phong thủy

Cửa của ngôi nhà, không chỉ là lối đi, mà còn là nơi đón ánh sáng, ô xy; là nơi thông khí cho ngôi nhà, đồng thời thể hiện thẩm mỹ và biểu tượng cho sự hưng thịnh của gia đình. Vì thế, vấn đề thiết kế cửa trong ngôi nhà rất quan trọng.
Cảnh quan trước cửa nhà
Cảnh quan trước cửa nhà
Theo quan niệm của phong thủy truyền thống thì cửa chính là “nơi nạp khí” của nhà ở, ảnh hưởng rất lớn đến những người sống bên trong ngôi nhà. Nếu một cửa chính tốt, xây dựng và bố trí hợp lý, có thể giúp tăng tiến năng lượng, có lợi cho sức khỏe và sự nghiệp. Ngược lại, xây dựng và bố trí không hợp lý thì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gia chủ.
Thông thường người ta luôn quan niệm “nhà cao, cửa rộng” là vượng phát, nhưng cũng cần chú ý là nhà – cửa phải có sự lớn nhỏ tương ứng phù hợp. Không nên làm cửa quá to mà nhà thì lại quá nhỏ, hoặc nhà lớn mà cửa nhỏ không phù hợp với ngôi nhà. Nhà nhỏ – cửa quá lớn thì khí tán, hao tài. Nhà lớn mà cửa nhỏ thì khí không đủ, gia chủ dễ sinh bệnh, làm ăn khó khăn.
Khi thiết kế cửa cũng cần chú ý tới cảnh quan xung quanh và phía trước để tránh ảnh hưởng xấu như: Phía trước cửa nhà không nên nhìn ra nơi đổ nát, rác thải vì dễ bị uế khí, tà khí xâm nhập vào nhà; không nên mở cửa ra phía bị cây lớn, cột điện hoặc vật cản án ngữ, khiến tầm nhìn bị che khuất, ánh nắng, không khí khó lưu thông; hoặc cửa nhà đối diện với cây khô, cột điện, góc nhọn của công trình hoặc bị những vật nhọn lớn, cạnh tường của nhà khác đâm vào. Nếu bị ảnh hưởng bởi những điều trên thì lâu ngày sẽ khiến cho gia chủ dễ bị căng thẳng khó chịu dẫn đến tán tài, bệnh tật.
Trước cửa lớn của nhà phải rộng thoáng, sạch sẽ, ít bụi bẩn, tạp khí thì những người sống trong ngôi nhà mới không bị ảnh hưởng về mặt sức khỏe, gia chủ dễ đạt tới thành công.

Khi thiết kế phòng bếp, bạn nên nghĩ tới một “bức tranh tổng thể” để ước tính kiểu dáng không gian hay chỗ ngồi mà bạn cần dùng cho các bữa ăn vào dịp lễ tết hay những dịp hội ngộ đại gia đình.
Bếp hiện đại
Bếp hiện đại
Và sau đây là 5 điều bạn không nên làm khi thiết kế phòng bếp: Triết lý “bộ ba”

