Miếu

Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, có quy mô nhỏ hơn đền. Miếu thường được toạ lạc ở nơi xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và chỉ là nơi yên nghỉ của các vị thánh thần. Khi miếu khi phối thờ Phật cùng thì được gọi là Am, ở Nam Bộ miếu còn được gọi là miễu.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã đưa ra nhiều khái niệm về miếu. Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền là nơi qủy thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
Tương tự, Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục thì cho rằng: Mỗi làng thờ thần phải có một tòa miếu. Có nơi thì vừa có miếu, vừa có đình… Miếu là chỗ quỷ thần bằng y, đình là nơi thờ vọng và để làm nơi công sở cho dân hội họp. Miếu thường hay kén những nơi đất thắng cảnh, nhất là trên gò cao, hoặc ở nơi gần hồ to sông lớn thì mới hay… Đình miếu cũng theo một kiểu mẫu, chỉ khác nhau to với nhỏ mà thôi...
Miếu là công trình nhỏ nhưng lại có kiến trúc rất đa dạng. Thường có 3 gian chạy dọc vừa có nội điện vừa có nhà tiền tế. Không có tả hữu gian, sân nhỏ và không có tam quan. Tuy nhiên cũng có những ngôi miếu đồ sộ như toà nhà lớn, nhiều gian và nhiều lớp cấu trúc.
Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu- tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng. Ví dụ: miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu sơn thần, miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu thuỷ thần. Miếu thờ thần đất gọi là miếu thổ thần hoặc thần Hậu thổ.
Miếu còn là nơi thờ cúng các bậc trung liệt có công với nước, với dân như miếu Ngòi làng Lũng Ngoại xã Lũng Hoà, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc (di tích được xếp hạng cấp quốc gia năm 1994).
Miếu thường được toạ lạc ở nơi xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và chỉ là nơi yên nghỉ của các vị thánh thần. Trong các ngày giỗ thần như ngày sinh, ngày hoá (nhân thần), ngày hiện hoá (thiên thần) làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu yên vị.

  1. 1
  2. Miếu Bà Chúa Ngọc(đền huyền trân công chúa)Địa điểm: Xóm 1, sau lưng trường cấp 2 Phú Thạnh.
    Văn tế: HỒNG HUỆ PHỔ TRAI LINH CẢM DIỆU THÔNG MẶC TƯỚNG THIÊN Y ANA DIỄN NGỌC PHI THƯỢNG ĐẲNG TÔN THẦN.
    Tế ngày 7-7 Âm lịch.
    Có nhiều truyền thuyết về vị thần ngôi miếu này, nhưng cứ theo với bài văn tế  thì đây là vị nữ thần của Chiêm Thành. Từ miền Trung trở vào, nhiều nơi thờ vị thần này (phải chăng là bà Huyền Trân công Chúa?)

    Chưa có bài viết liên quan.
    Ngay ngã tư Quốc lộ 9 cắt đường Hồ Chí Minh tại địa phận huyện Cam Lộ, có một tấm biển chỉ dẫn đền thờ Huyền Trân Công Chúa tại xóm Chùa, thôn Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ.
    Miếu Bà Chúa Ngọc  (đền huyền trân công chúa)
    MIẾU BÀ CHÚA NGỌC
    Xóm Chùa, thôn Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ

    Map
    Satellite
    Ngôi miếu thờ toạ lạc ở phía Nam xóm Chùa, bên bờ một bàu nước có tên là Bàu Đá thuộc làng Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ; cách trụ sở UBND xã gần 1km về phía Đông bắc.
    Ngôi miếu xưa được dựng từ rất sớm với lối kiến trúc xây gạch theo kiểu vòm cuốn. Bộ mái đắp bằng vôi vữa được tạo thành 3 tầng, kiểu mái cong, các đầu đao vút lên, lợp ngói liệt, có đường cổ diêm giả. Đây là kiểu đền miếu mang phong cách thời Lê (thế kỷ XVI - XVII). Qua thời gian,  ngôi miếu này bị hư hỏng nặng cho nên từ năm 1998, nhân dân đã dựng lại ngôi miếu mới hoàn toàn theo kiểu kiến trúc chữ “Nhị” với hai nhà ghép song ngang, trước có đường cổ diêm và mái ngói giả.
    Đường cổ diêm của tiền đường được đắp nổi 3 chữ Hán: Chúa/chủ Ngọc Miếu, phía dưới có 2 câu đối:
     Tái tạo miếu đường y cựu chỉ
    Kinh doanh cải cách dụng tân cơ.
    (Tái tạo miếu đường như nét cũ 
    Cải cách sửa đổi dùng nền xưa).
     
    Chúa Ngọc anh linh thường giáng trần

    Bà Phi hiển hách hộ tài dân
    Bên trong hậu điện là án thờ có chữ "Linh" viết trên tường và bài vị mới được làm lại ghi hàng chữ Hán: "Quang Minh Linh Diệu Thanh Ôn Ngọc Bà, Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng Thần". 

