nét độc đáo của ngôi nhà là lớp cửa thứ hai, tất cả đều chạm nổi, khắc chìm, khắc lộng… thể hiện toàn bộ trên các khung cửa, cách cửa: khung cửa chính dựng theo lối Tam quan, ở đây là một bức tranh khá hoành tráng với cảnh có hình bán nguyệt được trổ lộng, thể hiện cảnh lầu son gác tía ở cung đình. Bề mặt của khung cửa chạm trổ Tứ thời, bên trên là đề tài, bên dưới đề câu đối, tạo nếp hài hòa sinh động qua cảm giác khoảng thời gian của mỗi mùa.
    Phần thể hiện các đề tài trên cửa được chia ra các ô vuông. Ô chữ nhật thể hiện Tứ Linh: Long với sóng nước vân mây, Lân với cuộc giấy, Qui với chân đèn, Hạt với cây Tùng. Các hoa văn tứ hữu “Mai – Lan – Cúc – Trúc” với những đường diềm chi tiết khéo léo được phân bố hợp lý nét chạm – khắc tinh tế.
    Các tấm lá gió đường diềm ở giữa cột được gia công, chạm lộng, hình chữ Thọ, các chắn song song đều nhau, ngăn cách một cách chuẩn mực. Ở đây công trình chạm lộng từ bẩy, kẻ ngòi, xà nách, bao lam, khám thờ… song cũng có nhiều chủ đề khác nhau nhưng vẫn tập trung của 2 đề án trang trí chính: Đồ án trang trí theo các đề tài tôn giáo phong kiến như: Tứ linh, Đồ án trang trí dân gian lấy thảo mộc, hoa quả làm chủ đề chính như: Bát bảo, Bát quả, Tứ hữu, Tứ thời… Mỗi chủ đề là sự thể hiện một mãn tâm hồn, một phần đời sống, một cảnh thiên nhiên với nhiều ý nghĩa khác nhau.
    Bộ phận văn hóa chữ Hán được thể hiện ở những tấm hoành phi, cặp liễn, trên bức thờ, thủ quyển, tấm hoành, câu đối. Những bài thơ, văn ở đây đều được thể hiện ngắn gọn, súc tích. Có câu mang tính ước lệ, khuôn sáo nhưng nội dung vẫn giàu tính nhân văn, chẳng hạn để diễn tả nét đẹp của mặt tiền ngôi nhà đã có câu: Định tiền sinh thụy thảo
    Liêm ngoại xuất kỳ hoa
    Tạm dịch:
    Trước sâu sinh cỏ lành
    Ngoài rèm mọc hoa quý.
    Ở nơi hàng cột nhì trong ngôi nhà trên bốn cột có treo bốn bức tranh “Tứ bình” (thật đáng tiếc nay chỉ còn lại 3 bức tranh) khảm ốc rất đẹp, đẹp đến từng đường nét cẩn ốc rất tinh xảo nhuyễn – nhỏ và uyển chuyển sinh động.
    Bức thứ nhất vẽ chủ đề “Mai – Nhạn” với hai câu thơ:
    Nguyệt Minh thời hữu Nhạn lai quy
    Lan bất tri mai nguyên Nhạn ước.
    Tạm dịch:
    Vào đêm trăng sáng nhạn trở về,
    Lan nào hay biết nhạn với mai đà ước hẹn).
    Bức thứ hai vẽ chủ đề “Trúc – Phượng” với hai câu thơ:
    Tập lai nghi phượng tảo tầm qui
    Cúc tảo tri tha thường trúc thực.
    Tạm dịch:
    Đàn phượng tìm về vừa đúng lúc
    Nhưng cúc cũng đã sớm ưa tìm ăn trái trúc!
    Bức thứ ba vẽ chủ đề “Cúc – Yến” với bốn câu thơ:
    Chất bạn cúc li kiên vãn tiết
    Hương tùy chu thất tán thu phong
    Phong nguyên chấn lập li tao lí
    Yến kết di phục cư bội trung.
    Tạm dịch:
    Cúc luôn giữ khí tiết
    Hương vào nhà thơm theo gió thu
    Thẳng tới chốn phòng văn
    Hay dầu én đã đến nơi đây làm tổ.
    Nơi lạc khoảng một trong ba bức tranh này đề: Quý Tỵ Niên Khiến Tạo (1833). Như vậy, phần trang trí nội thất không phải tiến hành cùng một lúc với công trình xây cất ngôi nhà.
    minh họa không gian nội thất nhà cổ nói chung, không phải căn nhà trong bài viết
    minh họa không gian nội thất nhà cổ nói chung, không phải căn nhà trong bài viết
        minh họa không gian nội thất nhà cổ nói chung, không phải căn nhà trong bài viết
    minh họa không gian nội thất nhà cổ nói chung, không phải căn nhà trong bài viết
        minh họa không gian nội thất nhà cổ nói chung, không phải căn nhà trong bài viết
    minh họa không gian nội thất nhà cổ nói chung, không phải căn nhà trong bài viết
