Các trường phái kiến trúc trên thế giới

Kiến trúc thời Phục Hưng mang đậm nét tôn giáo, đặc biệt là đạo Thiên chúa. Những hiểu biết về giá trị con người, tôn vinh vai trò và vị trí của con người được khám phá và phát triển mạnh trong thời gian này. Con người được coi như bản sao của hình ảnh của thánh thần. Bắt đầu từ thế kỉ 15 xuất hiện những tham vọng về khả năng phát triển, sự sáng tạo hài hòa và duy lí của con người, để ganh đua với quyền năng của thánh thần, bắt đầu với sự khám phá về luật phối cảnh thẳng của Filippo Brunelleschi, Leone Battista Alberti. Sau đó là sự nở rộ của những tài năng khác như Leonardo da Vinci, Raphael và đặc biệt là Michelangelo.
Về nguyên tắc có thể phân biệt hai xu hướng khác nhau trong kiến trúc Phục Hưng. Một xu hướng hồi sinh các đường nét thời kỳ Cổ đại một cách nghiêm khắc. Tại Ý, Donato Bramante đã đạt đến mục tiêu này trong đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng vào khoảng năm 1500 và từ đó chiếm lĩnh ưu thế trong kiến trúc trên toàn nước Ý. Các công trình xây dựng Phục Hưng ở Ý được phác thảo trong sáng và hài hòa cân đối. Trong sơ đồ mặt bằng các kiến trúc sư hướng về các hình dáng đơn giản lý tưởng trong hình học như hình vuông hay hình tròn. Các chi tiết kiến trúc như cột, trụ bổ tường, đầu cột, đầu hồi tam giác,... đều trực tiếp dựa vào kiểu mẫu thời Cổ đại. Bên cạnh đó là các phát triển mới dẫn xuất từ khuôn mẫu của thời kỳ Cổ đại. Tất cả các phần xây dựng riêng lẻ đều phải được hòa hợp với nhau và với toàn bộ tòa nhà. Các luận thuyết kiến trúc của nhà xây dựng nổi tiếng người La Mã Vitruvius được tham khảo để tìm ra những tỷ lệ tương quan lý tưởng.
Xu hướng thứ hai tuy cũng dựa vào thời kỳ Cổ đại nhưng biến đổi hình dáng các yếu tố xây dựng tương tự như nghệ thuật xây dựng thời Trung cổ, không vươn đến một nghệ thuật xây dựng theo các định luật một cách nghiêm ngặt.
Nói chung khi nền văn hóa càng bám rễ sâu trong thời Trung cổ mang dấu ấn của miền Bắc châu Âu thì phong cách kiến trúc tương tự của Phục Hưng càng mạnh, tức là trước tiên là ở vùng Trung Âu và Bắc Âu. Trên bán đảo Iberia hai xu hướng này tồn tại bên cạnh nhau cho đến thời kỳ Baroque. Tại vùng châu Âu của Đức và Ba Lan hai xu hướng này được trộn lẫn một phần (thí dụ như lâu đài Heidelberg (Đức) hay lâu đài tại Wawel, Kraków (Ba Lan), thế nhưng xu hướng tương tự vẫn chiếm ưu thế cho đến thời gian cuối.

Lâu đài Heidelberg - Đức 










Kiến trúc Baroque (Barốc)
loại hình nghệ thuật xuất hiện ở Italia rồi truyền sang Áo, Tây Ban Nha, Mĩ Latinh, trở thành khuynh hướng nghệ thuật chủ yếu từ cuối thế kỉ 16 đến giữa thế kỉ 18. Gọi là "barôc" vì so với nghệ thuật cổ điển cân đối, mực thước thì nghệ thuật này "xa lạ", "kiểu cách", "kì quặc". Trong kiến trúc, nghệ thuật B gắn liền với đạo Thiên Chúa, phản ánh phần nào xu hướng chống phong kiến tập quyền và biểu thị những quan niệm khác nhau về tính phức tạp, đa dạng và biến động của thế giới. Đặc điểm của nghệ thuật B là cái hùng vĩ, lộng lẫy, tráng lệ, sự hưng phấn của tinh thần và những cảm xúc mãnh liệt, sự coi trọng hiệu quả của thị giác, sự hoà hợp giữa hiện thực và hư ảo, sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng, giữa tỉ lệ và nhịp điệu của vật liệu. Nghệ thuật B đạt tới sự thống nhất với nghệ thuật trang trí hoành tráng, gây ấn tượng mạnh, với mặt bằng cầu kì, kết hợp với những đường cong lượn mềm mại.

