Đình Bảng là một phường thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, được thành lập từ làng Đình Bảng gồm có 9 xóm. Sau này thêm phố Chùa Dận, xóm Mới và 4 Nông khu.
Phường rộng 8,3 km2 và có 16.771 dân (tháng 9/2008). Phía Đông giáp phường Tân Hồng, phía Tây và phía Nam giáp huyện Gia Lâm, phía Bắc giáp phường Trang Hạ.
Làng Đình Bảng trước đây được khai khẩn từ rừng Báng nên gọi là làng Báng, sau được đổi tên thành thôn Cổ Pháp. Khi đình Báng được xây dựng và nổi tiếng mọi người biết đến Cổ Pháp qua đình Báng và được gọi lái đi là làng Đình Bảng.
Đình Bảng xưa vốn thuộc hương Cổ Pháp (hương là đơn vị hành chính cổ gồm nhiều xã, làng), huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn. Hương Cổ Pháp và rộng hơn là vùng hai bờ sông Thiên Đức và sông Tiêu Tương nối từ Gia Lâm ngày nay qua Đình Bảng tới Tiêu Sơn chính là nơi phát tích của nhà Lý.
Đình Bảng được coi là vùng quê địa linh nhân kiệt. Đây là nơi phát tích vương triều Lý, là quê hương của Lý Thái Tổ – người khởi lập triều Lý, khai sáng Thăng Long Hà Nội.
Đình Bảng giáp Hà Nội là cửa ngõ mở thông lên phía Bắc nên nơi đây có phong trào cách mạng sôi nổi, là an toàn khu của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ, tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám (1940- 1945). Nơi tổ chức Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VII đã họp tại nhà Đám Thi ở Đình Bảng từ ngày 9 đến 11/11/1940. Làng Đình Bảng đã vinh dự được Bác Hồ về thăm 3 lần (lần 1 ngày 13/9/1945, lần 2 ngày 5/2/1946 – tức mồng 4 Tết Bính Tuất, lần 3 ngày 30/10/1946) và các cán bộ cách mạng như Trường Trinh (Nguyên Tổng Bí thư Đảng cộng sản Đông Dương), Hoàng Quốc Việt (Ủy ban thường vụ Trung Ương Đảng), Hoàng Văn Thụ,...
Nhân dân Đình Bảng được Nhà nước trao tặng Huân chương kháng chiến hạng nhất, bằng “ CÓ CÔNG VỚI NƯỚC “ , lá cờ THIẾU NIÊN ANH DŨNG do chính phủ và Trung Ương đoàn thanh niên cứu quốc, lá cờ ủy ban Kháng chiến chiến khu 12 tặng dân quân xã Đình Bảng, lá cờ TUỔI TRẺ VÌ HÒA BÌNH của liên đoàn Thanh niên dân chủ thế giới tặng đội thiếu niên du kích xã Đình Bảng
Cổ Pháp có thể là:
Đình làng Đình Bảng thuộc thôn Đình, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh (xưa là hương Cổ Pháp). Vùng địa linh này là quê hương Lý Công Uẩn, người lập ra triều Lý và khai sáng kinh đô Thăng Long (năm 1010).
Đình làng Đình Bảng là một ngôi đình cổ kính nổi tiếng nhất của đất Kinh Bắc, được xây dựng năm 1700 và đến năm 1736 mới hoàn thành, do công đầu của quan Nguyễn Thạc Lượng, một người làng Đình Bảng.
Nếu như không có đợt đại trùng tu khi phải mổ xẻ gần như toàn bộ kiến trúc của ngôi đình thì những bí mật không bao giờ được khám phá. Và người nắm rõ những điều im ỉm hàng trăm năm nay không ai ngoài ông Đặng Đình Luân- Trưởng ban quản lý đình Đình Bảng. Sau ngày về hưu, năm 1990 ông Luân làm Bí thư chi bộ thôn Đình, năm 1995 vào ban quản lý đình và năm 2007 đến nay, ông giữ cương vị Trưởng ban quản lý. Gần 22 năm gắn bó, đó cũng là quãng thời gian xảy ra nhiều biến cố đối với ngôi đình, đó là lý do tại sao ông nắm nhiều bí mật về ngôi đình đến vậy.
Theo ông Luân, bối cảnh lịch sử sau chiến tranh, cũng như các đình chùa khắp cả nước, đình Đình Bảng bị xuống cấp nghiêm trọng. Ông Luân kể rằng ở làng Đình Bảng, từ lâu người ta vẫn truyền nhau lời tiên tri của ông Nguyễn Thạc Lượng căn dặn con cháu rằng 300 năm sau ngôi đình sẽ hư hỏng nặng nhưng không thế mà bị phá bỏ. Sẽ có một bè gỗ lim nổi lên lấy đó để sửa lại đình. Ở thời điểm gần 300 năm sau, lời sấm truyền cứ văng vẳng bên tai, nhưng nghĩ đến chuyện có bè gỗ lim tự dưng "nổi lên" hoàn toàn là chuyện hoang đường trong khi ngôi đình ngày càng bị mối mọt làm hư hỏng đi rất nhiều.
Ông Luân kể: "Thế rồi đầu năm 2000, một đoàn khảo sát của Trung ương về nghiên cứu việc trùng tu. Đến khi gỗ lim được đưa về để trùng tu người ta mới giật mình bởi lời tiên tri của cụ Nguyễn Thạc Lượng cách đây 300 năm cực kỳ chính xác. Thêm nữa, trên các xà của đình có khắc những dòng chữ Hán. Ngày trước các cụ biết chữ Hán, nhưng chẳng ai trèo lên để đọc. Thế là những bí mật về những dòng chữ đó cứ theo năm tháng không được hé lộ.Một đoàn khảo sát của Nhật về Đình Bảng làm việc. Tôi mới nhờ họ dịch những dòng chữ này. Nhìn vào bản dịch mới biết những dòng chữ đó khắc tên những người cung tiến của cải để xây đình. Trong đó có người là sinh đồ, có xã trưởng, hương cống... Dòng chữ khắc ghi công đức cụ Nguyễn Thạc Lượng sau ngày trùng tu đã không còn giữ được vì gỗ đã quá mục nát. Âu cũng là lời tiên tri của cụ sau 300 năm sẽ có biến cố. Không ai bác bỏ công lao của cụ, nhưng đó có lẽ là sự chuyển giao thời kỳ". Qua đó cũng sáng tỏ việc xây đình Đình Bảng là do sự góp sức của cả dân chúng, trong đó công đầu thuộc về vợ chồng ông Nguyễn Thạc Lượng.
Ông Luân công nhận rằng đó chỉ là chiêm nghiệm riêng của bản thân. Nhưng đó một điều rất độc đáo mà trước nay không ai ngờ đến, khi tháo gỡ ra mới biết hàng nghìn chi tiết trong ngôi đình không có chi tiết nào giống nhau. "28 bộ long và hàng chục bộ ly, quy, phượng được chạm trổ không một bộ nào giống nhau về ngoại hình, kích cỡ. Đó là những đường chạm trổ cực kỳ tinh xảo. Kể cả những vẩy phía trong thân rồng cũng được các thợ chạm trổ ngày trước luồn lách đục đẽo để làm nên những kiệt tác có một không hai. Điều đặc biệt, mỗi con long, ly, quy, phượng đều mang hình hài, sắc thái khác nhau", ông Luân cho biết.
Điều đặc biệt đó chưa hết. Trong tổng số 84 cột đình - gian đại bái 60 cột, cung thờ 24 cột - không một chiếc cột nào có chu vi bằng chiếc cột nào. Mỗi cột mang một con số khác nhau. "Điều này nhìn bằng mắt thường chúng ta cũng có thể phân biệt được một số cột lớn. Tôi cứ nghĩ do ngày trước xây dựng cần phải một số lượng gỗ lớn dẫn đến việc khó tìm cho bằng được những khối lim bằng nhau. Nhưng đến khi hạ giải xuống nhận ra chẳng cái nào bằng cái nào, thì giả thiết của tôi có lẽ là không phải", ông Luân cho biết. Bước vào gian giữa đại bái, nhìn những chiếc cột trụ chính, chúng tôi cũng có thể nhận thấy chúng không có kích thước bằng nhau. Nhưng không hề nhận thấy sự khập khiễng trong kiến trúc một chút nào.
Năm 2009, công việc dựng lại đình một lần nữa được tiến hành. "Thay vì đặt bệ đá trên mặt đất mềm như các cụ ngày trước. Đội thi công đã tiến hành đổ bê tông phía dưới làm phần nền. Sau đó kê bệ đá làm chỗ đứng cho 84 chiếc cột. Tất cả đều lấy cốt 0 làm chuẩn. Sau khi dựng cột lên, mọi người mới sửng sốt, chẳng có chiếc cột nào có chiều cao giống nhau cho dù chúng cùng một vị trí. Nhìn cột thấp cột cao mọi người mắt tròn mắt dẹt nhìn nhau. Cuối cùng đành phải đổ lại bê tông với cốt phù hợp cho mỗi cột. Từ đó mới luận ra cách làm của các thợ xưa. Chỗ nào đất lún thì đóng sâu, chỗ nào chắc thì để nông, rất linh hoạt", ông Luân kể.
Từ việc trùng tu đình ngày hôm nay mà mọi người vẫn chưa biết bằng cách nào để người thợ xưa dựng được ngôi đình với những cột gỗ nặng hàng chục tấn. "Ngay chiếc trần giữa của gian đại bái đã nặng xấp xỉ 3 tấn, mà phải đưa từ trên xuống, thì không hiểu cách đây 3 thế kỷ các cụ đưa lên bằng cách gì?", ông Luân băn khoăn. Ở làng Đình Bảng, các cụ cao niên 80 - 90 tuổi kể lại rằng, trước đây khi làng mạc còn thưa thớt vẫn còn rất nhiều ao hồ, hố sâu quanh đình. Người nay cho rằng, người xưa đã lấy đất đắp cao để đưa những tấn gỗ nặng đó lên cao.
Giai thoại ly kỳ và lối kiến trúc cổ độc đáo
Đình Đình Bảng thuộc hương Cổ Pháp nay là xã Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Đây là một trong những ngôi đình to lớn, cổ kính được ca ngợi tự bao đời nay: "Thứ nhất là đình Đông Khang, thứ hai Đình Báng, vẻ vang Đình Diềm". Không ai biết đình Đông Khang ở đâu, đẹp và lớn như nào, thế nhưng khi đến đình Báng (đình Đình Bảng), ai cũng ngỡ ngàng trước kiến trúc đồ sộ, nguy nga, tráng lệ của ngôi đình cổ kính này.
Đình Đình Bảng được xây theo hình chữ công (I), sàn nhà được làm cách mặt đất chừng một mét theo lối kiến trúc nhà sàn của người Việt cổ. Lý giải về điều này, nhiều bậc cao niên trong làng cho rằng lối kiến trúc này thực chất là cách để các cụ chống thú dữ. Đưa tay chỉ ra xung quanh, ông Nguyễn Đức Xướng (70 tuổi) cho biết: "Thời xưa, xung quanh đây là rừng Báng, cây cối rậm rạp lại có nhiều thú dữ. Để tránh thú dữ, các cụ mới làm sàn cách mặt đất cao như vậy".
Cũng theo ông Xướng, các họa tiết hoa văn, hình long, ly, quy, phụng hàng chục cái mà không cái nào giống nhau, mỗi hình một vẻ là do khi khởi công làm đình, có nhiều nhóm thợ khác nhau cùng làm. Mỗi người thợ chạm khắc một kiểu cách khác nhau nên sản phẩm không ai giống ai.
Được khởi công xây dựng từ năm 1700, đến năm 1736 mới hoàn thành. Khi dân làng xây dựng đình, vợ chồng vị quan Nguyễn Thạc Lượng liền mua gỗ lim từ Thanh Hóa về, dâng làng xây dựng. Thế nên, đình mới có cơ ngơi rộng lớn như ngày hôm nay. Tuy nhiên theo giai thoại kể lại, ngôi đình này được làm trong gần 60 năm mới hoàn thành. Thuở ấy, việc lắp ghép, dựng cột chủ yếu được làm bằng sức người là chính, không có sự hỗ trợ của máy móc nào khác, thế nên để dựng được những chiếc cột lim to, nặng, người ta phải đào đất xung quanh đình để dựng dần lên. Điều này cũng lý giải vì sao xung quanh các ngôi đình thường có nhiều ao sâu. Sau khi dựng được những chiếc cột này lên, số đất ấy được người dân xin về để lấp nền nhà, sân hay đổ vườn... với mong muốn may mắn, hạnh phúc sẽ đến với gia đình.
Làng Đình Bảng.
Làm trong thời gian dài cho nên các họa tiết trong đình được làm vô cùng tuyệt đẹp. Mỗi khi nhắc đến đình Bảng, người dân nơi đây còn tự hào vì bức chạm mang tên "bát mã quần phi" (8 con ngựa đang phi chỉ 8 vị vua triều Lý). Đây là một bức chạm trổ vô cùng đẹp đẽ, mỗi con ngựa một vẻ, tất cả hiện lên với dáng vẻ ung dung, tự tại, vô cùng sinh động. Ngoài bức chạm này, 28 bộ long được chạm trổ không bộ nào giống bộ nào, mỗi bộ một nét cho thấy trình độ của những người thợ xưa đã đạt đến tuyệt kỹ khiến ngôi đình đẹp thêm bội phần.
Sau khi xây dựng xong, đình Đình Bảng được dùng làm nơi hội họp, sinh hoạt chung của người dân quanh vùng và để thờ cúng. Theo các bậc cao niên trong làng, ngày mới hoàn thành, ngôi đình này chưa thờ các vị thành hoàng: Cao Sơn Đại Vương (thần núi), Thủy Bá Đại Vương (thần nước) và Bạch Lệ Đại Vương (thần đất) và thờ Lục tổ có công lập lại làng vào thế kỷ thứ 15 mà thờ hai cặp vợ chồng chết trong tư thế lạ.
Ngày ấy, khi đình làng chưa được xây dựng, bên cạnh khoảng đất để xây đình có một ngôi miếu nhỏ cạnh cây đa cổ thụ có hai cặp vợ chồng nọ sinh sống. Không ai biết hai cặp vợ chồng này là người ở đâu đến, chỉ biết họ sống trong ngôi miếu được một thời gian khá lâu. Sáng sớm họ đã ra khỏi miếu, tối đến về miếu ngủ. Ngày nào cũng như ngày nào, bỗng một hôm, họ không ra khỏi miếu nữa. Thấy lạ, dân làng nhìn vào miếu bỗng phát hiện hai cặp vợ chồng này chết trong tư thế chồng nằm trên, vợ nằm dưới, bộ phận sinh dục của hai người dính chặt nhau. Chưa bao giờ gặp phải cảnh này, dân làng cho là điềm lạ liền lập miếu thờ làm thành hoàng làng. Sau khi xây dựng đình, dân làng chuyển họ sang đình để thờ.
Bắt nguồn từ tích này, vào ngày 13 của ngày mở hội, dân làng Đình Bảng cúng hai con lợn đã thịt nhưng chưa luộc chín (một con cái, một con đực) đặt chồng lên nhau. Sau khi cúng xong, số thịt này được chia đều cho dân làng theo cấp bậc đã phân. Tuy nhiên khoảng 20 năm trở lại đây, hai con lợn sống ấy được thay thế bằng hai cái đầu lợn đã luộc chín.
