Tôn
giáo là một hiện tượng xã hội nhân loại, mà khi xã hội đó phát triển
đến một giai đoạn lịch sử nhất định thì sản sinh hiện tượng này. Cũng
như vậy do nhu cầu tín ngưỡng cũng như sự hoằng truyền giáo nghĩa, cho
nên kiến trúc của tôn giáo từ đó mà sanh .
Kiến trúc tôn giáo bao gồm sự dung hợp
của luận lý tôn giáo và văn hóa dân tộc tạo nên một phong cách thống
nhất, tập hợp những kỷ thuật kiến trúc và mỹ thuật tạo hình kết tinh
thành tập đại thành của nền kiến trúc nghệ thuật tôn giáo và là điểm
nhấn sáng chói trong nghệ thuật kiến trúc nhân loại.
Nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung
Quốc thừa hưởng nền kiến trúc vĩ đại của nghệ thuật kiến trúc cổ đại
Trung Quốc. Từ nền tảng này Phật Giáo kế thừa và sáng tạo, tạo nên một
phong cách kiến trúc đặc biệt và mê ly của riêng mình. Kiến trúc Phật
Giáo Trung Quốc được đề cao và có một vị trí đặc biệt trong nền kiến
trúc nghệ thuật cổ đại nhân loại và sự phát triển tôn giáo.
Kiến trúc cổ đại Trung Quốc được hình
thành có hệ thống, bắt nguồn từ thời đại nhà Hán, thời kỳ này xã hội
phong kiến Trung Quốc về chính trị, văn hóa, kinh tế đã đạt đỉnh cao.
Đương thời kiến trúc được coi như sự thể hiện uy quyền của Thiên tử, là
công cụ thống trị tinh thần của chế độ phong kiến, do lồng ghép thể chế
của Nho gia và văn hóa tôn giáo trong nghệ thuật kiến trúc. Các đế vương
lợi dụng bối cảnh văn hóa tôn giáo của nền kiến trúc này để hổ trợ cho
việc cai trị của mình, cho nên đẩy mạnh và phát triển các kỷ năng nghệ
thuật kiến trúc.
Phật Giáo thời kỳ này đã có mặt ở Trung
Quốc và được vua chúa sùng phụng. Vua quan nhà Hán một mặt ra sức xây
dựng chùa chiền cử hành những hoạt động tôn giáo. Từ ngôi chùa đầu tiên
của Phật Giáo được hình thành bao gồm Phật điện, Phật tháp, Kinh tràng,
thạch quật. kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc đã trở thành một trong những
nội dung chính của nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc, được sùng phụng và
hộ trì của các bậc đế vương cho nên nền kiến trúc này có giá trị đặc
biệt và trọng yếu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kiến trúc cổ
đại Trung Quốc.
Kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc so với
kiến trúc cung điện về qui mô thì không bằng, nhưng về nghệ thuật thì
trội hơn rất nhiều so với kiến trúc cung điện. Nếu so về số lượng, vật
liệu xây dựng hình dáng kiến trúc cũng có thể sánh ngang bằng với kiến
trúc cung điện. Nếu nói về nội hàm văn hóa và chiều sâu nghệ thuật giá
trị thẩm mỹ thì hơn hẳn kiến trúc cung đình.
Kiến trúc cổ đại Trung Quốc lấy kết cấu
gỗ làm phương thức kết cấu chính, ngoài ra dùng phương thức giá đỡ để
làm kết cấu phần đầu cột cũng như phần chịu lực của phần dang rộng mái.
Ngoài ra giá đỡ còn mang tính văng trang trí cho kiến trúc cũng như sự
khéo léo của nghệ thuật sắp xếp kiến trúc. Kết cấu giá đỡ được dùng
trong kiến trúc cổ đại Trung Quốc đến đời Hán thì việc sử dụng kết cấu
này trong kiến trúc quan trọng của quốc gia đã được thể chế hóa.
Có chế độ và đẳng cấp nghiêm ngặt, việc
sử dụng kết cấu giá đỡ trong kiến trúc rất hạn chế, duy chỉ có cung
điện, tự viện và các kiến trúc cao cấp khác của nhà nước mới được cho
phép sử dụng kết cấu này. Ở chỗ này kiến trúc Phật Giáo và kiến trúc
cung điện hưởng chung một thể chế đặc thù, cho nên kiến trúc Phật Giáo
sử dụng kết cấu giá đỡ trong phạm vi rất rộng, số lượng rất nhiều về
kiểu dáng và chất liệu làm cho người thời đó phải tán thán.
