Luyện thi Mỹ thuật, Kiến trúc,Khối V,H

Luyện thi Mỹ thuật, Kiến trúc,Khối V,H-Đức Lộc - Tp Hồ Chí Minh

Luyện thi Mỹ thuật, Kiến trúc,Khối V,H-Đức Lộc - Việt Nam

Với bề dày kinh nghiệm giảng dạy, phương ph

Luyện thi Mỹ thuật, Kiến trúc,Khối V,H-Đức Lộc - Tp Hồ Chí Minh

Luyện thi Mỹ thuật, Kiến trúc,Khối V,H-Đức Lộc - Lớp học

Luyện thi Mỹ thuật, Kiến trúc,Khối V,H-Đức Lộc - Tp Hồ Chí Minh

http://xspace.talaweb.com/phucchinh9x/home/t%C6%B0%E1%BB%A3ng%20copy.jpg

Hình ảnh của  Luyện thi Mỹ thuật, Kiến trúc,Khối V,H-Đức Lộc

http://xspace.talaweb.com/phucchinh9x/home/IMG_3758.JPG

http://xspace.talaweb.com/phucchinh9x/home/12345.jpg

Luyện thi Mỹ thuật, Kiến trúc,Khối V,H-Đức Lộc - Việt Nam

http://g.vatgia.vn/gallery_img/4/sar1338111862.JPG

 Hình họa


 

 http://g.vatgia.vn/gallery_img/17/ple1366467650.jpg

 http://img.blog.zdn.vn/20369150.jpg

 http://files.myopera.com/luyenthikientrucxuanson/albums/890534/50%20copy.jpg




 http://g.vatgia.vn/gallery_img/12/cto1370109007.jpg

 http://dolphinbrand.us/productImages/biglarge/1032.jpg

 http://files.myopera.com/luyenthikientrucxuanson/albums/1323371/DSC01785.jpg

 http://www.zidean.com/data/zv4_34/marooned_chandung09_2820.jpg

 https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEidH4lYBCf-y_Wl6qerH8pFUm_IZYYH4XJTcmGYAPWxFqQ05tRa7dpGgPdiZGyzGpZ5PlGFjXzeYxhkkeHnAf0soJxqHsrp2C_PYjCsSicwOTuh23CDKguVKrTnS7SWNrh3t57EZR0bm31D/s1600/Untitled-2.jpg

 http://doric.cmg.vn/images/news/2009/04/15/chf_1320307737.jpg

 http://www.ltkientrucmtcn.com/wp-content/gallery/bai-tap-chan-dung/new/9.jpg


http://www.hinhkhoi.com/wp-content/uploads/2013/07/ve-mieng-3.jpg


http://www.ltkientrucmtcn.com/wp-content/gallery/bai-tap-chan-dung/new/5.jpg


 

 http://www.ltkientrucmtcn.com/wp-content/gallery/bai-tap-chan-dung/new/10.jpg

Cấu trúc và tỷ lệ cơ bản của đầu người


TỶ LỆ KHUÔN MẶT NGƯỜI:

- Khuôn mặt giữ vai trò quan trọng trong vẽ đầu tượng bởi ở đây có mắt, mũi, miệng, tai là những giác quan giao tiếp và biểu hiện cảm xúc con người.
- Trên cơ sở của khung hình khuôn mặt, cấu trúc và tỷ lệ chung của người trưởng thành được phân chia như sau:
>> Ebook luyện vẽ đầu tượng thạch cao
>> Luyện vẽ đầu tượng vạt mảng
>> Vẽ các khối cơ bản

+ Từ chân tóc đến cằm được chia thành 3 phần bằng nhau: từ trán đến lông mày, lông mày đến chân mũi, chân mũi đến chân cằm.
+ Từ điểm lồi nhất của 2 xương thái dương, bề dọc của khuôn mặt được chia làm 5 phần: từ vành tai đến đuôi mắt, mỗi bên chiếm 1 phần, còn lại 2 con mắt và từ đầu mắt trái sang đầu mắt phải.
+ Nhìn nghiêng từ đỉnh sọ đến cằm thì đường ngang chạy qua 2 mắt là đường chia đôi khuôn mặt.
+ Khoảng cách từ đỉnh trán đến lông mày bằng khoảng cách từ lông mày đến chân mũi và từ chân mũi đến cằm.
+ Khoảng cách từ lông mày đến mắt, từ chân mũi đến miệng chiếm 1/3 tỷ lệ từ lông mày đến chân mũi.
+ Bề ngang của miệng dài gấp rưỡi bề ngang một con mắt. Nếu nhìn thẳng chính diện sẽ thấy đường nhân trung chia đôi miệng, mỗi khoé miệng chiếm ¼ con mắt.
+ Khi mặt nhìn thẳng thì vành tai trên chạm vào đường chiếu ngang lông mày, dái tai dưới chạm đường ngang chân mũi. Khi nhìn nghiêng thì các đường này phụ thuộc vào đường trục chính nên cần quan sát kỹ để tránh vẽ sai.
Cấu trúc và tỷ lệ cơ bản của đầu người
Đây là những cấu tạo chuẩn cơ bản. Trong thực tế, chân dung mỗi người khác nhau về cấu tạo và đặc điểm, không ai giống ai. Dựa trên cơ sở kết cấu tỷ lệ chung này so sánh đối chiếu với mẫu để xác định cụ thể đặc điểm của mẫu rồi mới vẽ để đạt yêu cầu.

CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA KHUÔN MẶT:

Đường trục dọc và trục ngang:

- Đường trục dọc: là đường trục chính của cấu trúc khuôn mặt, chạy dọc chia đôi khuôn mặt (khi nhìn thẳng, chính diện), bắt đẩu từ đỉnh sọ tới chân cằm và đi qua đỉnh mũi, giữa hai con mắt (còn gọi là đường trục của khuôn mặt). Song không phải bức tượng nào cũng nhìn thẳng chính diện mà còn ngẩng lên, cúi xuống hoặc quay trái, quay phải. Ở các hướng ấy thì đường trục dọc và các đường trục ngang trở thành những đường cong chạy theo khối hình quả trứng của xương sọ.
- Đường trục ngang: là các đường chạy ngang qua đường trục dọc và song song với nhau làm cơ sở của đường lông mày, mắt, chân mũi và giữa 2 môi của miệng. Các đường trục ngang phụ thuộc vào vị trí và sự thay đổi của đường trục dọc.