    Một di tích kiến trúc cổ được đặt trên một nền văn hóa nghệ thuật chạm trổ – điêu khắc gỗ thể hiện hài hòa và điêu luyện, được tồn tại và bảo lưu quý giá về chất liệu sử dụng cả về nghệ thuật trang trí làm cho người xem khó có thể phân biệt tách rời giữa ranh giới đâu là chạm và đâu là khắc các đường nét sắc bén tinh vi, tỉ mỉ đến từng đường nét uốn lượn từ lớn đến nét nhỏ nhất, từ độ sâu đến nét cạn… tất cả đều thể hiện một nét riêng độc đáo của loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam.
    Cái đẹp của công trình kiến trúc ngôi nhà là người chủ đã xác định được địa thế, địa hình: đồi, dòng sông, nắng trời, trăng và phong cảnh xung quanh hòa hợp. Đó là đặc điểm truyền thống trong kiến trúc cổ của dân tộc Việt Nam, kiến trúc ngôi nhà với sự hài hòa với địa hình, phong cảnh và thiên nhiên vùng nhiệt đới.
    Giá trị kết cấu kiến trúc của ngôi nhà cổ Trần Văn Hổ được thể hiện ở cách bố trí không gian bên trong ngôi nhà. Nghệ thuật trang trí cho thấy ngôi nhà vừa cổ điển, vừa sâu kín và ấm cúng, thanh thoát. Nghệ thuật chạm trổ tinh vi từ các vì kèo, bao lam, khán thờ – uy nghi của tấm Thủ quyển chạm hình Tứ linh hoàng tráng nhũ vàng, các bức hoành phi sơn son thiếp vàng, các bức liễn cẩn xà cừ theo motyp truyền thống như: Tứ linh, Bát bửu, Hồi văn, Chữ thọ… cùng với những đường nét theo kiểu hình học. Những cây trính đều được uốn cong và chạy chỉ, trên thích với kiểu cánh dơi theo kiểu truyền thống từ miền Bắc và miền Trung nước ta. Đặc biệt, là những cái lá dung ở mỗi đuôi kèo được chạm khắc tinh xảo, thể hiện nét tiêu biểu của kiểu nhà cổ Việt Nam, nói lên óc thẩm mỹ đặc sắc của nghệ nhân đất Thủ xưa.
    Phần giàu có nhất của ngôi nhà được thể hiện ở vật trang trí từ các bộ bàn ghế, tủ chè, tủ thờ, hoành phi, câu đối, trường kỹ, ván nằm (dạng nguyên khối gỗ) có niên đại cổ xưa và giá trị nghệ thuật, kinh tế cao. Ngoài chất liệu gỗ được sử dụng như sao, gõ, huỳnh đàn, cẩm lai, mật… được chạm trổ với các kiểu nghệ thuật khác nhau: chạm lọng, chạm nổi, khắc, chạm giũa thật tinh xảo, hệ thống các hiện vật trong trang trí nội thất đều nâng lên được giá trị đặc biệt về mỹ thuật lẫn niên đại.
    Qua những nét đặc trưng nổi bật về trang trí mỹ thuật của kiến trúc nghệ thuật dân dụng. Ngôi nhà cổ Trần Văn Hổ là sự hội tụ mọi yếu tố văn hóa khác nhau, phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu thổ nhưỡng, về kinh tế – xã hội thời bấy giờ. Với nghệ thuật chạm trổ, điêu khắc ngôi nhà tồn tại trên vùng đất trù phú (Phú Cường) đã đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật chạm trổ, điêu khắc gỗ ở thế kỷ XIX, mang phong cách đặc trưng của địa phương đất “Thủ” – Bình Dương ngày nay.
    Hiện nay, di tích được Ban Quản lý di tích tỉnh quản lý và khai thác phát huy tác dụng giá trị nghệ thuật quý giá ấy. Giá trị của ngôi nhà được bảo tồn và trùng tu, tôn tạo ngày một đẹp hơn. Hàng năm ngôi nhà đón tiếp nhiều du khách trong và ngoài nước tham quan chiêm ngưỡng và nghiên cứu. Tại đây, hàng tháng còn tổ chức lớp học về nhạc cụ dân tộc, đờn ca tài tử Nam bộ… làm cho ngôi nhà trở nên sinh động hơn và ngôi nhà góp phần giúp giới trẻ tìm về với cội nguồn, gần gũi với nghệ thuật truyền thống dân tộc, làm giàu tính nhân văn tâm hồn Việt trong thời hội nhập và phát triển.
  19. Đặc sắc kiến trúc nhà ống Hội An
    - Di sản kiến trúc cổ quan trọng ở Hội An, được quan tâm bảo tồn đặc biệt đó là nhà cổ. Các ngôi nhà cổ ở Hội An là tổ hợp và đại diện của kiến trúc nhà khu vực Đông Á.http://farm4.staticflickr.com/3008/2826519411_4b601ae0b2_b.jpg