Phật tự Trung Quốc được xây dựng thịnh
hành, Phật Giáo Trung Quốc bắt đầu phát triển mạnh, có thể nói là từ
thời Nam Bắc triều cho đến Tùy Đường. Bất luận từ đô thành cho đến làng
xóm, đâu đâu cũng đều có chùa chiền do quốc gia xây cất hoặc là chính
quyền địa phương xây dựng, tập trung nhân lực tài lực xây dựng chùa
chiền tháp miếu điêu khắc Phật động. Đương thời thủ đô Nam triều là Kiến
Khang có hơn 500 ngôi chùa. Thời Bắc Ngụy thủ đô Lạc Dương có hơn 1367
ngôi chùa. Đến đời Tùy chùa chiền đã đạt đến 1434 ngôi, chiếm diện tích
60% của kinh đô nhà Tùy.
Đời nhà Đường vào thời kỳ hoàng kim của
Phật Giáo có 45000 ngôi chùa. Cho đến đầu đời nhà Thanh chùa chiền đã
đạt tới ngưỡng 80.000 ngôi. Trong đó những ngôi chùa nổi tiếng và được
bảo tồn còn tương đối tốt cũng hơn 1000 ngôi. Ngũ Đài Sơn, Nga My Sơn,
Phổ Đà Sơn, Cửu Hoa Sơn cùng với Đôn Hoàng, Mai Tích Sơn, Vân Cương,
Thiên Long Sơn, Long Môn.v.v…
Đều là những chỗ tập trung điện đài tháp
miếu cũng như Phật động nhiều nhất của Phật Giáo Trung Quốc. Sự hiện
hữu của Phật tự Trung Quốc có thể nói Đông từ Thượng Hải, Tây đến Tân
Cương, Bắc từ Hắc Long Giang, Nam đến Quảng Đông Nam Hải, nơi đâu cũng
có dấu tích của Phật Giáo, có một lượng vật thể kiến trúc vô cùng phong
phú, đứng nhất trong nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc.
Nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung
Quốc thuộc về không gian tạo hình nghệ thuật, từ thuộc tính tôn giáo,
nhu cầu xây dựng kiến trúc và bố cục kiến trúc cần phải tuyển trạch cục
đất để phù hợp với tổ hợp và quần thể kiến trúc phục vụ tôn giáo, nội bộ
không gian của kiến trúc cùng với hoa văn trang trí cũng như các đề tài
điêu khắc và sử lý ánh sáng màu sắc không gian dựa trên ý niệm, tâm lý
cảm ứng của người học Phật đối với sự truy cầu ý thức cảnh giới của chư
Phật.
Cho nên thông qua các thủ pháp nghệ
thuật tạo nên một không khí linh thiêng thần bí và thanh khiết của Đạo
Phật, dùng cảm giác tinh thần mạnh nhất và thẩm thấu lực cao nhất để
giáo hóa người học Phật, đây chính là sự vận dụng tổng hợp thủ pháp tạo
hình nghệ thuật biểu hiện công năng của tôn giáo trong kiến trúc của
Phật Giáo.
Bắt đầu từ thời Nam Bắc triều kiến trúc
Phật Giáo Trung Quốc đã dùng đến điêu khắc, hội họa, thư pháp cùng với
khắc bia kết hợp với kiến trúc tạo thành một tổ hợp kiến trúc nghệ
thuật, bắt đầu các công trình đào các động đá để thờ Phật, sáng tạo nên
một kiểu kiến trúc mới, tổng hợp hết các thành tố nghệ thuật đã nêu
trên, từ đó về sau lối kiến trúc này có ảnh hưởng sâu rộng và hầu hết
trong các công trình kiến trúc Phật Giáo cổ đại cũng như trong hiện đại.
Do đó Phật tự, Phật tháp, Kinh tràng, Thạch quật.v.v…
Từ kết cấu cho đến trang trí, lớn cho
đến cả ngôi tự viện, nhỏ cho đến những chỗ trang trí vi tế nhất đều dùng
cơ chế tạo hình nghệ thuật, do đó kiến trúc cung điện được làm giàu
thêm bởi những biểu hiện của hình thức và nội hàm văn hóa kiến trúc Phật
Giáo, thêm những ý niệm về cảm thụ mỹ học.
Đi ngang qua lịch sử cổ đại Trung Quốc,
những thành tựu của kiến trúc nghệ thuật Trung Quốc không thể không nói
đến nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc. Cho đến ngày hôm nay
những kiến trúc gỗ còn tồn tại lâu nhất và sớm nhất, những hoa văn họa
tiết, các tác phẩm tượng Phật và Bồ tát, Thiên Long Bát Bộ Thần
chúng.v.v…các tác phẩm bích họa, khắc đá đều là những tác phẩm hy hữu
truyền thế quốc bảo của nền nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc
nói riêng và nền nghệ thuật kiến trúc văn hóa nói chung, cũng là một
hiện tượng hiếm thấy của một trong những nền kiến trúc cổ đại thế giới.
