Sài Gòn xưa






Hình Sông Sài Gòn trước khi rẽ vào nhánh kinh đài - Chợ Lớn




Hãng Sản xuất rượu đế Bình Tây





CHOLON - L´ARROYO CHINOIS A BINHTAY




CHOLON . UNE JONQUE SUR L'ARROYO CHINOIS

mặt tiền cái ghe có 2 ngôi sao 12 cánh giống cờ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)



1943 - Saigon - Canal - Cầu Máy rượu (Bình Tây)

Ghe bầu chở lúa đến các nhà máy xay nằm hai bên kênh Tàu Hủ





Mái ngói hội quán

SƠN TRANG


Mỗi lần ngang qua những hội quán trên các con đường lớn ở quận 5 như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hải Thượng Lãn Ông..., thể nào tôi cũng phải ngoái đầu nhìn vào. Thói quen ấy đã nảy sinh trong tôi ngay từ lần đầu tiên bắt gặp những mái ngói rất độc đáo của những hội quán ấy.

Hội quán Tuệ Thành với những mảng trang trí bằng tượng gốm trên mái ngói.

Ấy là khi tôi đi ngang qua Nhị Phủ miếu trên đường Hải Thượng Lãn Ông. Cái mái ngói màu đỏ, võng xuống ở giữa và cong vút ở hai đầu, lớp mái trên chồng lên lớp mái dưới trông như những làn sóng gợn hay hình ảnh con thuyền đang cưỡi sóng khiến tôi đã đi qua rồi mà vẫn cứ ngoái lại nhìn mãi.

So với những mái cong truyền thống ở các đình chùa xưa của người Việt, mái ngói của hội quán người Hoa rõ ràng có nhiều nét khác lạ, độc đáo và riêng biệt. Về nhà tra cứu trong sách vở, tôi được biết mái của hội quán này được thiết kế theo dạng kiến trúc đền miếu đặc trưng của người Hoa vùng Phúc Kiến, Trung Quốc.

Ngoài Nhị Phủ miếu, ở quận 5 còn có hai hội quán lớn của người Hoa gốc Phúc Kiến là Hội quán Hà Chương (chùa Bà) trên đường Nguyễn Trãi và Hội quán Ôn Lăng trên đường Lão Tử. Ghi nhớ hai địa chỉ ấy, tôi đã tìm đến và cũng lại được thấy những mái ngói cong vút, duyên dáng kiểu vùng Phúc Kiến ở hai hội quán này.

Thế nhưng, ấn tượng nhất với tôi lại là những quần thể tượng trên mái ngói của các hội quán người Hoa. Hôm vào thăm Hội quán Tuệ Thành nằm trên đường Nguyễn Trãi, tôi cứ đứng ngắm không biết chán những mảng trang trí bằng tượng gốm trên mái ngói. Các tượng gốm bao gồm tượng người, tượng thú và tượng đồ vật, được làm thành từng nhóm để miêu tả rất sinh động cảnh sinh hoạt của người xưa hay minh hoạ cho các truyền thuyết, các điển tích cổ như “Đường Tăng tứ sư đồ” (4 thầy trò Đường Tăng), “Bát Tiên quá hải” (Tám vị tiên qua biển), “Ba Tiêu động” và “Thiết Phiến cung” (trong truyện Tây Du Ký), “Hán - Sở tranh hùng”, rồi nhóm tượng Phúc - Lộc - Thọ, tượng Ngọc Hoàng Đại Đế.

Còn ở Hội quán Hà Chương (nằm gần Hội quán Tuệ Thành), mái ngói lại được trang trí bằng rất nhiều tượng làm bằng vữa hồ và mảnh sành, thuỷ tinh. Ngoài nhóm tượng linh thú trang trí trên đỉnh mái như tượng hai con rồng chầu mặt trời, tượng thần Tử Vi, trên sườn mái của hội quán này còn có những nhóm tượng thể hiện hình ảnh lầu các, cung điện xưa. Những trang trí độc đáo ấy khiến cho mái ngói của Hội quán Hà Chương trông thật lạ mắt và đầy quyến rũ.

Trên mái của nhiều hội quán khác cũng không thiếu những mảng tượng gốm như thế. Mấy lần gặp những đoàn khách du lịch đến tham quan các Hội quán xưa tôi đều thấy họ tỏ ra rất thích thú và đua nhau chụp hình rất kỹ lưỡng những mảng tượng gốm trang trí trên các mái ngói này.