Triết lý “bộ ba” gồm tủ lạnh, chậu rửa và bếp được phát triển từ những năm 50 trên thế giới để bán trọn bộ. Tuy nhiên, giờ nó không còn thích hợp nữa. Thực tế, trong những gian bếp rộng rãi, hiện đại ngày nay thì thiết kế có vẻ khá hơn khi phân chia theo khu – một nơi cho việc dọn dẹp, một nơi để dự trữ thực phẩm và một nơi riêng cho việc nấu nướng.
Thiết kế chỉ dành cho 1 người
Lỗi này dựa vào trách nhiệm của kiến trúc sư. Thông thường, người thiết kế không nhìn kỹ thể chất của người sẽ sống và sử dụng gian bếp. Nếu người vợ vào bếp là chủ yếu, còn chồng chỉ thỉnh thoảng thì người thiết kế nên gặp chính thức bà nội trợ. Tuỳ thuộc vào chiều cao của chồng và vợ, kiến trúc sư sẽ hoạch định một căn bếp với các bộ phận phù hợp và thoải mái nhất cho công việc nấu nướng. Trước khi lên market trên giấy, mọi người trong nhà cần thảo luận về những điểm mà kiến trúc sư đưa ra để đi đến kết luận cuối bởi người sử dụng là những người trong nhà chứ không phải người thiết kế.
Tiết kiệm chỗ để
Nhiều người có thể mua một chiếc bếp đôi hoặc lò nướng lớn để có thể chế biến được một lượng lớn thực phẩm một lúc nhưng lại không sắp xếp không gian cất trữ đồ đạc lặt vặt. Khách hàng có thể sẽ muốn một cái giá có nhiều cửa kính để làm căn bếp đẹp hơn nhưng thực tế là bạn cần những nơi cất đồ kín đáo. Bạn có muốn ngày nào cũng nhìn thấy những chiếc hộp ngũ cốc ăn chưa hết hay lọ đựng đậu nấu chè đã vơi không? Còn những cái máy ép nước quả, máy nướng bánh hay những thiết bị pha trộn nhỏ khác? Và câu trả lời chắc chắn sẽ là “không”.
Treo những món đồ cũ
Nhiều người có tâm lý tiếc rẻ nên ngay cả khi đã có một gian bếp mới hiện đại với nhiều thiết bị mới, họ vẫn trưng bày những món đồ cũ mà có khi không bao giờ dùng đến. Lời khuyên từ các nhà thiết kế là nên vứt bỏ tất cả những thứ không cần thiết.
Có tầm nhìn ngắn
Điều khó khăn nhất đối với những người đang “loay hoay” với không gian bếp mới của mình là hình dung những gì họ sẽ sở hữu trong tương lai gần như trái ngược hẳn với những gì họ hiện có. Theo các kiến trúc sư, việc thiết kế bếp không thể hoàn tất một cách nhanh chóng ngay sau lần gặp đầu tiên.
Ví dụ nhiều người nghĩ nhà ít người sẽ không cần để quá nhiều khoảng trống trong bếp và kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình. Và rồi chỉ đến khi nhà có việc phải làm cỗ bàn hay có thêm một vài người khách đến dùng bữa, họ mới thấy ý kiến của mình hoàn toàn sai lầm thì đã quá muộn. Vì vậy, sự tham khảo lời khuyên của người thiết kế là vô cùng quan trọng nên các bạn chớ bỏ qua.

Hành lang dẫn khí không nên nằm chính giữa, chia đôi ngôi nhà – điều mà phong thủy gọi là trảm tâm sát. Chưa nói đến những yếu tố bất ổn về tâm lý (cảm giác chia cắt nội bộ) thì việc chẻ đôi này khiến các không gian trong nhà dù là chính hay phụ đều bị khống chế kích thước, thiếu linh hoạt và thiếu trọng tâm.
Hành lang trong nhà
Hành lang trong nhà
 Hành lang không nên bố trí chính giữa, chia đôi ngôi nhà. Ảnh: Nhà Đẹp Gió hút, gió lùa và tiếng ồn cũng lan truyền theo “ống hút” này nhiều hơn. Ngay cả với công trình khách sạn (cũng là một dạng cư trú) thì việc dùng hành lang giữa chỉ nên bắt đầu trên các tầng lầu, ở khu vực phòng cho thuê, và luôn có những chỗ rẽ, khoảng đệm để tránh dạng sơn xuyên (gió hút qua khe hẹp).

Với vai trò dẫn khí, hành lang phải đảm bảo đưa khí tốt phân bổ đều khắp cho toàn nhà nên cần nối hành lang với khoảng trống như giếng trời, sảnh chung… chứ không nên đâm thẳng về một phòng riêng nào đó hoặc làm hành lang cụt.
Cuối hành lang và tại chỗ rẽ vuông góc cần bố trí gương (kính thủy) để phản chiếu tầm nhìn và kích hoạt dòng khí, hoặc đặt chậu cây, ghế ngồi nghỉ chân để chuyển tiếp tốt hơn. Tất nhiên là không dễ khi muốn bố trí một hành lang uốn lượn, mềm mại trong nhà ở, nhưng chỉ cần tránh làm hành lang bị “kẹp” giữa hai bức vách dài hun hút là ổn.
Có thể đặt vật dụng, cây xanh, mở được cửa bên hông… để hướng luồng di chuyển qua hành lang quanh co một chút, tăng tính dương cho không gian này. Hợp phong thủy hơn cả chính là những “hành lang” theo tinh thần ngôi nhà Việt truyền thống gồm lối đi hình thành giữa các khu chức năng và đồ vật, chứ không có ngăn chia cố định, tạo nên một trường khí thống nhất toàn nhà, đơn giản và hữu dụng.