    Những nét đặc trưng kiến trúc

    Đặc trưng của những ngôi nhà này có chiều ngang hẹp và chiều sâu kéo dài tạo ra dạng hình ống, thường nối từ mặt phố này sang mặt phố khác, rất tiện lợi cho việc buôn bán. Tùy theo từng tuyến phố chiều ngang có thể từ 4m đến 8m và chiều sâu từ 10m đến 40m.

    không gian đẹp

    Nhà cổ Quân Thắng 77 Trần Phú – một ngôi nhà cổ đẹp tại Hội An được bảo tồn nguyên vẹn (Ảnh Viettravel)


    Cấu trúc của nhà được phân chia như sau: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau. Điều đặc biệt của kiến trúc nhà ống ở Hội An là luôn có một sân trời, được lát đá, trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh, để đón ánh sáng và tạo không gian xanh…vì thế ngôi nhà luôn thoáng đãng, người ở trong nhà không hề có cảm giác bị bó hẹp mà vẫn có thể thấy sự hòa hợp với tự nhiên.

    không gian đẹp

    Mặt cắt của nhà cổ Quân Thắng 77 Trần Phú
    Có tác dụng đỡ mái nhà, hệ thống vì kèo được xây dựng theo lối Trung Hoa hoặc Việt Nam, được chạm khắc hoa văn mang hình ảnh đời sống, văn hóa địa phương.

    không gian đẹp

    Hệ thống vì kèo tại một căn nhà cổ Hội An
    Không thể tách rời với hệ thống vì kèo đó là mái ngói ấm dương, ngói cong hình máng, một hàng lợp úp xen với một hàng lợp ngửa tạo thành những đường kẻ dọc theo chiều ngiêng của mái.

    không gian đẹp

    Mái ngói âm dương là vẻ đẹp và đặc trưng của nhà cổ Hội An
    Ở trên đỉnh mái, phần nóc mái được xây cao lên hình chữ nhật như một cái hộp, cũng có một số trường hợp hai bên tường hồi cũng được xây cao hẳn lên. Hình thức và cách trang trí của tường hồi luôn gây một ấn tượng mạnh và là yếu tố tạo ra giá trị rất riêng của phố cổ Hội An.

    Sự hài hòa giữa không gian với công năng sử dụng

    Về cơ bản, không gian nhà ở Hội An được chia làm ba phân khu không gian chính với các chức năng phù hợp: không gian buôn bán, không gian sinh hoạt và không gian thờ cúng. Các không gian này được bố trí theo từng nếp nhà bố trí theo chiều sâu. Trong một không gian nhất định, ngôi nhà mang nhiều công năng, có sự chuyển tiếp, hòa hợp với cảnh quan và môi trường xung quanh. Đây cũng là một yếu tố kiến trúc đặc trưng mang tính khu vực Đông Á.

    Toàn bộ không gian của ngôi nhà có một hệ thống cột gỗ là bộ phần tạo dựng nên khung nhà và chịu lực toàn bộ cho ngôi nhà như vách, mái, tường. Gian đầu tiên của ngôi nhà chính là không gian dành cho buôn bán, kế tiếp là kho hàng hóa được ngăn bằng vách, gian thứ ba bố trí nhà thờ quay mặt vào bên trong. Điểm đặc biệt này là một đặc trưng rất quan trọng của nhà phố Hội An, dù đôi khi cũng có trường hợp bàn thờ quay ra phía đường.

    không gian đẹp

    Bên cạnh các nhà chính phổ biến dạng 3 x 3 gian, một số ít ngôi nhà khác có nhà chính rộng hoặc hẹp hơn, kiểu 3 x 2 gian hoặc 3 x 5 gian. Không gian tiếp theo nhà chính là nhà phụ, thường thấy ở những ngôi nhà hai tầng có chiều cao thấp. Khoảng không gian mở này vừa được tiếp nối với mặt đường, vừa tách biệt với những hoạt động buôn bán phía ngoài, lại có thể tiếp nhận ánh sáng của sân trời, được dùng làm nơi gia chủ tiếp khách. Tất cả các phần chức năng được tiếp nối một cách uyển chuyển, tiếp nối giúp cho việc sinh hoạt trong nhà thuận tiện.

    Đó cũng chính là bài học quý báu trong việc xây dựng nhà ở dân dụng mà các tiền nhân đã để lại cần được tiếp thu học hỏi và ứng dụng.
  20. Nhà cổ Quân Thắng
    Nhà cổ Quân Thắng
    Ngôi nhà số 77 Trần Phú trước đây là nơi đặt hiệu buôn Quân Thắng – Một trong những ngôi nhà đẹp ở Hội An. Đó là một điển hình của loại nhà trệt thông hai mặt đường Trần Phú và Nguyễn Thái Học. Ngôi nhà này là một trong những ngôi nhà cổ nhất trong Đô thị cổ. Bước vào nhà, có thể nhìn thấy nhiều đặc trưng kiến trúc của Hội An.