Cấu trúc các bộ phận trên khuôn mặt:

Khuôn mặt là nơi biểu hiện tình cảm và đặc tính của mỗi con người . Ngoài vai trò kết cấu cơ bản của xương sọ và các cơ cấu tạo nên khuôn mặt còn có đóng góp quan trọng của bốn giác quan, cùng lông mày và tóc tạo nên hình thái đa dạng, sinh động riêng của mỗi con người.
- Tóc và lông mày: Tóc là một bộ phận được coi là đa dạng và dễ thay đổi nhất trong cấu tạo của con người. Qua mái tóc, dễ dàng nhận biết về giới tính, dân tộc và cả cách sống của một tầng lớp người hay một thời đại. Dù để kiểu nào, mái tóc vẫn có khuynh
hướng chia thành từng cụm do các chân tóc nghiêng theo chiều khác nhau khi đường ngôi biến đổi.
Lông mày cùng chất và màu với tóc. Lông mày không mọc cùng một chiều mà đầu mày rậm, mọc đứng , càng ra ngoài càng ngả, thưa và nhỏ dần. Lông mày cũng được cấu tạo khác nhau ở nam và nữ. Lông mày nam thường rậm, dày, lông mày nữ thì mỏng và mềm mại. Tuy chỉ có vị trí khiêm tốn trên khuôn mặt song lông mày góp phần không nhỏ tạo nên cá tính và vẻ đẹp của mỗi người.
- Mắt: Con người nhận biết cảnh vật tự nhiên thông qua con mắt. Vị trí của nhãn cầu nằm ở giữa hố mắt. Tuỳ mỗi người mà nhãn cầu lồi ra nhiều hay ít, chính điểm này ảnh hưởng đến sự khác nhau về cấu tạo con mắt của mỗi người. Ngoài ra, mi mắt trên và mi mắt dưới có đường cong không giống nhau. Mi mắt trên vì khuất sáng nên có màu thẫm hơn mi mắt dưới. Đôi mắt nhọn thường chếch lên phía trên (đặc điểm này rất rõ ở người Châu Á).
- Mũi: Nhìn tổng thể, mũi có cấu tạo hình thang. Gốc mũi là bộ phận nối tiếp giữa xương trán với xương sống mũi, phần dưới là những sụn hợp lại tạo thành hình mũi. Dưới cùng có hai lỗ mũi hình bầu dục, ở giữa nổi gò cao là đầu mũi, hai bên là cánh mũi. Mũi của nữ giới thường thanh tú, thon thả hơn nam giới.
- Miệng: Là đường khép kín giữa môi trên và môi dưới, ở vào khoảng giữa hàm răng trên. Môi trên gồm ba đoạn nối vào nhau, đoạn giữa dọc, lồi tròn và nối tiếp với nhân trung, hai đoạn bên nằm ngang, đăng đối, ở gần đoạn giữa dày, thon dần về phía hai mép. Môi dưới là đoạn ngang nối lại với nhau ở giữa môi. Môi trên thường nhô ra hơn môi dưới, giữa mũi và nhân trung. Từ cấu tạo chung của miệng, do đặc điểm cấu tạo giới tính hoặc dân tộc mà có hình dạng khác nhau (dày, mỏng, rộng, hẹp…). Đặc điểm này dễ dàng nhận thấy giữa nam và nữ.
- Tai: Vành tai hình bầu dục ở vào khoảng giữa sọ, mặt và cổ. Ngoài vài điểm khác biệt nhỏ về vành tai ngoài, điểm bám và độ dày mỏng của dái tai. Cấu tạo hình dáng của tai không khác nhau giữa nam và nữ. Về vị trí, vành tai ở phía trên ngang với lông mày, vành dưới ngang với cánh mũi. Tai là bộ phận thường bị khuất trong khi vẽ do tóc phủ hoặc vị trí nhìn vì thế thường ít khi được chú ý và hay bị vẽ sai.

TỶ LỆ KHUÔN MẶT NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH (NHÌN CHÍNH DIỆN):

Về cơ bản đã nói ở phần trên ở đây nhấn mạnh lại một số điểm:
- Bề ngang khoảng cách giữa hai con mắt dài bằng một con mắt
- Khoảng cách giữa hai đầu phía trong của mắt gióng thẳng xuống bằng bề ngang của mũi
- Từ mép trái sang mép phải của miệng rộng hơn bề ngang cánh mũi một chút
- Vị trí của hai tai nằm giữa hai đường ngang, trên qua lông mày, dưới qua chân mũi
- Chiều cao của một con mắt mở bình thường rộng bằng chiều cao giữa mắt và lông mày
- Nếu chia ngang đầu (từ đỉnh tới cằm) làm hai phần bằng nhau, sẽ thấy đường phân đôi ở vị trí ngay đường chân mắt.
Một số điểm lưu ý về sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới:
- Trán của nam giới thƣờng lõm vào so với trán của nữ giới
- Gò xương lông mày và gò má của nam giới nhô ra ngoài hơn so với nữ giới
- Giữa mũi và miệng nữ giới dễ có đường cong hơn
- Môi nam giới thường dày hơn môi nữ giới
- Cằm nam giới bành, vuông hơn cằm nữ, cằm nữ giới nhìn chung tròn trịa, mịn màng.

TỶ LỆ KHUÔN MẶT TRẺ EM (NHÌN CHÍNH DIỆN):

- Về cơ bản bộ phận mặt trẻ em thường ngắn hơn, còn bộ phận sọ dài và to hơn. Cáng lớn tuổi, phần mặt dài và lớn dần để tương ứng với phần sọ.
- Nếu chia ngang đầu (từ đỉnh tới cằm) làm hai phần bằng nhau, sẽ thấy đường phân đôi ở vị trí cao hơn hoặc ngang với chân mày. Trẻ em càng lớn, mắt sẽ cao dần cho tới ngang đường phân đôi.


Thực hành vẽ ngũ quan: Mắt và mũi

Vẽ ngũ quan để làm gì?

Vẽ ngũ quan nhằm nghiên cứu cấu tạo chung của các giác quan để nắm chắc hơn về hình dáng, vị trí, tỷ lệ của mắt, mũi, miệng, tai không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho vẽ tượng chân dung mà còn cho cả quá trình học vẽ hình họa và sáng tác sau này.
Mô hình mắt, mũi, miệng, tai dùng làm mẫu vẽ thường là các bộ phận trên khuôn mặt tượng Đa-vít của nhà điêu khắc người Ý thời Phục Hưng là Mi-ken-lang-giơ đạt chuẩn mực rất cao về hình khối, tỷ lệ và phong cách diễn tả.