Kiến trúc nghệ thuật Phật Giáo Trung
Quốc hình thành vị trí đặc thù trong nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc,
không phải là việc ngẫu nhiên. Các triều đại đế vương sùng kính Phật
Giáo, dùng lực lượng tài vật của quốc gia xây dựng các công trình kiến
trúc Phật Giáo, nguyên nhân này khởi nguồn từ chỗ Phật Giáo và chính trị
có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
Giáo nghĩa nhân quả báo ứng, lý luận
sanh tử luân hồi của Phật Giáo và lấy sự cứu khổ cứu nạn, phổ độ chúng
sanh, lợi người tức là lợi mình để giáo hóa chúng sanh, dung hợp triết
học cổ đại Trung Quốc, làm cho chẳng những thượng tầng xã hội có thể
tiếp thu được Phật Giáo, mà tầng lớp cùng khổ có địa vị thấp nhất trong
xã hội cũng có thể thấm nhuần giáo nghĩa này.
Chính giáo nghĩa này đã làm cho Phật
Giáo lưu truyền và phát triển rộng rãi trong các tầng lớp xã hội Trung
Quốc, đối với chế độ phong kiến quan lại giáo nghĩa này có tính an định
xã hội và tạo sự cần thiết cho một trật tự xã hội mà ý tưởng thống trị
luôn luôn quan tâm và tìm cách điều phối, có lợi đối với lợi ích chính
trị, cho nên được nhà nước bảo hộ.
Vì thế không gian hoạt động tôn giáo của
Phật Giáo mở rộng, những thể loại kiến trúc cao quí nhất của kiến trúc
cung đình Trung Quốc được Phật Giáo sử dụng, hết thảy những hoa văn họa
tiết cũng như vật liệu, kết cấu của kiến trúc cung đình như kết cấu giá
đỡ, ngói lưu ly, si vĩ, tích thú, lưu kim, đúc đồng, trát ngọc và hội
họa điêu khắc, thư pháp, các thủ pháp nghệ thuật khác, thậm chí những
nơi nhỏ nhất của kết cấu kiến trúc cũng đều dùng tâm sử lý bằng những
thủ thuật nghệ thuật hết sức tinh vi.
Các đế vương thời xưa khâm định chức vụ
trụ trì các ngôi quốc tự cho các vị Tăng, sắc tứ tên chùa, biển cũng như
đề thơ tán tụng, việc làm này là một động lực rất lớn dần khởi sự phát
triển thuần thục nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo. Trãi qua năm tháng của
lịch sử, theo sự hoằng dương và phát triển của Phật Giáo, người xưa đã
sáng tạo nên nền nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo đặc sắc, độc đáo cho đến
bây giờ khi chúng ta đứng nhìn lại không khỏi không thán phục tài nghệ
của người xưa và ghi nhớ công đức của liệt vị Tổ sư đã dày công xây
dựng. (còn tiếp)
Long Môn Thạch Quật - Lạc Dương
Cổng Đá- Phổ Đà Sơn
Bia Đá-Chùa Hưng Giáo-Tây An
Đôn Đá - Di Hòa Viên- Bắc Kinh
Chùa Đồng-Di Hòa Viên-Bắc Kinh
Chuông Chùa Đại Chung-Bắc Kinh
Giá Đỡ Gỗ
Huyền Trang Kỷ Niệm Đường- Tây An
Thạch Tràng Phật
Giáo là một tôn giáo ngoại lai không có nguồn gốc từ Trung Quốc, kiến
trúc Phật Giáo cũng không được sinh ra từ nền kiến trúc cổ đại Trung
Quốc. Phật Giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và phát triển ở vùng đất
có nền văn minh cổ xưa này, dựa vào tư tưởng văn hóa truyền thống của
Trung Quốc kết hợp thành một tôn giáo ngoại lai có sự kết hợp giữa giáo
nghĩa Phật Giáo và truyền thống văn hóa Trung Quốc. Điều dễ nhận thấy
nhất là nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc không phải là phiên
bản của kiến trúc Phật Giáo Ấn Độ, nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo là sự
kết tinh của văn hóa Phật Giáo và truyền thống văn hóa tư tưởng Trung
Quốc.
Nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo thể hiện
sự hoằng truyền giáo nghĩa Phật Giáo, biểu đạt ý niệm Phật Giáo, lấy sự
sùng kính Đức Phật làm mục đích sáng tạo nghệ thuật. Trong kiến trúc
Phật Giáo, Phật tự là quần thể kiến trúc chính, là nơi biểu thị sự sùng
bái mẫu vật hình tượng, Phật tháp, thạch quật cũng có chung một mục
đích. Phật Giáo lý tưởng hóa ý thức sùng bái lên hình tượng Phật tự,
Phật tháp, thạch quật, các kiến trúc thờ Phật khác, vay mượn nhiều hình
thức nghệ thuật để biểu đạt những cảm tình của tôn giáo, cử hành cả
những nghi thức tôn giáo.