    Đó là kiểu vì “kẻ chuyền” trong cấu trúc hệ mái nhà chính, là một không gian nhỏ có mái che nhìn ra sân trời với vì kèo “chồng rường” được trang trí rất đẹp. Đối diện với sân trời là mái vì vỏ cua. Tường bao xung quanh sân trời được trang trí đẹp bằng gốm Trung Quốc, các đồ án trang trí hình các con vật, cảnh vật cùng với hòn non bộ đã biến nơi đây thành một bức tranh tuyệt tác.
  21.  Ancient House Resort - - Hội Anhttp://farm3.anhso.net/upload/20110227/19/o/anhso-192555_DSC04231.jpg
  22. http://viethoanewtours.com/Adminis/HotelImage/ancien%20hoi%20an.jpg201275.jpghttp://danangexplorer.com/wp-content/uploads/Ancient-House-Resort3.jpghttp://vietguider.com/sites/files/vietanhelcom/slide_image/Hoi_An_Ancient%20House%20Resort%20(2).jpghttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhOrcepxk6tKkynSyT1dcAO-PZMOwF943UN3SotKxRVPgo7OLpUNqrxw3G8EIvp3TohG5C_YJql9uiZBbHJSXsBr7tmNlr6SbIIn9iYa3Ffq767FS4RC7I2nqG97Dka1kxalka6wbEkIFU/s1600/Ancient+House+Resort+Hoi+An+%25281%2529.JPGhttp://media.checkinvietnam.com/hotel/ancienthouseresort09032012/original/03_2012/overview.jpghttp://hotelreservations.vn/User_folder_upload/hongmt/files/Copy%20of%20suite%20room.jpghttp://vietguider.com/sites/files/vietanhelcom/slide_image/Hoi_An_Ancient%20House%20Resort%20(3).jpghttp://media.checkinvietnam.com/hotel/ancienthouseresort09032012/original/03_2012/IMG_1155_th.jpghttp://www.dulịchhè.com/wp-content/uploads/2012/06/000054.jpghttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhBngIOuoCpt4QGQ4l_z6pMD6_hp1b3Mt0JPjG4-zf4783XlNEyZImSO4C4wvr43ScpDK3HRfcmrf_h0OHTFCPI8e1foNu76cH33PwxQGWdDY3EPT0CPSb2FTQL3k28e_t8z6ei03kNqgg/s1600/Ancient+House+Resort+Hoi+An+%25288%2529.JPGhttp://mytour.vn/upload_images/Image/Hoi%20An/Ancient%20House%20Resort/tno1364308639.jpghttp://www.khachsannhatrang.com.vn/images/crystal%204.jpghttp://vietguider.com/sites/files/vietanhelcom/slide_image/Hoi_An_Ancient%20House%20Resort%20(7).jpghttp://vietguider.com/sites/files/vietanhelcom/slide_image/Hoi_An_Ancient%20House%20Resort%20(4).jpghttp://media.checkinvietnam.com/hotel/ancienthouseresort09032012/original/garden.jpghttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh0dUWj07TG1-5LVImkP26m0dfi_MlRuhjM78j9AgXrZejb9OwXUAUGiGKJWqkXg4U7ODLhHW_OoRnbfYWT3-dDIU5BqiNfv0-rqF-XvTeTsbaRAmK3JTKcegAa-3hR0luJAVByCgoz65I/s1600/IMG_0370.jpghttp://www.holidaycheck.de/data/urlaubsbilder/images/196/1147347731.jpghttp://ancienthousevillage.com/images/system/slide2.jpghttp://discounttravel.vn/Uploads/library/Picture/299/2011_07_20_09_41_232011_2_21_15_9_17_879_P1030387.jpghttp://www.holidaycheck.com/data/urlaubsbilder/images/196/1157193899.jpghttp://www.holidaycheck.com/data/urlaubsbilder/images/196/1157193898.jpghttp://media.checkinvietnam.com/hotel/ancienthouseresort09032012/original/Ancient%20House%20Resort%20(28).jpg
  23. Tu bổ nhà cổ gia đình bà Hà Thị Điền

     Ngày 3/8/2012, Công ty CP Xây dựng Phương Anh - Thị xã Sơn Tây tiếp tục khởi công tu bổ ngôi nhà cổ thứ 6, là ngôi nhà cổ của gia đình bà Hà Thị Điền - thôn Mông Phụ. Ngôi nhà được dựng theo kiến trúc " nội tự ngoại khách" với rất nhiều giá trị về mặt kiến trúc và nghệ thuật. Thời gian tu bổ dự kiến kéo dài 03 tháng kể từ ngày khởi công.
    http://duonglamvillage.com/UserFiles/Image/DSC03191.JPG
    Gia chủ làm lễ hạ giải dưới sự chứng kiến của đại diện chính quyền và đơn vị thi công
  24. hoi-an-bamboo-village-resorthttp://du-lich.chudu24.com/f/m/1212/20/hoi-an-bamboo-village-resort-5.jpg
  25. waterside-resort-spa-hoi-anhttp://du-lich.chudu24.com/f/m/1305/24/waterside-resort-spa-hoi-an-13.jpg
  26. fhttp://wallpaper-million.com/Wallpapers/f/Houses/Ancient-house-with-a-lot-of-flowers-wallpaper_4303.jpg
  27. Ancient Houses As Keiki Type Picturehttp://keiki.typepad.com/files/ca3a0888.jpg
  28. Ancient Japan http://fc07.deviantart.net/fs6/i/2005/060/a/3/Ancient_Japanese_houses_2_by_Darthmiller.jpg
  29. Ancient wooden houseshttp://static3.depositphotos.com/1002040/226/i/950/depositphotos_2261442-Ancient-wooden-houses.jpg
  30. Nhà cổ Huỳnh Phủ