Phòng tắm là nơi thư giãn tuyệt vời sau một ngày làm việc. Nếu bạn không có một phòng tắm tiện nghi thì ngay bây giờ hãy bắt tay vào cải tạo nó.
Dưới đây là các gợi ý hữu dụng cho bạn:
1. Bài trí ấm cúng
 bathroom suite
Một số người coi phòng tắm như là không gian riêng dành những suy nghĩ cá nhân. Vì thế lối trang trí ấm áp được khuyến khích theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Bạn sẽ cần đến kệ lưu trữ khăn và bề mặt sàn gỗ ấm cúng. Cả hai đều dễ dàng bổ sung mà không tốn quá nhiều tiền.
2. Tủ lưu trữ chức năng
Trong phòng tắm nên có nhiều nơi cất giữ đồ đạc. Chiếc tủ tường là lựa chọn bạn có thể nghĩ đến và tin tưởng khi nó có thể ngay lập tức giải quyết nhiều vấn đề không gian và cũng sẽ cung cấp cho bạn nhiều không gian lưu trữ.
3. Bồn rửa sang trọng
Bồn rửa sang trọng luôn là một cách tối ưu để khiến cho phòng tắm trở nên nổi bật. Bạn cần có những lựa chọn hợp lý cho ngân sách.
4. Cửa phòng tắm độc đáo, sáng tạo
 Vì hầu hết các phòng tắm đều có diện tích nhỏ, cho nên các cánh cửa có xu hướng được chú trọng để tạo ấn tượng và phong cách. Đó là lý do tại sao bạn nên tích hợp lưu trữ hoặc dùng cửa trượt. Những cánh cửa như vậy sẽ cung cấp cho bạn cả hai mặt chức năng và phong cách mà không ngốn nhiều chi phí.
 

Những bí kíp phối màu cực sống động cho phòng của bé

Dưới đây là 21 mẫu thiết kế phòng ngủ siêu đẹp có thể giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng bài trí phòng cho bé yêu thật sống động và đẹp mắt.
Trong những mẫu phòng thiết kế cho trẻ em đẹp tuyệt vời dưới đây, sự cân bằng hoàn hảo của nội thất tiện ích và màu sắc đã làm hài lòng cả những cô cậu nhóc cũng như các bậc cha mẹ. Dù lựa chọn kiểu thiết kế nào, bạn cũng nên lưu ý thiết kế không gian sàn thật rộng và sạch sẽ để các con có không gian vui chơi thật thoải mái.
Phòng ngủ em bé
Phòng ngủ em bé
Phòng cho các bé gái
Bạn có thể trang hoàng phòng cho bé bằng nhiều tông màu khác nhau, tuy nhiên hãy lựa chọn màu trắng hoặc trung tính cho tường và sàn nhà bởi nó sẽ giúp trung hòa các màu sắc trong phòng hiệu quả nhất.

Sự kết hợp ấn tượng giữa màu hồng và vàng đậm.

Sắc cam – vàng vui tươi.

Giường, rèm cửa, thảm, đều là những thứ dễ thay đổi hoặc sơn lại.

Màu sắc rực rỡ cùng họa tiết hoa trang trí trên tường mang lại sức sống cho căn phòng.

Tông màu cam – trắng thật ấm áp


Kết hợp giữa xanh và hồng tạo ra sự tương phản ấn tượng cho căn phòng.

Căn phòng màu hồng lý tưởng của các bé gái
Phòng cho các bé trai
Đối với các bé trai, bạn vẫn nên giữ nguyên màu trắng và trung tính làm màu chủ đạo cho căn phòng và sử dụng các nội thất và sơn trang trí màu xanh. Hãy lựa chọn những chiếc giường tầng hoặc nội thất đa năng để tiết kiệm không gian, nhằm tạo thêm không gian vui chơi cho các cậu bé rất hiếu động này.

Xanh lam đậm là màu được ưa thích trong thiết kế phòng bé trai.

Chút màu vàng nhấm nhá với tổng thế canh đậm cá tính.

Còn ở đây là sự kết hợp của chiếc thảm đọc sách và gối nghỉ màu đỏ.



Các tông xanh kết hợp cùng nhau tạo nên sự khỏe khắn và năng động.

Màu xanh lam…

…làm giảm sự nữ tính và rực rỡ của các gam màu nóng.
Bạn cũng có thể sử dụng các gam màu nóng trong thiết kế phòng cho bé trai, tuy nhiên hãy sử dụng liều lượng vừa đủ và không nên phối nhiều hơn 2 màu rực rỡ cho một căn phòng.

Sự rực rỡ trong khuôn khổ tạo ra nét lạ mắt.

Các màu sắc được sử dụng với liều lượng vừa phải…

Tạo ra sự năng động, khỏe mạnh…

Nhưng không hề chói lói hay nữ tính.
 