>> Vẽ tĩnh vật
>> Vẽ đầu tượng vạt mảng thạch cao
>> Vẽ các khối cơ bản

VẼ KHỐI MẮT

>> Hướng dẫn vẽ mắt người

Phân tích mẫu:

Mô hình khối mắt là một tác phẩm nghệ thuật nên các chi tiết đã được  lược giản và nhấn mạnh tính cách nhân vật.
Thực hành vẽ ngũ quan: Mắt và mũi

Các lưu ý khi tiến hành vẽ:

Quan sát, nhận xét:
- Xem tổng thể khối hình nằm trong khuôn hình nào, tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài cùng hướng của nguồn sáng chiếu vào mẫu.
- Cần so sánh kỹ khoảng cách giữa mắt và sống mũi, lông mày; độ cao của ụ mày, hình dáng lông mày và độ sâu của hố mắt.
- Quan sát khối mắt từ vị trí nào vì ở mỗi vị trí nhìn sẽ có những thay đổi cho phù hợp với quy luật thị giác.
Tiến hành vẽ:
- Vẽ phác chung tỷ lệ của mô hình mắt. Quan sát sẽ thấy đường chạy mi mắt dưới chia ngang khung hình thành hai phần bằng nhau; đường dọc chạy qua chân gốc mũi chiếm 1/3 khung hình (tính từ đỉnh mũi). Dựa vào các số đo trên để xác định vị trí và cấu tạo hình của các chi tiết.
- Đo và đánh dấu các vị trí cần thiết, dễ so sánh như các điểm tiếp giáp ụ mày, gốc mũi, đỉnh mũi và nhất là vị trí của con mắt. Nối các điểm đó lại bằng các nét thẳng, dài và nhẹ tay.
- Nheo mắt để phân tích đậm nhạt của mẫu. Nguồn sáng từ trên cao bên trái nên các độ lõm, vát sẽ đậm. Cần phân tích kỹ diễn biến bóng thật tinh tế.
- Phân tích, đẩy sâu và hoàn chỉnh bài vẽ. Chú ý gốc mũi, ụ mày có độ lồi lõm nhiều vừa bị che sáng, và bóng ngả vào khá phức tạp. Độ sáng là phần dọc sống mũi; độ đậm và trung gian là phần dốc ở thành và sống mũi.
Con mắt là một hình thoi gần đối xứng. Phần đầu mắt bao giờ cũng thấp hơn đuôi mắt và đuôi mắt bao giờ cũng nhọn hơn đầu mắt một chút.
Thực hành vẽ ngũ quan: Mắt và mũi
Thực hành vẽ ngũ quan: Mắt và mũi

VẼ KHỐI MŨI

>> Video hướng dẫn vẽ mũi

Phân tích mẫu:

Hình khối mũi tương đối tĩnh vì nó ít thay đổi hình dáng khi cử động, hoặc biểu lộ tình cảm trên nét mặt. Mũi là bộ phận tương đối dễ vẽ vì có hình khối nổi cụ thể, rõ ràng. Nhìn ở góc độ nào cũng dễ dàng nhìn thấy mũi có cấu tạo hình thang (biến dạng của khối hình hộp và khối hình tam giác).
Thực hành vẽ ngũ quan: Mắt và mũi

Các lưu ý khi tiến hành vẽ:

- Cấu tạo của mũi có những độ lồi, lõm khác nhau vì thế việc tiếp nhận nguồn sáng cũng không đồng đều.
- Do hướng nguồn sáng chiếu từ trên xuống dưới bên góc trái nên mảng sáng chính là toàn bộ phần trên sống mũi, mảng trung gian là gốc mũi bên trái còn phần không nhận ánh sáng là mép dưới và cạnh của mô hình. Chiều và hình của bóng ngả tương đối cụ thể, rõ ràng.
- Mô hình mũi được dựa vào tường, tùy theo độ nghiêng nhiều hay ít, cấu tạo mũi có thay đổi về tỷ lệ theo quy luật thấu thị nên phần đáy và cánh mũi sẽ lớn và tỷ lệ chung của mũi sẽ ngắn hơn mẫu thực.

Tiến hành vẽ:

- Quan sát mẫu thấy toàn bộ khối hình được tựa nghiêng vào tường, phía trên hơi lùi vào trong và phía dưới nhô ra ngoài. Đo tỷ lệ khung hình chữ nhật đứng, từ đó xác định đường trục chính (chạy dọc sống mũi), xác định độ nghiêng của toàn bộ khối mũi và các vị trí chính (gốc mũi, chân mũi…).
- Dựa trên khung hình và các vị trí đã được xác định, đo và đánh dấu các điểm giao tiếp chính (tương tự như khối mắt). Nối các điểm đó lại với nhau.
- Sử dụng dây dọi để dọi từ trên xuống, đường dọi đi qua các điểm lồi, điểm giao tiếp để kiểm tra. Chú ý vị trí để nghiêng của mẫu nên cần kiểm tra sự chính xác qua các đường dọi. Nheo mắt để phân tích đậm nhạt và dựng hình.
- Phân tích, đẩy sâu từng bước đậm nhạt của bóng, gợi không gian thực của mẫu. Hoàn chỉnh bài vẽ.

Thực hành vẽ ngũ quan: Mắt và mũi
Thực hành vẽ ngũ quan: Mắt và mũi
Thực hành vẽ ngũ quan: Mắt và mũi
Hình Khối hy vọng bạn thích bài viết vẽ ngũ quan này. LikeShare là bạn đã gửi lời cảm ơn đến chúng tôi. Cảm ơn bạn.

Vẽ đầu tượng thạch cao nam thanh niên

Ở bài trước các bạn được hướng dẫn vẽ đầu tượng vạt mảng cũng là một mẫu tượng nam thanh niên được lược bỏ những chi tiết của hình thái bên ngoài để quy vào khối hình cơ bản song vẫn đáp ứng yêu cầu về hình khối, tỷ lệ và cấu trúc bên trong. Trong bài này các bạn sẽ được hướng dẫn cách vẽ đầu tượng thạch cao nam thanh niên hoàn chỉnh. Trước khi bước vào vẽ các bạn cần nắm rõ giải phẩu tạo hình, đặt biệt là khuôn mặt người. Các bạn có thể tham khảo các link dưới đây:
>> Ebook giải phẩu tạo hình
>> Thực hành vẽ đầu tượng : tượng vạt mảng
>> Tỷ lệ khuôn mặt người
Dưới đây là một bài mẫu tượng lột da thể hiện được các cấu tạo hình thể và cơ trên khuôn mặt người. Các bạn có thể tài về và luyện tập chép tranh để nắm vững cấu tạo khuôn mặt trước khi bắt đầu vẽ tượng.

I. Yêu cầu:
– Đúng tỷ lệ, cấu tạo hình thể theo hướng mặt của tượng.
- Cách đánh bóng phù hợp với đặc điểm và nguồn chiếu sáng của tượng, chất mịn màng của da thịt (dù là tượng thạch cao).
- Thể hiện được không gian thực của mẫu cũng như tính tổng thể, bao quát của bài vẽ và giống đặc điểm mẫu.
- Diễn tả chất thạch cao.