    Nhà cổ Huỳnh phủ (Hương Liêm, Đại Điền) là một công trình kiến trúc điêu khắc gỗ rất độc đáo, hiện nội thất còn bảo tồn gần như nguyên vẹn. Ngôi nhà tọa lạc tại xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú được xây dựng cách nay hơn 100 năm do ông Huỳnh Ngọc Khiêm (1843 – 1927) làm nên.
    Theo lời truyền miệng từ đời trước, ông Khiêm là người miền Trung vào miền Nam lập nghiệp, từ lúc còn trắng tay cho đến khi lập nên sự nghiệp giàu có vào bậc nhất ở vùng cù lao Minh và đất Bến Tre lúc bấy giờ.
    Ngôi nhà ông xây dựng có diện tích trên 500m2 (rộng khoảng 17m, dài 25m, cao 5,70m) được cất theo kiểu nhà xuyên trính, hình chữ nhất, ba gian hai chái ba và hai liễm đôi theo kiểu chái bắt vần với liễm.
    Nhà có 48 cây cột bằng gỗ lim, đường kính của cột từ 0,40 – 0,50m (kể cả cột chái và cột liễm) và 32 cột gạch (hàng cột thứ tư) thay cho cột gỗ bị hư hỏng vào những năm 1945 – 1954. Kèo là những thanh gỗ to đẽo cong chạy chỉ viền và chạm nổi hoa văn, đầu kèo chạm hình rồng. Nền xây tam cấp, lót gạch tàu, mái lợp ngói âm dương.
    Nội thất chia thành 2 phần: từ cột nhứt của mặt hậu trở vào sử dụng sinh hoạt gia đình, từ cột nhứt của mặt hậu trở ra cột hàng nhì của mặt tiền sử dụng vào việc thờ tự. Liễm và chái mặt tiền sử dụng chủ yếu vào việc phục vụ lễ tân. Mỗi căn bố trí một khánh thờ xếp thành 2 lớp, chạm trổ công phu, sơn son thếp vàng tất cả đều được đặt trên ghế thờ.
    Phía tả thờ Cửu Huyền Thất Tổ, giữa thờ Phật Bà Quan Âm; phía hữu thờ ông, bà Huỳnh Ngọc Khiêm. Khánh thờ Phật Bà Quan Âm chạm trổ long, lân, phụng theo lối song phụng tranh châu, nền đế là 2 kỳ lân đối diện, cùng nhe nanh, mặt hướng ra ngoài, chân trụ chạm rồng 3 móng, mặt hướng lên trên (theo truyền tụng rồng 3 móng thường dành cho dân thượng lưu, rồng 4 móng dành cho quan lại, rồng 5 móng dành cho vua).
    Hai khánh thờ còn lại chạm hình hoa trái, công phụng gặp bầy. Nền đế chạm nhiều loại trái cây, thân trụ chạm chim, hoa, cây, trái,… Phía trên chạm hoa, cây, trái cùng hướng vào vầng thái dương.
    Tất cả các bức hoành phi, bài vị, biển đề,…đều viết bằng chữ Hán khắc vào gỗ, chạm trổ hoa văn rất công phu, được sơn son thiếp vàng hoặc cẩn xà cừ, có tuổi đời tương đương với tuổi thọ ngôi nhà.
    Thợ làm nhà là những người thợ có thể từ miền Trung hoặc miền Bắc vào, nơi vốn nổi tiếng với nghề chạm khắc gỗ từ lâu đời. Tài hoa của thợ thủ công có kỹ – nghệ thuật khắc gỗ, chạm lộng điêu luyện phải kể đến các bức vách trước các gian giữa với diện tích gần 100m2. Đó là bức tranh mô tả cảnh vật thiên nhiên rất sinh động của vùng đồng bằng sông nước, của vùng đất cù lao bốn mùa cây xanh, trái ngọt. Với cảnh vật thanh bình, chim muôn ca hát cùng các loại sinh vật khác được chạm trổ rất công phu. Theo truyền tụng, thời gian hoàn thành vách phên tương đương với thời gian từ dở gỗ đến gát đòn dông (khoảng trên 10 năm).
    Tiền công thù lao cho người thợ không tính bằng ngày công mà tính bằng khối lượng dăm bào sau một ngày lao động. Mỗi chén dăm bào được trả 5 cắc bạc, riêng thợ cái được trả 2 đồng một ngày, cơm nước chủ nhà đài thọ (thời gian này một giạ lúa bằng 1,8 cắc bạc).
    Không ai biết ngôi nhà được xây dựng vào năm nào, chỉ biết mất một thời gian rất dài mới hoàn thành với những chuyện kể gần như là giai thoại. Chuyện kể rằng, các người thợ lúc kéo gỗ khởi công làm nhà ăn bưởi và ném hột quanh nhà. Rồi hột bưởi nẩy mầm thành cây, lớn lên cho trái chín mà ngôi nhà vẫn chưa xong (một cây bưởi trồng từ hột phải từ 6 – 7 năm mới cho trái). Khi người thợ cả mất, ông chủ rước vợ con người ấy vào và lo đám tang an toàn. Các thợ làm nhà khi còn bé cho đến khi lớn lên được ông đứng ra lo việc vợ con mà ngôi nhà vẫn chưa hoàn thành.