30 mẫu thiết kế phòng khách mở tuyệt đẹp

Trước đây, phòng khách thường kín, gói gọn trong bốn bức tường. Gần đây, trường phái thiết kế hiện đại với không gian mở, thoáng đãng cùng các gam màu tươi sáng được nhiều gia đình ưu ái lựa chọn.
phòng khách
phòng khách
Bên cạnh đó,phòng khách mở thường giúp không gian có phần rộng rãi và dễ trang trí hơn bởi luôn được sở hữu những góc view đẹp mắt nhất trong ngôi nhà cho không gian này, nội thất và ngoại thất hòa trộn với nhau qua những ô cửa lớn hoặc vách kính thay cho những khối bê tông dày đặc như trước đây.
Đường nét thiết kế cho không gian này thường mang tính chất khỏe khoắn, tự do và phá cách thể hiện sự khoáng đạt và tâm hồn rộng mở. Màu sắc trang trí thường là những gam màu nhẹ nhàng, sang trọng, đôi khi là một vài điểm nhấn bằng màu nóng. Tuy nhiên với đồ nội thất của phòng khách mở thì nên chọn màu sắc tươi sáng, trẻ trung, vì khi ánh sáng thiên nhiên tràn vào phòng, căn phòng sẽ càng trở nên rực rỡ, vui nhộn.
Nếu bạn đang có ý định tìm ý tưởng cho việc thiết kế không gian phòng khách mởthì hãy cùng LandToday tham khảo một số mẫu phòng khách mở qua chùm ảnh sau đây:































Mỗi loại đều có phong cách thiết kế phòng khách khác nhau. Mỗi dạng kiến trúc là một giải pháp sắp xếp, bài trí khác nhau phù hợp với đặc trưng của từng không gian ngôi nhà.
phòng khách
phòng khách
1. Phòng khách nhà phố:
Phòng khách trong nhà phố đa phần được thiết kế theo phong cách hiện đại trên cơ sở bảo đảm công năng sử dụng thuận tiện và linh hoạt, phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình. Đặc trưng của nhà phố là chỉ có duy nhất một mặt thoáng, KTS thường đưa ra giải pháp vay mượn không gian bằng việc sử dụng vách kính view ra bên ngoài, tạo cảm giác rộng rãi, thoáng đãng, hút giớ và tràn đầy ánh sáng.
Nội thất trong phòng chủ yếu theo dạng tiết kiệm diện tích, hình khối và đường nét đơn giản, hài hòa với màu sắc chủ đạo của căn phòng. Bài trí phòng khách theo phong cách tối giản chính là xu hướng của nhiều gia đình hiện nay, vừa tạo không gian hiện đại, sang trọng, vừa là giải pháp tiết kiệm không gian tối đa.
Phòng khách thường được ngăn với bếp qua khu vực cầu thang, vừa làm nên các không gian riêng biệt, vừa không quá ngăn cách.
2. Phòng khách chung cư:
Đối với nhà ở chung cư, phòng khách và bếp ăn liên thông với nhau nên thiết kế cũng có phần khác với nhà phố nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và công năng sử dụng cho gia đình. Để tạo sự đồng bộ, màu sắc, chất liệu nội thất dùng trong phòng khách và bếp cũng mang tính tương đồng. Tạo không gian mở cho căn phòng bằng cách lựa chọn vị trí thoáng và có góc view đẹp nhất cho nơi trò chuyện, tiếp khách.
Dùng vách ngăn thạch cao, bình phong, hệ thống kệ tủ cũng là cách biến không gian nửa kín nửa mở. Có cảm giác ngăn chia giữa phòng khách và bếp ăn nhưng vẫn đảm bảo tầm nhìn từ bếp ra nơi tiếp khách.
3. Phòng khách trong nhà biệt thự:
Phòng khách ở biệt thự thường rộng, các KTS vẫn thường sử dụng vách kính kết hợp với rèm đối với những không gian rộng, có sân vườn và cảnh quan đẹp mắt phía ngoài để tạo góc nhìn đẹp và thoáng đãng. Nội thất trong phòng thường được sử dụng với kích thước lớn và chi tiết cầu kỳ hơn để tránh cảm giác lạc lõng, tương xứng với diện tích của căn phòng.
Cũng có thể ngăn chia phòng khách quá lớn dùng vào mục đích khác như phòng đọc, phòng sinh hoạt chung, góc thư giãn….nhưng lưu ý, sự ngăn chia chỉ mang tính tượng trưng, ước lệ.
4. Phòng khách căn hộ Penthouse:
Lợi thế của những căn hộ Penthouse là có tầm nhìn rộng và đẹp, cách thiết kế mang tính sang trọng, hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy phòng khách ở đây cũng được thiết kế đơn giản, không cầu kỳ nhưng phải toát lên vẻ đẹp thanh thoát, hiện đại. Thông thường với những căn phòng này thì gia chủ nên sử dụng gam màu trung tính như trắng, sữa…và có sự đồng bộ giữa các vật dụng trong phòng.

Nhận xét