Phật tự là nơi Tăng Lữ phụng thờ Đức
Phật, Xá Lợi, các di vật của Đức Phật, và là chỗ ở hằng ngày của chư
Tăng cũng như cử hành các hoạt động tôn giáo, nghi lễ Phật Giáo là nơi
đại diện cho văn hóa Phật Giáo, đồng thời cũng là cơ sở truyền giáo của
Phật Giáo. Phật tự có nguồn gốc từ Ấn Độ, tại Ấn Độ được gọi là Tăng Già
Lam, khi truyền đến Trung Quốc được gọi bằng nhiều danh xưng như Phù
Đồ, Lan Nhã, Thiền Lâm, Tháp Miếu, Tự, Am, Miếu…
Phật tự là danh xưng được bắt nguồn từ
một cơ sở hành chính quan lại nhà nước đời nhà Hán. Năm Vĩnh Bình thứ 10
đời nhà Hán, công nguyên năm 67 từ Ấn Độ có hai vị cao Tăng là Trúc
Pháp Lan và Nhiếp Ma Đằng đến Trung Quốc. Khi đến hai vị Tăng ở Hồng Lô
Tự là cơ quan ngoại giao của nhà Hán, sau đó nhà vua cho xây dựng già
lam làm cơ sở cho hai vị Cao Tăng hoằng pháp nhưng vẫn giữ tên cũ là
“Tự” để đặt cho cơ sở mới, vì con ngựa trắng có công chở tượng Phật,
Kinh điển đến Trung Quốc nên ngôi chùa đầu tiên có tên là Bạch Mã Tự và
từ đó cơ sở Phật Giáo được gọi là Tự cho đến ngày nay.
Từ hình chế kiến trúc, bố cục của tự
viện thể hiện lên văn hóa Phật Giáo và tư tưởng văn hóa truyền thống
Trung Quốc được kết hợp trong nghệ thuật kiến trúc của Phật GiáoTrung
Quốc. Bố cục chính của kiến trúc Phật Giáo Ấn Độ là “ Tứ Phương Cung
Phật Tháp”, tháp là kiến trúc chính nơi thờ phụng Xá Lợi và di vật của
Đức Phật làm trung tâm, bốn bên xây các phòng ốc làm nơi cư trú cho chư
Tăng, hầu hết các kiến trúc tự viện Phật Giáo Ấn Độ đều dùng gạch đá làm
vật liệu xây dựng chính. Khi kiến trúc phật Giáo được truyền đến Trung
Quốc, do sự ảnh hưởng của phương thức xây dựng và các qui phạm của lễ
chế, lối kiến trúc Tứ Phương Cung Phật Tháp bị dần dần thay thế bằng lối
kiến trúc Lầu Các.
Phật tháp là kiến trúc trung tâm diễn
hóa thành, Điện Đường là nơi cung phụng Phật Tổ, kiến trúc gạch đá được
thay thế bằng kết cấu gỗ, xuất hiện một lối kiến trúc mới Lan Viện Phật
Tự, hình thành một bố cục đa nguyên hóa gồm một tổ hợp: Điện, Tháp, Lầu
Các, Viện, Phường. Làm cho Phật Giáo hoàn toàn thích ứng với văn hóa
truyền thống Trung Quốc. Tăng lữ cũng như Phật tự từ nơi quần thể kiến
trúc đó cảm nhận được những luân lý, quan niệm và những nhu cầu tâm lý
về Phật Giáo.
Nghệ thuật kiến trúc tháp Phật có nguồn
gốc từ Ấn Độ. Ấn Độ gọi Phật tháp là Tốt Đổ Ba, gồm đài tháp, thân tháp
bát úp, bảo sàng, tướng luân tạo thành. sự chuyển hóa của Tốt Đổ Ba
thành Phật tháp ở Trung Quốc chẳng những là sự biến đổi về hình thức, mà
là phản ánh sự tiếp nối của nội dung. Văn hóa Phật Giáo và tư tưởng
truyền thống văn hóa Trung Quốc, nghệ thuật kiến trúc đã hòa hợp để biến
cải hình chế Phật tháp của Ấn Độ, thành hình chế kiến trúc lâu các tháp
của Trung Quốc, nhiều tầng nhiều mái và kết hợp giữa đình và lâu, hình
chế Tốt Đổ Ba được cải thành tháp sát được đặt trên vị trí cao nhất của
đỉnh tháp, khiến cho Phật tháp của Trung quốc cụ bị tính chất tôn giáo,
và công năng lên cao nhìn rộng tượng trưng cho trí tuệ siêu việt của
Phật Giáo.
