Mình đang công tác và cư trú tại Nỏ Bạn, Vân Tảo, Thường Tín, Hà Nội, ở
gần chỗ mình ở có một di tích lịch sử cực kỳ hay mà mới được biết. Đó là
Lăng đá Quận Vân. Hỏi một số người dân xung quanh đây không ai biết
quần thể lăng đá này có từ bao giờ, họ cũng không biết lăng đá này giữ
hài cốt của ai, tại sao có nó, họ chỉ nói là có từ lâu lắm rồi, lăng rất
thiêng, hàng năm có rất nhiều người đến viếng và tham quan.
Hầu hết những thông tin mình viết trong bài này là do lục tìm trên google mà có. Thậm chí ban đầu mình cũng không biết làm thế nào để có thể tra trên internet nữa, chỉ biết đó là một lăng đá.
Theo như những gì mình tìm được thì khu di tích này là một trong quần thể lăng đá còn đầy đủ và nguyên vẹn nhất được khai quận và còn lại tới ngày nay. Khu lăng mộ này được xây dựng từ năm 1733, của Đô đốc đại giang Quận công Đỗ Bá Phẩm dưới thời vua Lê - chúa Trịnh Sâm. Tất cả số đá xanh được dựng lăng là được chở từ Đông Triều – Quảng Ninh (Quê mình) theo sông Hồng về đây để đẽo tạc dựng lăng.
Khu quần thể được thiết kế bố trí: Đi từ cổng vào, sẽ nhìn thấy 2 ông tướng (đá) gác cổng cùng với 2 chú chó đá (một mất một còn), 2 ông tướng này được tạc rất chi tiết, cao tầm 1m5-1m6 (chiều cao tầm tầm bằng mình), có ôm đao, mặt không giữ tợn như ông thiện, ông ác ở trong chùa, nhìn có vẻ nhân từ lắm, quần áo có đai thắt, đẽo tạc rất tinh tế, uyển chuyển.
Đi tiếp vào là khu sân được trồng cây cối, hoa lá (không biết trước đây được thiết kế để trồng rồi hay bà con ở đây trồng vào như thế), ở khu vực được gọi là sân đó có một số hiện vật cũng bằng đá như ghế ngồi, bàn… được bà con sắp đặt gọn gàng có thể ngồi uống nước.
Mình còn thấy có một tấm bia to bé bằng cỡ tờ giấy A3 hơn một tí ghi toàn chữ hán, mà theo mình tìm hiểu thì đó là tấm bia ghi lại công lao những người thợ xưa tạo dựng nên khu lăng đá.
Sau khu này có 3 án thư bằng đá to, trạm trổ rồng chầu mặt nguyệt, hai bên là đôi voi, cùng đôi ngựa đá to như thật, được chạm khắc từ đá nguyên khối, phía sau án thư là hương án có tượng đôi chó đá nằm gác, trên hương án có một ngai bằng đá thu nhỏ nhìn rất xinh xắn.
Đằng sau án thư là nhà bia (lăng đá), phía trước nhà bia có đôi nghê đá.
Cuối cùng là mộ đá của vợ chồng ông Quận Công Đỗ Bá Phẩm
Như mình đã nói tới, khu di tích này là cả một quần thể chứ không chỉ riêng một cái lăng, được xây dựng như điện thờ, có điều được thu nhỏ trong diện tích 1000m2 (Cỡ gần 3 sào bắc bộ). Lăng nằm giữa cánh đồng, lại còn bị lẫn trong những ngôi mộ mới nên chẳng mấy ai đi qua mà để ý tới nó.
Lý do người dân hầu như không có chút thông tin về một khu lăng mộ có niên đại gần 300 năm đó là khu quần thể này mới được phát lộ cách đây hơn 20 năm. Trước đây, vào năm 1914 bị vỡ đê sông Hồng nên cả làng xóm bị ngập sâu trong nước, sau khi nước rút thì để lại lớp phù sa dày tới cả 2m, thành ra dân làng cứ tưởng khu mộ đã bị trôi đi mất, nên cứ thế cấy cày trồng trọt lên đấy, tới năm 1985 UBND xã Vân Tảo có cho cải tạo đất để bà con trồng ngô, huy động máy xúc, máy kéo tới múc hết lớp phù sa cằn đi thì lộ thiên ra khu lăng mộ, lúc đó thì các nhà khảo cổ kéo về đào bới nghiên cứu. Hiện khu lăng mộ gần như vẫn giữ được nguyên vẹn như ban đầu, chỉ có một số chi tiết đã bị hỏng, như đôi chó đá ngoài cổng, thì một bên mất, một bên còn, ở trong lăng đá bà con có đặt một hòm công đức và bát hương để thờ cúng.
Và nếu bạn chú ý kĩ là khu quần thể này rất trũng, chỉ cần có mưa là bị ngập nước. Hôm mình chụp ảnh này nước đã rút đi rất nhiều, chỉ còn ngập ở nơi nhà bia. Mình nhớ hôm đầu tiên mình đi, bắt đầu từ chỗ hương án, nước ngập túp, cá mú nhảy tung tăng, mình hỏng mất một đôi giày.
Đường rẽ vào lăng
Đứng từ xa
Chỉ dẫn: Nếu đi từ HLU, cố gắng lần đường ra Giải Phóng, đi thẳng giải phóng, quốc lộ 1 cũ, qua Thanh Trì, đến Thường Tín (ngã ba ga), rẽ trái đi vào khoảng 4km nữa, sẽ nhìn thấy một cổng làng đề thôn Nỏ Bạn, rẽ vào đó cỡ 600m sẽ thấy một ngôi đình (đối diện với UBND xã Vân Tảo), vòng ra đằng sau ngôi đình sẽ là quần thể lăng đá.