Nằm lặng lẽ trên những con đường tấp nập, những mái ngói hội quán ấy vẫn không hề bị mờ, bị khuất lấp bởi những khối nhà bê tông đang mọc lên ngày càng nhiều. Chúng đã góp phần tạo nên một nét rất riêng cho nhiều con đường tại TPHCM ở khu vực Chợ Lớn.
SƠN TRANG
(58 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TPHCM)





Sư và Sãi chùa Phú Thọ



Bên Trong Chùa của người nói tiếng quảng đông - Chợ Lớn



Một Nghi Lễ tại chùa trong Chợ Lớn



Cholon - La cérémonie du 7e mois dans une pagode chinoise - 1906



CHOLON - RIZERIES LE LONG DU CANAL

Các nhà máy xay lúa dọc hai bên kinh Tàu Hủ (Arroyo Chinois)


Dãy nhà kho hai bên rất khác với sau nầy, tuy nhiên dựa vào địa hình có thể suy luận:

-nếu trong hình là kinh ngang số 1 và kinh Tàu Hủ thì cây cầu nằm bên phải của hình phải là cầu chử U (thực tế không phải)
-nếu trong hình là kinh ngang số 2 và kinh Tàu Hủ thì cây cầu MÁY RƯỢU là hợp lý với vị trí này.


Hình như là kinh Tàu Hủ và kinh Lò Gốm ( vì kinh ngang số 2 không cong như thế và khoảng cách từ cầu Máy Rượu đến kinh ngang số 2 ngắn hơn đến kinh Lò Gốm )
Đây là góc chụp từ Q8 hướng vê nhà máy xay lúa Bình Tây nên thấyđược đường Phạm Văn Chí (ngày nay)




Bản Đồ Kinh Rạch Chợ Lớn



Đây là Cầu Kinh ngày xưa, chiếc xuồng đang ở vị trí ngả ba kinh Lò Gốm và kinh Hàng Bàng, đang đi vô Chợ Lớn



Cùng 1 cây cầu - hình chụp mới đây



Bản đồ Gia Định 1815 do Trần Văn Học vẽ



Chợ Cũ





Bưu Chính Quận 5 Chợ Lớn



Bưu Điện Q.5 Chợ Lớn trong trận Tổng tấn công đợt 2 năm Mậu Thân, tháng 5-1968

10 May 1968, Saigon, Vietnam --- South Vietnamese troops in the streets of Saigon during the Vietnam War. --- Image by © Christian Simonpietri/Sygma/Corbis



Không ảnh khu vực xung quanh vị trí Chợ Cũ của Chợ Lớn



Buu Dien Cho Lon (the site of Cholon Old Market)

Toa nha ngay foreground chinh la Cho Cu ngay xua. Trong hinh nay no da duoc cai tao thanh nha Buu Dien Q5, va bay gio la Buu Dien Trung Tam cua Cho Lon. Cho Ca tren duong Tong Doc Phuong phia truoc da bi do bo.



Hàng bán thịt



Cửa Hàng Vịt Quay



Người mua và bán thịt quay




Hiệu Chạp Phô



Người bán dừa





Người mua và bán nước trà








Cầu Khánh Hội và cầu Mống - 1955




Un coin de Cholon 1928

Có thể sông đà bị lấp đi khi xây cầu chà và.



Déchargement du paddy à Cholon - 1946

Bốc dở lúa ở Chợ Lớn - 1946




Xưởng làm Cigarette MIC Chợ Lớn





Cầu Chà Và - 1955





Cầu Ông Lãnh - 1955





Chợ Bình Tây - 1955




Chợ Bình Tây - 1955





Chợ Lớn cũ ( chợ cũ ) - 1955




Ruộng Lúa Miệt ngoài thành Chợ Lớn





Những ngôi mộ cổ của nhừng người đi Nam tiến

Một ngôi mộ trong “đồng mả mồ” xưa!

03 Tháng mười một 2004

Ngôi mộ bên đường Nguyễn Tri Phương

Mấy tuần nay dư luận râm ran về việc khai quật ngôi mộ cũ bên đường Nguyễn Tri Phương, nhiều giả thuyết được đưa ra kích thích lòng hiếu kỳ của không ít người dân thành phố.
Thật ra chuyện “chẳng có gì mà ầm ĩ” nếu ta biết cách đây hơn 100 năm, vào thời kỳ đầu Pháp thuộc, cả vùng quận 10 ngày nay (và một phần quận 3) được mệnh danh là đồng mả mồ, dịch theo tên gọi Plaine des Tombeaux của người Pháp.