    Nhưng nếu căn cứ vào bức hoành phi mừng tân gia họ Huỳnh của Tri huyện Bảo An Thái Hữu Võ tặng vào năm Giáp Thìn (huyện Bảo An thuộc cù lao Bảo, tỉnh Bến Tre lúc bấy giờ) thì ta biết rằng ngôi nhà được hoàn thành trước năm Giáp Thìn (1904) vì năm 1904 là năm tổ chức ăn tân gia. Vì thế có thể ngôi nhà được xây dựng vào khoảng cuối thập niên 80 hoặc đầu thập niên 90 của thế kỷ XIX.Nhà cổ Huỳnh Phủ
    Nhìn các công trình chạm khắc gỗ dày đặc và tỉ mỉ ở nội thất ngôi nhà, chúng ta thấy thời gian xây dựng kéo dài là hoàn toàn hợp lý khi mà ở thời điểm đó toàn bộ các công việc từ cưa, xẻ gỗ đến tiện, đục, bào, chạm đều được làm bằng thủ công.
    Đây là một ngôi nhà cổ có kiến trúc đẹp thuộc dạng hiếm hoi của tỉnh Bến Tre. Nội thất ngôi nhà trang trí các bức hoành phi sơn son thếp vàng, liễn áp cột cẩn ốc xà cừ, các hoa văn chạm khắc gỗ thể hiện các đề tài như bát bửu, tứ linh, tứ quí, sen hạc, tùng lộc, bách điểu, Nhị Thập Tứ Hiếu,… Công trình ngoài nội dung trang trí còn mang ý nghĩa cầu mong đa phúc, đa lộc, an khang, thịnh vượng cho gia chủ.
    Khu mộ cách ngôi nhà cổ 3km thuộc xã Phú Khánh, huyện Thạnh Phú, có diện tích 966m2 (34,5m x 28m) được tạo lập vào năm Tân Hợi (1911) để chuẩn bị cho hậu sự của mình. Vật liệu xây dựng là đá xanh từ hàng rào bên ngoài cho đến phần lăng mộ bên trong. Rào cao khoảng 1,5m gồm 2 phần: trên là những thanh đá được cắt hình chữ nhật hoặc hình tam giác, phần dưới là những phiến đá nguyên. Mái cổng làm 2 tầng, tạc hình ngói ống tre, nóc mái trên trang trí hình con dơi, giữa 2 tầng mái là hoa văn dây leo, phần dưới cùng là hoa văn dây leo và quả lựu.Nhà cổ Huỳnh Phủ
    Bên trong khu mộ được chia làm 2 phần: bên trong là nền xi-măng được kè đá xanh chung quanh – nơi mộ của ông bà Huỳnh Ngọc Khiêm, bên ngoài là nền đất có 4 ngôi mộ.
    Các mộ bên ngoài gồm có mộ ông Hội đồng Huỳnh Ngọc Cứ (con ông Huỳnh Ngọc Khiêm) và vợ là bà Ngô Thị Châu cùng với mộ của bà Huỳnh Thị Điểu và ông Huỳnh Ngọc Hổ (là anh em của ông Huỳnh Ngọc Cứ).
    Hai ngôi mộ của ông bà Huỳnh Ngọc Khiêm làm giống nhau theo kiểu lăng mộ với tường đá cao bao bọc xung quanh. Chân mộ là tấm bia cao 1,5m, rộng 1,2m có mái che với hoa văn trên nóc và chân bia. Mặt trước bia khắc chữ Hán với nội dung là ngày tháng năm tạo lập khu mộ, tên tuổi, ngày sinh, ngày mất của người chết và tên người lập phần mộ.
    Mộ bà cũng được làm và trang trí giống như mộ ông nhưng hoa văn trang trí và nội dung các câu chữ Hán thì khác nhau. Công trình thể hiện nét tài hoa của người thợ điêu khắc đá với nhiều hoa văn tinh xảo: dơi, dây leo, quả lựu, mãng cầu,…cùng với các con vật như tùng, lộc, lân, nghê,… và cột, trụ đá khắc chữ Hán.
    Nhà cổ Huỳnh phủ (Hương Liêm) thuộc xã Đại Điền và khu mộ thuộc xã Phú Khánh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia tại Quyết định số 1251/QĐ-BVHTTDL ngày 14/4/2011.
  31. hhttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjKn8i4bywcS1g6i8Nno48qEGoVIDQjfiemyV9sh01qvdriHisHM6xeppWza2cCLJCDkloxYZZLFYnxy-7Wo5I7KKCAGITWcuXdBP-iYa8n052v-F-9MlQUf4YaF13c2l3pmLEbnUkmcUWL/s1600/IMG_6390.JPGhttp://nhadattuoitre.vn/upload/img_0631_1332776932.jpg
  32. Làng cổ Phước Lộc Thọ