Chiếu theo vật liệu xây dựng, có thể
phân ra được những chủng loại tháp như sau: Tháp Đá, Tháp Gạch, Tháp Gỗ,
Tháp Đồng, Tháp Lưu Ly… Từ công dụng của tháp có thể phân ra những loại
tháp như sau: Lầu Các Tháp, Mật Diêm Tháp, Kim Cang Tháp, Lạt Ma Tháp,
Hoa Tháp, Nhiên Đăng Tháp, Tổ Sư Tháp, Song Tháp, Tam Tháp, Tháp
Lâm.v.v… Hình dáng của tháp cũng được phân ra những loại như sau: Tháp 4
cạnh, 6 cạnh, 8 cạnh, 12 cạnh, 16 cạnh.v.v… Lối vẽ bích họa và tô màu
truyền thống của Trung Quốc cũng được sử dụng rộng rãi cho việc trang
trí các công trình kiến trúc của Phật Giáo, thư pháp và nghệ thuật khắc
bia của Trung Quốc cũng được Phật Giáo sử dụng nhiều trong các công
trình kiến trúc của mình. Có thể nói Phật Giáo đã dung hợp văn hóa của
chính mình vào nền văn hóa truyền thống tư tưởng và nghệ thuật kiến trúc
Trung Quốc.
Thạch quật, Tự viện là kiến trúc Phật
Giáo Ấn Độ, tuy về hình thức kiến trúc cũng như phong cách kiến trúc
không giống với kiến trúc tự viện nhưng nghệ thuật và công năng đều
không khác với tự viện. Hình chế của thạch quật tự viện là một động
vuông, hoặc là một động có 2 phòng, hoặc ở giữa động có 1 trụ tháp, mặt
bằng của động được phân bố cân xứng, trong động các tượng Phật được đặt
để các vị trí lớn nhỏ, chủ khách phân minh, trên dưới rõ ràng, những thủ
pháp nghệ thuật này thể hiện những qui phạm về quan niệm luân lý, lễ
chế qui phạm của văn hóa truyền thống cổ đại Trung Quốc. Trên các trần
nhà Phật động thường trang trí đường viền xung quanh hoa sen chính giữa
và các họa tiết phi thiên, rồng, đây là lối không hoàn toàn của nghệ
thuật trang trí Ấn Độ.
Trụ tháp giữa động không còn hình dáng
bát úp của tháp Ấn Độ mà đã cải thành hình chế nhiều tầng lầu theo kiến
trúc truyền thống cung đình Trung Quốc, mỗi tầng tháp đều có điêu khắc
giá đỡ, tháp trụ cũng như diềm mái và Phật tượng ngồi ở trong tháp. Có
một số thạch quật Phật tự phần ngoài được dùng kết cấu gỗ để thể hiện,
một số thạch quật được chạm khắc cổng vòm, hoặc phù điêu hình dáng giống
như kiến trúc gỗ, làm cho quần thể thạch động nhìn bên ngoài giống như
được dùng gỗ để cấu tạo thành, đây là sự thể hiện rõ nét văn hóa dân tộc
Trung Quốc hòa nhập vào nghệ thuật kiến trúc thạch quật Phật tự, đồng
thời cũng thể hiện nên những đặc trưng văn hóa và lịch sử hình thành của
nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc. (còn tiếp)
Chùa Đại Minh-Dương Châu-Trung Quốc
Chùa Bạch Mã-Lạc Dương
Tề Vân Tháp-Chùa Bạch Mã- Lạc Dương
Tháp Chùa Kim Sơn- Trấn Giang
Tháp Phổ Minh Chùa Hàn Sơn-Tô Châu
Tháp sát-Tháp Phổ Minh-Chùa Hàn SơnGiáo
nghĩa uyên thâm của Phật Giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến nền tư tưởng
tôn giáo của Trung Quốc. 2000 năm nay Phật Giáo hoằng truyền tại Trung
Quốc từ việc phiên dịch kinh điển từ Phạm văn thành văn Trung Quốc số
trên ngàn bộ xây dựng chùa chiền trên một vạn ngôi, trong đó Phật tự là
nơi thể hiện văn hóa của Phật Giáo đồng thời cũng là nơi giới thiệu giáo
nghĩa của Phật đà và những phương pháp tu tập của Phật Giáo, đây là cơ
sở chính trong việc hoằng giáo của Tăng lữ Phật Giáo với công cuộc phổ
cập Phật Giáo đến dân gian.