II. Các bước vẽ:

1. Quan sát mẫu:
- Chú ý đến cách diễn tả đặc điểm của khuôn mặt thông qua mắt, mũi, miệng.
- Quan sát thật kỹ hướng nhìn của mẫu cũng như góc nhìn của người vẽ đối với mẫu.
Vẽ đầu tượng thạch cao nam thanh niên
2.Phác hình:
- Ứng dụng giống như bài vẽ tượng vạt mảng:
- Đo các tỷ lệ, sau đó phác khung hình chung, xác định vị trí các bộ phận (khối của mắt, mũi, miệng, tai).
- Khi phác hình chú ý chỉ dùng các đường kỷ hà để có sơ bộ hình mẫu ban đầu.
- Lưu ý thêm: phác nét hướng của trục ngang và trục dọc trên mẫu tùy vào góc nhìn của mẫu ( có thể đầu tượng hơi cúi xuống, hoặc nhìn quay ngang trái, phải…) chính xác để dễ dàng đáng bóng và diễn tả hình khối sau này.
Vẽ đầu tượng thạch cao nam thanh niên
Vẽ đầu tượng thạch cao nam thanh niên
3. Sử dụng dây dọi kiểm tra:
Kiểm tra các đường trục dọc, các diện và điểm của tượng giống như phương pháp ứng dụng trong bài vẽ tượng vạt mảng.
4. Đánh bóng, đẩy sâu và nhấn bài:
- Quan sát và phân tích thật kỹ nguồn sáng để vẽ giải quyết tương quan đậm nhạt của mẫu.
- Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phương pháp tối ưu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng.
- Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng như độ phản quan ánh sáng trong vùng tối của mẫu.
*** Không như tượng vạt mảng, khi diễn tả mái tóc và các chi tiết bóng của mắt, mũi, miệng cần chú ý đến chiều hướng của nét bút và sự linh hoạt trong cách vẽ để tạo sự sinh động cho bài vẽ cũng như “Tả chất” da thịt, tóc… và độ căng, tròn của khối.
- Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét của gờ hốc mắt, hốc mũi, chân cằm cho sát với thực tế của mẫu.
- Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ.
Vẽ đầu tượng thạch cao nam thanh niên Vẽ đầu tượng thạch cao nam thanh niên Vẽ đầu tượng thạch cao nam thanh niên

Kỹ năng cơ bản cho các bạn mới học vẽ

Nếu có điều kiện đến lớp luyện vẽ thì đó là một lợi thế cho các bạn, tuy nhiên không phải ai cũng được như zậy. Nhiều bạn ko thể tìm cho mình lớp luyện vẽ thì phải tự học lấy, nhưng học như thế nào cho đúng ? Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn có những kỹ năng cơ bản để tự học.
>> Dụng cụ cho các bạn chuẩn bị học vẽ
>> Ebook học vẽ khối cơ bản
>> Cách vẽ khối cơ bản cho các bạn mới học vẽ

Kỹ năng cơ bản để các bạn có cách tự học vẽ đúng nhất

1. Gọt bút chì, gôm:

Kỹ năng thông thường chúng ta thích chuốt bút chì vừa nhỏ vừa dài, thật ra bút chì chuốt như thế chẳng những dễ gãy, mà còn dễ mài tròn đầu bút khi vẽ lâu, dẫn đến nét vẽ “nổi” trên mặt giấy, không có độ mạnh nhẹ.
-Nếu đem ruột bút chì chuốt thành hình chữ nhật, như vây thì có thể bảo đảm ruột bút chì trước khi họa hết đều có một góc độ là nhọn, mà không dễ gãy.
Kỹ năng cơ bản cho các bạn mới học vẽ Kỹ năng cơ bản cho các bạn mới học vẽ

2. Tư thế ngồi vẽ:

Nghiêm túc, lưng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai. Tay trái giữ chắc bảng (bảng dựng trên hai đùi cân xứng), tay phải cầm bút chì.
Kỹ năng cơ bản cho các bạn mới học vẽ

3. Cách cầm bút:
Thả lỏng từ cánh tay đến các ngón tay, thư giãn, không quá gò bó.
Kỹ năng cơ bản cho các bạn mới học vẽ

Khuyến khích các bạn khi cầm bút dựng hình, không nên cầm với tư thế như tư thế cầm để viết, mà phải cầm ngang nhẹ nhàng.
Kỹ năng cơ bản cho các bạn mới học vẽ Kỹ năng cơ bản cho các bạn mới học vẽ


4. Nét đánh bóng:

đậm ở giữa, nhạt 2 đầu. Các bạn nên tập nét thật dài, thật song song
Kỹ năng cơ bản cho các bạn mới học vẽ

5. Phương pháp so sánh (đo):

Thay thẳng, lưng thẳng, nhắm 1 mắt.
Kỹ năng cơ bản cho các bạn mới học vẽ

6. Phương pháp gióng:

Trong khi gióng, tư thế đúng, tay giơ thẳng và nhắm mắt trái (hoặc phải).
Gióng dọc: Dựng thẳng đứng bút chì.
Kỹ năng cơ bản cho các bạn mới học vẽ
- Gióng ngang: Bút chì phải song song với mặt sàn.
Kỹ năng cơ bản cho các bạn mới học vẽ
- Gióng nghiêng: Gióng độ nghiêng của mẫu và tịnh tiến bút vào trong bài vẽ, ta sẽ có được độ nghiêng chính xác (rất hữu dụng trong phác thảo nhanh).
Kỹ năng cơ bản cho các bạn mới học vẽ
hình ảnh sau đây sẽ giúp các bạn hình dung rõ hơn về phương pháp này. (Muốn hiểu được phương pháp này trước hết nên hiểu tính chất đồng dạng là các góc sẽ bằng nhau, hình vẽ và hình mẫu mình thấy là 2 hình đồng dạng với nhau)
Kỹ năng cơ bản cho các bạn mới học vẽ

7. Các phương pháp khác:

- Quan sát: Luôn quan sát mẫu vật dưới con mắt tổng quát, xem dáng vật thể, không xem kỹ các chi tiết bề mặt, chi tiết quá nhỏ trong mẫu.
- Nhìn nhận bài vẽ: để bài ra xa cách ta 2m (gần mẫu thật) sau đó nheo mắt (hạn chế ánh sáng vào mắt), xem bài vẽ so sánh với mẫu thật(kiểm tra tỉ lệ và sắc độ).
Đội SVTN Diễn Đàn Kiến Trúc

Phương pháp vẽ hình họa

Hình họa  yêu cầu người vẽ nắm vững các môn học về ‘Giải phẫu tạo hình’, ‘Luật xa gần‘.
Vẽ là một nghệ thuật diễn tả trên mặt phẳng 2 chiều như mặt giấy, mặt vải, mặt tường… nhưng phải sử dụng các phương pháp khoa học về đo tỷ lệ, về diễn hình khối, về xa gần trong không gian để biểu hiện được chiều sâu của cảnh vật.

