Ý nghĩa phong thủy:
Thời xưa đánh giặc hay đi làm ăn, phương tiện duy nhứt để đi và đến nhanh từ điểm A đến điểm B là con ngựa. Thời đó mổi lần đi xa là một chuyện rất gian nan, đi nhiều tháng (chuyển hàng chẳng hạn) hoặc đi đánh giặc thường rất nhiều năm mới trở về, vì vậy nên coi như đi 10 người về được chỉ 1 người, mã đáo là ý nghĩa: may mắn quay về.
- Ngựa phi trong gió có ý là con ngựa đó khỏe mạnh.
- 8 con bởi vì số 8 "Bát" đọc theo hán cùng một âm với chử Phát là phát đạt.
- Bình thường 8 con chạy về ý là 8 con đều cùng một chí hướng, đó là ý nghĩa nguyên thủy của các tranh thời xưa. Đây cũng là một bức tranh tâm lý cho chủ nhân của nó "mạnh dạng dồn hết nhiệt huyết, tiến về một hướng để đạt mục đích".Ngày nay người vẽ phăng ra con quay đầu lại để làm cho bức tranh thêm sống động, khác bình thường. Con quay đầu thường ở vị trí giữa hay con đầu của 8 con (không khi nào con cuối đàn), ý khuyến khích hay cổ vũ đồng đội tiến lên để đạt mục đích.
Trong phong thủy, "Mã đáo thành công" thường chỉ dành tặng những người mới bắt đầu làm ăn buôn bán, mới khai trương hoặc những người đang trên đường lập công danh (đặc biệt thuận lợi cho người lập công danh trên quân trường). Thẹo dị đoan, những người này một khi đã được thành công thì không bao giờ được đem tặng, làm mất, làm hư hủy bức 8 con ngựa đó. Chú ý: Người đã có quan chức hoặc đại gia rồi thì không nên nhận tranh 8 ngựa vì nó sẽ có nghĩa ngược lại, (mã truy phong) đem phong ba tới. Những người này phải dùng những vật khác trong phong thủy để bảo vệ và làm vững, bền những gì họ đang có.
- Không chỉ nổi tiếng là vùng đất địa linh nhân kiệt nơi sinh ra vĩ nhân Lý Công Uẩn, Đình Bảng còn nổi tiếng là nơi có ngôi đình Đình Bảng với kiến trúc độc đáo, to nhất vùng cùng những giai thoại ly kỳ.
Giai thoại ly kỳ và lối kiến trúc cổ độc đáo
Đình Đình Bảng thuộc hương Cổ Pháp nay là xã Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Đây là một trong những ngôi đình to lớn, cổ kính được ca ngợi tự bao đời nay: "Thứ nhất là đình Đông Khang, thứ hai Đình Báng, vẻ vang Đình Diềm". Không ai biết đình Đông Khang ở đâu, đẹp và lớn như nào, thế nhưng khi đến đình Báng (đình Đình Bảng), ai cũng ngỡ ngàng trước kiến trúc đồ sộ, nguy nga, tráng lệ của ngôi đình cổ kính này.
Đình Đình Bảng được xây theo hình chữ công (I), sàn nhà được làm cách mặt đất chừng một mét theo lối kiến trúc nhà sàn của người Việt cổ. Lý giải về điều này, nhiều bậc cao niên trong làng cho rằng lối kiến trúc này thực chất là cách để các cụ chống thú dữ. Đưa tay chỉ ra xung quanh, ông Nguyễn Đức Xướng (70 tuổi) cho biết: "Thời xưa, xung quanh đây là rừng Báng, cây cối rậm rạp lại có nhiều thú dữ. Để tránh thú dữ, các cụ mới làm sàn cách mặt đất cao như vậy".
Cũng theo ông Xướng, các họa tiết hoa văn, hình long, ly, quy, phụng hàng chục cái mà không cái nào giống nhau, mỗi hình một vẻ là do khi khởi công làm đình, có nhiều nhóm thợ khác nhau cùng làm. Mỗi người thợ chạm khắc một kiểu cách khác nhau nên sản phẩm không ai giống ai.
Được khởi công xây dựng từ năm 1700, đến năm 1736 mới hoàn thành. Khi dân làng xây dựng đình, vợ chồng vị quan Nguyễn Thạc Lượng liền mua gỗ lim từ Thanh Hóa về, dâng làng xây dựng. Thế nên, đình mới có cơ ngơi rộng lớn như ngày hôm nay. Tuy nhiên theo giai thoại kể lại, ngôi đình này được làm trong gần 60 năm mới hoàn thành. Thuở ấy, việc lắp ghép, dựng cột chủ yếu được làm bằng sức người là chính, không có sự hỗ trợ của máy móc nào khác, thế nên để dựng được những chiếc cột lim to, nặng, người ta phải đào đất xung quanh đình để dựng dần lên. Điều này cũng lý giải vì sao xung quanh các ngôi đình thường có nhiều ao sâu. Sau khi dựng được những chiếc cột này lên, số đất ấy được người dân xin về để lấp nền nhà, sân hay đổ vườn... với mong muốn may mắn, hạnh phúc sẽ đến với gia đình.