Sau khi tín ngưỡng thờ thành hoàng làng là những người có công với làng phát triển, dân Đình Bảng quay sang thờ những người có công. Đó là bốn vị thần và lục tổ (6 người có công khai phá, mở mang cho dân làng Đình Bảng). Theo truyền thuyết, thần đất là người có công lớn đối với dân làng. Thuở ấy, dân làng Đình Bảng luôn phải chống chọi với thú dữ từ trong rừng ra, lại không biết trồng trọt chăn nuôi nên cuộc sống vô cùng khốn khổ. Một hôm, có một vị lão nông tóc bạc trắng, gương mặt hiền từ, phúc hậu đến dạy cho dân làng cách khai phá đất đai để trồng trọt, chăn nuôi... Từ đó, cuộc sống người dân dần ấm no, hạnh phúc.
Một thời gian sau, vị lão nông ấy liền đưa cho dân làng một bức vẽ thần Lệ Thần và bảo dân làng lập miếu thờ làm thần bảo hộ rồi cụ già biến mất. Biết là thần hiển linh, dân làng liền lập miếu thờ thần với hiệu là Bạch Lệ Đại Vương và mở hội vào ngày 12 - 15 tháng mười hai âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công lao. Có thể nói, bốn ngày hội này không chỉ tổ chức lễ tạ ơn thần linh mà còn là ngày để tổ chức lễ "rước chạ" để tưởng nhớ công ơn dân làng Đồng Nguyên đã giúp đỡ, cứu mạng.
Rút bỏ lời nguyền xưa
Xây dựng vài chục năm mới xong, đình làng Đình Bảng được coi là "ngôi nhà chung" diễn ra các hoạt động hội họp, lễ hội của dân làng. Phía trước là tòa tam quan, phía sau là khoảng sân rộng, hai bên là hai dãy tả vu và hữu vu. Cũng như những ngôi đình khác, tòa Bái Đường của đình là nơi rộng rãi, to lớn, dùng làm nơi tổ chức các sinh hoạt chung (dài 20 mét, rộng 14 mét, có sức chứa hàng trăm người).
Mỗi khi diễn ra lễ hội hay các sinh hoạt chung, các vị bô lão trong làng ngồi theo thứ tự, cấp bậc đã được phân chia sau đó chỉ đạo dân làng. Cũng trong những ngày diễn ra lễ hội, dân làng Đình Bảng có dành riêng một ngày để "đón chạ" tới chung vui cùng.
Tương truyền cách đây mấy trăm năm, khi nhà Trần cướp ngôi nhà Lý, con cháu nhà Lý phải chạy trốn khắp nơi để tránh diệt vong. Ngày ấy, ở làng Đình Bảng cũng có 6 người trong 6 dòng họ: Nguyễn (Lý), Trần, Ngô, Đặng, Đỗ, Lê là những người có mối quan hệ thân thiết với nhà Lý phải chạy trốn khỏi làng. Những người này chạy đến làng Đồng Nguyên thuộc phủ Thiên Đức nay là một phường thuộc phía Đông Bắc của Từ Sơn, Bắc Ninh.
Tại đây, họ được người dân Đồng Nguyên che chở, nuôi ăn uống. Khi quân nhà Trần đến tìm 6 người nọ, không ai bảo ai, dân làng Đồng Nguyên đều lắc đầu nói không biết, không có người lạ nào tới làng hết. Nhờ sự che chở của người dân nơi này, họ đã thoát được kiếp nạn. Ẩn náu một thời gian, khi nguy hiểm qua đi, 6 người quay trở lại Đình Bảng tiếp tục lập nghiệp. Cũng từ đây, mối thâm tình giữa Đồng Nguyên và Đình Bảng được hình thành, hai làng "kết chạ" (kết nghĩa anh em) với nhau.
Có ơn phải trả, sau lần giúp đỡ ấy khoảng 200 năm thì người Đồng Nguyên xảy ra hỏa hoạn, cánh đồng làng Đồng Nguyên bốc cháy ngùn ngụt, dân làng lâm vào cảnh đói khổ. Nhớ lại ơn xưa, người Đình Bảng lại kéo nhau sang giúp đỡ người Đồng Nguyên. Người mang cuốc, cày, trâu bò, người mang thóc, lúa sang cứu trợ, giúp người dân Đồng Nguyên cày cấy vụ mới... Kể từ đây, mối thâm tình giữa hai làng càng gắn bó keo sơn. Mỗi khi hai làng tổ chức lễ hội lại mời nhau sang dự. Vì coi nhau là anh em ruột thịt, hai làng hình thành tập tục không cho trai gái hai làng cưới nhau.
"Mối thâm tình này người dân hai làng chúng tôi nhớ như in và không bao giờ vi phạm lời thề đó. Mỗi khi dân làng Đồng Nguyên xuống làng tôi tham dự lễ hội, họ toàn gọi chúng tôi là anh vì cho rằng cái nghĩa của chúng tôi với họ lớn hơn. Thế nhưng người dân làng Đình Bảng mỗi khi lên đấy cũng gọi họ là anh vì cho rằng nghĩa cứu mạng lớn hơn. Chính sự kính trọng, nhường nhịn nhau như thế mà mối ân tình giữa hai làng càng gắn bó keo sơn. Trải qua mấy trăm năm song mối ân tình đó không bao giờ phai mờ. Ngày nay, mối ân tình ấy vẫn còn song lời nguyền đã được rút bỏ, trai gái hai làng được phép lấy nhau và phải sống với nhau trọn tình trọn nghĩa", ông Xướng khẳng định.
Bốn ngày lễ hội trong đó dành riêng một ngày để "đón chạ" cho thấy tình anh em gắn bó keo sơn. Bên cạnh đó, tập tục kết chạ này cho thấy từ xa xưa, người Kinh Bắc vô cùng hiếu khách, đây là nét đẹp có tự ngàn đời của người Việt Nam bởi tập tục này có ở hầu khắp các nơi.
Chùa Dận (tên chữ là Ứng Tâm tự (応心寺)) là một ngôi chùa tọa lạc tại phố chùa Dận, đường Trần Phú phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, ngay sát quốc lộ 1 cũ. Chùa có từ thế kỷ 8, từng là nơi tu hành của các thiền sư có tiếng trong lịch sử là Định Không, Vạn Hạnh, Lý Khánh Vân,[1]
Theo truyền thuyết, Lý Công Uẩn, người sáng lập triều Lý của Việt Nam, được sinh ra tại chính ngôi chùa này vào ngày 12 tháng Hai năm Giáp Tuất 974 (tức ngày 8 tháng 3 năm 974 theo dương lịch).[2] Chính vì vậy, chùa này được dân gian gọi là chùa Rặn (rặn đẻ) rồi dần gọi chệch thành chùa Dận. Lúc Lý Công Uẩn sinh tại chùa cũng là lúc thiền sư Lý Khánh Vân trụ trì. Sư nhận nuôi dậy cậu bé và cho mang họ Lý của mình, đặt tên là Công Uẩn. Ngôi chùa sau này còn thờ cả mẹ của Lý Công Uẩn, một người đàn bà họ Phạm và dưỡng phụ của vua, thiền sư Khánh Vân.
Khi Lý Công Uẩn lên làm vua, chùa được mở rộng và sau này được tôn tạo nhiều lần. Tuy nhiên, cuối năm 1949, chùa đã bị quân Pháp phá hủy để làm đồn bốt.[3] Tòa tam bảo hiện thấy được xây trên nền chùa cũ và dựa theo kiến trúc cũ, song còn một số công trình kiến trúc còn chưa có điều kiện phục dựng. Phía sau bên trái tòa tam bảo là nơi ở của các tăng. Ở phía sau bên phải tòa tam bảo đang tiến hành phục dựng một công trình kiến trúc cũ của chùa. Cổng chùa hai tầng trông ra ruộng lúa.
Phường rộng 8,3 km2 và có 16.771 dân (tháng 9/2008). Phía Đông giáp phường Tân Hồng, phía Tây và phía Nam giáp huyện Gia Lâm, phía Bắc giáp phường Trang Hạ.
Làng Đình Bảng trước đây được khai khẩn từ rừng Báng nên gọi là làng Báng, sau được đổi tên thành thôn Cổ Pháp. Khi đình Báng được xây dựng và nổi tiếng mọi người biết đến Cổ Pháp qua đình Báng và được gọi lái đi là làng Đình Bảng.
Đình Bảng xưa vốn thuộc hương Cổ Pháp (hương là đơn vị hành chính cổ gồm nhiều xã, làng), huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn. Hương Cổ Pháp và rộng hơn là vùng hai bờ sông Thiên Đức và sông Tiêu Tương nối từ Gia Lâm ngày nay qua Đình Bảng tới Tiêu Sơn chính là nơi phát tích của nhà Lý.
Đình Bảng được coi là vùng quê địa linh nhân kiệt. Đây là nơi phát tích vương triều Lý, là quê hương của Lý Thái Tổ – người khởi lập triều Lý, khai sáng Thăng Long Hà Nội.
Đình Bảng giáp Hà Nội là cửa ngõ mở thông lên phía Bắc nên nơi đây có phong trào cách mạng sôi nổi, là an toàn khu của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ, tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám (1940- 1945). Nơi tổ chức Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VII đã họp tại nhà Đám Thi ở Đình Bảng từ ngày 9 đến 11/11/1940. Làng Đình Bảng đã vinh dự được Bác Hồ về thăm 3 lần (lần 1 ngày 13/9/1945, lần 2 ngày 5/2/1946 – tức mồng 4 Tết Bính Tuất, lần 3 ngày 30/10/1946) và các cán bộ cách mạng như Trường Trinh (Nguyên Tổng Bí thư Đảng cộng sản Đông Dương), Hoàng Quốc Việt (Ủy ban thường vụ Trung Ương Đảng), Hoàng Văn Thụ,...
Nhân dân Đình Bảng được Nhà nước trao tặng Huân chương kháng chiến hạng nhất, bằng “ CÓ CÔNG VỚI NƯỚC “ , lá cờ THIẾU NIÊN ANH DŨNG do chính phủ và Trung Ương đoàn thanh niên cứu quốc, lá cờ ủy ban Kháng chiến chiến khu 12 tặng dân quân xã Đình Bảng, lá cờ TUỔI TRẺ VÌ HÒA BÌNH của liên đoàn Thanh niên dân chủ thế giới tặng đội thiếu niên du kích xã Đình Bảng
Cổ Pháp có thể là:
- Hương Cổ Pháp: một đơn vị hành chính Việt Nam xưa, thuộc huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn. Hương này gồm các làng Dương Lôi, Đình Bảng, Đại Đình và Phù Lưu.
- Châu Cổ Pháp: một tên gọi khác của Hương Cổ Pháp.
- Cổ Pháp điện: tên gọi khác của Đền Lý Bát Đế ở phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn.
- Cổ Pháp tự: một tên gọi khác của Chùa Dận ở phường Đình Bảng (thị xã Từ Sơn), tương truyền là nơi Lý Công Uẩn chào đời và lớn lên.
- Cổ Pháp tự: một ngôi chùa tại làng Đại Đình (phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn).
Câu ca truyền miệng từ bao đời nay chắc hẳn nhiều người biết: "Thứ nhất là đình Đông Khang, thứ hai đình Báng vẻ vang đình Diềm".
Chỉ còn đình Báng (tức
đình Đình Bảng) vẫn tồn tại cùng năm tháng mà vẫn giữ nguyên kiến trúc
ban đầu. Nhưng có những bí mật về kiến trúc ngôi đình đã im ỉm hàng trăm
năm cho đến khi đại trùng tu người ta mới vỡ lẻ. Và bí mật đó giờ mới
được kể...
Ngôi đình hội tụ tinh hoa của kiến trúc thế kỷ XVIII.Ảnh: Trà My
|
Đình Đông Khang và đình Diềm hiện nay không còn giữ được nguyên vẹn kiến trúc cổ.
Lời tiên tri
Đình làng Đình Bảng thuộc thôn Đình, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh (xưa là hương Cổ Pháp). Vùng địa linh này là quê hương Lý Công Uẩn, người lập ra triều Lý và khai sáng kinh đô Thăng Long (năm 1010).
Đình làng Đình Bảng là một ngôi đình cổ kính nổi tiếng nhất của đất Kinh Bắc, được xây dựng năm 1700 và đến năm 1736 mới hoàn thành, do công đầu của quan Nguyễn Thạc Lượng, một người làng Đình Bảng.
Nếu như không có đợt đại trùng tu khi phải mổ xẻ gần như toàn bộ kiến trúc của ngôi đình thì những bí mật không bao giờ được khám phá. Và người nắm rõ những điều im ỉm hàng trăm năm nay không ai ngoài ông Đặng Đình Luân- Trưởng ban quản lý đình Đình Bảng. Sau ngày về hưu, năm 1990 ông Luân làm Bí thư chi bộ thôn Đình, năm 1995 vào ban quản lý đình và năm 2007 đến nay, ông giữ cương vị Trưởng ban quản lý. Gần 22 năm gắn bó, đó cũng là quãng thời gian xảy ra nhiều biến cố đối với ngôi đình, đó là lý do tại sao ông nắm nhiều bí mật về ngôi đình đến vậy.
Theo ông Luân, bối cảnh lịch sử sau chiến tranh, cũng như các đình chùa khắp cả nước, đình Đình Bảng bị xuống cấp nghiêm trọng. Ông Luân kể rằng ở làng Đình Bảng, từ lâu người ta vẫn truyền nhau lời tiên tri của ông Nguyễn Thạc Lượng căn dặn con cháu rằng 300 năm sau ngôi đình sẽ hư hỏng nặng nhưng không thế mà bị phá bỏ. Sẽ có một bè gỗ lim nổi lên lấy đó để sửa lại đình. Ở thời điểm gần 300 năm sau, lời sấm truyền cứ văng vẳng bên tai, nhưng nghĩ đến chuyện có bè gỗ lim tự dưng "nổi lên" hoàn toàn là chuyện hoang đường trong khi ngôi đình ngày càng bị mối mọt làm hư hỏng đi rất nhiều.
Ông Luân kể: "Thế rồi đầu năm 2000, một đoàn khảo sát của Trung ương về nghiên cứu việc trùng tu. Đến khi gỗ lim được đưa về để trùng tu người ta mới giật mình bởi lời tiên tri của cụ Nguyễn Thạc Lượng cách đây 300 năm cực kỳ chính xác. Thêm nữa, trên các xà của đình có khắc những dòng chữ Hán. Ngày trước các cụ biết chữ Hán, nhưng chẳng ai trèo lên để đọc. Thế là những bí mật về những dòng chữ đó cứ theo năm tháng không được hé lộ.Một đoàn khảo sát của Nhật về Đình Bảng làm việc. Tôi mới nhờ họ dịch những dòng chữ này. Nhìn vào bản dịch mới biết những dòng chữ đó khắc tên những người cung tiến của cải để xây đình. Trong đó có người là sinh đồ, có xã trưởng, hương cống... Dòng chữ khắc ghi công đức cụ Nguyễn Thạc Lượng sau ngày trùng tu đã không còn giữ được vì gỗ đã quá mục nát. Âu cũng là lời tiên tri của cụ sau 300 năm sẽ có biến cố. Không ai bác bỏ công lao của cụ, nhưng đó có lẽ là sự chuyển giao thời kỳ". Qua đó cũng sáng tỏ việc xây đình Đình Bảng là do sự góp sức của cả dân chúng, trong đó công đầu thuộc về vợ chồng ông Nguyễn Thạc Lượng.