>> Thực hành vẽ các khối cơ bản
>> Ebook luyện vẽ đầu tượng thạch cao
>> Những kỹ năng cần thiết cho các bạn mới học vẽ

1. PHẦN CHUẨN BỊ

1.1 Điều kiện:

- Phòng vẽ rông và đủ ánh sáng
- Nơi đặt mẫu có nguồn sáng chiếu vào từ một phía (cao chếch 45 độ)
- Mẫu đặt ngang tầm mắt người vẽ.
- Khoảng cách giữa mẫu vẽ và người vẽ sao cho người vẽ có thể nhìn được toàn bộ mẫu vẽ

1.2 Dụng cụ và vật liệu vẽ:

>> Dụng cụ cho các bạn mới học vẽ
Phương pháp vẽ hình họa

2. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH VẼ HÌNH HỌA
2.1 Đặt mẫu:
  Đặt mẫu nơi có ánh sáng tốt
2.2 Chọn chỗ vẽ:
- Chỗ vẽ thoải mái, góc độ nhìn rõ ràng, bố cục mẫu đẹp
- Đủ ánh sáng, không bị người đứng trước hoặc bảng vẽ che khuất tầm nhìn
- Cách mẫu 3 lần so với chiều cao của mẫu để dễ quan sát và phân tích được toàn bộ mẫu (tránh ngồi quá gần mẫu vì chỉ thấy chi tiết mà không thấy được toàn bộ mẫu khiến hình dễ bị sai lệch về hình khối, tỷ lệ).
- Giữ khoảng cách so với bảng vẽ đễ dễ so sánh và bảng vẽ có độ nghiêng vừa phải so với mắt nhìn.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vẽ như bút chì đã được gọt vát, gôm, kẹp giấy lên bảng, que đo, dây dọi…theo yêu cầu bài.
2.3 Quan sát, nhận xét mẫu:
- Là công việc đầu tiên không thể thiếu khi tiến hành bài vẽ hình họa.
- Vật mẫu cho dù là khối cơ bản hay tĩnh vật, con người … cũng đều cần quan sát toàn bộ về cách sắp xếp, mối tương quan hình thể, đậm nhạt, màu sắc, đường nét… qua đó so sánh, cân nhắc và hình thành ý tưởng bố cục bài vẽ.
Phương pháp vẽ hình họa

2.4 Xác định bố cục bài vẽ:
- Sau khi quan sát, so sánh mẫu vẽ, phải ước lượng và xác định bố cục hình vẽ trên tờ giấy sao cho hợp lý, cân đối và thuận mắt (tránh bố cục lệch, hình quá to hay quá nhỏ).
- Sử dụng que đo để đo các tỷ lệ chính của mẫu (giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu). Xác định đường tầm mắt bằng cách để que đo ngang mắt xem độ cách trên, dưới hay ngang tầm mắt để xác định các biến đổi về cấu trúc của mẫu trong không gian theo quy luật của mắt nhìn.
2.5 Dựng hình:
- Sau khi có bố cục chung , bắt đầu vẽ dựng hình.
- Cần đo và dọi lại các hình mẫu để thẩm định độ to nhỏ, dài ngắn và sự cân đối của mẫu, giúp cho khả năng ước lượng của mắt chính xác hơn.
- Khi dựng hình cần chú ý đến hình dáng của mẫu và xác định các vị trí bộ phận, kết cấu cơ bản và đặc trưng hình thể chủ yếu của đối tượng.
- Khi phác hình nên cầm bút cho thoải mái. Cách cầm bút tùy theo thói quen và tính cách từng người. Nét phác nên mảnh nhẹ và thoải mái.
- Cần dựng hình theo những đường hướng lớn, nét tương đối dài, khái quát hình thể của đối tượng, tránh đi ngay vào những chi tiết vụn vặt để dễ nhận xét và quan sát toàn bộ bài vẽ.
- Dần dần, mỗi lần phác lại, nét bút thu ngắn thêm để sát hình mẫu hơn, tránh cho hình vẽ bị méo mó, không đúng với tương quan và tỷ lệ thực.
- Nên sử dụng nét thẳng để phác hình (cho dù là vẽ các đồ vật có dạng khối hình cầu).
2.6 Kiểm tra hình vẽ:
- Sau khi dựng hình, cần kiểm tra lại hình vẽ bằng que đo, dây dọi xem đã đúng chưa.
2.6.1 Que đo:
Là đoạn que tre nhỏ, thẳng hoặc có thể sử dụng căm xe đạp… để làm que đo.
- Đo là nguyên tắc rút ngắn vật thể theo nguyên lý đồng dạng.
- Cách dùng que đo: người vẽ ngồi hoặc đứng tại chỗ, tay cầm que đo đưa thẳng ra trước mắt. Que đo vuông góc với mặt đất, ngón tay cái để lên que làm dấu, mắt nheo lại để đo các chiều ngang, chiều dọc của mẫu, đồng thời so sánh tỷ lệ của chúng với nhau rồi ghi lại trên que đo.
Cách đo tỷ lệ mẫu (sử dụng thân viết chì hoặc que đo)
- Phương pháp đo là dùng một chiều nào đó của vật thể được rút ngắn lại làm đơn vị so sánh để tìm ra độ dài, ngắn chung cho từng bộ phận và toàn bộ vật mẫu nhằm kiểm tra lại sự ước lượng bằng mắt của người vẽ có chính xác không. Qua đó, người vẽ có thể chỉnh sửa lại các sai sót về tỷ lệ để từng bước đẩy sâu bài vẽ.
2.6.2 Dây dọi:
Là sợi chỉ nhỏ có một đầu buộc vào một vật nhỏ gọi là quả dọi.
- Cách sử dụng dây dọi: người vẽ ngồi hoặc đứng tại chỗ, buông dây dọi qua các điểm cạnh, điểm góc của mẫu, nheo mắt lại xem các điểm đó nằm ở đâu, gần xa thế nào. Qua đó, ta biết được vị trí của các điểm đó trên hình vẽ thông qua đường dọc của dây dọi.
- Đây là phương pháp kiểm tra các độ nghiêng, các cạnh, góc, điểm song song của hình và sự cân bằng của mẫu. Dây dọi giúp kiểm tra thế thăng bằng của hình vẽ với mẫu thực.
Sử dụng que đo, dây dọi là yêu cầu cơ bản, quan trọng đối với người học vẽ nhưng không hoàn toàn thay thế được mắt nhìn.
2.7 Đẩy sâu bài vẽ:
2.7.1 Sửa hình:
- Sau khi hình vẽ đã được kiểm tra kỹ về hình dáng, tỷ lệ so với mẫu thật, tiếp tục vẽ dựng lại bằng những nét nhẹ, thẳng. Lần này, sử dụng dây dọi để kiểm tra.
- Bắt đầu nhấn đậm ở các nét hình bên tối và các điểm góc giao nhau của vật mẫu. đẩy sâu nét phác cho sát mẫu nhưng vẫn phải mềm mại (tránh khô cứng). Độ đậm nhạt khác nhau của nét vẽ tạo cho hình sự chắc chắn, sinh động hơn và phần nào gợi tả được không gian của mẫu.
2.7.2 Phân mảng sáng tối lớn:
- Phương pháp nheo mắt là cách hạn chế không gian để nhìn được rõ khối nổi của mẫu.
- Diễn tả sáng tối đúng tạo cho hình vẽ nổi trong không gian hai chiều.
- Khi phân tích hệ thống sáng tối lớn, phải nheo một bên mắt lại cho nguồn sáng tập trung và làm nổi rõ phần chính, các chi tiết phụ sẽ chìm đi.
2.7.3 Hoàn tất bài:
- Đây là giao đoạn cuối cùng và quyết định đến kết quả của toàn bộ bài vẽ hình họa. Vì vậy, người vẽ khi bài gần hoàn chỉnh, cần đứng lùi xa bài vẽ để quan sát, so sánh và phát hiện các điểm còn chưa chính xác của bài vẽ.
– Sau đó, kiểm tra lại bằng que đo, dây dọi một lần nữa làm cơ sở cho việc sửa chữa hình, độ đậm nhạt lớn chính xác hơn. Đẩy dần các chi tiết để bài vẽ đạt tinh thần về bố cục, hình, tương quan tỷ lệ, đậm nhạt và nhất là không gian chung của mẫu.