Làng Đình Bảng.
Làm trong thời gian dài cho nên các họa tiết trong đình được làm vô cùng tuyệt đẹp. Mỗi khi nhắc đến đình Bảng, người dân nơi đây còn tự hào vì bức chạm mang tên "bát mã quần phi" (8 con ngựa đang phi chỉ 8 vị vua triều Lý). Đây là một bức chạm trổ vô cùng đẹp đẽ, mỗi con ngựa một vẻ, tất cả hiện lên với dáng vẻ ung dung, tự tại, vô cùng sinh động. Ngoài bức chạm này, 28 bộ long được chạm trổ không bộ nào giống bộ nào, mỗi bộ một nét cho thấy trình độ của những người thợ xưa đã đạt đến tuyệt kỹ khiến ngôi đình đẹp thêm bội phần.
Sau khi xây dựng xong, đình Đình Bảng được dùng làm nơi hội họp, sinh hoạt chung của người dân quanh vùng và để thờ cúng. Theo các bậc cao niên trong làng, ngày mới hoàn thành, ngôi đình này chưa thờ các vị thành hoàng: Cao Sơn Đại Vương (thần núi), Thủy Bá Đại Vương (thần nước) và Bạch Lệ Đại Vương (thần đất) và thờ Lục tổ có công lập lại làng vào thế kỷ thứ 15 mà thờ hai cặp vợ chồng chết trong tư thế lạ.
Ngày ấy, khi đình làng chưa được xây dựng, bên cạnh khoảng đất để xây đình có một ngôi miếu nhỏ cạnh cây đa cổ thụ có hai cặp vợ chồng nọ sinh sống. Không ai biết hai cặp vợ chồng này là người ở đâu đến, chỉ biết họ sống trong ngôi miếu được một thời gian khá lâu. Sáng sớm họ đã ra khỏi miếu, tối đến về miếu ngủ. Ngày nào cũng như ngày nào, bỗng một hôm, họ không ra khỏi miếu nữa. Thấy lạ, dân làng nhìn vào miếu bỗng phát hiện hai cặp vợ chồng này chết trong tư thế chồng nằm trên, vợ nằm dưới, bộ phận sinh dục của hai người dính chặt nhau. Chưa bao giờ gặp phải cảnh này, dân làng cho là điềm lạ liền lập miếu thờ làm thành hoàng làng. Sau khi xây dựng đình, dân làng chuyển họ sang đình để thờ.
Bắt nguồn từ tích này, vào ngày 13 của ngày mở hội, dân làng Đình Bảng cúng hai con lợn đã thịt nhưng chưa luộc chín (một con cái, một con đực) đặt chồng lên nhau. Sau khi cúng xong, số thịt này được chia đều cho dân làng theo cấp bậc đã phân. Tuy nhiên khoảng 20 năm trở lại đây, hai con lợn sống ấy được thay thế bằng hai cái đầu lợn đã luộc chín.
Sau khi tín ngưỡng thờ thành hoàng làng là những người có công với làng phát triển, dân Đình Bảng quay sang thờ những người có công. Đó là bốn vị thần và lục tổ (6 người có công khai phá, mở mang cho dân làng Đình Bảng). Theo truyền thuyết, thần đất là người có công lớn đối với dân làng. Thuở ấy, dân làng Đình Bảng luôn phải chống chọi với thú dữ từ trong rừng ra, lại không biết trồng trọt chăn nuôi nên cuộc sống vô cùng khốn khổ. Một hôm, có một vị lão nông tóc bạc trắng, gương mặt hiền từ, phúc hậu đến dạy cho dân làng cách khai phá đất đai để trồng trọt, chăn nuôi... Từ đó, cuộc sống người dân dần ấm no, hạnh phúc.
Một thời gian sau, vị lão nông ấy liền đưa cho dân làng một bức vẽ thần Lệ Thần và bảo dân làng lập miếu thờ làm thần bảo hộ rồi cụ già biến mất. Biết là thần hiển linh, dân làng liền lập miếu thờ thần với hiệu là Bạch Lệ Đại Vương và mở hội vào ngày 12 - 15 tháng mười hai âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công lao. Có thể nói, bốn ngày hội này không chỉ tổ chức lễ tạ ơn thần linh mà còn là ngày để tổ chức lễ "rước chạ" để tưởng nhớ công ơn dân làng Đồng Nguyên đã giúp đỡ, cứu mạng.