Hàng nghìn chi tiết cột, kèo, họa tiết không hề giống nhau.
|
Giờ đây, ông Luân đã có toàn bộ danh sách người công đức xây đình.
|
Ngôi từ đường dòng họ Nguyễn Thạc được xây dựng
trong 14 năm, dưới triều vua Lê Hy Tông, ban đầu là tư gia của cụ Diệu
Đình Hầu Nguyễn Thạc Lượng. Ngôi nhà cổ được xây dựng theo kiến trúc cổ
Kinh Bắc với vật liệu chủ yếu là gỗ lim được chạm khắc tỷ mỉ, công phu
và có những hoa văn, họa tiết gần giống với đình làng Đình Bảng. Người
Đình Bảng cho rằng việc xây dựng ngôi từ đường này để cụ Nguyễn Thạc
Lượng tuyển thợ để xây đình Đình Bảng.
|
Theo kết quả khảo sát, phải thay thế 28 cột đình.
Nhưng khi hạ giải toàn bộ ngôi đình người ta phát hiện thêm 32 chiếc cột
khác cũng bị hư hỏng. "Có một chi tiết chẳng mấy ai để ý, nhưng nó vô
cùng trùng khớp lạ lùng là có tất cả 60 chiếc cột phải sửa. 60 là con số
của một vòng quay tính theo âm lịch và ứng với 60 vì sao. Mà theo các
nhà thiên văn học công bố cũng có 28 vì sao đã biến mất, 32 vì sao còn
lại bị thương", ông Luân cho biết.
Ông Luân công nhận rằng đó chỉ là chiêm nghiệm riêng của bản thân. Nhưng đó một điều rất độc đáo mà trước nay không ai ngờ đến, khi tháo gỡ ra mới biết hàng nghìn chi tiết trong ngôi đình không có chi tiết nào giống nhau. "28 bộ long và hàng chục bộ ly, quy, phượng được chạm trổ không một bộ nào giống nhau về ngoại hình, kích cỡ. Đó là những đường chạm trổ cực kỳ tinh xảo. Kể cả những vẩy phía trong thân rồng cũng được các thợ chạm trổ ngày trước luồn lách đục đẽo để làm nên những kiệt tác có một không hai. Điều đặc biệt, mỗi con long, ly, quy, phượng đều mang hình hài, sắc thái khác nhau", ông Luân cho biết.
Điều đặc biệt đó chưa hết. Trong tổng số 84 cột đình - gian đại bái 60 cột, cung thờ 24 cột - không một chiếc cột nào có chu vi bằng chiếc cột nào. Mỗi cột mang một con số khác nhau. "Điều này nhìn bằng mắt thường chúng ta cũng có thể phân biệt được một số cột lớn. Tôi cứ nghĩ do ngày trước xây dựng cần phải một số lượng gỗ lớn dẫn đến việc khó tìm cho bằng được những khối lim bằng nhau. Nhưng đến khi hạ giải xuống nhận ra chẳng cái nào bằng cái nào, thì giả thiết của tôi có lẽ là không phải", ông Luân cho biết. Bước vào gian giữa đại bái, nhìn những chiếc cột trụ chính, chúng tôi cũng có thể nhận thấy chúng không có kích thước bằng nhau. Nhưng không hề nhận thấy sự khập khiễng trong kiến trúc một chút nào.
Năm 2009, công việc dựng lại đình một lần nữa được tiến hành. "Thay vì đặt bệ đá trên mặt đất mềm như các cụ ngày trước. Đội thi công đã tiến hành đổ bê tông phía dưới làm phần nền. Sau đó kê bệ đá làm chỗ đứng cho 84 chiếc cột. Tất cả đều lấy cốt 0 làm chuẩn. Sau khi dựng cột lên, mọi người mới sửng sốt, chẳng có chiếc cột nào có chiều cao giống nhau cho dù chúng cùng một vị trí. Nhìn cột thấp cột cao mọi người mắt tròn mắt dẹt nhìn nhau. Cuối cùng đành phải đổ lại bê tông với cốt phù hợp cho mỗi cột. Từ đó mới luận ra cách làm của các thợ xưa. Chỗ nào đất lún thì đóng sâu, chỗ nào chắc thì để nông, rất linh hoạt", ông Luân kể.
Từ việc trùng tu đình ngày hôm nay mà mọi người vẫn chưa biết bằng cách nào để người thợ xưa dựng được ngôi đình với những cột gỗ nặng hàng chục tấn. "Ngay chiếc trần giữa của gian đại bái đã nặng xấp xỉ 3 tấn, mà phải đưa từ trên xuống, thì không hiểu cách đây 3 thế kỷ các cụ đưa lên bằng cách gì?", ông Luân băn khoăn. Ở làng Đình Bảng, các cụ cao niên 80 - 90 tuổi kể lại rằng, trước đây khi làng mạc còn thưa thớt vẫn còn rất nhiều ao hồ, hố sâu quanh đình. Người nay cho rằng, người xưa đã lấy đất đắp cao để đưa những tấn gỗ nặng đó lên cao.
Tham quan Đình Bảng
Đến với Bắc Ninh, khách du lịch nên ghé thăm Đình Bảng đó là một ngôi đình nằm ở làng Đình Bảng (xưa là làng Cổ Pháp hay tên Nôm là làng Báng), thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Đình
được xây dựng vào cuối thế kỷ 18, thờ các vị thành hoàng gồm Cao Sơn
Đại vương (thần Núi), Thủy Bá Đại vương (thần Nước) và Bách Lệ Đại vương
(thần Đất) đồng thời thờ sáu vị có công lập lại làng vào thế kỷ 15. Đình Bảng là một trong những ngôi đình có kiến trúc đẹp nhất còn tồn tại đến ngày hôm nay. Người xưa đã có câu:
Thứ nhất là đình Đông Khang,
Thứ nhì đình Bảng, thứ ba đình Diềm.
Thứ nhất là đình Đông Khang,
Thứ nhì đình Bảng, thứ ba đình Diềm.
Khi đi du lịch Bắc Ninh,
du khách không khỏi trầm trồ với vẻ đẹp về quy mô kiến trúc, nghệ
thuật chạm khắc, nghệ thuật trang trí và cái quý giá hơn là đình Đình Bảng
cho du khách một cái nhìn trọn vẹn của kiến trúc đình làng được xây
dựng vào nửa đầu thế kỷ XVIII, trong khi các ngôi đình khác không còn
giữ được dáng vẻ nguyên vẹn nữa. Cách Hà Nội 20km về phía Bắc, Đình làng
Đình Bảng (Đình Báng) thuộc huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (xưa là Hương Cổ
Pháp). Vùng địa linh này là quê hương Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ),
người lập ra triều Lý và khai sáng kinh đô Thăng Long (năm 1010). Từ
lâu, trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, mỗi khi nói về làng xã
không ai quên nhắc tới ngôi đình làng, bởi đó là sự kết tinh trí tuệ,
công sức, sự thịnh vượng của làng xã, niềm kiêu hãnh của làng xã, nơi
chứng kiến và diễn ra các hoạt động lớn nhỏ của cả làng... là nơi các
chàng trai, cô gái gửi gắm, bầy tỏ tâm tình.
"Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu"
"Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu"
Đình Bảng - địa danh du lịch nổi tiếng có cả cụm di tích văn hóa,
nhất là những di tích về thời Lý, tạo thành một khu lưu niệm độc đáo,
âm vang lịch sử, có tầm cỡ quốc gia, đủ cả: Đình, Đền, Chùa, Lăng, Tẩm
.... đặc trưng của văn hóa làng Việt Nam.
Đình
làng Đình Bảng là một ngôi đình cổ kính nổi tiếng nhất của đất Kinh
Bắc, được xây dựng năm 1700 và đến năm 1736 mới được hoàn thành, do công
đầu của quan Nguyễn Thạc Lượng, người Đình Bảng và bà vợ đảm đang
Nguyễn Thị Nguyên quê ở Thanh Hóa đã mua gỗ lim về dâng làng xây dựng,
ngôi đình có thế trường tồn (Nay ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Thạc Lượng
cho dựng thử trước khi cho dựng Đình Bảng vẫn còn và được gìn giữ bảo
tồn). Đình Bảng là nơi hội tụ văn hoá tín ngưỡng, nguyên trước Đình thờ 3
vị nhiên thần: Cao Sơn đại vương (Thần Đất), Thuỷ Bá đại vương (Thần
Nước) và Bạch Lệ đại vương (Thần Trồng Trọt), đây là các vị thần được cư
dân nông nghiệp tôn thờ, cầu mong mưa thuận gió hoà cho mùa màng tươi
tốt. Hàng năm vào tháng 12 âm lịch nhân dân lại mở hội cầu khẩn cho một
năm mùa màng bội thu. Cũng tại đình làng nhân dân cũng thờ Lục Tổ (6 vị
có công lập lại làng vào thế kỷ XV. Sau này khi đền Lý Bát Đế bị thực
dân pháp phá năm 1948, nhân dân đã tiếp nhận bài vị của tám vị vua triều
Lý về thờ tại đình Đình Bảng.
Đình Đình Bảng là hình ảnh độc đáo của kiến trúc dân tộc, giữ được hình ảnh toàn vẹn kiểu thức nhà sàn dân tộc được áp dụng cho kiến trúc đình làng. Nhìn lại lịch sử từ buổi đầu dựng nước, hình ảnh ngôi nhà sàn còn in giữ trên các trống đồng Đông Sơn - Một sáng tạo của cha ông ta trong lĩnh vực kiến trúc nhà ở. Không thể đem ngôi đình đồ sộ sau mấy mươi thế kỷ đem so sánh với những nhà sàn trên trống đồng Đông Sơn nhưng phải nhận thấy cả hai mẫu hình này có phong thái thống nhất, có sự kế thừa và phát triển truyền thống kiến trúc được xác lập từ buổi đầu dựng nước. Đình Đình Bảng là một công trình kiến trúc quy mô, nguyên trước có cả tam quan, cửa giữa xây hai trụ gạch kiểu lồng đèn cao, hai bên có cửa cuốn tò vò giả mái, phía sau là khoảng sân rộng, hai bên là hai dãy tả vu và hữu vu. Cũng như mọi ngôi đình khác, công trình quan trọng nhất của đình Đình Bảng về mặt kiến trúc nghệ thuật là toà Bái Đường (Đại Đình). Bái Đường của đình có hình chữ nhật, dài 20m, rộng 14m chia làm bảy gian, hai chái nằm trên nền cao bó đá xanh có hai bậc cấp. Vẻ đồ sộ của đình thể hiện qua phần mái toả rộng chiếm 2/3 chiều cao tổng thể và 6 hàng, khoảng 60 cột lim lớn nhỏ có đường kính từ 0,55- 0,65 mét được đặt trên các tảng đá xanh vuông vức.
Khi bước vào lòng đình, quý khách được đón chào và bị cuốn hút bởi tất cả sự tinh hoa của nghệ thuật chạm khắc thế kỷ XVIII. Sự cuốn hút đầu tiên với mọi du khách là bức cửa Võng lớn ở cung giữa thuộc gian ngoài. Bức Võng phủ kín một diện rộng, kéo dài từ Thượng lương xuống Hạ xà và mở ngang hết một gian. Cửa Võng được chạm lộng kết hợp chạm nổi tinh xảo trên cả 7 lớp, 9 ô các đề tài tứ linh, tứ quí.... phía trên bức cửa Võng là bức trần gỗ che kín mái gian giữa với hình trang trí là một con chim Phượng xoè rộng cánh tới các vầng vân mây quanh đó. Hoa văn trang trí trên các cấu kiện kiến trúc khác rất đa dạng, chạm trổ tinh vi, chau chuốt, hài hoà.
Kết cấu bộ khung đình khá vững chắc, gắn với nhau bằng các loại mộng theo lối chồng giường "Thượng tam, hạ tứ". Mỗi bức chạm khắc ở đình là một tác phẩm nổi tiếng độc nhất vô nhị. Càng chiêm ngưỡng, càng thêm bị cuốn hút: Bức "Bát mã quần phi" thể hiện sự sống động, thấy được sự phóng khoáng và nét thanh bình của mảnh đất này qua hình ảnh và tư thế của từng chú ngựa. Bức Lưỡng nghê phục chầu, con đực, con cái, mỗi con một vẻ. Những bức chạm rồng tuyệt xảo: Long vân đại hội, Ngũ long tranh châu, Lục long ngự thiên...từng bức, từng bức gợi tả bao điều. Tháng 2 năm 1946 Bác Hồ đã về thăm và đình Đình Bảng là một trong những địa điểm dự kiến chuẩn bị cho Quốc hội họp phiên đầu tiên. Ngôi đình càng nổi tiếng hơn vì thế. Suốt hơn 200 năm kể từ khi khởi dựng, cho đến nay đình Đình Bảng đã đi vào đời sống tình cảm và là niềm tự hào của người xứ Bắc nói riêng, và đất nước nói chung.
Bạn có thể tham gia tour du lịch hay tự tổ chức du lịch bụi đến đây để khám phá những nét độc đáo nơi đây.Đình Đình Bảng là hình ảnh độc đáo của kiến trúc dân tộc, giữ được hình ảnh toàn vẹn kiểu thức nhà sàn dân tộc được áp dụng cho kiến trúc đình làng. Nhìn lại lịch sử từ buổi đầu dựng nước, hình ảnh ngôi nhà sàn còn in giữ trên các trống đồng Đông Sơn - Một sáng tạo của cha ông ta trong lĩnh vực kiến trúc nhà ở. Không thể đem ngôi đình đồ sộ sau mấy mươi thế kỷ đem so sánh với những nhà sàn trên trống đồng Đông Sơn nhưng phải nhận thấy cả hai mẫu hình này có phong thái thống nhất, có sự kế thừa và phát triển truyền thống kiến trúc được xác lập từ buổi đầu dựng nước. Đình Đình Bảng là một công trình kiến trúc quy mô, nguyên trước có cả tam quan, cửa giữa xây hai trụ gạch kiểu lồng đèn cao, hai bên có cửa cuốn tò vò giả mái, phía sau là khoảng sân rộng, hai bên là hai dãy tả vu và hữu vu. Cũng như mọi ngôi đình khác, công trình quan trọng nhất của đình Đình Bảng về mặt kiến trúc nghệ thuật là toà Bái Đường (Đại Đình). Bái Đường của đình có hình chữ nhật, dài 20m, rộng 14m chia làm bảy gian, hai chái nằm trên nền cao bó đá xanh có hai bậc cấp. Vẻ đồ sộ của đình thể hiện qua phần mái toả rộng chiếm 2/3 chiều cao tổng thể và 6 hàng, khoảng 60 cột lim lớn nhỏ có đường kính từ 0,55- 0,65 mét được đặt trên các tảng đá xanh vuông vức.