Trong đó nghệ thuật kiến trúc và tư
tưởng truyền thống văn hóa Trung Quốc, đặc biệt triết học cổ đại Trung
Quốc, điêu khắc, thư pháp và các loại tạo hình nghệ thuật khác được hổ
tương thẩm thấu hòa hợp thành một di sản nghệ thuật Phật Giáo cụ bị văn
hóa truyền thống Trung Quốc có ý nghĩa thẩm mỹ và nghệ thuật cao siêu.
Hình tượng nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo thể hiện nội hàm văn hóa và
lịch sử phát triển của Phật Giáo Trung Quốc.
Nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung
Quốc là sự thể hiện công năng, hình thức của Phật Giáo ra bên ngoài,
phục vụ cho công việc tuyên truyền giáo nghĩa, ý niệm của Đạo Phật,
xuyên qua ý thức và sùng bái, sự trừu tượng của ý thức được thể hiện qua
hình thể của nghệ thuật kiến trúc, cụ thể và dễ làm cho người sùng kính
Phật Giáo tiếp xúc với giáo nghĩa của Đức Phật. Phật Giáo từ các vật
thể kiến trúc thể hiện cảnh giới cực lạc để đối lập với cảnh giới khổ
hải của nhân sinh. Hình tượng của Đức Phật được miêu tả một cách tôn
kính thể hiện tính cách tôn nghiêm oai hùng dựa theo kinh điển của Phật
Giáo để hình tượng hóa, hướng dẫn cho người học Phật qua hình tượng nghệ
thuật cũng như kiến trúc cảm thọ được nội hàm của Phật Giáo, dần tiến
tới lĩnh ngộ chơn đế của Phật Giáo.
Chúng ta có thể nhận thấy từ sự tìm
những địa điểm các ngôi chùa Phật Giáo Trung Quốc, sự sùng thượng về
thanh tịnh, tinh khiết, siêu thoát trần duyên, tịnh hóa ý thức. Từ bố
cục kiến trúc của ngôi chùa ta có thể trực ngộ Phật Giáo truy cầu sự
quân bình và thống nhất, trang nghiêm trân trọng, trật tự của một Phật
quốc thanh tịnh. Từ điện đường lầu các, quan sát thể nghiệm được quả vị
tu hành của Phật Giáo, thông qua những phương thúc tu hành, công năng tu
tập để đạt đến quả vị tu tập cuối cùng là Niết Bàn tịch tịnh.
Mộ cổ thần chung, thể hiện lối sống tỉnh
thức của Đạo Phật, giải trừ phiền não nhân sinh. Xá Lợi là tiêu chí
tượng trưng của Niết Bàn và sự tu chứng quả vị của Đạo Phật, cho nên
thông qua tầng tầng lớp lớp vươn cao của tháp Xá Lợi, trên bảo tòa liên
hoa tháp sát kim quang xán lạn, khiến cho người học Phật khi đối diện
trước tháp phải cung kính cuối đầu, khởi niệm lễ bái quán niệm công đức
của chư Phật mà phát tâm tu hành. Không những như thế, cho đến hình thức
của tháp cũng tượng trưng cho sự xiển dương giáo lý Đạo Phật, tháp
vuông 4 góc tượng trưng cho Tứ Thánh Đế, Lục Độ, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị
Nhân Duyên.v.v… tháp hình tròn biểu thị cho viên mãn, viên thông, viên
dung của Phật Giáo.
Trong kết cấu kiến trúc của Phật Giáo
bao gồm cả thế giới và vũ trụ quan, chư Phật Bồ Tát, la Hán, chư Long
Thiên và các vị thần Hộ Pháp, tổ hợp phức hợp này tạo thành một thế giới
thần kỳ, một trận đồ dung nạp khái quát, khái niệm pháp giới, vũ trụ
quan của Phật Giáo, thế giới quan này thể hiện thiện ác phân minh, phước
họa rõ ràng, trừ ma giáng phước và những chức trách phổ độ chúng sanh
cùng những pháp lực tôn giáo làm cho tổ hợp không gian kiến trúc của
ngôi chùa thể hiện đầy đủ tính cách thần bí linh thiêng, thoát tục siêu
phàm vốn có của kiến trúc tôn giáo.Ví dụ Trung Quốc Phật Giáo Tứ Đại
Danh Sơn, gồm những quần thể kiến trúc tự viện, phụng thờ riêng biệt
riêng biệt 4 vị Bồ Tát tượng trưng cho tinh thần cốt lõi của Đại Thừa
Phật Giáo: “Trí, Hạnh, Bi, Nguyện”. Bốn vị Bồ Tát được phụng thờ: Ngũ
Đài Sơn-Văn Thù Bồ Tát, Nga Mi Sơn- Phổ Hiền Bồ Tát, Phổ Đà Sơn-Quan Thế
Âm Bồ Tát, Cửu Hoa Sơn-Địa Tạng Bồ Tát.