Sau khi thăm Lăng đá, các bạn có thể qua đò sang thăm đền Chử Đồng Tử luôn, chỉ cách đó không quá 2km (theo đường chim bay thì chưa đầy 1 cây số)
Hầu hết những thông tin mình viết trong bài này là do lục tìm trên google mà có. Thậm chí ban đầu mình cũng không biết làm thế nào để có thể tra trên internet nữa, chỉ biết đó là một lăng đá.
Theo như những gì mình tìm được thì khu di tích này là một trong quần thể lăng đá còn đầy đủ và nguyên vẹn nhất được khai quận và còn lại tới ngày nay. Khu lăng mộ này được xây dựng từ năm 1733, của Đô đốc đại giang Quận công Đỗ Bá Phẩm dưới thời vua Lê - chúa Trịnh Sâm. Tất cả số đá xanh được dựng lăng là được chở từ Đông Triều – Quảng Ninh (Quê mình) theo sông Hồng về đây để đẽo tạc dựng lăng.
Khu quần thể được thiết kế bố trí: Đi từ cổng vào, sẽ nhìn thấy 2 ông tướng (đá) gác cổng cùng với 2 chú chó đá (một mất một còn), 2 ông tướng này được tạc rất chi tiết, cao tầm 1m5-1m6 (chiều cao tầm tầm bằng mình), có ôm đao, mặt không giữ tợn như ông thiện, ông ác ở trong chùa, nhìn có vẻ nhân từ lắm, quần áo có đai thắt, đẽo tạc rất tinh tế, uyển chuyển.
Đi tiếp vào là khu sân được trồng cây cối, hoa lá (không biết trước đây được thiết kế để trồng rồi hay bà con ở đây trồng vào như thế), ở khu vực được gọi là sân đó có một số hiện vật cũng bằng đá như ghế ngồi, bàn… được bà con sắp đặt gọn gàng có thể ngồi uống nước.
Mình còn thấy có một tấm bia to bé bằng cỡ tờ giấy A3 hơn một tí ghi toàn chữ hán, mà theo mình tìm hiểu thì đó là tấm bia ghi lại công lao những người thợ xưa tạo dựng nên khu lăng đá.
Sau khu này có 3 án thư bằng đá to, trạm trổ rồng chầu mặt nguyệt, hai bên là đôi voi, cùng đôi ngựa đá to như thật, được chạm khắc từ đá nguyên khối, phía sau án thư là hương án có tượng đôi chó đá nằm gác, trên hương án có một ngai bằng đá thu nhỏ nhìn rất xinh xắn.
Đằng sau án thư là nhà bia (lăng đá), phía trước nhà bia có đôi nghê đá.
Cuối cùng là mộ đá của vợ chồng ông Quận Công Đỗ Bá Phẩm
Như mình đã nói tới, khu di tích này là cả một quần thể chứ không chỉ riêng một cái lăng, được xây dựng như điện thờ, có điều được thu nhỏ trong diện tích 1000m2 (Cỡ gần 3 sào bắc bộ). Lăng nằm giữa cánh đồng, lại còn bị lẫn trong những ngôi mộ mới nên chẳng mấy ai đi qua mà để ý tới nó.
Lý do người dân hầu như không có chút thông tin về một khu lăng mộ có niên đại gần 300 năm đó là khu quần thể này mới được phát lộ cách đây hơn 20 năm. Trước đây, vào năm 1914 bị vỡ đê sông Hồng nên cả làng xóm bị ngập sâu trong nước, sau khi nước rút thì để lại lớp phù sa dày tới cả 2m, thành ra dân làng cứ tưởng khu mộ đã bị trôi đi mất, nên cứ thế cấy cày trồng trọt lên đấy, tới năm 1985 UBND xã Vân Tảo có cho cải tạo đất để bà con trồng ngô, huy động máy xúc, máy kéo tới múc hết lớp phù sa cằn đi thì lộ thiên ra khu lăng mộ, lúc đó thì các nhà khảo cổ kéo về đào bới nghiên cứu. Hiện khu lăng mộ gần như vẫn giữ được nguyên vẹn như ban đầu, chỉ có một số chi tiết đã bị hỏng, như đôi chó đá ngoài cổng, thì một bên mất, một bên còn, ở trong lăng đá bà con có đặt một hòm công đức và bát hương để thờ cúng.
Và nếu bạn chú ý kĩ là khu quần thể này rất trũng, chỉ cần có mưa là bị ngập nước. Hôm mình chụp ảnh này nước đã rút đi rất nhiều, chỉ còn ngập ở nơi nhà bia. Mình nhớ hôm đầu tiên mình đi, bắt đầu từ chỗ hương án, nước ngập túp, cá mú nhảy tung tăng, mình hỏng mất một đôi giày.
Đường rẽ vào lăng
Đứng từ xa
Chỉ dẫn: Nếu đi từ HLU, cố gắng lần đường ra Giải Phóng, đi thẳng giải phóng, quốc lộ 1 cũ, qua Thanh Trì, đến Thường Tín (ngã ba ga), rẽ trái đi vào khoảng 4km nữa, sẽ nhìn thấy một cổng làng đề thôn Nỏ Bạn, rẽ vào đó cỡ 600m sẽ thấy một ngôi đình (đối diện với UBND xã Vân Tảo), vòng ra đằng sau ngôi đình sẽ là quần thể lăng đá.
Sau khi thăm Lăng đá, các bạn có thể qua đò sang thăm đền Chử Đồng Tử luôn, chỉ cách đó không quá 2km (theo đường chim bay thì chưa đầy 1 cây số)
Nhận xét
Đăng nhận xét