Ðối với một số dân tộc ít
người, Phật giáo cũng có ảnh hưởng trong thời gian gần đây. Người Tày,
Nùng ở Lạng Sơn, Tuyên Quang cũng có một số ít ngôi chùa kiến trúc sơ
sài. Người Mường ở Hoà Bình có các dạng am thờ Bụt đực, Bụt cái. Với
người Chăm, Phật giáo từ xa xưa đã có thánh địa (Ðồng Dương) thờ Phật.
Nhưng ngày nay, người Chăm chủ yếu đã theo ấn Ðộ giáo và Hồi Giáo.
Ngoài các dạng kiến trúc đã mất hoặc quá đơn giản của các dân tộc nói trên, thì chùa thờ Phật trên khắp đất nước Việt Nam có thể tập trung vào ba dạng thức chính: chùa của người Kinh, chùa Khơ Me và chùa Hoa.
a. Chùa Việt:
Do dân tộc Việt chiếm đa số và sống chủ yếu ở vùng đồng bằng nên có thể nói kiến trúc của dân tộc Việt có thể nói là tiêu biểu cho kiến trúc Việt Nam. Phật giáo du nhập và mở rộng ở Việt Nam chủ yếu là gắn với người Kinh. Hầu như nơi nào có người Kinh sinh sống thì hầu như nơi đó có chùa. Chùa chiền Việt Nam mang những đặc điểm đa dạng, phong phú về cả kiến trúc, cách bài trí lẫn nội dung thờ tự. Song tất cả đều nói lên tính chất phong phú , đa dạng của nền văn hoá Phật giáo Việt Nam, mang đậm dấu ấn của nền văn minh Trung - ấn.
Nói rõ về chùa Việt xem bài viết bên dưới
b. Chùa Khơ me:
Với người Khơ me Nam Bộ, đời sống của họ gắn liền với Phật giáo Tiểu Thừa pha chút ấn Ðộ giáo. Mỗi ngôi chùa Khơ me là một trung tâm văn hoá lễ hội, kiến trúc, nghệ thuật, giáo dục, là biểu tượng thiêng liêng trong đời sống tâm linh của người Khơ Me. Những ngôi chùa của họ dù có lâu đời hay xây dựng mới đây thì đặc điểm kiến trúc hầu như không thay đổi.
- Ðặc điểm kiến trúc:
Chùa Khơ me thường được xây trên khu đất cao với 3 cấp nền, xung quanh có tường rào bao bọc, thường trồng cây sao, cây dầu, thốt nốt... tạo cho chùa vẻ u tịch, huyền bí. Trong khuôn viên chùa thường có sala (trai đường, giảng đường), samalakut (tăng xá) và vườn tháp mộ. Quy tắc bố cục và kiến trúc đồng nhất là điện chính ở trung tâm khuôn viên chùa, trải ra theo các hướng Ðông Tây. Chính điện (vihia) chùa Khơme thường quay hướng Ðông vì người Khơme quan niệm rằng Phật ở Phương Tây nhưng lúc nào cũng quay về phương Ðông để cứu vớt chúng sinh. Chính điện được xây cao, có hành lang rộng 4 phía, đây là lối bố trí kiến trúc nhìn ra 4 hướng vũ trụ của ấn Ðộ giáo. Bên ngoài có 2 hàng cột. Bốn cột ở bốn góc chùa gắn tượng chim thần Maha Krut, mặt người mình chim vươn đôi cánh đỡ mái chùa. Sau cột giữa có gắn tượng tiên nữ Kennâr. Mái chùa cao vút với nhiều lớp thường là 3, lợp ngói sứ màu vàng với các góc đao cong vút hình ngọn lửa hoặc đuôi rắn. Chùa thường có Stupa đựng tro cốt các nhà sư cùng các thành viên trong phum sóc.
- Kết cấu đặc trưng :
Với các chùa Khơ me cổ thì kết cấu chính điện là hỗn hợp của kết cấu gạch ngói gỗ, ngày nay có thay các cột xà kẻ đúc liền khối bằng bê tông. Vật liệu được sử dụng thường là gỗ, gạch, vôi, xi măng, sắt thép. Hai hàng cột cái vươn lên ở giữa, tạo những bộ vì gồm 2 kẻ hai bên, lực dồn lên đầu cột cái. Lớp mái trên cùng mái cao và dốc ( tới 60 o ở hai góc đáy), lớp mái thứ hai và ba tựa vào cột cái và các vì nách và các kẻ nối từ cột cái với tường bao bên ngoài. Ðộ dốc thường thấy của hai lớp mái này khoảng 15 đến 20 o ở góc đáy.
- Nghệ thuật trang trí - điêu khắc:
Trang trí trong chùa Khơ me rất được coi trọng, các hình rồng đắp trên các bờ dải hoặc thành bậc lên xuống. ở cửa, diềm mái đầu hồi, các hàng lan can, cột hiên... thường được gắn các mảng chạm bằng gỗ hoặc xi măng những con vật như voi, ngựa, chim, khỉ, hoa sen, hoa cúc, hoa chan chan, hoa reay, hoa dây leo, hoa lửa... Những bức tranh hoành tráng được vẽ trên tường, trên trần về đề tài Ðức Phật. Trong điêu khắc thường sử dụng đề tài chim thần Krut (chống đỡ mái), hình reakec ( hổ phù đắp trên đầu dốc, mảng tường), nữ thần đất Niêng Niêng Rattoni ( chân đá tảng cột hiên), tượng Reachasay ( mãnh thú đầu rồng, mình sư tử, chân hổ đắp nổi trên tường hai bên cửa), vũ nữ ápsara ( đắp nổi trên tường hoặc vẽ trên trần).
