So sánh giữa kiến trúc Phật giáo các thời kỳ




Thời Lý( Thế kỷ XI - XIII)

1. Vị trí, thế đất
Xây trên các triền núi nơi có phong cảnh đẹp, lấy núi làm chỗ dựa. Nếu không có núi người xưa cũng tìm nơi đất cao để xây dựng chùa.
2. Tổ hợp không gian
Tổ hợp không gian thay đổi tuỳ theo địa hình, nhưng chủ yếu công trình vẫn cân xứng, đăng đối quy tụ về một tâm điểm là cây tháp thờ Phật hoặc đăng đối theo một trục dài.
3. Khu trung tâm (thờ Phật)
Thời này, chủ yếu có các công trình dạng Tháp là Phật điện - nơi thờ Phật. Các kiến trúc phụ được bố trí xung quanh tháp. (thường là công trình chùa có quy mô lớn kiêm hành cung cho vua). Loại nữa có dạng phát triển theo các cấp nền, có quy mô lớn và không có tháp.
4. Vật liệu xây dựng
Ðá, đất nung, đồng ... được sử dụng trong các công trình.
5. Ðường nét và hình khối trang trí
Ðường nét thanh tú, mềm mại, không có đường gẫy. Các đường lư ợ n có đ ộ cong cực lớn kỉểu rồng giun, mức độ sử dụng trang trí bằng đường cong rất lớn. Ðường nét trang trí được chau truốt kỹ càng. Hình khối thon thả và cân xứng.
6. Bố cục trang trí, điêu khắc
Thường thấy ở các bệ thờ, gạch xây tháp. Bố cục cân xứng hài hoà. Hoa văn lan toả xung quanh hoa văn trung tâm. Bố cục hoa cúc, sóng nước được lặp đi lặp lại thành dải. Bố cục trang trí phân tầng, phân lớp.

Thời Trần(Thế kỷ XVIII-XV)

1. Vị trí, thế đất
Tiếp thu cách tìm vị trí của thời Lý, Phật giáo thời Trần cũng chọn những nơi danh lam thắng cảnh tạo nên những công trình ẩn mình trong thiên nhiên.
2. Tổ hợp không gian
Bố cục chặt chẽ, cân xứng. Tháp được đưa về sân trước. Các lớp chùa ở trên cùng một mặt bằng với nền thượng điện cao hơn.
3. Khu trung tâm (thờ Phật)
Cây tháp không còn chức năng thờ Phật nữa. Nền điện thờ Phật cao và có mặt bằng hình vuông. Ðến cuối Trần, chùa làng phát triển mạnh. Chùa gồm điện thờ Phật, sư Tổ, các phòng tăng, các tháp mộ ở hai bên và phía sau điện thờ.
4. Vật liệu xây dựng
Kết cấu đất nung làm gạch xây tháp, làm ngói lợp mái trên bộ khung là kết cấu gỗ bắt đầu phổ biến.
5. Ðường nét và hình khối trang trí
Ðộ uốn cong giảm, có xu hướng duỗi ra, chạy tự nhiên. Ðã sử dụ ng một số đường thẳng và gãy. Không chú trọng nhiều đến việc trau chuốt các đường trang trí. Hình khối khoẻ mạnh, phóng khoáng.
6. Bố cục trang trí, điêu khắc
Các hoa văn phụ giảm dần, các hoa văn trung tâm được nổi bật hơn. Trật tự bố cục thay đổi như vẫn sử dụng cách bố cục phân tầng thời Lý, đến các đề tài xen kẽ và nối tiếp nhau một cách tự do.

Thời Mạc(Thế kỷ XVI)

1. Vị trí, thế đất
Bắt đầu xây dựng trên những khu đất bằng nhưng cao ráo và rộng rãi.
2. Tổ hợp không gian
Các công trình vẫn được xây dựng đăng đối qua trục chính.
3. Khu trung tâm (thờ Phật)
Kiến trúc Phật giáo thời Mạc có phong cách gần gũi với thời Trần. Cuối thế kỷ XVI, kiểu chùa " nội công ngoại quốc" bắt đầu xuất hiện.
4. Vật liệu xây dựng
Kiến trúc công trình phát triển dựa trên kết cấu và vật liệu xây dựng thời Trần.
5. Ðường nét và hình khối trang trí
Ðường nét hoa văn không quá chú trọng đến chi tiế t, phóng khoáng mang tính dân dã nhiều hơn. Hình khối khoẻ mạnh, đơn giản, rõ ràng.
6. Bố cục trang trí, điêu khắc
Các mô típ trang trí như rồng, hoa sen, hoa cúc... có xu hướng cấu trúc giống thời trần.