Trong văn học cũng có phong cách B, thể hiện ở sự tưởng tượng táo bạo, ở những hình ảnh cầu kì và cách dùng những từ ngữ phi chuẩn mực, tối nghĩa, không gắn bó với nhau. Tiêu biểu là các bài thơ của Viông (F. Villon), Marô (C. Marot) ở Pháp thời trung đại và thế kỉ 16; ở các nhà thơ gọi là "kiểu cách", "lố lăng" ở thế kỉ 17 như Xevơ (M. Scève), Xpôngđơ (J. de Sponde), Đôbinhê (A. d' Aubigné). 





Kiến trúc Rococo
Kiến trúc Rococo là một phong cách nghệ thuật và thiết kế nội thất của Pháp thế kỷ 18. Đây là phong cách kiến trúc được sử dụng phổ biến ở thời của hoàng hậu Marie Antionette. Các phòng thuộc phong cách Rococo thường được thiết kế thành một sản phẩm nghệ thuật tổng thể với vật dụng trang trí lộng lẫy và thanh tao, những vật phẩm điêu khắc nhỏ, những chiếc gương trang trí, thảm thêu, ngoài ra nó còn được bổ sung bởi những bước tranh tường tinh tế.

Từ Rococo là sự kết hợp của từ rocaille (vỏ) trong tiếng Pháp và từ barocco trong tiếng Ý. Đây là phong cách kiến trúc thường có các đường cong trang trí dạng vỏ và thường tập trung vào những đường nét họa tiết trang trí, do vậy nên một vài nhà phê bình nghệ thuật đã sử dụng từ này để ngụ ý chỉ rằng đây là một phong cách phù phiếm và chỉ coi nó như một trào lưu thời trang; khi từ Rococo được sử dụng lần đầu ở Anh năm 1836, nghĩa thông tục của nó là "lạc hậu" (old-fashioned). Dù vậy thì từ giữa thế kỷ 19, từ này đã được chấp nhận bởi các nhà sử học về nghệ thuật. Trong khi hiện nay vẫn có một số tranh luận về tầm ảnh hưởng của phong cách kiến trúc này tới nghệ thuật nói chung thì Rococo hiện vẫn được thừa nhận là một thời kỳ quan trọng trong lịch sử phát triển của kiến trúc châu Âu.

Hình đã được thu nhỏ, click vô đây để xem đúng kích thước thật.

Mặt phía bắc của Cung điện Catherine ở Tsarskoye Selo - sân dành cho xe ngựa đi vào: tất cả các họa tiết đều được trang trí bằng vàng cho tới năm 1773, khi Catherine II thay thế các họa tiết mạ vàng bằng nước sơn màu oliu xám
# xem thêm: link
Kiến trúc Tân Cổ điển đang tìm tư liệu 

Kiến trúc Hiện đại

Trào lưu kiến trúc Hiện đại (Modernism) là một khái niệm rất rộng được sử dụng để miêu tả các công trình khác nhau có các đặc điểm tương đồng về sự đơn giản trong bố cục hình khối không gian, tổ chức mặt bằng tự do phi đối xứng, mặt đứng loại bỏ việc sử dụng các họa tiết trang trí của trường phái cổ điển cũng như việc sử dụng vật liệu mới như kính, thép, bê tông. Kiến trúc hiện đại là một sự đoạn tuyệt mạnh mẽ với kiến trúc cổ điển, thể hiện một lối tư duy mới của sự phát triển bùng nổ của các xã hội châu Âu cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20.

Trường phái kiến trúc này, xuất phát ở châu Âu từ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 và đã nhanh chóng phổ biến, trở thành một trường phái chủ đạo ra trên toàn thế giới đến thập niên 1970.

Hiện nay mặc dù một định nghĩa chuẩn xác về khái niệm kiến trúc hiện đại vẫn còn đang được tranh luận, nhưng người ta thống nhất rằng trào lưu kiến trúc Hiện đại của thế kỉ 20 đã được thay thế bằng trào lưu kiến trúc Hậu Hiện đại (Postmodernism).

Lịch sử kiến trúc Hiện đại thế kỷ 20
Khởi nguồn
Kiến trúc Hiện đại, bắt nguồn từ châu Âu, là một sự phản ứng lại ảnh hưởng của quá khứ kiến trúc từ cuối thế kỉ 19. Các kiến trúc sư cảm thấy trào lưu kiến trúc Cổ điển không còn đủ sức sống, vay mượn và lệ thuộc quá nhiều vào những gì có trong quá khứ, không phản ảnh trung thực lại bối cảnh của thời đại công nghiệp. Không những vậy, kiến trúc cổ điển còn trở thành vật cản, trói buộc con người với quá khứ hoặc đánh lừa thị hiếu kiến trúc bằng những yếu tố tranh trí diêm dúa và vô nghĩa. Vào nửa cuối của thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, trong trào lưu phát triển của phương Tây, chủ nghĩa Hiện đại nói chung có nguồn gốc từ thời kì Khai sáng (Enlightenment) đã ảnh hưởng xuống suy nghĩ của các kiến trúc sư, họ tin rằng cần phải tạo ra một trào lưu kiến trúc mới, phản ảnh được tinh thần của thời đại mới và phải vượt qua, rũ bỏ được cái bóng của quá khứ.
Đa số nhà nghiên cứu về lịch sử kiến trúc Hiện đại của thế kỉ 20 đều lấy mốc của khởi đầu từ sự ra đời của công trình Cung Thủy tinh (Crystal Palace) ở Hyde Park, (London, Anh) năm 1851 do Joseph Paxton thiết kế. Công trình đáng dấu một bước ngoặt về tư duy không gian kiến trúc, về phương pháp sử dụng vật liệu, biện pháp thi công cũng như báo hiệu một vẻ đẹp mới của thời kỳ công nghiệp hóa.

