Quần
thể di tích Phủ Dầy gồm hơn 20
đền, phủ, chùa, lăng,... nằm trải
đều trong một không gian đẹp với
cảnh quan thiên nhiên phong phú, có
núi có sông xen giữa ruộng đồng
màu mỡ thuộc xã Kim Thái, huyện
Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Di tích Phủ
Dầy đã được Nhà nước xếp hạng di
tích lịch sử - văn hoá.
Hàng
năm, khách thập phương về Phủ Dầy
rất đông, mong được trút bỏ mọi lo
toan của cuộc đời, để vơi đi mọi ưu
tư, phiền muộn, hướng tâm hồn đến
cái chân, thiện, mĩ. Không chỉ vậy,
về với Lễ hội Phủ Dầy, khách
thập phương còn được tận mắt tham
quan và chiêm ngưỡng quần thể kiến
trúc độc đáo do bàn tay và khối
óc tài hoa của cha ông ta để lại
trên mảnh đất văn hiến - nơi hội tụ
đầy đủ các yếu tố địa lý - lịch
sử - văn hoá để phát tích, tồn
tại và phát triển tín ngưỡng
thờ Mẫu.
Kiến
trúc ở Phủ Dầy hội tụ những nét
đặc sắc, độc đáo của kiến trúc dân
tộc cùng nhiều cổ vật quý như
đồ thờ tự, văn bia, sắc phong,...
Phủ Dầy được bắt đầu xây dựng từ
thời Lê Cảnh Trị (1663 -1671). Sau
nhiều lần được trùng tu, tôn tạo,
bổ sung, mở rộng, nâng cấp, đến nay
đã trở thành một quần thể điện
đài hoàn chỉnh, tương xứng với vị
thế của tín ngưỡng thờ Mẫu, với
lòng ngưỡng vọng Mẫu Liễu Hạnh
của du khách thập phương trong mỗi
chuyến du lịch tâm linh về với Phủ
Dầy.
Phủ Tiên Hương là một công trình đẹp
được xây dựng từ thời Lê - Cảnh Trị (1663 - 1671) và đã qua nhiều lần
trùng tu. Phủ Tiên Hương có 19 toà với 81 gian lớn nhỏ, mặt phủ quay về
phía tây nam nhìn về dãy núi Tiên Hương. Trước phủ có hồ và một sân
rộng, có 3 toà nhà dàn hàng ngang hai tầng, tách mái đó là phượng du
nơi đón khách tới hành hương. Một hồ bán nguyệt có lan can thấp bao
quanh, có bình phong và hai cầu vượt đều bằng đá chạm khắc hình con
rồng với móng vuốt sinh động tinh xảo. Phủ có 4 lớp thờ (4 cung): đệ
nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ.
Các cung đều được tập trung các nghệ
thuật chạm khắc tinh vi, thể hiện đủ các mảng đề tài: rồng, phượng,
hổ... Chính cung (cung đệ nhất) có một khám thờ khảm trai, bề thế và
tinh xảo. Đây chính là nơi đặt 5 pho tượng có giá trị mỹ thuật cao của
thế kỷ thứ 19.
Trước Phủ Vân Cát là một phương du được làm giữa hồ nước mà nền được bó đá cẩn qui đẹp mắt, xung quanh có hành lang với nhiều mảng hoạ tiết như hoa chanh, voi chầu, các mảng trạm đá trúc mai..kì công. Hai phía bắc – nam có cầu đá mà dầm cầu có hoạ tiết trạm bầu rượu túi thơ, mặt cầu là những phiến đá xanh viền kép theo dáng cong cong, càng làm cho phương du thêm đẹp đẽ.
Toà Đệ Tứ gồm 5 gian lớn làm theo kiểu chồng diêm hai tầng, 8 mái cong cong như cánh hoa sen vươn đều hình dung đây là bông sen vươn lên thật đẹp. Những hàng bẩy vừa có dáng cong cong, trạm trổ các đề tài thông mai, cúc, trúc hoá long sống động.
Lầu Phương Du
Lăng xây theo kiểu hình vuông mỗi cạnh 24m, từ ngoài vào trong tạo năm lớp tường hoa theo cấp độ khác nhau, tường trong cao hơn tường ngoài, tuy chiều cao tương hoa đều 1m mà vẫn thấy rõ sự vươn dần lên phần mộ, và bốn mặt tường hoa đều có cửa lên mộ, mỗi cửa lại có một bình phong làm kiểu cuốn thư, đục trạm hoa lá cách điệu nghệ thuật.
Lăng Mẫu hiện nay đã trở thành một di tích không thể thiếu được khi mỗi khách hành hương vê với lễ hội Phủ Dầy.Và ngày càng nhiều các du khách về thăm quan dâng hương lên mộ phần bày tỏ tấm lòng thành kính đối với Mẹ.
Nhận xét
Đăng nhận xét