Rút bỏ lời nguyền xưa
Xây dựng vài chục năm mới xong, đình làng Đình Bảng được coi là "ngôi nhà chung" diễn ra các hoạt động hội họp, lễ hội của dân làng. Phía trước là tòa tam quan, phía sau là khoảng sân rộng, hai bên là hai dãy tả vu và hữu vu. Cũng như những ngôi đình khác, tòa Bái Đường của đình là nơi rộng rãi, to lớn, dùng làm nơi tổ chức các sinh hoạt chung (dài 20 mét, rộng 14 mét, có sức chứa hàng trăm người).
Mỗi khi diễn ra lễ hội hay các sinh hoạt chung, các vị bô lão trong làng ngồi theo thứ tự, cấp bậc đã được phân chia sau đó chỉ đạo dân làng. Cũng trong những ngày diễn ra lễ hội, dân làng Đình Bảng có dành riêng một ngày để "đón chạ" tới chung vui cùng.
Tương truyền cách đây mấy trăm năm, khi nhà Trần cướp ngôi nhà Lý, con cháu nhà Lý phải chạy trốn khắp nơi để tránh diệt vong. Ngày ấy, ở làng Đình Bảng cũng có 6 người trong 6 dòng họ: Nguyễn (Lý), Trần, Ngô, Đặng, Đỗ, Lê là những người có mối quan hệ thân thiết với nhà Lý phải chạy trốn khỏi làng. Những người này chạy đến làng Đồng Nguyên thuộc phủ Thiên Đức nay là một phường thuộc phía Đông Bắc của Từ Sơn, Bắc Ninh.
Tại đây, họ được người dân Đồng Nguyên che chở, nuôi ăn uống. Khi quân nhà Trần đến tìm 6 người nọ, không ai bảo ai, dân làng Đồng Nguyên đều lắc đầu nói không biết, không có người lạ nào tới làng hết. Nhờ sự che chở của người dân nơi này, họ đã thoát được kiếp nạn. Ẩn náu một thời gian, khi nguy hiểm qua đi, 6 người quay trở lại Đình Bảng tiếp tục lập nghiệp. Cũng từ đây, mối thâm tình giữa Đồng Nguyên và Đình Bảng được hình thành, hai làng "kết chạ" (kết nghĩa anh em) với nhau.
Có ơn phải trả, sau lần giúp đỡ ấy khoảng 200 năm thì người Đồng Nguyên xảy ra hỏa hoạn, cánh đồng làng Đồng Nguyên bốc cháy ngùn ngụt, dân làng lâm vào cảnh đói khổ. Nhớ lại ơn xưa, người Đình Bảng lại kéo nhau sang giúp đỡ người Đồng Nguyên. Người mang cuốc, cày, trâu bò, người mang thóc, lúa sang cứu trợ, giúp người dân Đồng Nguyên cày cấy vụ mới... Kể từ đây, mối thâm tình giữa hai làng càng gắn bó keo sơn. Mỗi khi hai làng tổ chức lễ hội lại mời nhau sang dự. Vì coi nhau là anh em ruột thịt, hai làng hình thành tập tục không cho trai gái hai làng cưới nhau.
"Mối thâm tình này người dân hai làng chúng tôi nhớ như in và không bao giờ vi phạm lời thề đó. Mỗi khi dân làng Đồng Nguyên xuống làng tôi tham dự lễ hội, họ toàn gọi chúng tôi là anh vì cho rằng cái nghĩa của chúng tôi với họ lớn hơn. Thế nhưng người dân làng Đình Bảng mỗi khi lên đấy cũng gọi họ là anh vì cho rằng nghĩa cứu mạng lớn hơn. Chính sự kính trọng, nhường nhịn nhau như thế mà mối ân tình giữa hai làng càng gắn bó keo sơn. Trải qua mấy trăm năm song mối ân tình đó không bao giờ phai mờ. Ngày nay, mối ân tình ấy vẫn còn song lời nguyền đã được rút bỏ, trai gái hai làng được phép lấy nhau và phải sống với nhau trọn tình trọn nghĩa", ông Xướng khẳng định.
Bốn ngày lễ hội trong đó dành riêng một ngày để "đón chạ" cho thấy tình anh em gắn bó keo sơn. Bên cạnh đó, tập tục kết chạ này cho thấy từ xa xưa, người Kinh Bắc vô cùng hiếu khách, đây là nét đẹp có tự ngàn đời của người Việt Nam bởi tập tục này có ở hầu khắp các nơi.
|
Nhận xét
Đăng nhận xét