c. Chùa Hoa:
Thế kỷ XVII, XVIII một số người Hoa di cư vào Nam Bộ mang theo cả tín ngưỡng của mình. Hàng loạt các ngôi chùa Hoa ra đời như chùa Ông, chùa Bà... thờ chủ yếu là Quan Công ( ca ngợi đức - nghĩa - tín của thần), thờ bà Thiên Hậu ( người phù hộ cho hành trình vượt biển của họ khi vào nước ta sinh sống). Một số ngôi chùa này cũng có kết hợp thờ Phật ví dụ như chùa ông Bổn (Nhị Phủ Miếu) thờ Thích Ca Phật Tổ và Quan Âm Bồ Tát tại hậu điện, chùa bà Thiên Hậu thờ Quan Âm và Quan Âm chuẩn đề. Tuy nhiên chủ yếu thì các ngôi chùa này mang tính chất miếu thờ, hội quán, tính chất Phật không nhiều.
- Ðặc điểm kiến trúc:
Kiến trúc chùa - miếu của người Hoa thường bố cục hình chữ quốc hoặc chữ khẩu. Hai bên nhà chính thường có những dãy nhà phụ dùng làm hội quán và trường học, trục chính thường gồm sân chùa - cổng chùa - tiền điện - sân thiên tỉnh - trung điện - nhà hương - chính điện. Khuôn viên chùa thường có chậu cảnh, giả sơn, hồ cá, cây xanh tạo nên những không gian yên tĩnh. Mái lợp ngói ống dạng âm dương thường chia thành ba cấp, mái cao nhất ở giữa, hai mái thấp ở hai bên. Ngói thường là ngói ống có màu xanh lục, diềm mái là những hàng ngói thanh lưu ly và trang trí rất nhiều đề tài trên mái bằng gốm sứ nhiều màu.
- Kết cấu đặc trưng:
Kết cấu chủ yếu của chùa Hoa là kết cấu gỗ với các mô phỏng hình thức kiến trúc Trung Hoa. Kiểu vì thường thấy là vì kiểu chồng rường với các đấu củng đặc trưng cho kiến trúc Trung Hoa. ở ngoài phần hiên thường sử dụng dạng vì vỏ cua để đỡ mái. Tường xây có thể bằng đá, gạch hoặc hỗn hợp đá gạch.
- Nghệ thuật trang trí - điêu khắc:
Chùa Hoa có thể nhận biết dễ dàng nhờ màu sắc rực rỡ của cổng chùa, mái chùa và trang trí đặc sắc trên mái. Lưỡng long triều nhật hoặc lưỡng long tranh châu, cá hoá rồng... thường được gặp trên nóc chùa. Ðiêu khắc chạm nổi và chạm lộng có thể bắt gặp ở bất kỳ bộ phận nào trong chùa Hoa.
Các cảnh thường được chạm trổ trong kết cấu hay được vẽ kiểu bích họa hoặc đắp nổi kiểu phù điêu thường được sử dụng trong trang trí kiến trúc của chùa Hoa thường gặp là những chuyện trong lịch sử Trung Hoa như trận chiến Xích Bích hoặc huyền thoại như Bát tiên quá hải, đảo Tây Vương Mẫu...
TLTK: Nguyễn Ðăng Duy. Phật giáo với văn hoá Việt Nam. NXB Hà Nội 1999.
Phan An (Cb). Chùa Hoa thành phố Hồ Chí Minh. NXB TPHCM 1990.
Ngoài các dạng kiến trúc đã mất hoặc quá đơn giản của các dân tộc nói trên, thì chùa thờ Phật trên khắp đất nước Việt Nam có thể tập trung vào ba dạng thức chính: chùa của người Kinh, chùa Khơ Me và chùa Hoa.
a. Chùa Việt:
Do dân tộc Việt chiếm đa số và sống chủ yếu ở vùng đồng bằng nên có thể nói kiến trúc của dân tộc Việt có thể nói là tiêu biểu cho kiến trúc Việt Nam. Phật giáo du nhập và mở rộng ở Việt Nam chủ yếu là gắn với người Kinh. Hầu như nơi nào có người Kinh sinh sống thì hầu như nơi đó có chùa. Chùa chiền Việt Nam mang những đặc điểm đa dạng, phong phú về cả kiến trúc, cách bài trí lẫn nội dung thờ tự. Song tất cả đều nói lên tính chất phong phú , đa dạng của nền văn hoá Phật giáo Việt Nam, mang đậm dấu ấn của nền văn minh Trung - ấn.
Nói rõ về chùa Việt xem bài viết bên dưới
b. Chùa Khơ me:
Với người Khơ me Nam Bộ, đời sống của họ gắn liền với Phật giáo Tiểu Thừa pha chút ấn Ðộ giáo. Mỗi ngôi chùa Khơ me là một trung tâm văn hoá lễ hội, kiến trúc, nghệ thuật, giáo dục, là biểu tượng thiêng liêng trong đời sống tâm linh của người Khơ Me. Những ngôi chùa của họ dù có lâu đời hay xây dựng mới đây thì đặc điểm kiến trúc hầu như không thay đổi.