Phương pháp vẽ hình họa
2.8 Một số điểm bổ sung:
2.8.1 Xác định đường tầm mắt khi vẽ mẫu:
Trong không gian thực tại có ba chiều, mỗi vị trí khác nhau, sẽ tạo ra những biến đổi hình thể khác nhau với đầy đủ chiều cao, chiều rộng và chiều sâu. Trong khi đó, không gian hình họa chỉ có chiều rộng và chiều cao, chiều sâu phải dực vào phép phối cảnh và bóng để tạo ra cảm giác về hình nổi. Phép phối cảnh tạo nên chiều sâu của hình lại không đồng nhất, phụ thuộc vào vị trí của đường tầm mắt, cao hay thấp, trên hay dưới…
2.8.2 Cách sử dụng bút chì và tẩy:
Cách cầm viết chì tùy theo thói quen sử dụng
- Có nhiều kiểu và cách sử dụng bút chì khác nhau như: gạch chéo, gạch thẳng, gạch đan chồng nét lên nhau, nét nghiêng sang trái hay sang phải… tùy thuộc khối hình mà cách đan nét thích hợp để tạo hiệu quả cho bài vẽ. Nét chì khi đánh cũng cần linh hoạt khi nét to, khi nét nhỏ; lúc nét đậm, lúc nét mờ; khi nét thưa, khi nét mau… hợp lý trong diễn tả bóng sẽ tạo không gian cho bài vẽ thật sinh động và thể hiện được xúc cảm của người vẽ.
- Sử dụng gôm khi tẩy chì cũng cần sự linh hoạt, nét tẩy khi mạnh, khi nhẹ cùng với việc di tay ở một số điểm cần thiết sẽ tạo nhiều hiệu quả cao cho các độ chuyển và độ nhòe của bóng thêm mịn màng, phong phú.
Ví dụ: khối hình hộp có các diện phẳng, có thể sử dụng các nét đan nghiêng chồng các nét nghiêng; còn khối cầu thì nét đan chạy vòng theo lồi cầu mới hiệu quả
Phương pháp vẽ hình họa

3. YÊU CẦU CỦA MỘT BÀI VẼ HÌNH HỌA TỐT:
Một bài vẽ tốt cần đạt đƣợc những yêu cầu sau:
3.1 Bố cục hợp lý: sắp xếp hình vẽ trên tờ giấy hợp lý, thuận mắt, góc nhìn có bố cục đẹp.
3.2 Đúng tỷ lệ: Tƣơng quan tỷ lệ chung của mẫu đúng. Đồng thời, tỷ lệ của từng vật mẫu, từng bộ phận phù hợp với tổng thể của mẫu. Hình vẽ không bị méo mó, xiêu vẹo.
3.3 Diễn tả tốt: Đậm nhạt đúng tƣơng quan và không gian thực của mẫu. Diễn tả đậm nhạt tạo đƣợc chiều sâu (không gian ảo) của bài vẽ. Thông qua sự diễn tả bài vẽ có thể cảm nhận đƣợc chất và màu sắc của vật mẫu.
3.4 Tính bao quát chung: Nét vẽ mạch lạc, thoải mái, mạch sáng tối, đậm nhạt tốt, diễn tả đƣợc đặc tính mẫu.
3.5 Có chất cảm: là bài vẽ có cảm xúc, tạo tính thẩm mỹ cho bài hình họa.

Thực hành vẽ đầu tượng : Tượng vạt mảng

Vẽ đầu tượng vạt mảng thạch cao.

Đầu tượng vạt mảng là cầu nối cuối cùng của các bài vẽ hình hoạ giữa các khối hình cơ bảnvẽ đầu tượng người. Tượng được luợc bỏ những chi tiết của hình thái bên ngoài để quy vào khối hình cơ bản song vẫn đáp ứng yêu cầu về hình khối, tỷ lệ và cấu trúc bên trong. Những cơ sở đó giúp người học vẽ liên tưởng đến khối hình cơ bản, vận dụng kiến thức đã học vào bài vẽ và dễ dàng khi chuyển tiếp sang vẽ đầu tượng.
>> Vẽ các khối cơ bản
>> Ebook luyện vẽ đầu tượng thạch cao
>> Video hướng dẫn vẽ đầu người — phần 1

Thực hành vẽ đầu tượng : Tượng vạt mảng

1. Yêu cầu:

Vẽ đầu tượng phải :
- Đúng tỷ lệ
- Dựng hình chính xác, đáp ứng các yêu cầu cơ bản về hình khối, tỷ lệ và cấu trúc bên trong của mẫu.
- Diễn tả chất thạch cao.