Vua Lê chúa Trịnh(Thế kỷ XVI - XVIII)

1. Vị trí, thế đất
Thường gặp các công trình có quy mô lớn trên đất bằng. Phía sau có hậu chẩm là đồi, núi hoặc những con đê.
2. Tổ hợp không gian
Các công trình với bố cục trải dài, đường thần đạo rõ ràng, chính phụ nghiêm minh thể hiện tư tưởng kết hợp giữa thần quyền Nho giáo và Phật giáo.
3. Khu trung tâm (thờ Phật)
Kỹ thuật kiến trúc gỗ đã phát triển tạo nên các cụm nhà chữ công, chữ khẩu, ngôi chùa nội công ngoại quốc là dạng chùa phổ biến nhất.
4. Vật liệu xây dựng
Kết cấu gỗ, gạch đá và tường bao bằng gạch trở thành phổ biến.
5. Ðường nét và hình khối trang trí
Ðường nét mềm mại, hình khối khỏe, thiên về thô mộc.
6. Bố cục trang trí, điêu khắc
Bố cục chặt chẽ theo diện, theo các cấu kiện kết cấu chịu lực và bao che. Các chi tiết trang trí không quá dày đặc cũng không quá trống.

Thời Tây Sơn(Cuối thế kỷ XVIII)

1. Vị trí, thế đất
2 công trình tiêu biểu thời Tây Sơn được đặt trên thế đất rộng rãi, phong cảnh hữu tình.
2. Tổ hợp không gian
Công trình dựa vào thiên nhiên, bố cục không gian dựa theo đại hình nhưng đường trục chính vẫn được tuân thủ.
3. Khu trung tâm (thờ Phật)
Ðặc điểm nổi bật là sự dung hoà giữa hai tư tưởng Phật và Nho. Khu tam bảo ba nếp chữ tam thông thoáng, Hình thức kiến trúc hai mái chồng diêm tạo sự nhẹ nhàng và thông thoáng.
4. Vật liệu xây dựng
Kết cấu gỗ, mái lợp ngói đất nung theo kiểu truyền thống.
5. Ðường nét và hình khối trang trí
Ðường nét uốn lượn nhip nhàng với các trang trí hoa lá được sử dụng tạo cảm giác thanh nhã. Hình khối khoẻ mạnh.
6. Bố cục trang trí, điêu khắc
Bố cục trau chuốt đầy nhịp điệu, mạch lạc, trang nghiêm nhưng không cứng nhắc.

Thời Nguyễn(1802-1945)

1. Vị trí, thế đất
Xây dựng các công trình trên gò đất, đồi, núi với xu hướng tìm về thiên nhiên.
2. Tổ hợp không gian
Các công trình chính vẫn được xây dựng đăng đối tạo thế cân bằng cho toàn không gian chung.
3. Khu trung tâm (thờ Phật)
Cuối Nguyễn, các công trình dạng đầu hồi bít đốc là phổ biến, đầu hồi được xây gạch cùng các cột vuông bằng gạch thay thế cho cột hiên bằng gỗ truyền thống, xu hướng kết cấu mới ra đời
4. Vật liệu xây dựng
Bắt đầu xuất hiện một số kiến trúc bê tông cốt thép, mái ngói ống, âm dương phát triển.
5. Ðường nét và hình khối trang trí
Ðường nét thiên về xu hướng mảnh mai. Trang trí ít dần đi trong các công trình, đề tài chủ yếu đều liên quan đến Nho giáo.
6. Bố cục trang trí, điêu khắc
Bố cục tương đối chặt chẽ theo từng thành phần cấu kiện, chia các mảng trang trí ra các ô hộc là một đặc điểm khá đặc trưng của thời Nguyễn.

Nhận xét