- Ðặc điểm kiến trúc:
Chùa Khơ me thường được xây trên khu đất cao với 3 cấp nền, xung quanh có tường rào bao bọc, thường trồng cây sao, cây dầu, thốt nốt... tạo cho chùa vẻ u tịch, huyền bí. Trong khuôn viên chùa thường có sala (trai đường, giảng đường), samalakut (tăng xá) và vườn tháp mộ. Quy tắc bố cục và kiến trúc đồng nhất là điện chính ở trung tâm khuôn viên chùa, trải ra theo các hướng Ðông Tây. Chính điện (vihia) chùa Khơme thường quay hướng Ðông vì người Khơme quan niệm rằng Phật ở Phương Tây nhưng lúc nào cũng quay về phương Ðông để cứu vớt chúng sinh. Chính điện được xây cao, có hành lang rộng 4 phía, đây là lối bố trí kiến trúc nhìn ra 4 hướng vũ trụ của ấn Ðộ giáo. Bên ngoài có 2 hàng cột. Bốn cột ở bốn góc chùa gắn tượng chim thần Maha Krut, mặt người mình chim vươn đôi cánh đỡ mái chùa. Sau cột giữa có gắn tượng tiên nữ Kennâr. Mái chùa cao vút với nhiều lớp thường là 3, lợp ngói sứ màu vàng với các góc đao cong vút hình ngọn lửa hoặc đuôi rắn. Chùa thường có Stupa đựng tro cốt các nhà sư cùng các thành viên trong phum sóc.
- Kết cấu đặc trưng :
Với các chùa Khơ me cổ thì kết cấu chính điện là hỗn hợp của kết cấu gạch ngói gỗ, ngày nay có thay các cột xà kẻ đúc liền khối bằng bê tông. Vật liệu được sử dụng thường là gỗ, gạch, vôi, xi măng, sắt thép. Hai hàng cột cái vươn lên ở giữa, tạo những bộ vì gồm 2 kẻ hai bên, lực dồn lên đầu cột cái. Lớp mái trên cùng mái cao và dốc ( tới 60 o ở hai góc đáy), lớp mái thứ hai và ba tựa vào cột cái và các vì nách và các kẻ nối từ cột cái với tường bao bên ngoài. Ðộ dốc thường thấy của hai lớp mái này khoảng 15 đến 20 o ở góc đáy.
- Nghệ thuật trang trí - điêu khắc:
Trang trí trong chùa Khơ me rất được coi trọng, các hình rồng đắp trên các bờ dải hoặc thành bậc lên xuống. ở cửa, diềm mái đầu hồi, các hàng lan can, cột hiên... thường được gắn các mảng chạm bằng gỗ hoặc xi măng những con vật như voi, ngựa, chim, khỉ, hoa sen, hoa cúc, hoa chan chan, hoa reay, hoa dây leo, hoa lửa... Những bức tranh hoành tráng được vẽ trên tường, trên trần về đề tài Ðức Phật. Trong điêu khắc thường sử dụng đề tài chim thần Krut (chống đỡ mái), hình reakec ( hổ phù đắp trên đầu dốc, mảng tường), nữ thần đất Niêng Niêng Rattoni ( chân đá tảng cột hiên), tượng Reachasay ( mãnh thú đầu rồng, mình sư tử, chân hổ đắp nổi trên tường hai bên cửa), vũ nữ ápsara ( đắp nổi trên tường hoặc vẽ trên trần).
c. Chùa Hoa:
Thế kỷ XVII, XVIII một số người Hoa di cư vào Nam Bộ mang theo cả tín ngưỡng của mình. Hàng loạt các ngôi chùa Hoa ra đời như chùa Ông, chùa Bà... thờ chủ yếu là Quan Công ( ca ngợi đức - nghĩa - tín của thần), thờ bà Thiên Hậu ( người phù hộ cho hành trình vượt biển của họ khi vào nước ta sinh sống). Một số ngôi chùa này cũng có kết hợp thờ Phật ví dụ như chùa ông Bổn (Nhị Phủ Miếu) thờ Thích Ca Phật Tổ và Quan Âm Bồ Tát tại hậu điện, chùa bà Thiên Hậu thờ Quan Âm và Quan Âm chuẩn đề. Tuy nhiên chủ yếu thì các ngôi chùa này mang tính chất miếu thờ, hội quán, tính chất Phật không nhiều.
- Ðặc điểm kiến trúc:
Kiến trúc chùa - miếu của người Hoa thường bố cục hình chữ quốc hoặc chữ khẩu. Hai bên nhà chính thường có những dãy nhà phụ dùng làm hội quán và trường học, trục chính thường gồm sân chùa - cổng chùa - tiền điện - sân thiên tỉnh - trung điện - nhà hương - chính điện. Khuôn viên chùa thường có chậu cảnh, giả sơn, hồ cá, cây xanh tạo nên những không gian yên tĩnh. Mái lợp ngói ống dạng âm dương thường chia thành ba cấp, mái cao nhất ở giữa, hai mái thấp ở hai bên. Ngói thường là ngói ống có màu xanh lục, diềm mái là những hàng ngói thanh lưu ly và trang trí rất nhiều đề tài trên mái bằng gốm sứ nhiều màu.
- Kết cấu đặc trưng:
Kết cấu chủ yếu của chùa Hoa là kết cấu gỗ với các mô phỏng hình thức kiến trúc Trung Hoa. Kiểu vì thường thấy là vì kiểu chồng rường với các đấu củng đặc trưng cho kiến trúc Trung Hoa. ở ngoài phần hiên thường sử dụng dạng vì vỏ cua để đỡ mái. Tường xây có thể bằng đá, gạch hoặc hỗn hợp đá gạch.
- Nghệ thuật trang trí - điêu khắc:
Chùa Hoa có thể nhận biết dễ dàng nhờ màu sắc rực rỡ của cổng chùa, mái chùa và trang trí đặc sắc trên mái. Lưỡng long triều nhật hoặc lưỡng long tranh châu, cá hoá rồng... thường được gặp trên nóc chùa. Ðiêu khắc chạm nổi và chạm lộng có thể bắt gặp ở bất kỳ bộ phận nào trong chùa Hoa.
Các cảnh thường được chạm trổ trong kết cấu hay được vẽ kiểu bích họa hoặc đắp nổi kiểu phù điêu thường được sử dụng trong trang trí kiến trúc của chùa Hoa thường gặp là những chuyện trong lịch sử Trung Hoa như trận chiến Xích Bích hoặc huyền thoại như Bát tiên quá hải, đảo Tây Vương Mẫu...
TLTK: Nguyễn Ðăng Duy. Phật giáo với văn hoá Việt Nam. NXB Hà Nội 1999.
Phan An (Cb). Chùa Hoa thành phố Hồ Chí Minh. NXB TPHCM 1990.
nhànhlantím - October 12, 2004 02:22 PM (GMT)
Khái quát đặc điểm quy hoạch, kiến trúc chùa Việt truyền thống.Nhìn chung, chùa Việt Nam hầu như không còn ngôi chùa nào giữ được dáng dấp từ buổi đầu xây dựng. Hầu hết đều bị biến đổi theo các đợt trùng tu. Tuy nhiên, kiến trúc truyền thống Việt Nam dù thuộc thời kỳ nào hay vùng miền nào cũng đều mang những đặc trưng như hoà hợp với môi trường, hoàn cảnh kinh tế văn hoá xã hội của địa phương. Ai làm nghiên cứu kiến trúc cổ cũng thấy rằng, đặc điểm và giá trị các công trình truyền thống được thể hiện rõ nhất qua tiến trình hình thành lâu dài và phát triển tại khu vực Bắc Bộ. Do đó trong phần này, chủ yếu nghiên cứu những đặc điểm cơ bản chùa đồng bằng Bắc Bộ, một số chùa xây dựng kiểu kết cấu truyền thống bằng gỗ tại miền Trung và Nam Bộ từ năm 1945 về trước.
Các đặc điểm nổi bật của kiến trúc chùa tháp từ thời Lý trở đi đã trở thành tiêu chí xuyên suốt cho kiến trúc truyền thống các thời kỳ sau tạo nên một nét riêng Việt Nam. Các đặc điểm đó là địa hình vừa đẹp vừa tiện lợi, bố cục cân xứng và hài hoà, sử dụng vật liệu phong phú và chọn lọc nhằm đạt được sự bền chắc của công trình và nghệ thuật trang trí hoàn hảo.
1. Ðặc điểm về vị trí, thế đất và phong cảnh.
Phần này được nhìn nhận theo quan niệm truyền thống Việt Nam và theo quan điểm của Phật giáo.
- Ngôi chùa thường được xây dựng ở những nơi có cảnh đẹp, sơn thuỷ hữu tình. Tổ hợp không gian chùa luôn tuân theo nguyên tắc khép kín mang tính hệ thống, tạo ra một không gian biệt lập với khu dân cư nhưng không quá cách xa để thuận tiện cho việc tu dưỡng của tăng ni và giáo hoá chúng sinh. Những công trình trên cao dễ tạo được cảnh quan đẹp mắt. Nhiều di tích còn lại hiện nay đều được xây dựng trên núi, đồi.
- Cảnh quan chùa có thể coi là một không gian thiên nhiên trong đó ngôi chùa như một nhân tố chính tô điểm cho không gian và ngược lại, các yếu tố trong không gian bao quanh chùa như cây cối, mặt nước, núi non... phụ trợ cho kiến trúc ngôi chùa tạo nên một thể thống nhất, biểu cảm và hài hoà. Ðó là đặc trưng chính yếu của chùa Việt truyền thống, ngôi chùa thường yên ả, xinh đẹp và hoà mình với thiên nhiên.
- Hướng công trình chính thường như sau:
+ Hướng Tây là hướng về đất Phật (Thiên Trúc) và hướng về nơi tịch diệt. Là hướng ổn định nhất hợp với quy luật vận hành của âm dương. Ðây là hướng chính của các ngôi chùa cổ ở Bắc Ninh như Dâu Keo, Mãn Xá, Phật Tích, Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Ðiện. Chùa Hoè Nhai, chùa Chân Tiên ( Hà Nội) là những ngôi chùa hướng chính Tây.
+ Ða phần các chùa được làm theo hướng Nam (hướng Ðông Nam đến Tây Nam), vì đó là hướng mát mẻ về mùa hè, tránh rét về mùa đông. Còn theo Phật giáo thì hướng Nam trong sáng, đồng nhất với trí tuệ, mà Phật giáo lấy trí tuệ đó để diệt trừ " Vô minh". Còn theo văn hoá Trung Hoa thì hướng Nam là hướng các vị Bồ tát, thần linh thường quay về để nghe rõ các nỗi đau khổ của con người để mà cứu giúp. (Chùa Phước Tường ở thành phố Hồ Chí Minh). Một số hướng khác như Tây Nam ( chùa Bà Tề - Hà Tây, chùa Nam Dư Thương - Thanh Trì), hướng Ðông Nam như chùa Huỳnh Cung (Thanh Trì), chùa Tình Quang (Gia Lâm).
+ Một số chùa quay hướng Ðông (nhất là các chùa Tiểu thừa Khơme Nam Bộ) vì cho rằng hướng này là hướng của thần tới. Ví dụ chùa quay hướng Ðông có chùa Nguyên Xá (Từ Liêm). Ngoài ra hướng Bắc là hướng không tốt về mặt khí hậu và theo Phật giáo, nó tượng trưng cho sự đen tối. Một số chùa quay hướng Bắc do có thể chứa đựng một sự tích riêng.
Bố cục khuôn viên và không gian các dạng chùa điển hình.
- Ðối với các dạng chùa xây dựng tại những khu vực tương đối bằng phẳng, mặt bằng chùa thường dàn trải theo một trục dọc hoặc hướng vào một tâm điểm. Nguyên tắc bố cục chung là cân bằng, quy củ hoặc tự do một cách có hệ thống dễ tạo được sự trang nghiêm cho công trình. Trục thần đạo và tổ hợp công trình đăng đối thể hiện được ba chiều cảnh quan, gợi nên sự cân bằng và ổn định. Các lớp kiến trúc được dàn theo tuyến ngang và phân bố hai bên trục xuyên tâm này tương đối cân bằng, các lớp nhà ngang liên tục cắt trục dọc tạo cảm giác sâu hơn về không gian.
- Chùa thường được ngăn cách với khu vực dân cư bằng nhiều giải pháp, tường bao, nhà hành lang, vườn hoặc hồ nước. Ví dụ dãy hành lang như ở chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Keo... vừa có chức năng thờ cúng lại vừa là chỗ để chuẩn bị cỗ chay, đồng thời cũng là thành tố liên kết, vây xung quanh chùa thành một khuôn viên nhà Phật. Các công trình kiến trúc Phật giáo trong thành phố, để bảo đảm các cổ vật được gìn giữ và mang lại sự yên tĩnh cho công trình, đồng thời tránh sự lấn chiếm, người ta sử dụng hệ thống tường bao quanh để ngăn cách ví dụ như chùa Hoè Nhai, chùa Hưng Ký (Hà Nội).
- Các lớp kiến trúc được bố trí khiến cho người lễ chùa có cảm giác đi từ cuộc đời trần tục đến nơi linh thiêng, từ thấp đến cao. Các thành phần kiến trúc mềm mại, nối tiếp và hoà quyện vào nhau. Tựu chung lại, nguyên tắc xây dựng chùa tháp từ thời Mạc về sau luôn theo quy tắc khép kín, biệt lập với thế giới bên ngoài, tạo ra một không gian tôn giáo thiêng liêng. Tuy nhiên, ở trong không gian khép kín đấy, mối tương quan hài hoà chính là sự hoà nhập đường nét kiến trúc với các yếu tố thiên nhiên. Ðã vào trong khuôn viên chùa, thì các kiến trúc đều được làm theo dạng mở, kiến trúc chuyển tiếp nhau dần dần.
- Ta thấy Phật điện thường là một trung tâm cao hơn, với ý nghĩa vào chùa là lên với Phật, nói lên sự tiếp nối truyền thống xây dựng chùa thờ Phật từ những thế kỷ đầu Công nguyên, đó là từ hình tượng những cây tháp thờ Phật vươn cao. Cái đẹp bên trong Chùa gồm hệ thống tượng pháp, kiến trúc kết hợp với cái đẹp bên ngoài của hình dáng kiến trúc cụ thể, với cảnh quan môi trường xung quanh được lĩnh hội bởi những người mong muốn cảm nhận được cái Chân Thiện Mĩ sâu xa của đạo Phật.
- Kiến trúc luôn có bố cục mang tính ẩn dụ, biểu tượng, chứa đựng triết lý phương Ðông từ nội dung đến hình thức. Về không gian, kiến trúc chùa nói chung đều gần gũi với người dân. Không gian kiến trúc các công trình trong sáng đơn giản và phong phú đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công năng sử dụng mang tính chất công cộng. Không gian được tổ chức linh hoạt, cơ động, thích ứng với tính chất sử dụng đa năng và kết hợp của nhiều loại hoạt động đa dạng đòi hỏi sự tập trung người đông đảo.
Kết cấu Phật điện
a. Kết cấu chịu lực:
Các thành phần trong kết cấu chịu lực chính là:
- Cột: Kết cấu cột gia công từ một cây gỗ nguyên, khác với công trình Trung Quốc là ghép nối. Cột có dáng " Ðầu cán cân, chân quân cờ" trong các kiến trúc cổ bằng gỗ cổ truyền. Tỷ lệ thức cột đã được các nhà nghiên cứu đi trước cho rằng nếu cột được chia làm 10 phần thì đường kính cột nở ra ở 1/4 chiều cao cột tính từ dưới lên. Ðường kính trên đỉnh bằng 6/10, đường kính dưới chân cột bằng 8/10 đường kính chỗ to nhất. Tuy nhiên thức cột này thường gặp nhất trong cột đình, chùa thời Lê ở đồng bằng Bắc Bộ lúc đỉnh cao về nghệ thuật gỗ phát triển.
- Bộ vì: Cấu trúc bộ vì truyền thống Việt Nam biến đổi theo thời gian và không gian bao gồm vì nóc, vì nách. Vì nóc là khoảng liên kết giữa hai cột cái và vì nách là liên kết giữa hai cột cái và quân.
- Xà: liên kết các cột theo chiều dọc để giằng cố định như xà thượng, xà hạ.
- Bẩy, kẻ đỡ mái: Bẩy hoàn toàn nằm ngang: gặp ở chùa Tây Phương: cả ba toà thượng, trung và hạ điện đều chồng diêm hai tầng. Sức nặng của kiến trúc trong trường hợp này dồn từ mái xuống cột hiên mái trên sau đó tất cả lực dồn xuống xà nách dưới, làm điểm tựa đòn bẩy cho kẻ hiên mái dưới.
b. Kết cấu bao che:
Chùa thường có 4 mái ( 2 mái chính và 2 mái phụ), 2 mái, chồng diêm 2 tầng 8 mái... Mặt phẳng mái được tạo bởi nhiều dạng ngói, phổ biến nhất ở ngoài Bắc là ngói vẩy cá, ngói mũi hài. Lớp ngói này được đặt trên 1 hoặc 2 lớp ngói chiếu (ngói lót). Hệ thống ngói lót được cố định bằng mè, mặt phẳng mái được tạo ra bởi các thanh rui mỏng, nằm vuông góc với thân hoành.