Khi bước vào lòng đình, quý khách được đón chào và bị cuốn hút bởi tất cả sự tinh hoa của nghệ thuật chạm khắc thế kỷ XVIII. Sự cuốn hút đầu tiên với mọi du khách là bức cửa Võng lớn ở cung giữa thuộc gian ngoài. Bức Võng phủ kín một diện rộng, kéo dài từ Thượng lương xuống Hạ xà và mở ngang hết một gian. Cửa Võng được chạm lộng kết hợp chạm nổi tinh xảo trên cả 7 lớp, 9 ô các đề tài tứ linh, tứ quí.... phía trên bức cửa Võng là bức trần gỗ che kín mái gian giữa với hình trang trí là một con chim Phượng xoè rộng cánh tới các vầng vân mây quanh đó. Hoa văn trang trí trên các cấu kiện kiến trúc khác rất đa dạng, chạm trổ tinh vi, chau chuốt, hài hoà.
Kết cấu bộ khung đình khá vững chắc, gắn với nhau bằng các loại mộng theo lối chồng giường "Thượng tam, hạ tứ". Mỗi bức chạm khắc ở đình là một tác phẩm nổi tiếng độc nhất vô nhị. Càng chiêm ngưỡng, càng thêm bị cuốn hút: Bức "Bát mã quần phi" thể hiện sự sống động, thấy được sự phóng khoáng và nét thanh bình của mảnh đất này qua hình ảnh và tư thế của từng chú ngựa. Bức Lưỡng nghê phục chầu, con đực, con cái, mỗi con một vẻ. Những bức chạm rồng tuyệt xảo: Long vân đại hội, Ngũ long tranh châu, Lục long ngự thiên...từng bức, từng bức gợi tả bao điều. Tháng 2 năm 1946 Bác Hồ đã về thăm và đình Đình Bảng là một trong những địa điểm dự kiến chuẩn bị cho Quốc hội họp phiên đầu tiên. Ngôi đình càng nổi tiếng hơn vì thế. Suốt hơn 200 năm kể từ khi khởi dựng, cho đến nay đình Đình Bảng đã đi vào đời sống tình cảm và là niềm tự hào của người xứ Bắc nói riêng, và đất nước nói chung.
Không chỉ nổi tiếng là vùng đất địa linh nhân kiệt nơi sinh ra vĩ nhân Lý Công Uẩn, Đình Bảng còn nổi tiếng là nơi có ngôi đình Đình Bảng với kiến trúc độc đáo, to nhất vùng cùng những giai thoại ly kỳ.
Đình Đình Bảng thuộc hương Cổ Pháp nay là xã Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Đây là một trong những ngôi đình to lớn, cổ kính được ca ngợi tự bao đời nay: "Thứ nhất là đình Đông Khang, thứ hai Đình Báng, vẻ vang Đình Diềm". Không ai biết đình Đông Khang ở đâu, đẹp và lớn như nào, thế nhưng khi đến đình Báng (đình Đình Bảng), ai cũng ngỡ ngàng trước kiến trúc đồ sộ, nguy nga, tráng lệ của ngôi đình cổ kính này.
Đình Đình Bảng được xây theo hình chữ công (I), sàn nhà được làm cách mặt đất chừng một mét theo lối kiến trúc nhà sàn của người Việt cổ. Lý giải về điều này, nhiều bậc cao niên trong làng cho rằng lối kiến trúc này thực chất là cách để các cụ chống thú dữ. Đưa tay chỉ ra xung quanh, ông Nguyễn Đức Xướng (70 tuổi) cho biết: "Thời xưa, xung quanh đây là rừng Báng, cây cối rậm rạp lại có nhiều thú dữ. Để tránh thú dữ, các cụ mới làm sàn cách mặt đất cao như vậy".
Cũng theo ông Xướng, các họa tiết hoa văn, hình long, ly, quy, phụng hàng chục cái mà không cái nào giống nhau, mỗi hình một vẻ là do khi khởi công làm đình, có nhiều nhóm thợ khác nhau cùng làm. Mỗi người thợ chạm khắc một kiểu cách khác nhau nên sản phẩm không ai giống ai.
Được khởi công xây dựng từ năm 1700, đến năm 1736 mới hoàn thành. Khi dân làng xây dựng đình, vợ chồng vị quan Nguyễn Thạc Lượng liền mua gỗ lim từ Thanh Hóa về, dâng làng xây dựng. Thế nên, đình mới có cơ ngơi rộng lớn như ngày hôm nay. Tuy nhiên theo giai thoại kể lại, ngôi đình này được làm trong gần 60 năm mới hoàn thành. Thuở ấy, việc lắp ghép, dựng cột chủ yếu được làm bằng sức người là chính, không có sự hỗ trợ của máy móc nào khác, thế nên để dựng được những chiếc cột lim to, nặng, người ta phải đào đất xung quanh đình để dựng dần lên. Điều này cũng lý giải vì sao xung quanh các ngôi đình thường có nhiều ao sâu. Sau khi dựng được những chiếc cột này lên, số đất ấy được người dân xin về để lấp nền nhà, sân hay đổ vườn... với mong muốn may mắn, hạnh phúc sẽ đến với gia đình.
Làng Đình Bảng.
Làm trong thời gian dài cho nên các họa tiết trong đình được làm vô cùng tuyệt đẹp. Mỗi khi nhắc đến đình Bảng, người dân nơi đây còn tự hào vì bức chạm mang tên "bát mã quần phi" (8 con ngựa đang phi chỉ 8 vị vua triều Lý). Đây là một bức chạm trổ vô cùng đẹp đẽ, mỗi con ngựa một vẻ, tất cả hiện lên với dáng vẻ ung dung, tự tại, vô cùng sinh động. Ngoài bức chạm này, 28 bộ long được chạm trổ không bộ nào giống bộ nào, mỗi bộ một nét cho thấy trình độ của những người thợ xưa đã đạt đến tuyệt kỹ khiến ngôi đình đẹp thêm bội phần.
Sau khi xây dựng xong, đình Đình Bảng được dùng làm nơi hội họp, sinh hoạt chung của người dân quanh vùng và để thờ cúng. Theo các bậc cao niên trong làng, ngày mới hoàn thành, ngôi đình này chưa thờ các vị thành hoàng: Cao Sơn Đại Vương (thần núi), Thủy Bá Đại Vương (thần nước) và Bạch Lệ Đại Vương (thần đất) và thờ Lục tổ có công lập lại làng vào thế kỷ thứ 15 mà thờ hai cặp vợ chồng chết trong tư thế lạ.
Ngày ấy, khi đình làng chưa được xây dựng, bên cạnh khoảng đất để xây đình có một ngôi miếu nhỏ cạnh cây đa cổ thụ có hai cặp vợ chồng nọ sinh sống. Không ai biết hai cặp vợ chồng này là người ở đâu đến, chỉ biết họ sống trong ngôi miếu được một thời gian khá lâu. Sáng sớm họ đã ra khỏi miếu, tối đến về miếu ngủ. Ngày nào cũng như ngày nào, bỗng một hôm, họ không ra khỏi miếu nữa. Thấy lạ, dân làng nhìn vào miếu bỗng phát hiện hai cặp vợ chồng này chết trong tư thế chồng nằm trên, vợ nằm dưới, bộ phận sinh dục của hai người dính chặt nhau. Chưa bao giờ gặp phải cảnh này, dân làng cho là điềm lạ liền lập miếu thờ làm thành hoàng làng. Sau khi xây dựng đình, dân làng chuyển họ sang đình để thờ.
Bắt nguồn từ tích này, vào ngày 13 của ngày mở hội, dân làng Đình Bảng cúng hai con lợn đã thịt nhưng chưa luộc chín (một con cái, một con đực) đặt chồng lên nhau. Sau khi cúng xong, số thịt này được chia đều cho dân làng theo cấp bậc đã phân. Tuy nhiên khoảng 20 năm trở lại đây, hai con lợn sống ấy được thay thế bằng hai cái đầu lợn đã luộc chín.
Sau khi tín ngưỡng thờ thành hoàng làng là những người có công với làng phát triển, dân Đình Bảng quay sang thờ những người có công. Đó là bốn vị thần và lục tổ (6 người có công khai phá, mở mang cho dân làng Đình Bảng). Theo truyền thuyết, thần đất là người có công lớn đối với dân làng. Thuở ấy, dân làng Đình Bảng luôn phải chống chọi với thú dữ từ trong rừng ra, lại không biết trồng trọt chăn nuôi nên cuộc sống vô cùng khốn khổ. Một hôm, có một vị lão nông tóc bạc trắng, gương mặt hiền từ, phúc hậu đến dạy cho dân làng cách khai phá đất đai để trồng trọt, chăn nuôi... Từ đó, cuộc sống người dân dần ấm no, hạnh phúc.
Một thời gian sau, vị lão nông ấy liền đưa cho dân làng một bức vẽ thần Lệ Thần và bảo dân làng lập miếu thờ làm thần bảo hộ rồi cụ già biến mất. Biết là thần hiển linh, dân làng liền lập miếu thờ thần với hiệu là Bạch Lệ Đại Vương và mở hội vào ngày 12 - 15 tháng mười hai âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công lao. Có thể nói, bốn ngày hội này không chỉ tổ chức lễ tạ ơn thần linh mà còn là ngày để tổ chức lễ "rước chạ" để tưởng nhớ công ơn dân làng Đồng Nguyên đã giúp đỡ, cứu mạng.
Rút bỏ lời nguyền xưa
Xây dựng vài chục năm mới xong, đình làng Đình Bảng được coi là "ngôi nhà chung" diễn ra các hoạt động hội họp, lễ hội của dân làng. Phía trước là tòa tam quan, phía sau là khoảng sân rộng, hai bên là hai dãy tả vu và hữu vu. Cũng như những ngôi đình khác, tòa Bái Đường của đình là nơi rộng rãi, to lớn, dùng làm nơi tổ chức các sinh hoạt chung (dài 20 mét, rộng 14 mét, có sức chứa hàng trăm người).
Mỗi khi diễn ra lễ hội hay các sinh hoạt chung, các vị bô lão trong làng ngồi theo thứ tự, cấp bậc đã được phân chia sau đó chỉ đạo dân làng. Cũng trong những ngày diễn ra lễ hội, dân làng Đình Bảng có dành riêng một ngày để "đón chạ" tới chung vui cùng.
Tương truyền cách đây mấy trăm năm, khi nhà Trần cướp ngôi nhà Lý, con cháu nhà Lý phải chạy trốn khắp nơi để tránh diệt vong. Ngày ấy, ở làng Đình Bảng cũng có 6 người trong 6 dòng họ: Nguyễn (Lý), Trần, Ngô, Đặng, Đỗ, Lê là những người có mối quan hệ thân thiết với nhà Lý phải chạy trốn khỏi làng. Những người này chạy đến làng Đồng Nguyên thuộc phủ Thiên Đức nay là một phường thuộc phía Đông Bắc của Từ Sơn, Bắc Ninh.
Tại đây, họ được người dân Đồng Nguyên che chở, nuôi ăn uống. Khi quân nhà Trần đến tìm 6 người nọ, không ai bảo ai, dân làng Đồng Nguyên đều lắc đầu nói không biết, không có người lạ nào tới làng hết. Nhờ sự che chở của người dân nơi này, họ đã thoát được kiếp nạn. Ẩn náu một thời gian, khi nguy hiểm qua đi, 6 người quay trở lại Đình Bảng tiếp tục lập nghiệp. Cũng từ đây, mối thâm tình giữa Đồng Nguyên và Đình Bảng được hình thành, hai làng "kết chạ" (kết nghĩa anh em) với nhau.
Có ơn phải trả, sau lần giúp đỡ ấy khoảng 200 năm thì người Đồng Nguyên xảy ra hỏa hoạn, cánh đồng làng Đồng Nguyên bốc cháy ngùn ngụt, dân làng lâm vào cảnh đói khổ. Nhớ lại ơn xưa, người Đình Bảng lại kéo nhau sang giúp đỡ người Đồng Nguyên. Người mang cuốc, cày, trâu bò, người mang thóc, lúa sang cứu trợ, giúp người dân Đồng Nguyên cày cấy vụ mới... Kể từ đây, mối thâm tình giữa hai làng càng gắn bó keo sơn. Mỗi khi hai làng tổ chức lễ hội lại mời nhau sang dự. Vì coi nhau là anh em ruột thịt, hai làng hình thành tập tục không cho trai gái hai làng cưới nhau.
"Mối thâm tình này người dân hai làng chúng tôi nhớ như in và không bao giờ vi phạm lời thề đó. Mỗi khi dân làng Đồng Nguyên xuống làng tôi tham dự lễ hội, họ toàn gọi chúng tôi là anh vì cho rằng cái nghĩa của chúng tôi với họ lớn hơn. Thế nhưng người dân làng Đình Bảng mỗi khi lên đấy cũng gọi họ là anh vì cho rằng nghĩa cứu mạng lớn hơn. Chính sự kính trọng, nhường nhịn nhau như thế mà mối ân tình giữa hai làng càng gắn bó keo sơn. Trải qua mấy trăm năm song mối ân tình đó không bao giờ phai mờ. Ngày nay, mối ân tình ấy vẫn còn song lời nguyền đã được rút bỏ, trai gái hai làng được phép lấy nhau và phải sống với nhau trọn tình trọn nghĩa", ông Xướng khẳng định.
Bốn ngày lễ hội trong đó dành riêng một ngày để "đón chạ" cho thấy tình anh em gắn bó keo sơn. Bên cạnh đó, tập tục kết chạ này cho thấy từ xa xưa, người Kinh Bắc vô cùng hiếu khách, đây là nét đẹp có tự ngàn đời của người Việt Nam bởi tập tục này có ở hầu khắp các nơi.
Chùa Dận (tên chữ là Ứng Tâm tự (応心寺)) là một ngôi chùa tọa lạc tại phố chùa Dận, đường Trần Phú phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, ngay sát quốc lộ 1 cũ. Chùa có từ thế kỷ 8, từng là nơi tu hành của các thiền sư có tiếng trong lịch sử là Định Không, Vạn Hạnh, Lý Khánh Vân,[1]
Theo truyền thuyết, Lý Công Uẩn, người sáng lập triều Lý của Việt Nam, được sinh ra tại chính ngôi chùa này vào ngày 12 tháng Hai năm Giáp Tuất 974 (tức ngày 8 tháng 3 năm 974 theo dương lịch).[2] Chính vì vậy, chùa này được dân gian gọi là chùa Rặn (rặn đẻ) rồi dần gọi chệch thành chùa Dận. Lúc Lý Công Uẩn sinh tại chùa cũng là lúc thiền sư Lý Khánh Vân trụ trì. Sư nhận nuôi dậy cậu bé và cho mang họ Lý của mình, đặt tên là Công Uẩn. Ngôi chùa sau này còn thờ cả mẹ của Lý Công Uẩn, một người đàn bà họ Phạm và dưỡng phụ của vua, thiền sư Khánh Vân.
Khi Lý Công Uẩn lên làm vua, chùa được mở rộng và sau này được tôn tạo nhiều lần. Tuy nhiên, cuối năm 1949, chùa đã bị quân Pháp phá hủy để làm đồn bốt.[3] Tòa tam bảo hiện thấy được xây trên nền chùa cũ và dựa theo kiến trúc cũ, song còn một số công trình kiến trúc còn chưa có điều kiện phục dựng. Phía sau bên trái tòa tam bảo là nơi ở của các tăng. Ở phía sau bên phải tòa tam bảo đang tiến hành phục dựng một công trình kiến trúc cũ của chùa. Cổng chùa hai tầng trông ra ruộng lúa.
