Các văn hóa cổ Việt Nam


Hậu kỳ Thời đại đồ đá cũ
   Văn hóa Ngườm (23.000 TCN)
   Văn hóa Sơn Vi (20.000 - 12.000 TCN)
   Văn hóa Soi Nhụ (18.000 - 7.000 TCN)
Thời đại đồ đá mới
   Văn hóa Hòa Bình (12.000 - 10.000 TCN)
   Văn hóa Bắc Sơn (10.000 - 8.000 TCN)
   Văn hóa Quỳnh Văn (8.000 - 6.000 TCN)
   Văn hóa Cái Bèo (7.000 - 5.000 TCN)
   Văn hóa Đa Bút (6.000 - 5.000 TCN)
Thời đại đồ đồng đá
   Văn hóa Hạ Long (3.000 - 1.500 TCN)
   Văn hóa Phùng Nguyên (2.000 - 1.500 TCN)
   Văn hóa Cồn Chân Tiên, Hoa Lộc
   Văn hóa Tiền Sa Huỳnh (2.000 - 1.000 TCN)
Trung kỳ thời đại đồ đồng
   Văn hóa Đồng Đậu (1.500 - 1.000 TCN)
Hậu kỳ thời đại đồ đồng
   Văn hóa Gò Mun (1.000 - 600 TCN)
Thời kỳ đồ sắt
   Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100)
   Văn hóa Sa Huỳnh (1.000 TCN - 200)
   Văn hóa Đồng Nai (1.000 TCN - 0)
   Văn hóa Óc Eo (1 - 630)
----------------------------------------------------------------------------------------------------

   Văn hóa Ngườm (23.000 TCN)
Sự hình thành: văn hóa Ngườm, do các nhà khảo cổ học tìm thấy những mảnh tước ở mái đá Ngườm, Thái Nguyên nên lấy tên này đặt cho niên đại của nền văn hóa đó - khoảng 23.000 TCN.
Văn hóa Ngườm, còn gọi là kỹ nghệ Ngườm là giai đoạn phát triển của người tối cổ sang người tinh khôn (Người khôn ngoan sớm) ở Việt Nam trước nền văn hóa Sơn Vi (từ 18.000 - 11.000 năm cách ngày nay).
Thời gian: Cách ngày nay 2 vạn năm.
Địa bàn cư trú:
+ Sống trong mái đáhang động, ven bờ sông, suối
+ Từ Sơn La đến Quảng Trị.
Công cụ lao động: Đá cuội được ghè đẽo ở rìa tạo thành cạnh sắc.
Hoạt động kinh tế: Săn bắt, hái lượm.
Tổ chức xã hội: Sống thành thị tộc.
Công xã thị tộc hình thành.
   Văn hóa Sơn Vi (20.000 - 12.000 TCN)
Văn hóa Sơn Vi là một nền văn hóa ở Việt Nam vào hậu kỳ thời đại đồ đá cũ cách nay khoảng 30 ngàn đến 11 ngàn năm. Đây là nền văn hóa kế trước văn hóa Hòa Bình. Sơn Vi là tên một xã thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra những di chỉ của nền văn hóa này. Đến nay đã có khoảng 160 địa điểm thuộc văn hóa Sơn Vi đã được phát hiện.
Không gian của văn hóa Sơn Vi bao trùm các vùng thuộc Sơn LaLai ChâuLào CaiYên BáiBắc GiangThanh HóaNghệ AnQuảng Trị. Những người nguyên thủy chủ nhân của văn hóa Sơn Vi sống thành từng bộ lạc. Họ chủ yếu sống ngoài trời trên các đồi gò trung du ở trung lưu sông Hồng, thượng lưusông Lục Nam, thượng lưu sông Hiếu. Chỉ một số ít sống trong hang động.
Công cụ lao động của người nguyên thủy trong văn hóa Sơn Vi làm từ đá cuội được ghè đẽo thô sơ. Họ sống bằng săn bắn và hái lượm, chưa có trồng trọt và chăn nuôi.