Tường bao che dường như là mới xuất hiện khi nhu cầu về sự tách biệt không gian tâm linh ra khỏi cuộc sống đời thường xuất hiện. ở hầu hết các di tích vật liệu tường được sử dụng phổ biến là gạch nung, gạch hỗn hợp vôi đất.
Vật liệu và kỹ thuật xây dựng.
a. Vật liệu:
- Thời Lý, với vật liệu gạch đá, kiến trúc đã cho phép hình thành nên những cây tháp nhiều tầng. Theo thư tịch, nhiều ngôi tháp có ảnh hưởng vật liệu và phương thức xây dựng từ người Chămpa. Ðó là những viên gạch với độ nung đủ để chạm khắc trang trí ngay trên bề mặt viên gạch, và chất kết dính rất mỏng. Ðặc biệt là tháp Báo Thiên còn được xây dựng với kim loại đồng. Thời Trần kế thừa các vật liệu thời Lý với kiến trúc gỗ, gạch đá và đất nung.
- Các công trình truyền thống thường sử dụng vật liệu gỗ ( thường gặp gỗ lim, gỗ đinh, gụ, táu... cho hệ thống kết cấu khung cột, hệ thống cửa, rui hoành... Ðá thường được sử dụng là đá nguyên khối từ đá ong, đá sa thạch, đá xanh... sử dụng trong nền, bậc cấp, chân tảng.
- Vật liệu đất nung được sử dụng và chế tác thành các sản phẩm đáp ứng các mục đích sử dụng khác nhau. Ví dụ, mái các công trình lợp ngói lòng máng như âm dương, ngói ống ... và mái lợp ngói bản như ngói mũi hài, vẩy rồng, vẩy hến, ngói di, ngói liệt là dạng mái nhiều lớp, dưới cùng là lớp ngói lót, trên là các lớp ngói chính được xen chồng lên nhau để che mưa nắng. Tường tại các công trình hiện nay thường là tường gạch nung, gạch hỗn hợp vôi đất, đá ong. Gạch bát được sử dụng để lát nền sân, hiên... Gạch trang trí phủ ngoài mặt tường, tháp, gạch nung sành để làm tháp mộ, gạch xây cột vuông...
- Ðối với kết cấu bê tông bắt đầu thấy xuất hiện từ cuối Nguyễn thời kỳ thuộc Pháp, điển hình là cụm di tích Hưng Ký và trang trí trên mặt đứng hay trên kết cấu đều được làm bằng sứ, gỗ và ghép liền với mặt bê tông của kết cấu.
kỹ thuật xây dựng.
- Ðộ bền vững là một đặc trưng chính của các công trình kiến trúc chùa cổ. Bí quyết làm cho các kiến trúc gỗ bền vững, bên cạnh việc chọn vật liệu (gỗ to, gỗ tốt, đá cứng hay gạch nung già) mà đó là cả sự tính toán hợp lý của người xưa về cả hình học, vật lý, cả về mỹ thuật và kỹ thuật thi công xây dựng. Ðó là giá trị về tính toán cho kiến trúc luôn nằm trong thế cân bằng và ổn định.
- Trong kiến trúc gỗ nước ta, nhân tố cơ bản chống đỡ kiến trúc là các bộ vì. Bộ vì được hình thành bởi các cây cột, hệ thống liên kết cột và là sự kết hợp hài hoà hai yếu tố là lòng nhà và độ chảy của mái nhà. Sau đó, người ta nối các vì với nhau bằng hệ thống xà ăn mộng qua các cột. Lực ép và sức nặng của toàn bộ mái nhà dồn xuống các đầu cột. Các câu đầu, xà nách, kẻ, bẩy, các đầu dư, đầu nghé hợp lý cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ cân bằng và gánh đỡ kiến trúc của bộ vì.
Màu sắc trong kiến trúc Phật Giáo
- Màu sắc của chùa có màu tự nhiên của vật liệu xây dựng, màu nâu đỏ của mái ngói, màu nâu của kết cấu bộ vì, vách gỗ, màu xám nhạt của chân tảng, của bậc thềm đá... Màu vôi trắng của tường đầu hồi hoặc màu tự nhiên của các hàng gạch xây tường miết mạch không trát. Các hoạ tiết đôi lúc được trang trí bằng màu, màu xám nhạt của bờ nóc, bờ dải, bờ guột và đầu đao góc mái. Một số dạng màu thường được sử dụng trong các công trình để tạo nên sự tương phản về độ sáng. Ví dụ như gam màu trắng của tường quét vôi là sáng trong khi gam nâu sậm của gỗ là tối, hoặc gam đỏ sậm của gạch trần là tối nổi lên khoảng trắng của cửa sổ là các hình chữ Thọ hoặc biểu tượng sắc - không đắp vữa...
- Ngoài màu tự nhiên của vật liệu, một số công trình còn sử dụng màu vàng và đỏ của đồ gỗ sơn son thếp vàng. Các gam màu vàng đỏ có thể bắt gặp ở bất kỳ một công trình chùa nào trong các đồ thờ, tượng, hoành phi... Màu vàng son với ánh sáng đèn, nến, hương khói mờ ảo tạo nên một không gian linh thiêng hơn, vừa thực lại vừa hư, thể hiện triết lý vô thường của nhà Phật.