2. Các bước tiến hành vẽ đầu tượng vạt mảng:

2.1. Quan sát mẫu:

Chú ý đến sự thống nhất trong cấu trúc, cân đối trong tỷ lệ của mẫu
>> Cấu trúc và tỷ lệ cơ bản của đầu người
Tìm đặc điểm nổi bật của mẫu. Đây là tượng chân dung nam thanh niên, vầng trán cao, khuôn mặt cương nghị đã được phác mảng quy vào những mảng, hình khối rõ ràng khúc chiết và các diện sáng tối cụ thể. Chú ý phần cổ, sự ăn nhập giữa đầu tượng và cổ đúng sẽ tạo độ vững vàng, cân đối cho bài vẽ.
Thực hành vẽ đầu tượng : Tượng vạt mảng

2.2. Phác hình đầu tượng:

- Quan sát, nhận xét: xem mẫu đặt ở vị trí nào, trên hay dưới tầm mắt. Bài vẽ này mẫu đặt ngang tầm mắt, nguồn ánh sáng được chiếu từ góc trên phía phải. Hướng nhìn gần chính diện. Đường trục ngang chia đôi xương đầu chạy giữa hai hốc mắt. Tìm trục dọc và trục ngang chính để tìm các vị trí khác trên cấu tạo khuôn mặt và các tỷ lệ chính.
- Sau đó xác định vị trí các bộ phận (khối của mắt, mũi, miệng, tai) và đánh dấu các vị trí đo được, dựa vào độ lõm của hốc mắt, hốc mũi và gò nhô cao của xương gò má để phác hình chung.
- Khi phác hình chú ý chỉ dùng các đường kỷ hà để có sơ bộ hình mẫu ban đầu.

2.3. Kiểm tra bằng dây dọi:

>> Kỹ năng cơ bản cho các bạn mới học vẽ 
- Củng cố lại hình vẽ, sử dụng que đo kết hợp mắt nhìn để kiểm tra. Chú ý cấu tạo xương đầu để tạo khối hình cầu. Dựa vào vị trí gờ cao và hình dáng cấu trúc của xương mặt, ụ mày xương trán và độ vòng cung của xương thái dương để gợi nét.
- Ngoài ra chú ý vị trí và hình dạng của hố mắt, hố mũi và cả xương hàm dưới tuy không rõ nhưng cũng quan trọng trong diễn tả khối. Lúc này, các nét đã gợi đậm nhạt và gần mẫu hơn.
- Kiểm tra tỷ lệ của mẫu. Sử dụng kiểm tra dây dọi các điểm như: đường trục dọc chính, điểm nhô của các hốc mắt và tiếp điểm của hốc mũi, xương gò má ranh gới đường chu vi của xương sọ… Kiểm tra các đường trục dọc, các diện và điểm của tượng, nên dùng ức là đường dọi chính để so sánh (vẽ mẫu người cũng vậy) vì ức luôn là điểm cố định dù đầu và cổ có chuyển động (Có thể lợi dụng các thành dọc của khối hình hộp làm bệ tượng làm cơ sở để kiểm tra bằng đường dọi).
- Nheo mắt xác định sáng tối lớn.

2.4. Đánh bóng, đẩy sâu và nhấn bài

- Trước tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhưng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý đỉnh tiếp giáp giữa các mảng).
- Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽ đậm nhạt của nét.
- Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất của tượng. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phương pháp tối ưu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng đầu tượng thạch cao.
- Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng như độ phản quan ánh sáng trong vùng tối của mẫu.
- Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với đầu tượng, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét của gờ hốc mắt, hốc mũi, chân cằm cho sát với thực tế của mẫu.
- Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ.

Vấn đề vẽ khối ngũ giác, lục giác như thế nào ?

Làm thế nào để vẽ được các khối ngũ giác, lục giác và từng bước vẽ cụ thể như thế nào là câu hỏi mà nhiều bạn mới bắt đầu học vẽ đặt ra khá nhiều khi bắt đầu vẽ các mẫu khối này.
>> Cách vẽ các khối cơ bản
>> Ebook học vẽ khối cơ bản
>> Luyện vẽ đầu tượng thạch cao – tượng vạt mảng
Trước khi đi vào trả lời câu hỏi vẽ khối ngũ giác, lục giác như thế nào chúng ta cùng nhau thảo luận vấn đề mà tôi đã đọc được trên mạng.
“ Vẽ khối cầu như thế nào ? “
Trong không gian, khối hình cầu không có biến đổi cấu trúc hình thể dù người vẽ đứng ở góc độ nào, tầm nhìn nào cũng thế. Nó chỉ thay đổi độ to nhỏ do vị trí gần hay xa so với tầm nhìn của người vẽ. Khí thể hiện khối cầu trên giấy thì nó là một hình tròn. Vì thế chúng ta có 2 cách vẽ:
  1. Vẽ một hình vuông bao quanh, sau đó vẽ chia 2 đường chéo nối các góc đối diện, vẽ các đường chia đôi hình vuông theo chiều ngang và chiều dọc. sau đó xác định các điểm mà hình tròn đi qua rồi nối lại ta được hình tròn cần vẽ.
  2. Dùng mắt cảm nhận trực tiếp và bắt đầu vẽ hình tròn theo cảm nhận của mình mà ko cần dùng các phương pháp như cách 1.
Ở cách 1 khi các bạn vẽ ra thường thì cũng chưa chuẩn lắm tuy nhiên đó có thể là cách mà các bạn mới học vẽ thường hay áp dụng, còn ở cách 2 thì thôi rồi – một rổ trứng gà.
Vậy thì theo bạn bạn nên vẽ theo cách 1 hay cách 2 ?
Theo tôi thì các bạn sẽ thích vẽ cách 1 vì như thế có thể dễ vẽ hơn và sau khi vẽ cũng khá hơn so với cách 2. Tuy nhiên đừng quên là các bạn đang bước đầu học vẽ và mục đích của việc vẽ các khối cơ bản là giúp bạn rèn luyện khả năng cảm nhận và so sánh tương quan với nhau. Mặt khác giúp các bạn điều khiển được đôi tay theo ý mình muốn để tạo nên một bài vẽ tốt.
Vì vậy nếu các bạn đang vẽ theo cách 1 thì hãy bỏ ngay cách vẽ ấy đi vì nó chẳng giúp ích gì cho mục đích của bài vẽ khối cơ bản. Vậy thì giờ các bạn phải chuyển sang cách 2 thôi, ở cách 2 các bạn sẽ cảm thấy hơi khó khi vẽ nhưng nó giúp ích các bạn rất nhiều trong việc cảm nhận và so sách tương quan với nhau – một kỹ năng mà bạn cần phải rèn luyện trong suốt quá trình học vẽ.
Trở lại với vấn đề chính là làm sao để vẽ được các khối ngũ giác, lục giác và từng bước cụ thể ra sao?
Cũng giống như khối cầu mục đích của việc vẽ các khối ngũ giác, lục giác là giúp các bạn rèn luyện khả năng so sánh các góc độ khác nhau của đường thẳng trong không gian và cách thể hiện lên bài vẽ. Ở khối hộp bạn sẽ có những đường thẳng gần như là song song với nhau thì ở khối ngũ giác, lục giác các cạnh của nó tạo ra các đường thẳng với góc nhìn khác nhau lại có sự đan xen mà không có quy luật nên gây ra nhiều khó khăn cho các bạn.
Vậy cách vẽ như thế nào ?
B1: Xác định khung hình giới hạn cho khối ( có thể là khung chữ nhật hay khung hình vuông tùy vào góc nhìn)
B2: Xác định độ xiêng của các đường cạnh của khối ngũ giác, lục giác
( sử dụng phương pháp gióng xiêng trong bài những kỹ năng cơ bản cho các bạn mới học vẽ )
Vấn đề vẽ khối ngũ giác, lục giác như thế nào ?
B3: Dựa vào cạnh của khung hình giới hạn và độ xiêng của các cạnh khối ngũ giác, lục giác mà vẽ phác nhanh và dứt khoát các đường kỳ hà.
B4: ( quan trọng)
-       Nếu bạn học vẽ ở nơi luyện thi thì hỏi ngay người hướng dẫn ở đó xem hình của bạn đạt chưa. Nếu chưa thì từ từ kêu họ chỉ mà hãy quan sát và đo đạt lại xem mình cần sửa gì không. Tiếp tục hỏi lại và nếu còn gì chưa đạt thì nhờ người hướng dẫn chỉ ra cho bạn thấy. tuy nhiên sau khi bạn nhận được lời chỉ dẫn thì bạn phải tự tay chỉnh sửa cho bài vẽ của mình.
-       Nếu bạn tự học vẽ thì post lên fanpage luyện thi khối v, khối h để mọi người cùng nhau đánh giá giúp bạn.
( Bước 4 này là bước mà các bạn cần phải thực hiện trong bất cứ bài vẽ nào. Mình muốn nhấn mạnh là các bạn phải được đánh giá về hình của bài vẽ từ người hướng dẫn trước khi các bạn bắt đầu lên bóng cho bài vẽ. Đây là yêu cầu bắt buộc cho các bạn luyện thi vẽ )
B5: Quan sát đánh giá tổng quan và bắt đầu lên bóng cho bài vẽ.
Vấn đề vẽ khối ngũ giác, lục giác như thế nào ?
Hình Khối hy vọng bạn thích bài viết này. LikeShare để gửi lời cảm ơn đến chúng tôi. Cảm ơn bạn.