ĐÂU LÀ SỰ THẬT VỀ TÔNG TÍCH CỦA LÝ CÔNG UẨN ? |
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Sự
kiện Lý Công Uẩn không có cha cụ thể, mà con của thần nhân, cùng với
những câu thơ sấm kí ở làng Cổ Pháp, rồi những điềm báo có thiên tử ra
đời …là biểu hiện của một cuộc vận động chính trị có tổ chức của
giới trí thức Tam giáo, đứng đầu là nhà sư đầy tài năng Vạn Hạnh, hoàn
thành tâm nguyện trăm năm của quần chúng mà đại diện ban đầu là thiền sư
Định Không của hương Diên Uẩn.
Cuộc
hôn phối có ý đồ, với đạo diễn kiêm chủ hôn Vạn Hạnh tại chùa Thiên
Tâm, núi Tiêu Sơn, giữa bà Phạm thị Ngà với ” vị thần nhân dựa cột chùa
“, một người họ Lý đang ẩn tích, đã được tiến hành.
Thiền sư Vạn Hạnh tạo điều kiện cho bà họ Phạm vào rừng gặp ” thần nhân “, một cuộc hôn nhân bí mật, trong đó cha của Lý Công Uẩn có thể là một người đầy uy vọng của họ Lý vùng Cổ Pháp-Siêu Loại, tức Diên Uẩn-Thổ Lỗi, đang trong thời kì phải mai danh ẩn tích. Sự kiện bà mẹ Lý Công Uẩn phải vào rừng sinh sống, rồi khi đứa bé lên 3, bà phải gửi bé cho nhà sư Lý Khánh Văn nuôi dạy và cuối cùng giao cho sư Vạn Hạnh đào tạo chú bé Lý Công Uẩn thành hoàng đế, có thể là cơ sở của giả thuyết vừa nêu.
Còn giả thuyết Lý Công Uẩn là con ruột của sư Vạn Hạnh thì quá ư táo bạo và bị các nhà sử học bác bỏ.
Một
vùng đất có nhiều phật tử như Cổ Pháp-Siêu Loại, không thể mù quáng
đảnh lễ một vị quốc sư, đứng vào hàng tam bảo, lại làm việc phạm giới
luật.
Cuộc
"cách mạng lam", chuyển giao quyền lực từ họ Lê, đã mất lòng dân, sang
họ Lý, phản ánh một xu thế mới là thay chế độ quân trị sang nhân trị.
Thực ra, việc Lý Vạn Hạnh lãnh đạo lớp trí thức Tam giáo, nòng cốt là trí thức Phật giáo, cùng nhau giáo dưỡng và làm cuộc vận động để đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua, là kế thừa "tâm nguyện" trăm năm kể từ thời thuộc Đường, thế kỷ 9, ấy là "củng cố và phát triển miền Cổ Pháp, đưa những người con cháu của vọng tộc Lý lên ngôi vua, vừa tạo độc lập dân tộc Việt mà cũng chấn hưng đạo pháp" của thiền sư Định Không (730-808).
1. Lý Công Uẩn, người thỏa niềm khát vọng của dân tộc Việt vào cuối thế kỷ 10
Nhà
nước Văn Lang sụp đổ, dân tộc Việt phải chịu ách đô hộ của phong kiến
phương Bắc. Dẫu vài lần dân tộc Việt quật khởi, tưởng chừng nối được
quốc thống, nhưng thời gian độc lập quá ngắn, phải lo chống giữ, không
đủ vật lực tài lực để vun bồi văn hoá giáo dục, nên dân tộc Việt rất
chậm phát triển vào thời Bắc thuộc.
Vì lẽ đó mà triều Ngô, chưa có sự nghiệp đáng kể thì đất nước vấp phải loạn Thập nhị sứ quân. Triều Đinh cũng chưa tạo được một cộng đồng thuần hậu thì gặp nạn tôi giết vua; để lại di chứng ấy cho Tiền Lê, với Lê Long Đỉnh, giết anh giành ngôi, làm việc lỗi đạo…
Các triều vua Đinh – (Tiền) Lê,
bó hẹp trong vùng núi Ninh Bình, rất lợi thế về quân sự, có quân công
trong lịch sử, nhưng không đủ sức tạo nên một kinh đô Hoa Lư phát triển
toàn diện; thậm chí để lại những việc làm quá ư vô đạo!
Thời
bấy giờ đã có một Phong Khê với bề dày văn hoá Văn Lang, một trung tâm
Phật Giáo Luy Lâu-Thuận Thành, phía Đông sông Hồng, Nam sông Đuống, đã
phát triển bền vững…
Đại bộ phận nhân dân có nhu cầu bức thiết về văn hoá, có khát vọng về một minh quân, biết đáp ứng lòng dân…
Và
Lý Công Uẩn đã xuất hiện kịp thời để đáp ứng nhu cầu bức thiết ấy. Lý
Công Uẩn không phải là con thần cháu thánh của truyền thuyết, chẳng phải
là thiên tử của vị ngọc hoàng mơ hồ nào đó của cổ tích… mà Ngài là một
vì vua đươc nhân dân ” hoài thai ” suốt một thời đau đáu cho tiền đồ dân
tộc; được sự giáo dưỡng đầy tâm huyết của lớp trí thức Tam giáo tiến bộ
của thế kỷ 10.
Giới trí thức tiến bộ lúc bấy giờ, đứng đầu là thiền sư Vạn Hạnh, phải chọn lựa một con đường cho dân tộc.
Trong Tam giáo thì phải thừa nhận Phật giáo là mạnh nhất về cả tinh thần lẫn vật chất. Nho giáo chưa có lực lượng quần chúng rộng lớn như Phật giáo; hơn nữa việc học theo Khổng Mạnh lúc bấy giờ chưa thịnh hành lắm, ít nhiều ” đồng loã ” với ” Tống nho “, đạo của những kẻ xâm lược, bao giờ cũng chủ trương đưa An Nam vào quỹ đạo bình nam của Thiên triều phương Bắc. Đại bộ phận dân chúng làm sao quên được cái ách đô hộ nghiệt ngã ấy và làm sao quên được đại quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy, từng giày xéo nước Việt.
Những
làng xã thuộc lưu vực sông Hồng, đến thế kỉ 10 đã có rất nhiều chùa
lớn, đã đào tạo nhiều thiền sư giỏi giáo lý nhà Phật mà cũng uyên thâm
Tứ Thư Ngũ Kinh.
Vậy đường hướng giáo dục lúc bấy giờ là chọn Phật giáo làm quốc giáo nhưng lồng ghép Nho Lão kiểu “Tam giáo đồng nguyên” vậy. Lý Thái tổ cùng vị cố vấn tuyệt vời Vạn Hạnh, đã có những quyết sách đúng đắn, biết dụng thời, tuỳ thế đưa đất nước Đại Việt phát triển bền vững, tạo dựng nền móng cho một thời LÝ -TRẦN độc lập tự chủ, được ngẩng cao đầu với lân bang, kéo dài khoảng 400 năm.
Tượng Thiền sư Vạn Hạnh ở núi Tiêu sơn
Khi lên ngôi, Lý Thái tổ cho dựng rất nhiều chùa và độ diệp cho hàng vạn vị sư.
Thực ra lúc bấy giờ, chùa là trường học, các sư là thầy giáo của một đường hướng giáo dục lúc ấy. Các phật tử đến chùa trước lễ Phật, sau nghe sư thuyết pháp để trí tuệ được mở mang mà lòng thiện cũng được xiển dương. Chủ trương đúng đắn ấy tạo cho dân tộc Việt một sự nhất thống, trên dưới một lòng; đủ sức chống trả sức mạnh Tống nho. Xây dựng mới là việc cần làm, đào tạo người mới cho công cuộc cải cách mới là khát khao của giới trí thức lãnh đạo lúc bấy giờ.
Vùng
Ninh Bình, cái nôi của kinh đô Hoa Lư, chỉ thích hợp cho việc thủ hiểm
về mặt quân sự, nhưng nó không thể là đầu mối giao thông, không thể là
nơi đắc dụng của thương nghiệp, không là nơi tụ hội những trí thức giỏi,
nghĩa là không đủ tiền đề cho sự mở mang đất nước .
Vì thế cho nên, giới lãnh đạo họ Lý phải dời đô ra thành Đại La. Thành Đại La đâu chỉ là cát địa theo thuyết phong thuỷ, mà thành Đại La còn là trung tâm của một vùng văn hoá có bề dày. Dẫu thành Đại La một thời là An Nam đô hộ phủ của những quanThứ sử nhưng nó còn là nơi hội tụ anh tài hoạt động trên mọi lĩnh vực, luôn âm thầm gìn giữ bản sắc dân tộc, lấy triết lý Phật giáo làm kim chỉ nam, lấy chùa chiền làm nơi tu học của mọi giới và tạo những ổ đề kháng chống lại những gì thuộc về ngoại lai, có nguy cơ làm tan rã cộng đồng dân tộc Việt.
Vì vậy khi Lý Thái tổ quyết định rời bỏ Hoa Lư, để ra Đại La là một sự bùng vỡ ý thức ” cách mạng “, đã nung nấu từ lâu.
Kinh đô Thăng Long của Đại Việt tự chủ đã ra đời, hợp lòng người (ý trời), hợp địa lợi (vật lực tài lực sung mãn của châu thổ sông Hồng) và đạt lẽ nhân hoà (cư dân vùng nông nghiệp sông Hồng đã có trình độ văn hoá cao, khá thuần hậu với các minh triết Việt).
Lý
Công Uẩn đã xuất hiện đầy huyền thoại nhưng cũng vì những huyền thoại
ấy mà sự thực về gốc gác của Ngài cả ngàn năm sau vẫn là một dấu hỏi
nhức nhối !
2. Một số vấn đề chưa giải quyết dứt điểm trong việc tìm kiếm tông tích của Lý Công Uẩn
Khi tìm tông tích của Lý Công Uẩn, giới nghiên cứu quan tâm các địa danh Đình Bảng, Dương Lôi, Hoa Lâm.
Có thời các nhà nghiên cứu cho rằng Đình Bảng là quê nội và Dương Lôi là quê ngoại của Lý Công Uẩn, hai làng nội ngoại cách nhau bởi rừng Báng, có mộ thiên táng của bà Phạm Thị Ngà (thân mẫu của Lý Công Uẩn) và về sau trở thành vùng đất "Sơn lăng cấm địa" với lăng mộ của các vua triều Lý. Có nhà nghiên cứu cho rằng ở Đình Bảng có Đền Đô thờ 8 vua Lý và như thế cha ruột của Lý Công Uẩn là quốc sư Lý Vạn Hạnh. Tất nhiên giới nghiên cứu đã bác bỏ hướng nghiên cứu này từ vài năm nay. Gần đây lại phát hiện ở đình Dương Lôi thờ 8 vua Lý làm thành hoàng, có đền thờ Lý Thánh mẫu (thờ Minh Đức Thái Hậu Phạm Thị Ngà), Chùa Cha Lư (tức chùa Minh Châu) thờ Phật và thờ bà Phạm Thị Ngà nữa. Lý Công Uẩn chào đời trong một túp lều ở phía sau chùa Cha Lư (chùa Minh Châu). Một số nhà sử học lại tạm thời kết luận Dương Lôi là quê nội của Lý Công Uẩn, còn Hoa Lâm( Đông Anh) là quê ngoại. Tuy nhiên làng Dương Lôi hiện còn nhiều người họ Phạm, có mối quan hệ huyết thống với bà Phạm Thị Ngà, trong khi đó ở Hoa Lâm có nhiều người họ Nguyễn (gốc Lý), khiến nhiều nhà nghiên cứu vẫn còn băn khoăn về nguyên quán Hoa Lâm của bà Phạm Thị Ngà. Nhà nghiên cứu Chu Minh Khôi viết: "Khi chúng tôi đề cập về Hoa Lâm, ông Nguyễn Văn Quyết, trưởng thôn Dương Lôi ở Bắc Ninh lại đưa ra quan điểm rất khác với những người ở Hoa Lâm. Theo ông Quyết, ở Dương Lôi vẫn còn dòng họ Phạm nhận là dòng họ của bà Phạm Thị Ngà. Trong khi, ở Hoa Lâm lại có dòng họ Nguyễn nhận là hậu duệ của tôn thất nhà Lý, như vậy chưa đủ khẳng định Hoa Lâm là quê hương bà Phạm Thị Ngà. Bởi Hoa Lâm nằm kề kinh đô Thăng Long, lại ở ngay ngã 3 hợp lưu của sông Hồng và sông Đuống, nên được các vương tôn nhà Lý chọn làm nơi xây cung thất nghỉ ngơi, giải trí, săn bắn. Hoa Lâm chỉ hình thành sau khi nhà Lý đã lên ngôi, như vậy việc tại Hoa Lâm có dòng hậu duệ của các vương tôn nhà Lý còn truyền đến ngày nay là hoàn toàn có thể lý giải được. “.(Giác Ngộ online). Một số nhà sử học dựa vào hai chứng tích để minh chứng rằng Hoa Lâm là quê mẹ của Lý Thái tổ: - Đoạn văn khắc chữ Hán trên bia “Lý gia linh thạch” (khắc năm 1793) “…Đông Ngạn, Hoa Lâm nhân Phạm mẫu, tiêu dao kỳ tự, thường kiến nhất thần hầu… ” ở chùa Tiêu - và đôi câu đối cổ: “Mạch tụ quân vương truyền thắng địa/Tích lưu Lý mẫu quán danh phương” bảo lưu ở đình thôn Thái Đường ở xã Mai Lâm. Tuy nhiên văn khắc này là do người đời sau khắc vào năm 1793 nên độ tin chưa cao.
Cách
đây vài năm, ở Hà Nội có tổ chức một hội thảo ngày 27/12/2008 nhằm trao
đổi vấn đề tông tích của Lý Công Uẩn, nhưng cuộc hội thảo vẫn chưa
khẳng định được gốc gác của Lý Công Uẩn.
Điều nổi cộm là các thành viên hội thảo thấy rằng các học giả, nhà nghiên cứu, nhà văn đặt vấn đề Lý Công Uẩn là con ruột của Lý Vạn Hạnh là không thuyết phục. Tuy nhiên công bằng mà nói, cũng qua sự tìm tòi tông tích của Lý Công Uẩn ở Cổ Pháp, Bắc Ninh của các nhà nghiên cứu và đã công bố tại hội thảo, càng ngày càng có thêm dữ kiện giúp các nhà nghiên cứu có hy vọng tìm được dòng dõi của Lý Công Uẩn. G.S Hoàng Xuân Chinh - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam nêu ý kiến :” Chưa thể khẳng định chắc chắn rằng, hai làng Dương Lôi và Hoa Lâm là quê hương nhà Lý bởi chứng cứ đưa ra chưa thật đầy đủ, và không phải ngẫu nhiên, Đền Đô lại được xây dựng trên đất Đình Bảng. Tuy nhiên, ý kiến đưa ra tại cuộc tọa đàm này sẽ góp phần gợi mở cho những hướng nghiên cứu tiếp theo “. PGS.TS Tống Trung Tín – Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam gợi ý:” Việc phát hiện lan can sấu đá là minh chứng cho việc tồn tại của công trình kiến trúc cung đình tại Hoa Lâm. Những di vật tìm thấy ở nơi đây cũng cho thấy, đây là nơi cư dân sinh sống liên tục từ thời Hán cho đến Tùy Đường kéo dài tới thời Lê. Riêng về vấn đề gốc tích quê hương nhà Lý cần phải đi sâu và nghiên cứu thêm nữa. Những hiện vật đang ẩn dưới lòng đất sẽ là nguồn tư liệu phong phú và thuyết phục cho những nhận định mới của sử học “.