- Ðến thời Nguyễn, với đặc trưng của thời Nguyễn là giao lưu học tập nước bạn, do đó có thể nhận thấy màu sắc Trung Hoa trong một số công trình. Cột phủ sơn mài thếp vàng và vẽ hình mây, rồng cuốn với hai màu vàng đỏ là chủ đạo, vẽ bột màu trên các hoa văn trang trí với màu sắc sặc sỡ ...
- Chùa truyền thống ba miền có một nét chung là ánh sáng trong chùa rất ít, chủ yếu là sử dụng ánh sáng khúc xạ và phản quang thông qua các bộ phận như cửa sổ, cổ diêm hoặc thiên tỉnh và ánh sáng nhân tạo là đèn, nến... Ðiều này là kết quả của việc quan niệm nơi thờ Phật thì phải linh thiêng, huyền bí, trang nghiêm, kiến trúc như vậy phải u trầm tĩnh mịch tạo một tâm lý tôn kính cho con người bước chân vào nơi cửa Phật.
Quy luật và nguyên tắc bố cục
Bố cục trong kiến trúc chùa truyền thống Việt Nam cũng như các công trình khác đều tuân theo một số quy luật và nguyên tắc tạo hình là thống nhất và biến hoá, tương phản và dị biến, vần luật và nhịp điệu.
a. Thống nhất và biến hoá:
là nguyên tắc quan trọng nhất trong bố cục tạo hình, nêu lên hai mặt đối lập trong hình thức nghệ thuật. Tính thống nhất được thể hiện qua hệ thống kết cấu, các bộ phận cột, xà, kẻ, bẩy, vì đều liên kết với nhau tạo thành một thể hoàn chỉnh và cùng được chế tác từ vật liệu gỗ. Còn tính biến hoá được thể hiện qua việc sử dụng vật liệu xây dựng trong một công trình phong phú, đa dạng. Trong kiến trúc chùa truyền thống, ta có thể bắt gặp các biểu hiện cụ thể của tính thống nhất và biến hoá trong một số điểm sau:
+ Tương phản và dị biến: có thể nhận thấy tương phản rõ rệt giữa cái đặc với cái rỗng, sáng tối, kín hở, phương hướng, cái thanh thoát nhẹ nhàng với cái nặng nề gây ấn tượng, về màu sắc chất liệu...
+ Vần luật và nhịp điệu: thể hiện qua nhiều hình thái khác nhau ví dụ như nhịp điệu lặp lại của từng gian trong kết cấu hoặc ta có thể gặp những sự lặp lại liên tục của một thành phần giống nhau (vần luật liên tục) trong trang trí hoa văn. Vần luật và nhịp điệu thay đổi theo quy luật ta có thể gặp ở các dạng tháp với các tầng nhỏ dần lên trên đỉnh.
+ Chủ yếu, thứ yếu và trọng điểm: Phần kiến trúc chính bao giờ cũng rộng nhất và thường cao nhất với tập trung mọi tinh hoa kiến trúc và nghệ thuật của đội thợ xây dựng công trình.
+ Liên hệ và phân cách: Sự liên hệ và phân cách thể hiện qua các bộ phận, các thành phần kiến trúc khác nhau và rõ nhất là yếu tố hình khối thiên nhiên và kiến trúc công trình tương đối độc lập nhưng nhờ không gian mở của hàng hiên, của các dãy nhà hành lang, làm yếu tố chuyển tiếp đã khiến không gian vườn như ăn sâu vào công trình.
b. Cân bằng và ổn định:
+ Bố cục kiến trúc: Khuôn viên thường được bố trí xoay quanh một tâm điểm ( thời Lý) hoặc đăng đối qua một trục (thời Trần về sau) tạo sự cân bằng, trang nghiêm bề thế cho công trình. Ngay trong mặt bằng công trình cũng được bố trí hợp khối từ những hình chữ nhật cũng tạo nên sự cân bằng và ổn định. Bố trí tượng thờ trong mặt bằng cũng thường được bố trí đăng đối qua trục. Ðối với các công trình phụ khác trong khuôn viên, thông thường nếu có đủ diện tích thì người ta cũng xây dựng theo kiểu đối xứng. Tuy nhiên tuỳ theo địa hình và nhu cầu xây dựng mà người xưa đã có những thay đổi phù hợp. Với các công trình như tháp, gác chuông lại có dạng bố cục hướng tâm, mặt bằng có thể là hình vuông, hình lục giác, hình bát giác hoặc hình tròn.
+ Hình thức kiến trúc: tính cân bằng và ổn định thể hiện qua hình thức kiến trúc có thể thấy rõ nhất là ở các ngôi tháp. Ví dụ ở thời Lý, người xây dựng dường như đã có tính toán và chọn lọc khi ứng dụng nhiều loại chất liệu khác nhau để kết cấu tháp ổn định hơn. Những tảng đã xanh với độ chịu nén cao, nặng nề thì được sử dụng làm nền và các tầng dưới. Các tầng trên người ta sử dụng gạch nung, mỏng thậm chí là đồng ( tháp Báo Thiên) để chân nền tháp chỉ phải chịu một lực nhỏ hơn khiến công trình sẽ tránh được các nguy cơ như lún, sụt, nứt.
c. Tỷ lệ kiến trúc: Ðặc thù nghệ thuật trong tạo hình kiến trúc được biểu hiện rõ nét ở mối tương quan tỷ lệ. Tỷ lệ chính trong bản thân, giữa cái lớn cái bé, cái chung cái chi tiết, tỷ lệ giữa các chiều trong không gian,... Và được thể hiện cả ở mối tương quan giữa công trình với môi trường xung quanh, với thiên nhiên cảnh quan. Trong kiến trúc truyền thống không có các công trình kiến trúc đồ sộ. Các công trình có kích thước tương đối lớn cũng gắn bó hoà hợp với thiên nhiên và con người, không có tác động thống trị và áp đặt lên thiên nhiên và con người.