Một số tự viện là tổ đình của một tông
phái hoặc là đại diện cho một hệ tư tưởng của Phật Giáo như: Triết Giang
Thiên Đài Quốc Thanh Tự-Tổ Đình Thiên Đài Tông; Giang Tô Nam Kinh Thê
Hà Tự-Tổ Đình Tam Luận Tông; Thiểm Tây Tây An Từ Ân Tự-Tổ Đình Pháp
Tướng Duy Thức Tông; Sơn Tây Đại Đồng Hoa Nghiêm Tự-Tổ Đình Hoa Nghiêm
Tông; Tây An Chung Nam Sơn Tịnh Nghiệp Tự-Tổ Đình Luật Tông; Thiểm Tây
Tây An Đại Hưng Thiện Tự-Tổ Đình mật Tông; Thiểm Tây Tây An Hương Tích
Tự-Tổ Đình Tịnh Độ Tông; Hà Nam Tung Sơn Thiếu Lâm Tự-Tổ Đình Thiền
Tông; Đây là những chốn tổ của 8 tông phái lớn của Phật Giáo Trung Quốc,
những ngôi tự viện này có phong cách kiến trúc, bố cục bài trí kiến
trúc đều thể hiện tư tưởng quan niệm của tông phái mình, sự kết hợp hài
hòa giữa địa vực phong cách kiến trúc dân gian địa phương và hình chế
kiến trúc Phật Giáo.
Phật tự Trung Quốc, Phật tháp Trung Quốc
hình chế được diễn hóa theo phong cách kiến trúc Trung Quốc. Kinh
Tràng, bia đá, tượng Phật và bích họa của Phật Giáo Trung Quốc trãi qua
quá trình hòa nhập, phát triển đã tạo cho mình một phong cách riêng
biệt, và có thể đại diện cho phong cách của từng thời đại nghệ thuật văn
hóa Phật Giáo, cũng như sự phát triển của Phật Giáo trong nền văn hóa
tư tưởng nghệ thuật truyền thống cổ đại Trung Quốc. Nói khoa trương một
chút kiến trúc Phật Giáo mỗi tòa là một hình tượng xinh động về nghệ
thuật, là bảo tàng quí giá nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc.
Nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung
Quốc khắc sâu và phản ánh tư tưởng văn hóa truyền thống cổ đại Trung
Quốc. thời cổ đại Trung Quốc tư tưởng Nho gia có địa vị chủ đạo về tư
tưởng, tinh thần của xã hội phong kiến Trung Quốc. Sau khi Phật Giáo
truyền nhập vào Trung Quốc với giáo nghĩa nhân quả báo ứng, sanh tử luân
hồi và đề ra một phương pháp lễ Phật tu hành, khắc phục dục vọng, tích
thiện tích đức, nương nhờ những công đức này mà thoát ly khổ nạn, đạt
đáo quả vị Phật thừa, đây là con đường thăng hoa của nhân sanh và thực
hiện nhân cách của sinh mạng.
Ngũ giới, Thập Thiện cùng với chủ trương
thưởng thiện phạt ác, những giá trị tinh thần này được phổ biến cùng
khắp xã hội cổ đại Trung Quốc. Một số nghĩa lý của Phật Giáo có sự tương
thông với tư tưởng Nho gia. Nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo phản ánh rõ
ràng những đặc trưng về truyền thống tư tưởng văn hóa cổ đại Trung Quốc,
đều do văn hóa Phật Giáo và lễ chế của Nho gia tương dung, rõ ràng nhất
Trung Quốc Phật tự là sự chuyển hóa từ thể chế quan thự phong kiến, và đẳng cấp theo quan niệm tư tưởng của lễ chế Nho gia. Đây là đặc trưng điển hình của kiến trúc Hán truyền Phật Giáo.
Kiến trúc Hán truyền Phật Giáo có ảnh
hưởng rất lớn tại Trung Quốc, từ bố cục của kiến trúc cho đến hình thể
của kiến trúc tự viện, kết cấu nội ngoại trang trí đều có sự ảnh hưởng
sâu đậm của lễ chế Nho gia, trong quan niệm và chế độ “lễ vi thiên hạ
chi tự” sự can thiệp mạnh mẽ về luân lý và qui phạm chính trị.