Bên cạnh đó là các kiến trúc sư của "Phong trào Nghệ thuật Thủ công" (Arts and Crafts movement) ở Anh do William Morris khởi xướng đã thúc đẩy sự đa dạng của kiến trúc. Đó là việc sử dụng vật liệu đa dạng, tính địa phương của kiến trúc, quay về với các khối hình học cơ bản. Tiêu biểu cho thời kì này có Philip Webb với công trình Biệt thự Gạch đỏ (The Red House) hay Charles Rennie Mackintosh ở Scotland với trường Nghệ thuật Glasgow. Ấn tượng trước Phong trào Nghệ thuật Thủ công, tùy viên văn hóa Đức tại Anh lúc đó Herman Muthesius đã viết tác phẩm "Văn hóa trang trí" (Dekorative Kunst) ca ngợi những ngôi nhà của Morris, Webb và các cộng sự.

Hình đã được thu nhỏ, click vô đây để xem đúng kích thước thật.

Cung Thủy tinh của Joseph Paxton

Ở Áo có Otto Wagner và Adolf Loos. Về phần mình, Wagner tìm tòi vẻ đẹp tạo hình khối kiến trúc qua các yếu tố kỹ thuật và kết cấu. Tiêu biểu cho cách công trình của ông có Quỹ tiết kiệm bưu điện Wien và một loạt các ga tàu điện ở Wien. Các công trình và tư tưởng của Wagner đã có ảnh hưởng mạnh lên kiến trúc sư Antonio Sant'Elia. Sau này, trong số các học trò của Wagner có Joseph Maria Olbrich, một trong số những người sáng lập ra trường phái Ly khai Wien (Wiener Secession). Năm 1899, Olbrich tham dự Công xã Darmstadt (Darmstädter Künstlerkolonie) ở Đức cùng với Peter Behrens, Herman Muthesius. Công xã Darmstadt chính là tiền thân của Hiệp hội Công trình Đức (Deutscher Werkbund) sau này.

Sự thống trị của kiến trúc Hiện đại
Vào thập kỉ 20 của thế kỉ 20, những gương mặt chính của kiến trúc Hiện đại đã xác định được danh tiếng cũng như vị trí của họ. Ở châu Âu, ba khuôn mặt nổi tiếng nhất là Le Corbusier ở Pháp, Ludwig Mies van der Rohe và Walter Gropius ở Đức. Gropius là người sáng lập ra trường Bauhaus, và Mies là hiệu trưởng cuối cùng của trường Bauhaus trước khi bị giải thể.
Đặc điểm
Ưu điểm
Dây chuyền công năng được đề cao, hợp lý. 
Tiết kiệm được không gian giao thông, tiết kiệm vật liệu. 
Không trang trí phù phiếm. 
Áp dụng các thành tựu của khoa học và kỹ thuật. 

Hình đã được thu nhỏ, click vô đây để xem đúng kích thước thật.

Trường Bauhaus, Đức do KTS Walter Gropius thiết kế

Khuyết điểm
Tính chất khô khan, nghèo nàn về hình thức, do những giáo lý cực đoan như "trang trí là trọng tội" (Adolf Loos), "Nhà là cái máy để ở" (Le Corbusier) v.v. 
Mang tính chất quốc tế, không có tính dân tộc và địa phương. 
Coi nhẹ sự giao tiếp với thiên nhiên, sự giao tiếp giữa kiến trúc với xã hội, sự giao lưu giữa con người với nhau.

Hình đã được thu nhỏ, click vô đây để xem đúng kích thước thật.

Toà nhà Quốc hội của Brasil do Oscar Niemayer thiết kế

Các kiến trúc sư tiêu biểu
Le Corbusier 
Ludwig Mies van der Rohe 
Walter Gropius 
Tange Kenzo 
Richard Meier 
Maki Fumihiko 
Adolf Loos















Nhận xét