Xét
về tình riêng thì vua Lý Thái tổ cũng có nỗi niềm là con không có cha
ruột một cách chính danh, nhưng xét về nghĩa chung của cộng đồng dân tộc
Việt thì ngài là đứa con tuyệt vời của quảng đại quần chúng.
Ngài được quần chúng có văn hoá thai nghén, đựơc tấm lòng nhất thống của nhân dân nuôi dưỡng và được lớp trí thức tam giáo tôn vinh. Chính Lý Công Uẩn đã ý thức đầy đủ điều ấy, và đã không phụ lòng quần chúng , không phụ lòng lớp trí thức mong mỏi nơi ngài. Khi mới lên ngôi, Lý Công Uẩn chưa vội truy phong cho ông bà nội.Việc này bị sử thần phê phán nhà vua làm không đúng điển lễ . Thực ra, vị cố vấn thông thái Vạn Hạnh thừa biết điều ấy, nhưng chưa truy phong ông bà nội của ngài là vì trước đó đã tạo huyền thoại Lý Công Uẩn là con thần. Đây là một trong những nguyên nhân khiến giới nghiên cứu khó trả lời câu hỏi cha ông của Lý Công Uẩn là ai. Nhưng rồi Lý Công Uẩn cũng phải truy phong cha là Hiển Khánh Vương mà không là Hiển Khánh Đế (?). Dữ kiện này phản ánh một điều sâu kín của Lý triều : Lý Thái tổ truy phong ngầm cho ông nội của ngài đến bậc đế chăng ?
3. Phải chăng Lý Công Uẩn là cháu nội của sứ quân Lý Lãng Công của vùng Siêu Loại ?
Nghiên cứu thời loạn Thập nhị sứ quân, chúng tôi để ý một vị sứ quân chiếm cứ vùng Siêu Loại , có trung tâm Phật giáo Thuận Thành- Luy Lâu là sứ quân Lí Lãng Công, tức là Lý Khuê, một vị hùng trưởng của miền đất nằm hai bờ sông Đuống. Lý Khuê hay Lý Lãng Công là sứ quân chiếm cứ miền đất Thổ Lỗi, sau gọi là Siêu Loại. Năm 967 ông bị tướng Lưu Cơ của Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư đánh bại. Theo thần tích ở xã Bình Sơn (Thuận Thành, Bắc Ninh) thì Lý Khuê đánh nhau với quân Đinh Bộ Lĩnh bị thua và tử trận ở làng Dương Xá. Theo thần tích đền thờ Lưu Cơ, còn ở làng Đại Từ, xã Đại Đồng, tỉnh Hưng Yên (đất Siêu Loại cũ) thì Đại Từ là nơi tướng Lưu Cơ của Đinh Bộ Lĩnh đóng quân và đánh dẹp sứ quân Lý Khuê. Thôn Dương Đanh của làng Dương Xá thờ Lý Lãng Công là thành hoàng của làng. Mộ của vị sứ quân này ở đâu ? Con cháu của Lý Khuê còn không ? Sứ quân Lý Khuê không có mối quan hệ với Phật tử nói chung và Lục Tổ Thiền Ông và thiền sư Vạn Hạnh nói riêng của chùa Lục Tổ hay sao ?
Cơ sở của giả thuyết công tác:
Miền
Siêu Loại, Cổ Pháp xưa là các hương Thổ Lỗi, Diên Uẩn ở hai bờ sông
Đuống, có trung tâm Phật giáo Luy Lâu, trung tâm đào tạo tăng tài Tiêu
Sơn, đã phát triển hằng trăm năm với nhiều ngôi chùa cổ, với các vị sư
tầm cỡ như Định Không, Thông Thiện, Đinh La Quí An, Thiền Ông, Vạn Hạnh…
Sứ quân Lý Khuê đặt bản doanh ở Siêu Loại, đủ biết vị sứ quân này được lực lượng tín đồ Tam giáo, đứng đầu là Phật giáo ủng hộ… Chúng ta có thể đoán định sứ quân này dựa vào lực lượng Tam giáo, nòng cốt là trí thức và tín đồ Phật giáo lúc bấy giờ vậy. Gần đây trong bài “Đạo Phật và nền văn hóa Việt Nam““, đăng ở ấn phẩm mùa Hạ của “Văn hóa Phật Giáo Việt Nam“, hòa thượng Thích Minh Châu nhận định: ” Chư tăng là người hiểu biết trong xóm làng, làm cố vấn cho nông thôn trong nhiều công việc và được nông dân kính trọng. Chính vì vậy, trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, Phật giáo đã đứng về phía những người yêu nước. Nhiều tăng sĩ trong hoạt động tôn giáo của mình, đã nhen nhóm một tinh thần tự chủ. Và có những tín đồ Phật giáo đã trực tiếp lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cuộc chiến tranh giải phóng ” (tr. 8). Sứ quân Lý Khuê lãnh đạo dân chúng miền Siêu Loại, cái nôi của Phật giáo, đòi tự chủ thì ông phải là một Phật tử có uy vọng, và tất nhiên không thể không có liên hệ với chùa Tiêu. Qua “Thiền uyển tập anh ngữ lục“, được biết Thiền sư ĐỊNH KHÔNG (730-808) thời thuộc Đường, người họ Nguyễn (thực ra là họ Lý), thuộc hương Diên Uẩn, giỏi thuật số, có khát vọng về hương Diên Uẩn của ngài được củng cố và phát triển, họ Lý của ngài sẽ làm vua, nước Việt độc lập và Phật pháp được chấn hưng. Khi sư dựng chùa Quỳnh Lâm ở quê nhà khoảng (785-805), đào được pháp khí cổ, sư giải đoán họ Lý về sau có người làm vua, có ý đổi tên hương Diên Uẩn thành hương Cổ Pháp. Tâm nguyện của thiền sư được ký gửi qua bài kệ:Pháp lại xuất hiện/Thập khẩu đồng chung/Lý thị hưng vương/Tam phẩm thành công. (Dịch:Pháp khí hiện ra/Khánh đồng mười tấm/Họ Lý làm vua/Công đầu Tam phẩm)
Trong
bài kệ dự đoán, câu cuối “Tam phẩm thành công” được dịch là “Công đầu
tam phẩm” phải chăng chưa ổn ? Họ Lý hưng thịnh, quan đến tam phẩm mới
lập công thì có gì đáng kể mà phải viết thành kệ rồi “truyền thừa” cả
trăm năm! Ở đây có thể hiểu “Tam phẩm” là “ba đời họ Lý uy vọng” mới
thành công nghiệp đế vương.
Sư Định Không đã dặn dò đệ tử là thiền sư Thông Thiện: “Ta muốn mở mang hương ấp, nhưng sợ ngày sau gặp nạn, tất có dị nhân đến phá hoại mạch đất của hương ta. Sau khi ta qua đời, ngươi khéo giữ đạo pháp của ta để sau gặp người họ Đinh thì truyền lại. Thế là ý nguyện của ta được toại thành”. Quả ” dị nhân đến phá hoại mạch đất ” là Cao Biền. Đệ tử Thông Thiện đã truyền “pháp ý” của sư Định Không cho đệ tử của mình là Trưởng lão Đinh La Quí An (852-936). Thiền sư họ Đinh này đã phá thuật yểm đất của Cao Biền ở hương Diên Uẩn (Cổ Pháp), căn dặn đệ tử là thiền sư Thiền Ông (902-979) (họ Lữ, người hương Cổ Pháp) về những pháp thuật “tài bồi thiên đức” cho vọng tộc Lý của hương Cổ Pháp… “ Và tất nhiên Thiền Ông đã truyền “tâm nguyện” của các tổ Định Không, Thông Thiện, Đinh La Quí An cho thiền sư Vạn Hạnh (939(?)-1025). Và Vạn Hạnh đã hoàn thành rất xuất sắc “sứ mạng’ mà các tổ giao phó. Đưa người họ Lý lên làm vua là “chiến lược trăm năm” được vạch từ thời thiền sư Định Không. Sứ quân Lý Khuê chiếm cứ vùng Siêu Loại, sát hương Cổ Pháp, để trở thành sứ quân Lý Lãng công(966-967) là một mắt xích trong “chiến lược trăm năm”, được thầy trò Thiền Ông- Vạn Hạnh đang ở chùa Tiêu Sơn điều hợp… Chùa Thiên Tâm trên núi Tiêu Sơn, vào đầu thế kỷ X, theo “Thiền uyển tập anh“, là nơi tập trung các vị sư, có khát vọng về một vị minh quân ra đời, nhằm chấn hưng xã hội nói riêng và Phật giáo nói chung và tất nhiên có niềm khát vọng độc lập cho nước Việt. Trưởng lão Đinh La Quí An của chùa Thiên Tâm, biết phong thủy, giỏi Thái ất đã vận động những người hằng tâm hằng sản, lấp sông, hồ nhằm triệt phá những huyệt yểm của Cao Biền, bổ cứu long mạch đế vương của hương Cổ Pháp (Diên Uẩn), thậm chí đã dự đoán họ Lý hương Cổ Pháp sẽ làm vua. Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Khôi từng trích “Thiền uyển tập anh“: “… Trước khi viên tịch, Trưởng lão Đinh La Quý An gọi đệ tử là Thiền Ông đến dặn rằng, trước đây Cao Biền đắp thành Đại La ở sông Tô Lịch, biết đất Cổ Pháp ta có khí tượng vương giả bèn đào sông Điền Giang, đầm Phù Chẩn để cắt yểm long mạch, tất cả 19 nơi. Nay ta đã khuyên Khúc Lãm đắp lại như cũ. Ta lại trồng một cây gạo ở cách chùa Minh Châu hơn 1 dặm, đúng chỗ bị cắt long mạch, đời sau nơi này ắt có bậc đế vương xuất hiện để vun trồng Chánh pháp… Năm Bính Thân, niên hiệu Thanh Thái thứ 3 thời thuộc Đường (936), khi trồng cây gạo ở chùa Minh Châu, Trưởng lão Đinh La Quý An có đọc bài kệ:”Đại Sơn long đầu khởi/Cù Vĩ ẩn Minh Châu/Thập bát tử định thành/Miên thụ hiện long hình/Thỏ kê thử nguyệt nội/Định kiến nhật xuất thanh“ ( Nguyễn Minh Khôi, Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ, Giác Ngộ)
Nguyễn Minh Khôi viết: "Tương truyền,
cố GS sử học Trần Quốc Vượng sinh thời từng dịch bài kệ như sau: “Đầu
rồng hiện ở núi lớn/Đuôi rồng giấu sự thịnh vượng/Họ Lý nhất định
thành/khi cây gạo hiện hình rồng/chỉ trong mấy tháng thỏ, gà, chuột/chắc
chắn sẽ thấy mặt trời (vua) anh minh”.
Ông Nguyễn Đình Phúc, Bí thư Đảng ủy xã Tân Hồng kể: Năm 1992, GS Trần Quốc Vượng điền dã về khảo sát những di tích ở làng Dương Lôi. Khi tận mắt chứng kiến nền chùa Minh Châu và tìm hiểu địa danh trong vùng, biết có ngọn núi Đại Sơn ở cách chùa Minh Châu 1km, GS đã thốt lên: “Tôi đã nhầm khi dịch bài kệ của Trưởng lão họ Đinh!”. Sau đó, GS đã chỉnh lại bản dịch 2 câu đầu là: “Đầu rồng hiện ở Đại Sơn/đuôi rồng giấu ở chùa Minh Châu” ” .
Chúng
tôi tiếp cận bài kệ của Truởng lão họ Đinh, hoàn toàn nhất trí với cách
diễn giải của cố giáo sư Trần Quốc Vượng với hai câu đầu của bài kệ.
Trên bình diện phong thủy, long mạch ở Cổ Pháp với đầu rồng là Đại Sơn, và đuôi rồng (rồng non, tức cù) ở chùa Minh Châu (Dương Lôi). Và đuôi rồng đã ứng phát cho Lý Công Uẩn, tức họ Lý đã trở thành đế vương với Lý Thái Tổ. Thế thì đầu rồng ” Đại Sơn ” ứng phát vị họ Lý nào ở hương Diên Uẩn? Phải chăng tác giả “Thiền uyển tập anh” (bắt đầu được biên tập vào khoảng trước năm 1134 cho đến đầu thế kỷ 13), dựa vào thư tịch ở chùa Thiên Tâm, hoặc truyền ngôn ở vùng Tiêu Sơn, muốn gửi gắm cho hậu thế một chìa khóa để giải mã bí ẩn tông tích của Lý Công Uẩn ? Rõ ràng con cù (rồng non), đang ẩn ở sau chùa Minh Châu (chùa Cha Lư) là ứng phát cho Lý Công Uẩn, còn thân rồng đang thời ” tiềm long ” ở Đình Bảng-Dương Lôi ứng phát cho Hiển Khánh Vương, Vũ Đạo Vương, Lý Vạn Hạnh, Lý Khánh Vân…. Còn đầu rồng phải ứng phát một người họ Lý hương Cổ Pháp, đã khởi nghiệp ở Đại Sơn, thuộc Dương Lôi mà thôi. Ngọn núi Đại Sơn này có sông Đuống vờn mặt trước, nhìn về Dương Xá, Đại Từ… của vùng Thuận Thành-Luy Lâu, nơi hoạt động của sứ quân Lý Khuê, tức Lý Lãng Công vào những năm Bính Dần (966), Đinh Mão (967). Hiện nay tại thôn Dương Đanh, xã Dương Xá còn thờ Lý Lãng Công. Trong khoảng từ 936 đến 974 không có vị nào thuộc họ Lý của hương Diên Uẩn, ngoài Lý Khuê, đã khởi nghĩa ! Vậy Lý Lãng Công là ứng với đầu rồng đã khởi, nhưng thất bại, và các con cháu của ngài phải ẩn tu hoặc mai danh ẩn tích, đổi họ Lý thành họ Nguyễn vào thời Đinh (968-991), thời Tiền Lê (991-1009).
Chùa
Cha Lư ( Minh Châu), nơi thờ Phật và bà Phạm Thị Ngà. Sau chùa là nơi
chào đời của Lý Công Uẩn. Có khả năng trước đó chùa Cha Lư là nơi thờ
những vị quan họ Lư của triều Đường, thường dâng sớ can ngăn vua Đường
phát binh dẹp những cuộc nổi dậy của dân Giao Châu.
Thế
thì Lý Khuê phải là người con kiệt hiệt của dòng họ Lý của hương Cổ
Pháp vậy. Cuộc nổi dậy của sứ quân Lý Khuê ở Siêu Loại, bờ Nam sông
Đuống không thể không có sự ủng hộ công khai hoặc bí mật của Lục Tổ
Thiền Ông, thiền sư Vạn Hạnh cùng Phật tử của chùa Tiêu.