    Tổng quan

    Ven Tỉnh lộ 827 (ấp 2, xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, Long An), khu làng cổ Phước Lộc Thọ với diện tích gần 4ha  là  nơi tham quan, giải trí cho khách du lịch trong và ngoài nước. Có thể xem đây là một mô hình mới với nhiều kiến trúc cổ rất đặc trưng của dân tộc Việt Nam thể hiện rõ qua từng gian nhà của ba miền đất nước được khép kín trong khu đất tiếp giáp lộ giao thông và sông Vàm Cỏ Đông.
    Làng cổ được chia làm hai khu riêng biệt: khu tham quan và ăn uống, giải trí. Khu tham quan có 15 ngôi nhà gỗ, trong đó có 5 ngôi nhà rường cột theo kiểu dáng miền Tây rộng 5 gian, 3 chái, toàn bộ sử dụng loại gỗ căm xe. Nội thất được trang trí rất đa dạng, bao gồm: Tứ linh, bát bửu, mai - điểu - trúc - tước, ngô đồng - phụng, liễu - mã, liên - áp, nho - sóc, lựu - thử.. Nhà gỗ có số cột nhiều nhất trong khu này là 114 cột và ít nhất là 36 cột với lối kiến trúc xưa vừa lạ lại vừa đẹp mắt. Ở khu bên cạnh là ngôi nhà được xây dựng theo kiểu miền Trung (kiểu Tửu lầu tứ giác bát dần) mang đậm dáng dấp cung đình. Sáu ngôi nhà mang loại hình của Tây Nguyên với những ngôi nhà sàn đều bằng gỗ cao cấp. Hầu hết các ngôi nhà cổ đều đựơc chủ nhân sưu tầm từ Huế, Đăk Lăk, Gia Lai, Đăk Nông, Quảng Nam... và các tỉnh miền Tây. Trong mỗi ngôi nhà đều được trưng bày phản, xe ngựa, điện thoại, máy hát đĩa, chén, đĩa sừng bò tót, ngà voi... từ xa xưa. Ngoài ra, còn có một ngôi chùa được mô phỏng theo chùa Một Cột tại Hà Nội.

    Tổng quan

    Ven Tỉnh lộ 827 (ấp 2, xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, Long An), khu làng cổ Phước Lộc Thọ với diện tích gần 4ha  là  nơi tham quan, giải trí cho khách du lịch trong và ngoài nước. Có thể xem đây là một mô hình mới với nhiều kiến trúc cổ rất đặc trưng của dân tộc Việt Nam thể hiện rõ qua từng gian nhà của ba miền đất nước được khép kín trong khu đất tiếp giáp lộ giao thông và sông Vàm Cỏ Đông.
    Làng cổ được chia làm hai khu riêng biệt: khu tham quan và ăn uống, giải trí. Khu tham quan có 15 ngôi nhà gỗ, trong đó có 5 ngôi nhà rường cột theo kiểu dáng miền Tây rộng 5 gian, 3 chái, toàn bộ sử dụng loại gỗ căm xe. Nội thất được trang trí rất đa dạng, bao gồm: Tứ linh, bát bửu, mai - điểu - trúc - tước, ngô đồng - phụng, liễu - mã, liên - áp, nho - sóc, lựu - thử.. Nhà gỗ có số cột nhiều nhất trong khu này là 114 cột và ít nhất là 36 cột với lối kiến trúc xưa vừa lạ lại vừa đẹp mắt. Ở khu bên cạnh là ngôi nhà được xây dựng theo kiểu miền Trung (kiểu Tửu lầu tứ giác bát dần) mang đậm dáng dấp cung đình. Sáu ngôi nhà mang loại hình của Tây Nguyên với những ngôi nhà sàn đều bằng gỗ cao cấp. Hầu hết các ngôi nhà cổ đều đựơc chủ nhân sưu tầm từ Huế, Đăk Lăk, Gia Lai, Đăk Nông, Quảng Nam... và các tỉnh miền Tây. Trong mỗi ngôi nhà đều được trưng bày phản, xe ngựa, điện thoại, máy hát đĩa, chén, đĩa sừng bò tót, ngà voi... từ xa xưa. Ngoài ra, còn có một ngôi chùa được mô phỏng theo chùa Một Cột tại Hà Nội.