Theo miêu tả của các tác giả Pháp vào thời kỳ này như Jean Bouchot, J.C. Baurac, Silvestre..., đồng mả mồ là một vùng rộng lớn giới hạn bởi hai con đường Nguyễn Thị Minh Khai (xưa là đường Chasseloup Laubat và Jean-Jacques Rousseau) và Hai Bà Trưng (xưa là Impériale, rồi Nationale và Paul Blanchy), chạy về hướng Chợ Lớn với hàng trăm ngôi mộ nằm rải rác.
Khu vực này cũng có một ngôi mộ tập thể gọi là “mả ngụy” chôn hơn 1.000 người, trong cuộc nổi dậy của binh lính dưới quyền Lê Văn Khôi tại thành Phiên An (Gia Định) những năm 1833 - 1835, đến nay không tìm ra dấu vết (vì thế trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc gọi là đồng mả ngụy).

Trước thời Pháp thuộc, khu vực này có tên gọi đồng tập trận, nơi Tả Quân Lê Văn Duyệt, tổng trấn Gia Định thành, thường xuyên thao dượt binh sĩ (tập trận).

Theo học giả Vương Hồng Sển, tác giả Sài Gòn năm xưa, thời Pháp thuộc đường xe lửa giữa nối liền Sài Gòn - Chợ Lớn chạy xuyên qua cánh đồng mả mồ, trong đó có đường Lý Thái Tổ ngày nay: “...Sách nói khi xưa, làm con đường này, gặp nhiều mồ mả (ắt chốn đồng tập trận cũ), Lang sa (thực dân Pháp - LN) có lệ phát ba quan tiền và một xấp vải cho mỗi ngôi mộ và mả bị cải táng...” (Sđd-NXB TP.HCM - 1997 - trang 148).
Một bức ảnh xưa do người Pháp chụp đề rõ cụm từ Plaine des Tombeaux cũng cho thấy nhiều ngôi mộ nằm cạnh đường xe lửa.

Căn cứ vào chút sử liệu trên, có thể suy đoán rằng ngôi mộ bên đường Nguyễn Tri Phương là một trong rất ít những ngôi mộ xưa còn sót lại trong số hàng trăm ngôi mộ thuộc đồng mả mồ đã bị thực dân Pháp và chính quyền cũ giải tỏa vì những việc công ích. Vào thời kỳ này, đa số mộ cổ đều được làm bằng ô dước và được xây đắp khang trang (ảnh).

LÊ NGUYỄN (Tân Phú, TP.HCM)
(Tuổi Trẻ)





Cholon - Église catholique nha tho thanh Phanxico Xavie tuc nha tho Cha Tam.





Tu Gia của Đốc Phủ Phương





cholon - chez le tong doc

( đình Tổng Đốc )



Sở Thanh Tra Chợ Lớn




Bệnh Viện Chợ Rẫy Chợ Lớn







Bệnh Viện Hồng bàng




Cholon. Maternité

BV Phu San Cholon (sau nay la Bao sanh vien Hung Vuong)




CHOLON - LA MATERNITE ET L'ECOLE DES SAGES-FEMMES



Bệnh Viện Chợ Rầy




Cholon - Le Maréchal Joffre reçoit les hommages des Notables




INDOCHINE - SAIGON - Le Maréchal Joffre et le Gourverneur quittent le palais ( Dinh Toàn Quyền )




CHOLON - COOLIES ANNAMITES




Thầy Lang Tầu





La Vie à la Caserne, Le Marchand chinois du 11 Colonial

người Hoa bán dạo trong trại lính Trung đoàn 11 Bộ binh Thuộc địa (nơi sau này là thành Cộng Hòa)




Xe Mì - Sài Gòn




Chợ Lớn 2004




Chợ Bình Tây








Plan de Chơ Lơn 1947 ( 2 )




Bản đồ xóm Chợ Quán





COCHINCHINE - CHOLON - VUE SUR L'ARROYO
đường dọc kênh Tàu Hủ



CHOLON - AVENUE JACCAREO

Đại lộ Jaccaréo, ngày nay là đường Tản Đà. Vào năm 1859 khi Pháp tấn công Sàigòn, tàu chiến Jaccaréo của Pháp đã bỏ neo trên Kênh Tàu Hủ, án ngữ ngay đầu con đường này. Sau đó người Pháp đã đặt tên đường này là Avenue Jaccaréo. Hình này chụp từ phía kinh Tàu Hủ nhìn vào. Cuối con đường này là Tòa hành chánh TP Chợ Lớn, ngày nay là khu vực của trường ĐH Y Khoa Sài Gòn.




Xe Lửa Sài Gòn - Chợ Lớn 1881

















Nhận xét