Vẽ tĩnh vật

Vẽ tĩnh vật để củng cố cách nhìn thực tiễn trên cơ sở cấu trúc khoa học của các khối hình cơ bản. Nâng cao một bước về khả năng diễn tả hình khối, đường nét và đậm nhạt của bài vẽ mẫu phức tạp. Thông qua cách thể hiện không gian của mẫu, gợi được cảm giác về chất về màu sắc của đối tượng dù chỉ là vẽ đen trắng.
Phát hiện được vẻ đẹp phong phú, đa dạng của giới tự nhiên.

>> Vẽ các khối cơ bản
>> Phương pháp vẽ hình họa
>> Vẽ đầu tượng vạt mảng

VAI TRÒ CỦA VẼ ĐỒ VẬT VÀ HOA QUẢ

Vẽ tĩnh vật là một phần quan trọng trong quá trình nghiên cứu hình họa. Một mặt, nó củng cố lại kiến thức đã học, mặt khác tạo điều kiện mở rộng, khắc sâu tri thức và kỹ năng thực hành.
Vẽ tĩnh vật

VẼ TĨNH VẬT, LỌ HOA, TRÁI CÂY

Phân tích mẫu:

Cấu trúc, hình dáng mẫu không vuông vức, sắc cạnh hay rõ ràng như khi vẽ khối hình cơ bản.
Vẽ tĩnh vật

Các lưu ý khi tiến hành vẽ:

- Phương pháp và các bước tiến hành cũng như khi vẽ các khối đơn giản. Cần quy các đồ vật, hoa quả vào một dạng hình học cụ thể nào đó để dễ so sánh, phân tích.
Ví dụ: bình nước có cấu trúc giống ở khối hình trụ, quả táo, quả bưởi về cơ bản nằm trong dạng khối hình cầu biến dạng…
- Khi bắt đầu dựng hình, cần chú ý tới sự cân đối giữa bố cụckhông gian thực của mẫu sao cho hợp lý, tránh công thức và tùy tiện. Bởi vì, ngoài yếu tố về hình thể, hình khối và màu sắc thì không gian đóng vai trò quan trọng trong sự tác động lẫn nhau giữa các vật mẫu.
- Phác khung hình chung, tiến hành đo tỷ lệ chiều rộng và chiều ngang của toàn bộ mẫu. Đo và xác định tỷ lệ của từng vật mẫu, sau đó nối các điểm với nhau sẽ có một lược đồ đơn giản về hình thể của từng vật mẫu.
- Kiểm tra bằng que đo và mắt nhìn xem các tỷ lệ đã chính xác chưa và tiến hành phân mảng sáng tối lớn.
- Sau khi dựng hình và phân mảng sáng tối lớn, bắt đầu đẩy sâu bài vẽ. Đây là giai đoạn quan trọng có tính quyết định đến chất lượng của bài. Ở các mẫu hoa quả và đồ vật không có đường ranh giới sáng tối rõ ràng, mỗi vật đều nhận ánh sáng trực tiếp và chịu tác động sáng tối của các vật bên cạnh và vị trí mẫu. Ánh sáng tạo nên các độ bóng, nhờ có bóng mà hình khối của vật thể nổi lên được.
Cảm tính cá nhân có vai trò khá quan trọng trong cách vẽ , xử lý kỹ thuật và thể hiện (táo bạo, mạnh mẽ hay nhẹ nhàng, trau chuốt) nhưng cần phải đúng về cấu trúc hình dạng, tương quan tỷ lệ và tạo được không gian thực của bài vẽ.
Vẽ tĩnh vật Vẽ tĩnh vật Vẽ tĩnh vật
www.HinhKhoi.com

















Nhận xét

  1. Mình không có thời gian đến các trung tâm luyện thi, vậy mình có thể luyen thi ve online được không? và cách như thể nào?

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét