Theo một số sử gia, sở dĩ Adolf Hitler trở thành kẻ hủy diệt tàn độc nhất trong lịch sử khi tàn sát 6 triệu người Do Thái là do bất đắc chí khi giấc mộng trở thành một danh họa lừng lẫy bị đổ vỡ.
Nhà
thờ cổ kính, trang nghiêm, nông thôn bình yên, miền duyên hải thơ mộng,
tất cả được họa lại bằng những nét vẽ mềm mại, dịu dàng bằng màu nước,
đó là những chủ để chính trong tranh của kẻ hủy diệt tàn độc nhất trong
lịch sử - Adolf Hitler. Những bức tranh ấy khiến công chúng liên tưởng
tới những họa sĩ yên phận chuyên vẽ tranh để bán cho khách du lịch. Trên
thực tế, đó là những bức tranh của trùm Đức Quốc xã, Adolf Hitler. Thật
khó để tưởng tượng rằng tác giả của những bức tranh phong cảnh bình
yên, mộc mạc ấy lại là kẻ diệt chủng kinh hoàng đã cướp đi mạng sống của
6 triệu người Do Thái vô tội. Thực tế, trước Thế chiến II, Hitler là
một họa sĩ nghiệp dư với những bức tranh mà dù ác cảm tới đâu, công
chúng cũng không thể tìm ra một chút ít sự tàn nhẫn, độc ác.
Ngay
từ thời thanh niên, trong khi người cha, ông Alois muốn con trai theo
đuổi một sự nghiệp nghiêm túc trong ngành hải quan như mình, Hitler đã
gây trái ý cha khi thể hiện niềm say mê với hội họa. Sau cái chết của
cha vào năm 1903, Hitler chuyển tới Vienna, bắt đầu cuộc sống của một
nghệ sĩ nghèo, vô gia cư, phải kiếm sông bằng cách bán bưu thiếp phong
cảnh cho khách du lịch.
Nuôi
mộng ước vào Học viện Mỹ thuật Vienna nhưng Hitler đành bẽ bàng hai
lần, vào năm 1907 và năm 1908 khi trường từ chối nhận ông làm học viên.
Một giảng viên của Học viện cho rằng Hitler nên theo đuổi ngành kiến
trúc vì gã không đủ tài để trở thành một họa sĩ tên tuổi. Tuy nhiên, nhà
độc tài tương lai không chịu chấp nhận thực tế đó.
The Courtyard of the Old Residency In Munich
Oedensplatz (1914)
Colored House
Musician by Old Town Well
Vienna
đóng vai trò lớn trong việc hình thành nhân cách của Hitler, cả về quan
điểm nghệ thuật lẫn chính trị. Cũng tại Vienna, Hitler bắt đầu phát
triển nhiệt tình chống người Do Thái thông qua nhiều hoạt động nghệ
thuật, âm nhạc và kiến trúc với các nhân vật có thái độ kỳ thị người Do
Thái thời bấy giờ như Karl Lueger, Guido von List, Aryan. Một cách vô
tình, mối hận với người Do Thái hình thành và khắc sâu trong tâm trí gã
thanh niên đến từ nước Áo, dù trên thực tế những khách hàng đầu tiên mua
tranh của Hitler là người Do Thái. Năm 1910 – 1912 là khoảng thời gian
Hitler cho ra đời những bức tranh đặc tả Vienna nhưng lại có màu sắc khá
tối tăm như Oedensplatz, Colored House, Musician by Old Town Well, Town
Scene with Unusual Store, Castle Battlements, Die Peterskirche in Wien,
Schloss u. Kirche Perchtoldsdorf, Rolling Hills. Một trong những phong
cảnh gây ấn tượng và được Hitler yêu thích là Nhà hát Opera Vienna.
Rolling Hills
Town Scene with Unusual Store Sign Post
Vienna Opera House Corner Scene
Schloss u. Kirche Perchtoldsdorf
Tháng
5/1913, nhận được một phần bất động sản thừa kế của người cha quá cố,
ông trùm Phát-xít tương lai rời Vienna về Minich và vẫn tiếp tục vẽ
tranh. Nhưng theo các sử gia, sở dĩ Hitler rời Vienna vì muốn tránh
nghĩa vụ quân sự, không phải vì sợ hãi mà vì không tuân phục đế chế
Habsburg. Cuối cùng, ông vẫn bị gửi tới Salzburg để khám tuyển nhưng
không trúng tuyển và được trở về Munich. Ở Munich, Hitler không còn vẽ
sung sức như thời ở Vienna nhưng vẫn bán được tranh. Một trong những bức
tranh hiếm hoi của cựu độc tài Phát xít thời kỳ này là bức München
Hoftheater vẽ nhà hát Opera Munich vào năm 1914. Niềm say mê với kiến
trúc của trùm Phát xít thể hiện trong nhiều bản vẽ nhà cửa, nhà thờ, các
tòa nhà công cộng và cảnh quan thành phố. Nhưng cũng chính Hitler,
trong cơn cuồng loạn đã tàn phá không ghê tay hơn 1.000 địa điểm thờ
phụng của người Do Thái vào năm 1938.
Không
chỉ vẽ các công trình kiến trúc, thỉnh thoảng Hitler cũng vẽ các loài
hoa như hoa lan, hoa cẩm chướng, những bông hoa với sắc màu trắng và
hồng tinh khiết tương phản với lời nguyền rủa về một bạo chúa giết người
không ghê tay. Một trong những bức vẽ tiêu biểu là bức White Orchids
(1913). Cảnh nông thôn cũng là một trong những chủ đề yêu thích trong
sáng tạo hội họa của Hitler, tiêu biểu là bức Die neue Hermannsmühle
(1913), Large Colored Pansies.
Large Colored Pansies
White Orchids
Die neue Hermannsmühle (1913)
Cuộc
sống của Hitler rẽ sang một bước ngoặt lớn vào năm 1914 khi ông gia
nhập quân đội vùng Bavarian để phục vụ trong Thế chiến I. Tuy nhiên,
Hitler vẫn tranh thủ những khoảng thời gian rảnh rỗi để vẽ tranh, thậm
chí trở thành một họa sĩ truyện tranh cho một tờ báo quân đội. Chứng
kiến sự thất bại của nước Đức vào năm 1918 và tiếp theo là hiệp ước
Versailles, Hitler cảm thấy bị sỉ nhục vô cùng. Từ chủ để kiến trúc, sau
khi gia nhập quân đội, Hitler chuyển sang khai thác các chủ đề chiến
trường, các tòa nhà, thị trấn bị tàn phá trong chiến tranh như các bức
Smoking Tank (1916), Destroyed Town of Ypres (1916), Tank Battleground
(1916), Battlefield Wall (1918), War Torn Town (1918).
War Torn Town (1918)
Battlefield Wall (1918)
Hồi
tưởng lại khoảng thời gian hồi phục sau khi bị thương trong Thế chiến
I, Hitler từng nói: “Khi phải nằm liệt giường, ý tưởng giải phóng nước
Đức tràn đến với tôi và tôi là một lựa chọn tuyệt vời. Tôi biết rằng
mình sẽ thực hiện được”, Vì thế, sau Thế chiến I, trở về Munich, Hitler
gia nhập Đảng Lao động Đức, sau này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức
Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Đảng Đức Quốc Xã). Không bao lâu sau đó, năm
1921, ông trở thành chủ tịch Đảng Đảng Đức Quốc Xã. Năm 1923, sau khi
lãnh đạo thất bại cuộc đảo chính Beer Hall Putsch, Hitler bị bắt và đưa
đến nhà tù Landsberg, nơi cựu độc tài người Đức viết các tập đầu tiên
của Mein Kampf (Cuộc tranh đấu của tôi), cuốn sách trình bày tư tưởng và
cương lĩnh của ông về Đế chế Đức một khi ông lên nắm quyền.
Ra
tù, Hitler tiếp tục vẽ tranh và phô trương thanh thế. Một trong những
bức vẽ đầu tiên sau khi được tại ngoại của trùm Đức Quốc Xã là Informal
Dining Room Long View, tiếp tục niềm say mê với chủ đề kiến trúc, cụ thể
hơn là nội thất. Mặt khác, ông vẫn tiếp tục vẽ kiến trúc bên ngoài các
tòa nhà như bức München Strassenbahn (1925) hoặc các kiến trúc khác như
Tòa thị chính, Giáo Hội Thánh Phêrô, nhà thờ Đức Thánh Linh và bắt đầu
thử nghiệm với sơn dầu với bức Am Basler Tor (1933). Tới năm 1938,
Hitler ra lệnh cấm các bản sao chép các bức tranh của mình.
Informal Dining Room Long View
Am Basler Tor (1933)
Làm
sao có thể đánh giá được vẻ đẹp hội họa của một tác giả vốn là một kẻ
hủy diệt tàn độc trong lịch sử? Đó là câu hỏi mà nhiều sử gia, nhà phê
bình hội họa vẫn hằng lật đi lật lại. Sinh thời Hitler luôn tự coi mình
là một thiên tài nghệ thuật nhưng có lẽ đã không nhận được sự đồng cảm
của công chúng cùng thời. Điều thú vị là thế giới ngày nay lại rất quan
tâm tới các tác phẩm hội họa của Hitler. Một bức tranh của ông, Maritime
Nocturno được bán cho một nhà sưu tập vô danh với giá hơn 41.000 USD
vào đầu năm 2012. Theo thống kê không chính thức, Hitler có thể đã bán
được vài ngàn bức tranh và vô số bưu thiếp trong thời kỳ sống và sáng
tác ở Vienna.
Nhận xét
Đăng nhận xét