    Chúa Ngọc là tên gọi được người Việt tôn xưng từ một vị nữ thần của người Chăm: thần mẹ xứ sở - Mẫu đất - Po yan Ynư Nagar. Những làng xã nông nghiệp ở miền Trung nói chung, Quảng Trị nói riêng đa số đều có miếu thờ vị nữ thần này với cái tên gọi miếu bà chúa Ngọc, hay đúng hơn là miếu thờ bà Thiên Y ana Ngọc diễn phi. Những ngôi miếu này thường được người Việt dựng lên bên trên các phế tích đền tháp Chăm, những dấu tích liên quan đến văn hóa Chăm hoặc những khu vực được coi là linh thiêng của các làng. Phần lớn những ngôi miếu được gọi tên là Miếu Bà/ Chủ Ngọc miếu. Ở những nơi có phế tích đền tháp hoặc có những dấu tích văn hóa Chăm được gọi tên là lùm giàng, lòi giàng, cồn giàng...nên miếu thờ cũng gọi là miếu Bà Giàng; các nơi khác thì gọi là miếu bà chúa hay miếu bà chúa Ngọc. Những ngôi miếu cổ thường được xây dựng theo 2 lối kiến trúc: hoặc là theo kiểu một ngôi nhà rường gác lững có bộ khung gỗ 4 cột theo kiểu nhà sàn; hoặc là được xây bằng gạch, vôi với bộ mái cong như kiểu các đình chùa miền Bắc, có sử dụng nghệ thuật đắp vữa và ghép mảnh sành sứ. Miếu bà Chúa Ngọc ở Kim Đâu là một trong số những ngôi miếu như vậy.

    Giếng cổ người Chăm trước Miếu Thờ Bà Chúa Ngọc
    Bà Chúa Ngọc tồn tại trong không gian thờ cúng của người Việt Quảng Trị dường như ở khắp mọi làng xóm. Hàng năm vào các dịp tế làng, lể hội kỳ yên, bà Chúa Ngọc thuộc một trong những vị thần được nghinh rước về tế tại đình làng. Thần hiệu của Bà theo các sắc phong dưới thời Nguyễn có nơi đề là Thiên Y Ana Diễn Bà Chúa Ngọc Thánh Phi thượng đẳng thần, nhưng có nơi lại xưng là Hồng Nhân Phổ Tế Linh Ứng thượng đẳng thần. Nhiều vùng quê Quảng Trị vẫn coi Bà Chúa Ngọc chính là Công Chúa Huyền Trân và nhiều nhà nghiên cứu cũng đã nhầm lẫn các CHỦ NGỌC MIẾU là những miếu thờ Công chúa Huyền Trân - một nhân vật lịch sử có thật dưới thời nhà Trần đã nhận lời bán gả của hai triều đại, đem tấm thân ngọc ngà của mình đổi lấy món quà sính lễ cho dân tộc bằng hai châu: Ô - Rí vào năm 1306. Công lao của bà Huyền Trân đáng để dân Quảng Trị và cả Thừa Thiên ngưỡng vọng và tôn bà thành thánh; nhưng việc đồng nhất Bà Chúa Ngọc với Công Chúa Huyền Trân là cả một thái độ trân trọng đáng kính của người Quảng Trị đối với các vị thần Chăm. Đó là sự thể hiện tính cộng tồn văn hóa thông qua cách vừa diễn âm vừa chuyển nghĩa, cũng như khát vọng muốn thay thế một vị thần Chăm bằng một vị nhân thần Việt.

    Giếng cổ theo kiến trúc cổ của người Chăm.
    Trong cảm quan huyền thoại của người Chăm thì Po Yan Inư Nagar (thường gọi là Po Nagar) là thần Mẹ xứ sở, Thánh Mẫu tạo dựng nên vương quốc, đã giáng sinh giữa mây trời và bọt biển. Bà có 97 chồng, sinh được 38 người con. Chính Thánh Mẫu Po Naga đã tạo ra quả đất, cây trầm hương và lúa gạo. Bà còn đem lại sự dồi dào và thuận lợi cho mùa màng. Người Chăm cho rằng Po Yan Inư Nagar chính là nữ thần Uma, vợ hay thần nữ của thần Siva, còn có tên là thần Bhagavati.
    Chúng ta không thể kể hết uy thế bao trùm của vị thần Chăm này đối với dân đồng bằng miền Trung trên phần đất Đàng Trong cũ, nhưng từ khi chuyển thành Mẫu đất của người Việt, tĩnh tọa trong không gian gian thờ cúng của người Việt thì vai trò của Po Naga không khác gì Mẫu Liễu Hạnh với một tên gọi mang âm ngữ Hán - Việt: Thiên Y Ana Ngọc Diễn Phi. Gọi theo cách dân gian là Bà Chúa Ngọc. Đối với người Việt toàn miền Trung, hai trung tâm lớn nhất của Bà là Điện Hòn Chén (Huế) và Tháp Bà (Nha Trang) mang sự tích thành văn, còn rải rác trên các làng quê theo sự lan tỏa quyền lực bảo trợ của Bà mà thay thế những thần Chăm khác đã bị lãng quên hoặc co rút lại.
    Miếu Bà Chúa Ngọc - Thiên YaNa Diễn Ngọc Phi là một tín ngưỡng thờ cúng Mẫu đất mang đậm dấu ấn về mối giao lưu văn hóa trong quan hệ 2 dân tộc Chăm - Việt từ lâu trong lịch sử  và đang sống mãi với thời gian. Đó là sản phẩm văn hoá tinh thần làng xã mang đậm ý thức tôn vinh, ngưỡng vọng nhằm thỏa mãn ước nguyện vươn tới hạnh phúc và ấm no.
  3. Miếu Thờ Ông Hổ
  4. Miếu-thờ-Tướng-quân-Trần-Nhật-Duật


































































































Nhận xét