Lý Khuê nổi dậy ứng với câu kệ “Đại Sơn long đầu khởi” của thiền sư Định Không. Và Lý Khuê khởi nghĩa được hai năm thì bị diệt, con cái phải đi trốn, mai danh ẩn tích, thậm chí phải sống trong rừng, trong hang đá, điều kiện sinh sống thiếu thốn.
Hai câu cuối bài kệ của thiền sư Định Không có màu Dịch lý. Trong đó chữ “nguyệt” tượng “Âm”, chữ “nhật” tượng “Dương”.
Âm là tối, chưa tốt, ẩn tàng ; còn Dương là sáng, tốt đẹp, rực sáng. Lúc “nguyệt nội ” thì hai sao xấu (kê, thử) và khi một sao tốt (thỏ) chiếu rọi, chuyển âm sang dương, tức “nhật xuất” thì thành công rực rỡ. Trong Nhị thập bát tú thì sao MÃO NHỰT KÊ (GÀ) chỉ tốt cho nông nghiệp, còn giá thú, an táng, dựng nhà đều xấu. Nếu dựng nghiệp thì tai họa ập tới ngay những năm đầu tiên. Sao HƯ NHẤT THỬ (CHUỘT) cũng là một sao xấu, nếu tạo tác thì gặp tai ương, gia đình ly tán, cháu con trôi dạt tha phương. Hai sao trên thuộc loại HUNG TINH, còn một trong những CÁT TINH là sao PHÒNG NHỰT THỔ (THỎ). Sao này rất tốt cho tạo tác, giá thú, an táng, còn dựng nghiệp thì mọi sự đều tốt.
Và
khi Lý Khuê bị thất bại, nhóm Thiền Ông-Vạn Hạnh phải ” cưu mang ” đám
con cháu của Lý Khuê, tạo điều kiện cho cha, bác, chú của Lý Công Uẩn
mai danh ẩn tích (tiềm long) để tránh sự bố ráp gắt gao của triều Đinh
và Tiền Lê.
Vì tin vào câu ” Cù vĩ ẩn Minh Châu ” nên Vạn Hạnh đã tiến hành việc cưới bà Phạm Thị Ngà cho một người con trai của Lý Lãng công (tức Hiển Khánh vương). Vì tạo cho Lý Công Uẩn là con thần cháu thánh, tránh sự truy bắt của triều Đinh, Tiền Lê nên Thiền Ông ẩn tích, Vạn Hạnh đã giấu tông tích của Lý Khuê và mối quan hệ cháu ông giữa Lý Công Uẩn với sứ quân họ Lý vậy. Sau khi sứ quân Lý Khuê bị Đinh Bộ Lĩnh đánh bại, dòng họ Lý của sứ quân Lý Khuê một số bị giết, nhưng số còn lại phải đi ẩn, ví dụ vào rừng sinh sống, vào tu ở các chùa trong núi sâu nhằm mai danh ẩn tích. Lý Vạn Hạnh mặc dầu họ Lý nhưng cũng có thời kỳ phải mang họ Nguyễn. “Đại Nam nhất thống chí” từng chép: ” Đời Lý :Nguyễn Vạn Hạnh : người huyện Đông Ngàn , lúc bé thông minh khác thường , rộng thông ba học phái; xuất gia thâm thuý về thiền học, nói ra phần nhiều là lời sấm. Lê Đại Hành thường triệu đến hỏi công việc. Lí Thái Tổ phong làm quốc sư. “(tập 4,tr.146). Ngay vua Lê Đại Hành cũng rất gờm con cháu họ Lý, có khi suýt bắt được Lý Công Uẩn để trừ hậu họa. Hơn ai hết, Lê Đại Hành thừa biết họ Lý đang được lòng dân, đa phần là phật tử. “Đại Nam nhất thống chí” chép : ” Đền thần phụ quốc: ở xã Tam Tảo huyện Yên Phong. Xưa Lê Đại Hành đắp thành Hoa Lư, Lí Công Uẩn làm phu đắp, đến đêm Lê Đại Hành mộng thấy thần cho biết là có bậc quý nhân đương làm việc đắp thành ở đây. Thức dậy sai người đi tìm, thì Công Uẩn đã đi rồi . Khi Công Uẩn đi đến xã Tam Tảo, thấy hai vợ chồng già đang cày ruộng, bèn đem duyên do chuyện mình nói cho biết . Ông già liền bảo Công Uẩn lấy bùn trát khắp mình và cùng cày ruộng; sau đó ông già mang Công Uẩn về nhà, đào đất làm hầm cho ở và chứa nước ở trên hầm. Lê Đại Hành xem bói, thấy quẻ bói nói : “nước ở trên người” nên tưởng là Công Uẩn đã chết ở sông rồi. Đến khi Lý Công Uẩn được nhà Lê truyền ngôi, bèn phong ông già làm Phụ quốc đại vương và phong vợ ông làm vương phi, làm nhà cho ở phường Phượng Vũ. Sau khi ông già chết, người địa phương lập đền thờ ngay ở chỗ ông già ở “(tr.108).
Sự
kiện này phản ánh một thực tại rằng: Các vua Đinh, Tiền Lê vẫn gờm họ
Lý vùng Cổ Pháp-Siêu Loại và bản thân Lý Công Uẩn cũng biết vai trò, vị
thế của mình trong xu thế mới.
Sử liệu này cho thấy sự đùm bọc của nhân dân đối với Lý Công Uẩn, người đại diện cho niềm khát vọng của họ. Đinh Tiên Hoàng tiếp tục cử tướng Lưu Cơ giữ thành Đại La, sau khi dẹp loạn thập nhị sứ quân, là để khống chế các tộc họ có uy vọng ở miền Kinh Bắc, trong đó có họ Lý của Lý Khuê. Sự kiện ” sét đánh cây gạo ” không là biến cố ngẫu nhiên. Từ năm 936 cây gạo đã được Trưởng lão Đinh La Quí An trồng ở làng Dương Lôi. Nếu sét đánh cây gạo khoảng năm 1009 hay 1010 trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi khoảng trên dưới một năm thì không hợp lý. Cuộc vận động để đưa dòng dõi họ Lý lên ngôi phải được tiến hành cả trăm năm, nhưng từ năm 936 cây gạo được trồng, cho đến năm 1009 mới có vụ cây gạo ở Dương Lôi bị sét đánh và xuất hiện bài sấm ký thì thì không có chuyện Lý Công Uẩn bị Lê Đại Hành cho người tìm Lý Công Uẩn nói riêng và họ Lý nói chung để trừ hại. Có khả năng dư luận về bài sấm ký có thể xuất hiện sớm hơn nhiều so với năm Lý Công Uẩn lên ngôi. Sau khi bị tử trận ở Dương Xá (tức ở làng Thổ Lỗi), thân nhân đã bí mật đưa hài cốt Lý Khuê về táng ở Mai Lâm, Đông Ngàn. Hiện nay ở Hoa Lâm (Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội) có mộ Hùng Công trong khu vực “Lý gia lăng”. Trong bài “Hoa Lâm viên và những dấu ấn triều Lý ” (web chudu 24) có đoạn: ” Gia phả và nhà thờ họ Nguyễn gốc Lý tại thôn Du Nội còn ghi rõ. Mai Lâm ngày nay còn ghi nhận những địa danh như: đồng Bẫy Sập, mộ Hùng Công,miếu Âm Hồn, bãi Tổng Binh, ao Sau Dinh, cầu Giá Ngự… gắn với những sự kiện vui, buồn của thời Lý. Một ngàn năm qua đi mà những địa danh này vẫn còn đó, ghi lại dấu tích xa xưa ở một vùng quê. “Những địa danh lịch sử ở Hoa Lâm như mộ Hùng Công, miếu Âm Hồn, bãi Tổng Binh, ao Sau Dinh… không gợi mở về những ngày Lý Công Uẩn lên ngôi êm thắm mà như nhắc nhở về một vị hùng trưởng họ Lý khởi nghĩa và thất bại ! Mộ Hùng Công phải chăng là ngôi mộ bí mật của Lý Khuê ? Như thế thì mộ bà Lý triều quốc mẫu ở Hoa Lâm là mộ phu nhân của Lý Lãng Công ?
4/ Hoa Lâm là một trong những vùng tụ cư của họ Lý bản địa vào thời Vãn Đường ?
Từ
trước đến nay, khi nghiên cứu về tông tích cha mẹ của Lý Công Uẩn, các
nhà sử học, các nhà nghiên cứu thường ít quan tâm mộtnhân vật lịch sử
của vùng Cổ Pháp-Siêu Loại, quần tụ hai bờ sông Thiên Đức hay sông
Đuống. Đó là bà nội của Lý Công Uẩn.
Đền thờ Lý triều quốc mẫu Phạm Thị Tiên ở Hoa Lâm
Bà nội của Lý Công Uẩn cũng là một nhân vật lịch sử bí ẩn. Bà chỉ xuất hiện trong “Đại Việt sử ký toàn thư
Tại sao triều đình Lý Thái tổ, có cố vấn Vạn Hạnh uyên thông Tam giáo, lại để chậm trễ việc truy phong bà nội của Lý Công Uẩn ? Tại sao truy phong bà nội là Hậu, có thụy hiệu mà không truy phong ông nội? Việc truy phong bà nội nhưng gác lại ông nội chứng tỏ có điều uẩn khúc trong tôn tộc nhà Lý. Phải chăng, trong thời kỳ vận động để đưa Lý Công Uẩn lên ngôi, họ Lý vùng Cổ Pháp – Siêu Loại đã tạo những huyền thoại về một Lý Công Uẩn là con thần, nên triều đình nhà Lý, có quốc sư Vạn Hạnh, đã giấu tông tích thân phụ Hiển Khánh vương, giấu tông tích cha của Hiển Khánh Vương tức ông nội của Lý Công Uẩn ? “01 lần, với dòng ghi chép ngắn ngủi : “Mậu Ngọ (Thuận Thiên) năm thứ 9 (1018), Mùa Xuân, tháng Hai, truy phong bà nội làm Hậu và đặt tên thụy “(s.đ.d- tr.245).
Phải
chăng bà vợ của Lý Lãng Công chính là phu nhân Phạm Thị Tiên, từng trú
ẩn ở Hoa Lâm. Bà Phạm Thị Tiên, sau khi chồng bị bại, đã mai danh ẩn
tích ở Hoa Lâm. Làng Dương Lôi có vọng tộc là Phạm tộc, còn hoa Lâm có
vọng tộc là Lý tộc.
Những ngày mai danh ẩn tích ở Hoa Lâm, chắc bà Phạm Thị Tiên thường vãn cảnh chùa Tiêu Sơn để liên lạc với con cháu đang trốn ở vùng Dương Lôi-Đình Bảng, rừng Báng, Tiêu Sơn. Bà đã bàn với hai người cháu tâm phúc, thiền sư Khánh Vạn (tức sư Vạn Hạnh) và Khánh Văn để lo cưới vợ cho một trong các con trai của bà. Vị này có thể ẩn cư ở chùa Tiêu Sơn hoặc rừng Báng Dương Lôi. Chính hai vị thiền sư Khánh Vạn và Khánh Văn nhân một chuyến về thuyết pháp ở Minh Châu, tìm được cô gái nghèo họ Phạm, tức Phạm Thị Ngà và thiền sư Vạn Hạnh đã tạo điều kiện cho cô Phạm Thị Ngà kết hôn với con trai của hai vợ chồng Lý Khuê , Phạm Thị Tiên trong bí mật. Chí ít bà Phạm Thị Ngà cũng có với cha của Lý Công Uẩn hai con trai… Vì phải sống trong rừng, điều kiện quá khó khăn, bà Ngà phải nhờ sư Lý Khánh Văn nuôi Lý Công Uẩn khi ngài lên ba tuổi…
Nghiên cứu bài viết của Nguyễn Minh Khôi trên báo Giác Ngộ thì
thấy rằng hai làng Dương Lôi và Hoa Lâm đều có đền thờ Phạm mẫu, nhưng
tên gọi hai công trình kiến trúc khác nhau. Ở Dương Lôi gọi là ” đền thờ
Lý Thánh Mẫu “, ở Hoa Lâm gọi là ” đền thờ Lý triều quốc mẫu “.
Tại đền thờ Lý triều quốc mẫu, tên húy của Phạm mẫu là Phạm Thị Tiên, còn tại đền thờ Lý triều thánh mẫu, tên húy của Phạm mẫu là Phạm Thị Ngà.Bà Phạm Thị Ngà rõ ràng theo truyền thuyết của làng Dương Lôi là mẹ đẻ của Lý Công Uẩn, nhận công việc thủ hộ ở chùa Thiên Tâm, thọ thai với “thần nhân dựa cột chùa” ( Hiển Khánh Vương). Còn bà Lý triều quốc mẫu ở Hoa Lâm là tín nữ đến vãn cảnh chùa Thiên Tâm và cảm “thần hầu” trong hang đá, sinh ra vua Lý, chính là Hiển Khánh Vương (thân phụ của Lý Công Uẩn). PGS Trịnh Bỉnh Dy cho rằng chùa Tiêu vẫn còn tấm bia “Lý gia linh thạch” khắc vào năm 1793, có đoạn: “Đông Ngạn, Hoa Lâm nhân Phạm mẫu, tiêu dao kỳ tự, thường kiến nhất thần hầu, bất giác hữu thần”. Như thế những tác giả của văn bia “Lý Gia linh thạch bi ” ở chùa Thiên Tâm vào thời Tây Sơn, đã tưởng nhầm Lý triều quốc mẫu Phạm Thị Tiên (mẹ của Hiển Khánh Vương, có mộ ở Hoa Lâm) với Lý Thánh mẫu Phạm Thị Ngà ở Dương Lôi. Bà nội Phạm Thị Tiên, phu nhân của Lý Lãng Công, ẩn cư ở Hoa Lâm, có nhiều người gốc họ Lý, còn bà Phạm Thị Ngà ẩn cư ở rừng Báng của làng Dương Lôi, nguyên quán của mình. Nếu cả Dương Lôi và Hoa Lâm đều có mộ Phạm Thị , đều là mộ của bà Phạm Thị Ngà thì mộ của bà nội của Lý Công Uẩn ở đâu? Dẫu sao năm 1018, Lý Thái tổ có truy phong bà nội làm hậu và dâng tên thụy; chỉ giấu hành tung của Lý Lãng công. Và cũng tạo ra huyền thoại Lý quốc mẫu cũng gặp thần hầu và sinh ra Hiển Khánh Vương, như thế Lý Thái tổ vẫn là con thần cháu thánh vậy. Với kiến giải này, hiểu được vì sao họ Lý lại tế lễ tiền nhân ở Thái Đường, Hoa Lâm, nơi có Lý gia lăng. Vậy lăng mộ của Lý thánh mẫu Phạm Thị Ngà ở rừng Báng, còn lăng của Lý triều quốc mẫu Phạm Thị Tiên ở Hoa Lâm, cùng với mộ chồng là mộ Hùng công, thuộc Lý gia lăng.