    Cổng vào

    Nội thất một ngôi nhà phục cổ








  33. nhà cổ Cố Viên Lầu
    Với diện tích khoảng 20.000 m2, điểm du lịch văn hóa của Ninh Bình đang trưng bày và bảo tồn 20 nếp nhà cổ trăm tuổi cùng hàng nghìn cổ vật quý.
    Dẫn vào khu nhà cổ là cổng Tam Quan dài 25 mét, rộng hơn 5 mét và cao hơn 9 mét, bên trên đắp nổi 3 chữ Cố Viên Lầu.
    Với diện tích hơn 20.000 m2, Cố Viên Lầu đang bảo tồn và trưng bày hơn 20 nếp nhà cổ thuộc nền văn hóa đồng bằng sông Hồng, có niên đại thế kỷ 18-19.
    Nhà cổ Khánh Hòa là ngôi nhà duy nhất được giữ nguyên cấu trúc của nhà Đại khoa, có trên 100 năm tuổi. Bên trong ngôi nhà được làm từ gỗ và đá này còn trưng bày hoành phi câu đối, tủ chè, sập gụ và bộ sưu tập đồ sứ có từ thế kỷ 18-19.
    Các nếp nhà của nhiều vùng quê được đặt san sát nhau và cùng nằm tựa lưng vào vách núi của khu du lịch Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình).
    Những hoa văn được trạm khắc tinh sảo, sống động trong từng ngôi nhà cổ.
    Được thiết kế như một búp sen, Lầu Nghênh Tân Các (cất dựng vào năm Kỷ Mão, cuối đời vua Gia Long) lộng lẫy nằm trên một hồ nước. Đường vào Lầu là 3 chiếc cầu có tên Thiên - Địa - Nhân.
    Phong cảnh hữu tình, ngọn núi cao ôm trọn lấy các nếp nhà cổ.
    Các nếp nhà cổ vẫn tiếp tục được sưu tầm và phục dựng tại Cố Viên Lầu.
    Nằm sát Cố Viên Lầu là bến đò Tam Cốc, nơi được mệnh danh là "Hạ Long cạn".
    Vào mùa du lịch, danh thắng "Hạ Long cạn" nhộn nhịp khách tới thăm.
  34. hhttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjc41ztflyEhjdBrOoC7gLz-0GwbelPctaWTvIYNj-ClG0Vq3c2jqp7WGDqNwqXXnQPcWOUk1K6-77qRHSUxppFWw3z_fjVNDNM2nGnftT-Nr-ZkJ8ZHrmxNT-AXkc4xBdiH_vOmqCFpfnH/s1600/DSCF2222.jpghttp://tintuc.website99k.com/handler/img.ashx?url=http://www.dulichvietnam.com.vn/data/nhavuon1.jpghttp://images.yume.vn/blog/201105/26/1306356879_khu%20nghi%20mat%20nha%20que%20(55).JPGhttp://skds3.vcmedia.vn/9ukLn8yrOFc3MNDifFmRg38p1VxM/Image/2013/01/Cong-mot-ngoinha-co--b2a59.JPGhttp://commondatastorage.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/25785891.jpghttp://images.yume.vn/blog/201109/23/1316788493_DSC_0361.JPGhttp://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/5243612.jpghttp://files.myopera.com/gaxuchiengion/albums/878533/14.JPGhttp://www.nhomytho.vn/userfiles/image/NhoMyTho/Nha%20xua.JPGhttp://thoangsaigon.com/wp-content/uploads/2011/05/h2o_3.jpghttp://files.myopera.com/transi/albums/797009/nha%20co.jpghttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg4Y9pjBtffvbz0I6C5BCS3G_sVqwGpqyu6SugPD6g9NFr8zSdzLP4mrA9xOT0bn0NjkL2fyFF2N6M9be6muo8OlpUrOHL8Eaf6xGOc2yH1hBGwcuNIrGEYeoPgXenUczQIEjASr8w3pT4/s1600/A.Bai+Dinh05.jpghttp://e-info.vn/vn/images/stories/25.03.02.jpghttp://i.imgur.com/gpdCB.jpghttp://i.imgur.com/29p2N.jpghttp://images.yume.vn/blog/201202/15/1329294163_DSCN8720.JPGhttp://anan-vietnam.com/kanri/aimg/nhahang/gioithieu/142/20120702164800.JPG
  35. hhttp://vokimngan.vnweblogs.com/gallery/2424/Ngoi%20nha%20trong%20vuon.jpg
  36. Nhà cổ ông Cả Bá ở Thốt Nốt http://ashui.com/mag/images/stories/201206/CaBa2.jpg
  37.  

Nhận xét