- Tỷ lệ về tương quan giữa độ dài, độ rộng và độ cao của bản thân cấu kiện, một bộ phận hoặc tổng thể kiến trúc:
Tương quan tỷ lệ giữa các thành phần kiến trúc trong cùng một công trình không quy chuẩn thật chặt chẽ bằng thước tầm do đó không có một mẫu mực thống nhất. Từng địa phương, từng hiệp thợ mang đến những nét khác nhau và riêng biệt cho từng ngôi chùa.
Về mặt bằng, hầu hết các ngôi nhà đều tổ hợp từ hình chữ nhật với các gian lẻ. Các tỷ lệ giữa thành phần kết cấu nhà với nhau bao giờ cũng có một sự tương quan kích thước nhất định mang đến sự hài hoà. Về không gian mà chủ yếu được quyết định bởi các bộ vì. Bộ vì được hình thành bởi 6 cây cột (2 cột cái, 2 cột quân và 2 cột hiên) hoặc 4 cây cột ( 2 cột cái và 2 cột quân). Vì kèo có tỷ lệ đứng / ngang = 2/3 tạo thành độ dốc i = 66,6 %.
- Tương quan tỷ lệ giữa bộ phận và tổng thể, giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa các công trình với nhau. Tỷ lệ giữa các bộ phận công trình hài hoà, thống nhất. Thông thường, trong kiến trúc chùa Việt Nam, khu tam bảo bao giờ cũng lớn nhất và cao nhất để nhấn mạnh tính trọng tâm và thứ yếu của bố cục.
- Tương quan giữa kích thước cấu kiện, bộ phận và công trình kiến trúc với con người và thiên nhiên Việt Nam.
Yêu cầu về nhân chủng học và nhu cầu hoạt động của con người kết hợp với đặc tính của gỗ, quy mô không gian do kết cấu gỗ tạo nên... đã đạt được tính tỷ lệ về con người và kiến trúc. Tỷ lệ không gian gần gũi và gắn bó với hoạt động của con người.
Trang trí, điêu khắc công trình.
- Bố cục trong một tác phẩm điêu khắc: là thước đo lớn nhất cho sự thành công của tác phẩm. Trong kiến trúc cổ, ta thường gặp bố cục theo kiểu cân xứng ( những cặp rồng, những hoa văn hoạ tiết đối nhau...). Bố cục hướng tâm ( có hoa văn trung tâm trong một khung khép kín), bố cục hình dải ( hoa cúc, dây hình chữ công)...
Kiến trúc sử dụng điêu khắc như một yếu tố phụ trợ tăng tính nghệ thuật cho công trình, đồng thời diễn đạt ý nghĩa biểu trưng, cái thần của công trình trong việc sử dụng các hoa văn, đề tài trang trí mang đậm ý nghĩa tượng trưng. Xem thêm về các dạng hoa văn, hình tượng trang trí thường gặp trong ngôi chùa tại phụ lục 5.
Các công trình Phật giáo còn lại từ thời Lý - Trần đã có kết hợp cả yếu tố văn hoá ấn Ðộ thông qua Chàm và một phần văn hoá Hoa và mang đậm chất Phật giáo. Các yếu tố văn hoá ấn có thể thấy trong thẩm mỹ Việt là hình tượng các vũ nữ múa, các tượng chim kiểu Kinnari và chim thần kiểu Garuda... có nguồn gốc từ ấn Ðộ đã được Việt hoá. Nhiều hình trang trí tạo thế thống nhất ngay cả trong ý nghĩa như sóng nước với mây trời, hoa sen âm với hoa cúc dương. Con rồng thời kỳ này tiêu biểu cho văn hoá Việt Nam không pha trộn, đó là con rồng hình rắn, có mào lửa gắn với thần rắn. Trời Trần, hình chạm ta thấy ở các chùa Thái Lạc, Bối Khê... mang nhiều nét văn hoá ấn và Hán song đã được dân tộc hoá. Các thời kỳ sau kế thừa tinh hoa của thời kỳ trước và biến đổi phù hợp với kỹ thuật và nhu cầu tôn giáo. Thời Lê Sơ, Nho giáo là chủ đạo, hình tượng trang trí chỉ gặp ở các dạng biểu tượng. Thời Mạc, trang trí hình ảnh dân dã như các hoạt cảnh, con người kết hợp với kế thừa trang trí thời Trần khiến nghệ thuật có thể nói là phát triển theo hình thức tự phát, chạm bong kênh bắt đầu xuất hiện và phát triển thay cho hệ thống chạm nông trước đây. Mỹ thuật Mạc đã thoát dần khỏi ảnh hưởng của nghệ thuật Chămpa và Trung Hoa vốn có từ thời kỳ mỹ thuật trước đó. Thời Nguyễn, nghệ thuật dân gian bị hạn chế, các mô típ chủ yếu được sử dụng là bộ " Tứ linh" và " tứ quý" tạo thành một khuôn mẫu không thay đổi. Thời kỳ này song song với việc chạm khắc vẫn trên các kết cấu gỗ thô mộc thì xuất hiện một số công trình sơn son thếp vàng, vẽ lên trên cấu kiện gỗ (mang ảnh hưởng của Trung Hoa).
Ngày nay với sự phát triển làm ăn trong kinh tế, sự tín ngưỡng và thờ phụng các phật đã được mọi người dân luôn chăm lo và nghĩ tới, nhiều nơi hẻo lánh, nơi thường xảy ra tan nạn, ... được người dân dựng lên những am thờ, miếu với mục đích cầu mong sự bình an che chở của các thần linh am thờ
Trả lờiXóa