Ở
Dương Lôi có Thái miếu, còn ở Hoa Lâm có Thái đường. Nếu thế thì Hoa
Lâm có mộ ông bà nội của Lý Thái Tổ, cho nên ở Hoa Lâm được họ Lý quần
tụ, thường xuyên tế lễ ở nhà Thái Đường, nên mới xảy ra vụ án Trần Thủ
Độ diệt các tôn thất nhà Lý đang cúng tế ở Lý gia lăng, để lại địa danh
đồng Bẫy Sập.
Lăng mộ Lý Thái Tổ chắc chắn ở Sơn lăng cấm địa, cùng với lăng mộ các vua Lý khác.
Nhưng
tại sao dân Hoa Lâm vẫn còn ký ức về mộ vua Lý Thái Tổ trong khu Lý gia
lăng? Thực ra khi vua Lý Thái tổ truy phong bà nội Phạm Thị Tiên là Hậu
thì ngầm truy phong ông nội Lý Khuê là Đế, và mộ của Hùng công trở
thành ” mộ vua Lý “.
Do không biết “mộ vua Lý” là mộ vua Lý nào, dân sở tại cứ tưởng là mộ vua Lý Thái tổ!
Con cháu họ Lý đang hành lễ ở Bãi Sập
thuộc khu vực Lý Gia lăng ở Hoa Lâm, Đông Anh, Hà Nội.
Tại
di tích Hoa Lâm Viên ở xã Mai Lâm (huyện Đông Anh), các nhà khoa học
của đoàn khảo sát của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Viện
Khảo cổ học đã phát hiện nhiều di tích và hiện vật thời Lý-Trần.
Đặc biệt là những hiện vật gốm tráng men cao cấp có niên đại thế kỷ VII-X và gạch “Giang Tây quân” – loại gạch đã tìm thấy ở 2 kinh đô Hoa Lư và Thăng Long. Phát hiện này phần nào hé mở những thông tin về các công trình kiến trúc thời Lý-Trần tại Hoa Lâm Viên, một di chỉ nằm trong vùng văn hóa Kinh Bắc xưa. Về những phát hiện này, chúng tôi quan tâm lan can sấu đá. Mô-típ ” rồng-sấu ” này như là một gạch nối giữa mô-típ rồng thời Ngô, Đinh với mô-típ rồng thời Lý. Thật vậy rồng ở lan can này chưa hoàn chỉnh như con rồng thời Lý, nó còn mang dáng vẻ sấu (hay cù) trên chuông đồng phát hiện ở thế kỷ IX, X của giới khảo cổ học. Chưa chắc cặp ” rồng-sấu ” phát hiện được là của một hành cung của vua Lý Thái tổ cho xây dựng ở Hoa Lâm.
Những
di vật gốm tráng men cao cấp thuộc thế kỷ VII-X phát hiện ở Hoa Lâm
(Đông Anh) cùng với thư tịch cổ cho phép chúng tôi đặt giả thuyết vùng
Hoa Lâm (Đông Anh) từng là nơi cư trú của dòng tộc họ Lý bản địa, có uy
vọng, từng có mưu đồ cát cứ thời Vãn Đường, kéo dài trong các thế kỷ
VII,VIII, IX, X.
Thật vậy, “Đại Việt Sử Ký Toàn thư“chép: “Đinh Hợi, (687), (Đường Trung Tông Triết, Tự Thánh năm thứ 4 ). Mùa Thu, tháng 7, các hộ người Lý ở Lĩnh Nam theo như lệ cũ nộp nửa thuế, Đô hộ Lưu Diên Hựu bắt phải nộp cả. Các hộ người Lý mới oán giận, mưu làm loạn. Lý Tự Tiên làm chủ mưu, Diên Hựu giết đi. Dư đảng là bọn Đinh Kiến họp quân vây phủ thành. Trong thành binh ít không chống nổi, đóng cửa thành cố giữ để đợi quân cứu viện. Đại tộc ở Quảng Châu là Phùng Tử Do muốn lập công, đóng quân không đến cứu. Kiến giết Diên Hựu. Sau Tư Mã Quế Châu là Tào Trực Tĩnh đánh giết được Kiến. “(s.đ.d, tr.189). Giao Châu loạn, Mai Thúc Loan khởi nghĩa năm 722. Giặc Côn Lôn-Chà Bà chiếm phủ Trấn Nam đô hộ ở La thành, Kinh lược sứ Trương Bá Nghi cầu cứu Đô úy châu Vũ Định là Cao Chính Bình, quân cứu viện đánh tan quân giặc. Bá Nghi đắp lại La Thành năm 767. Rồi năm 791, Phùng Hưng vốn nhà hào phú, sức có thể vật hổ đánh trâu, dấy binh đánh Cao Chính Bình, chiếm phủ trị, tiếc thay sớm qua đời, con là Phùng An lên thay, tôn xưng cha là Bố Cái Đại Vương. Khoảng tháng 5, năm 791 nhà Đường đặt quân Nhu viễn ở phủ trị, cử Triệu Xương làm đô hộ, phủ dụ Phùng An, An đem quân hàng… Năm 819, Dương Thanh là một tù trưởng bản địa, từng được nhà Đường cử làm Thứ sử Hoan Châu, khởi nghĩa nhân quan đô hộ Lý Tượng Cổ hà khắc, đánh phá phủ thành, giết Tượng Cổ. Nhà Đường sai Quế Trọng làm An Nam đô hộ, đánh Dương Thanh không được. Lý Nguyên Gia được cử làm Đô hộ, đánh nhau với Dương Thanh cũng như dụ hàng cũng không xong. Lý Nguyên Gia tin phong thủy nên dời phủ thành. “Đại Việt Sử Ký Toàn thư“chép: ” Giáp Thìn (824),(Đường Mục Tông Hằng, Trường Khánh năm thứ 4).Mùa Đông, tháng 11, Lý Nguyên Gia thấy trước cửa thành có dòng nước chảy ngược, sợ trong châu nhiều người sinh lòng làm phản, vì thế dời đến đóng ở thành hiện nay.(Bấy giờ Nguyên Gia dời phủ trị đến sông Tô Lịch, mới đắp thành nhỏ thôi, có người thầy tướng bảo rằng: Sức ông không đắp nổi thành lớn, sau 50 năm nữa ắt có người họ cao đến đây đóng đô dựng phủ… “(sdd tr.193) …Nửa sau thế kỷ 9, Giao Châu lại loạn vì giặc Nam Chiếu, Cao Biền đánh dẹp, lại đắp thành Đại La to rộng bề thế hơn… Năm Đinh Mão (907) nhà Đường mất, họ Khúc ở Giao Châu tự lập Tiết độ sứ. Vua Nam Hán sai Lý Khắc Chính sang đánh dẹp họ Khúc, lại cử Lý Tiến làm thứ sử. Bộ tướng của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ ở Ái Châu đem quân đánh Tiến, chiếm được Đại La thành… Như thế thời Vãn Đường, các họ Lý, Phùng, Khúc, Dương có mưu đồ nổi dậy để tự chủ ở Giao Châu. Vậy ở bờ Bắc sông Đuống có khả năng là vùng lập nghiệp của họ Lý, họ Khúc kế thế làm hùng trưởng. Như thế hành trạng của sư Định Không, Thông Thiện, Đinh La Quý An cùng tâm nguyện của họ có thể hiểu được. Và thủ phủ của họ Lý là Hoa Lâm, gần ngã ba sông Hồng, sông Đuống… Những năm loạn lạc họ Lý cứ kinh dinh đất đai về phía Đông, Đông Bắc phía bờ Bắc sông Đuống, tạo nên hương Diên Uẩn ở bờ bắc sông Đuống. Những ngôi chùa cổ ở Kinh Bắc được dựng có họ Lý góp công sức như chùa Lục Tổ, chùa Cổ Pháp (chùa Dặn) ở Đình Bảng, chùa Cha Lư (chùa Minh Châu) ở Dương Lôi… Còn họ Dương có khả năng kinh dinh vùng đất thuộc hương Thổ Lỗi, nên về sau có làng Dương Xá. Có khả năng Lý Khuê, là một hùng trưởng ở Hoa Lâm, thời Thập nhị sứ quân vượt sông Đuống, về phía Nam chiếm Thổ Lỗi để đặt bản doanh vậy. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu Dương Lôi là quê nội thì ở Dương Lôi phải có nhà Thái Đường để họ Lý thường xuyên tế lễ tiên tổ họ Lý và cả ngàn năm sau con cháu họ Lý(đã đổi thành họ Nguyễn) phải tìm về. Đằng này con cháu họ Lý vẫn hằng coi Hoa Lâm là quê nội .
Còn
làng Dương Lôi, vẫn còn tộc họ Phạm, luôn truyền ức làng mình là quê
ngoại và là nơi bà Phạm Thánh Mẫu sinh Lý Công Uẩn vào những ngày gian
khổ. Điều thú vị là bà nội của Lý Công Uẩn cũng gốc họ Phạm Dương Lôi,
lấy chồng là hùng trưởng Lý Khuê và làm dâu nhà họ Lý ở Hoa Lâm .
5. Thay lời kết
Khi
đã lên ngôi, vua Lý Thái tổ đã truy phong cha là Hiển Khánh vương và
tôn tạo ngôi mộ của cha ở rừng Báng, không xa chùa Thiên Tâm và Dương
Lôi, được dân gian gọi là mộ Hiển Khánh Vương. Lại truy phong mẹ là Minh
Đức Thái Hậu và cũng xây lăng cho mẹ trong rừng Báng.
Do chưa tiện truy phong ông nội Lý Lãng Công, một vị sứ quân đã tử trận, nhưng sau đó truy phong bà nội làm hậu, ban tên thụy để cúng tế; thế thì bí mật truy phong ông nội là hoàng đế vậy… Lý Công Uẩn bí mật dựng mộ phần của ông nội Lý Lãng Công (mộ Hùng công) và mộ của bà nội Phạm Thị Tiên (mộ Phạm quốc mẫu) ở Hoa Lâm. Rõ ràng Lý Công Uẩn có người anh được ban tước Vũ Uy vương , có em là Dực Thánh vương. Lại có một người chú ruột còn sống và được phong Vũ Đạo vương, con ông chú là Trung Hiển lại giứ chức Thái úy Lý triều. Như thế Lý Công Uẩn có một gia tộc đàng hoàng, nhưng do ông nội là sứ quân Lý Lãng Công, bị Đinh Tiên Hoàng đánh bại và Triều Đinh, Tiền Lê tầm nã gắt gao con cháu Lý Lãng Công, gia đình của Lý Công Uẩn phải sống trong ly tán, bí mật. Nếu không có mối quan hệ huyết thống với sứ quân Lý Khuê thì bà con thân thuộc của thiền sư Vạn Hạnh chỉ cần đổi họ và sống bình thường, đằng này cha mẹ của Lý Công Uẩn phải kết hôn trong bí mật, sống trong rừng, chịu muôn vàn khó khăn và chết thảm ! Do cuộc vận động nhằm đưa Lý Công Uẩn lên ngôi, họ Lý hương Cổ Pháp đã tạo ra huyền thoại cha con Lý Công Uẩn là con thần cháu thánh nên vẫn giữ bí mật mối quan hệ huyết tộc với Lý Khuê. Thôn Dương Đanh, làng Dương Xá được lệnh ngầm tế lễ sứ quân Lý Lãng Công và ở Thái Đường Hoa Lâm là nơi hiệp tế tiên tổ họ Lý, trong đó có ông nội Lý Khuê và bà nội Phạm Thị Tiên của Lý Thái tổ.
Từ giả thuyết công tác nêu trên, chúng tôi thử dựng một phổ hệ gia tộc Lý Công Uẩn và Quốc Sư Vạn Hạnh.
Phả đồ giả thuyết về tông tích của Lý Công Uẩn, trong đó chọn thân phụ của Định Không thiền sư làm tổ họ Lý và phải chăng ngài tổ này là hậu duệ của Lý Tự Tiên, cùng khởi nghĩa với Đinh Kiến vào năm 687? Tạm xềp Định Không thuộc đời thứ nhất, ngang hàng ông cố của Lý Khuê. Có khả năng đệ tử Thông Thiện cũng thuộc họ Lý, ngang đời với ông nội của Lý Khuê. Đệ tử Đinh La Quí An của Thông Thiện, người trị phép thuật của Cao Biền và trồng cây gạo lịch sử ở Dương Lôi là ngang đời với cha của Lý Khuê và là hậu duệ của Đinh Kiến. Họ Khúc từng khởi nghĩa và tự chủ, có hậu duệ là Khúc Lãm, được Trưởng lão Đinh La Quí An nhắc đến trong lời trối…
Chúng tôi đề xuất một giả thuyết công tác trong công cuộc tìm kiếm tông tích của nhà vua huyền thoại Lý Thái tổ.
Với tinh thần khoa học, chúng tôi dựa vào những bài kệ mang màu sắc sấm ký được chép trong “Thiền Uyển tập anh“, hoặc bài sấm ký xuất hiện trên cây gạo… để tìm sự thật về tông tích của Lý Công Uẩn. Thiền sư Vạn Hạnh đã hoàn thành xuất sắc tâm nguyện của họ Lý nói riêng và của dân Việt nói chung. Dẫu là thiền sư ngài đã đạt vinh quang tột bực, cũng như người cháu, người con nuôi và người học trò xuất sắc Lý Công Uẩn. Tuy nhiên để đạt được sự vinh quang ấy thì tự đáy lòng thiền sư Vạn Hạnh và vua Lý Thái tổ vẫn đau đáu một nỗi niềm không nguôi là Lý Công Uẩn là người ” mất gốc ” ! Vì lẽ đó, vị cố vấn Vạn Hạnh đã bàn với vua Lý Thái tổ khi vừa lên ngôi đã phong tước vương cho chú, anh, em ; truy phong mẹ và cha…tức là biến huyền thoại người thần của Lý Công Uẩn thành bậc có cha là thần và mẹ là người thực của cõi nhân gian. Tuy nhiên sau 10 năm ở ngôi, nỗi đau ấy vẫn còn trong thiền sư Vạn Hạnh và vua Lý Thái tổ, cho nên hai người quyết định truy phong bà nội của Lý Công Uẩn, ở Hoa Lâm là Hậu. Nhưng không truy phong ông nội, vẫn tạo ra huyền thoại bà nội ” cảm thần hầu ” trên tảng đá trong hang và sinh Hiển Khánh Vương. Chính ở chùa Tiêu Sơn, thiền sư Vạn Hạnh kể về các vị tổ Định Không, Thông Thiện, Đinh La Quí An, Thiền Ông với những bài kệ có sức dự đoán như thần là nhằm gửi lại hậu thế những chìa khóa để giải mã gốc gác người thực của Lý Công Uẩn. Do bối cảnh lịch sử đương thời, trước và sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi, Vạn Hạnh và Lý Công Uẩn âm thầm giữ kín nỗi niềm bi kịch ấy, khiến hậu thế gặp nhiều khó khăn trong việc tìm gốc gác của Lý Thái tổ.
Khi
nêu giả thuyết để góp phần tìm kiếm tông tích của vua Lý Thái tổ, có
thể phạm sai lầm, có gì sơ suất thì các nhà sử học và bà con họ Lý, họ
Phạm góp ý cho chúng tôi trong tinh thần khoa học.
|
Nhận xét
Đăng nhận xét