Đồng thời do sự ảnh hưởng của quan niệm
âm dương vũ trụ và triết học nhân sinh, sùng thượng đối xứng, quân bình,
ổn định tâm lý thẩm mỹ này hoàn toàn chi phối việc chọn nơi làm chùa
cũng như hình chế của tự viện, cường điệu lý niệm “ thiên nhân hợp”, “biện phương chánh vị”,
làm cho kiến trúc của Phật Giáo dung nhập vào hoàn cảnh của tự nhiên,
mặt bằng kiến trúc thường xử dụng hình vuông lấy tâm điểm đặt để kiến
trúc theo thứ tự và đối xứng cấu thành một quần thể kiến trúc trang
nghiêm trật tự và khí thế.
Từ những hình chế của kiến trúc tự viện
như quy mô , số lượng, to nhỏ, cao thấp, sâu rộng, giá đỡ và những số
tầng của bảo tháp, những đồ hình trang trí trên nóc chùa.v.v… đều có
những quy phạm nghiêm khắc hạn chế và qui định của lễ chế phong kiến.
Kiến trúc Phật Giáo được sử dụng con số kiết tường đặc trưng của thể chế
phong kiến Trung Quốc như số 9 hoặc là 99 và các hình tượng tượng trưng
tôn quí cát tường của kiến trúc cung điện Trung Quốc.
Bất cứ là chùa xây dựng trên núi hoặc
làm ở dưới đồng bằng, nơi thờ tự Đức Phật cũng như hoạt động các nghi
thức tôn giáo là kiến trúc chính trong quần thể kiến trúc của Phật Giáo
được chú trọng đặc biệt trong việc kiến tạo cũng như loại hình kiến trúc
và trang trí kiến trúc, vị trí kiến trúc thể hiện rõ ràng sự tôn quí
cũng như quan trọng của kiến trúc này.
Quan niệm và luân lý truyền thống cổ đại Trung Quốc cho rằng trong quần thể kiến trúc, Điện
có địa vị thần thánh và được tôn sùng cao nhất, duy chỉ có nhà vua
thương nghị triều chính cử hành các đại lễ của quốc gia, lễ tế thiên địa
thần linh và liệt vị tổ tông tiên đế mới đủ tư cách được gọi là Điện, nơi cung phụng Phật tượng, lễ Phật, tụng Kinh được đặc cách tôn xưng là Điện.
Đại đa số các tự viện Phật Giáo ngoài
Đại Hùng Bảo Điện ra còn có Bồ Tát điện, Thiên Vương điện, La Hán đường,
hai bên sơn môn còn có lầu chuông trống nghiễm nhiên đây là lễ chế kiến
trúc của Cung Điện và Quan Thự mà Phật Giáo được hoàn toàn sử dụng trong công trình kiến trúc tôn giáo mình.
Tự viện Trung Quốc chiếu theo sự hoằng
truyền và ảnh hưởng của chùa, cũng như cấp độ trọng thị của nhà vua mà
qui hoạch theo những đẳng cấp đã được qui định. Đẳng cấp và địa vị cao
nhất là hoàng gia công đức tự, thứ đến là sắc kiến quốc tự, mỗi địa
phương gồm có tự viện của kinh đô, của châu, quận, huyện.v.v…
Những ngôi chùa có đẳng cấp thấp nhất
như am viện, lan nhã trong núi rừng, Phật tự địa vị càng cao thì qui mô
càng lớn, viện thất càng nhiều, đại điện giá đỡ số tầng lớp được nâng
cao, nghệ thuật kiến trúc cũng như trang trí thể hiện rõ ràng sự tôn quí
hoa lệ. Các vị vua thường sắc phong khâm định chức vị trụ trì các ngôi
quốc tự, ban tứ tự hiệu cho các ngôi chùa cũng như đề thơ lập bia để phổ
cáo trong thiên hạ.
Chúng ta từ việc này có thể cảm thọ được tư tưởng văn hóa truyền thống Trung Quốc ảnh hưởng sâu sắc đến nền Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trung Quốc. (Hết)
Ngũ Đài Sơn-Văn Thù Bồ Tát
Nga Mi Sơn-Phổ hiền Bồ Tát
Cửu Hoa Sơn-Địa Tạng Bồ Tát
Phổ Đà Sơn-Quán Thế Âm Bồ Tát
Thiểm Tây-Tây An-Đại Hưng Thiện Tự-Tổ Đình Mật tông
Thiểm Tây-Tây An-Hương Tích Tự-Tổ Đình Tịnh Độ Tông
Thiểm Tây-Tây An-Tịnh Nghiệp Tự- Tổ Đình Luật Tông
Giang Tô-Thê Hà Tự-Tổ Đình Tam Luận Tông
Hà Nam-Tung Sơn Thiếu Lâm Tự-Tổ Đình Thiền Tông
Thiểm Tây-Tây An-Hoa Nghiêm Tự-Tổ Đình Hoa Nghiêm Tông
Nhận xét
Đăng nhận xét