   Văn hóa Soi Nhụ (18.000 - 7.000 TCN)Văn hóa Soi Nhụ gọi theo tên địa điểm khảo cổ học Soi Nhụ thuộc vịnh Bái Tử Long, là nền văn hóa của người tiền sử được các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện năm 1964 và khai quật năm 1967. Khái niệm và đặc điểm của nền văn hóa này đầu tiên được TS. Hà Hữu Nga, Viện Khảo cổ học đề xuất trong Hội nghị thông báo "Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1996" (Nhà XB KHXH, Hà Nội năm 1997).Theo TS. Hà Hữu Nga, văn hóa Soi Nhụ có niên đại tương đương với các văn hóa Hòa Bình cũng như văn hóa Bắc Sơn của Việt Nam, và có thể có nguồn gốc từ 25.000 năm trước, ngang với văn hóa Ngườm khu vực Võ Nhai, Thái Nguyên. Văn hóa Soi Nhụ phân bố trong khu vực các đảo đá vôi của Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, bao gồm cả Cát Bà Hải Phòng, các huyện Vân Đồn, Cẩm Phả, Hoành Bồ, khu vực Hòn Gai, Yên Hưng, Kinh Môn, Đông Triều thuộcQuảng Ninh và Hải Dương.Văn hóa Soi Nhụ chia 3 giai đoạn bao gồm:
  1. Giai đoạn sớm ở các hang Áng Mả (Cát Bà), Thiên Long, Mê Cung, Tra Giới, và Hang Trống trên Vịnh Hạ Long, có niên đại khoảng từ 25.510 đến 17.000 năm;
  2. Giai đoạn giữa gồm các hang Soi Nhụ trên, Tiên Ông, Bồ Quốc, v.v..., trên Vịnh Hạ Long, có niên đại từ khoảng 16.000 đến 9.000 năm cách ngày nay;
  3. Giai đoạn muộn gồm các hang động và mái đá Đồng Đặng, Hà Lùng, Hang Dơi (huyện Hoành Bồ), Phương Nam (Uông Bí) có niên đại từ 8000 - 6000 năm cách ngày nay.Phản đối quan điểm của các nhà Tiền sử Úc đại diện là Peter Bellwood, coi nguồn gốc các văn hóa Mã Lai-Đa Đảo và các nền văn minh lúa nước Đông Nam Á xuất phát từ các văn hóa Ngưỡng Thiều, Long Sơn Trung Quốc, TS. Hà Hữu Nga khẳng định rằng các văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ Long, hậu duệ của văn hóa Soi Nhụ, chính là tiền thân của các nhóm văn hóa ngôn ngữ biển đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á, sau này được biết dưới tên gọi các nhóm văn hóa thuộc ngữ hệ Mã Lai-Đa Đảo (Malayo-Polynesian). Cách tiếp cận đó phù hợp với một thực tế là cách ngày nay 5000-6000 năm, khi mực nước biển còn thấp, một trong những cái nôi của nền văn hóa biển Đông Nam Á chính là văn hóa Cái Bèo, phân bố rộng khắp trong khu vực Vịnh Hạ Long của Việt Nam, và kết nối dễ dàng với các hệ thống đảo khác của Đông Nam Á.

   Văn hóa Hòa Bình (12.000 - 10.000 TCN)  
Văn hóa Hòa Bình được giới khảo cổ học chính thức công nhận từ ngày 30 tháng 1 năm 1932, do đề xuất của Madeleine Colani, sau khi đã được Đại hội các nhà Tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua. Khởi thủy, cụm từ này được dùng để nói đến nền văn hóa cuội được ghè đẽo trên khắp chu vi hòn cuội[1] để tạo ra những dụng cụ từ thời đá cũ đến thời đá mới. Qua thời gian, tất nhiên cụm từ này đã được đề nghị mang những tên khác nhau và có những ý nghĩa cũng khác nhau. Nhưng thời gian gần đây, hoạt động của các nhà khảo cổ học trong suốt từ năm 1975 lại đây đã cho thấy một hướng mới về quan niệm khác về thời đại cũng như không gian của Văn hóa Hòa Bình.Văn hóa Hoà Bình[2] thuộc thời Đồ đá cũ sang Đồ đá mới (cách ngày nay 15.000 năm, kéo dài đến 2.000 năm trước Công Nguyên). Trên vùng đất xen núiđá vôi, thuộc phía Tây châu thổ ba con sông lớn thuộc Bắc Bộ Việt Nam, và với không gian rộng lớn, tiêu biểu cho cả vùng Đông Nam Á và Nam Trung Quốc.
Dựa vào các di chỉ tìm thấy và niên đại của chúng, các nhà khảo cổ chia Văn hóa Hòa Bình thành ba thời kỳ nối tiếp nhau:[3]
  • Hòa Bình sớm, hay Tiền Hòa Bình, có niên đại tiêu biểu là di chỉ Thẩm Khuyên (32.100 ± 150 trước Công Nguyên), Mái Đá Điều, Mái Đá Ngầm (23.100 ± 300 TrCN).
  • Hòa Bình giữa, hay Hòa Bình chính thống, tiêu biểu bởi di chỉ Xóm Trại (18.000 ± 150 TrCN), Làng Vành (16.470 ± 80 TrCN).
  • Hòa Bình muộn, tiêu biểu bằng di chỉ ở Thẩm Hoi (10.875 ± 175), Sũng Sàm (11.365 ± 80 BP, BLn - 1541/I).Năm 1923, bà Madeleine Colani cùng những người hướng dẫn địa phương khám phá ra một số lượng rất lớn di cốt người và dụng cụ bằng đá, trong một hang đá vôi thuộc tỉnh Hòa Bình. Trong mấy năm liền sau đó, bà liên tục khám phá thêm mười hai hang động trong vùng Hòa Bình, khai quật được một số lượng di vật hiếm thấy. Sau khi phân tích chúng và so sánh liên hệ với đồ đá tìm thấy trong vùng núi Bắc Sơn, bà đề nghị xem toàn thể những di vật đặc biệt bằng đá cuội, với đặc điểm là chỉ được đẽo ở lưỡi hay rìa, là của cùng một nền văn hóa, văn hóa Hòa Bình hay Hoabinhien.[4]
    Thời gian kể từ khi phát hiện các dụng cụ bằng đá và bằng xương tại di chỉ thuộc tỉnh Hòa Bình, các nhà khảo cổ còn phát hiện ở rất nhiều địa điểm khắp các quốc gia trong vùng như Thái LanMiến ĐiệnLàoCampuchiaMalaysiaSumatra... cũng có những di tích có các công cụ cùng một ký thuật chế tác. Người ta còn tìm thấy các dụng cụ bằng đá cùng một văn hóa sinh sống ở những nơi xa hơn như, Nhật BảnĐài LoanAustralia... Tại hội nghị "60 năm sau Hoabinhian" tổ chức tại Hà Nội, các nhà khảo cổ học thống nhất quan điểm về thuật ngữ Văn hóa Hòa Bình được xem như một khái niệm để chỉ một nền văn hóa có cùng một kỹ thuật chế tác mà không xem như là nguồn gốc.Vào thời kỳ đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ học thực sự chưa khám phá đủ số lượng cần thiết và nhiều địa điểm chưa được khám phá, dựa trên các dụng cụ thô sơ chỉ đẽo một mặt nên việc đánh giá các di vật này chưa được chính xác với tầm quan trọng của Văn hóa Hòa Bình. Nhưng đến thập niên 1960 các khám phá khảo cổ gây sự chú ý các nhà khảo cổ học thế giới tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, các đảo nam Thái Bình Dương khiến các nhà tiền sử học đặt lại vấn đề người tiền sử tại Đông Nam Á. Trước hết, nhà khảo cổ người Úc Gorman tìm thấy tại hang Ma của Thái Lan những dấu hiệu cho thấy người thuộc văn hóa Hòa Bình đã bắt đầu trồng trọt bầu bí sớm hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.[5]
    Những năm gần đây, các nhà khảo cổ học đã có những khám phá mang tính đột phá khi quan niệm mới về sự tiện dụng trong vùng Đông Nam Á nhiệt đới cổ xưa không cần hoàn toàn dựa vào các công cụ sinh hoạt và kiếm ăn bằng đá cuội, khi quan sát các bộ lạc còn sót lại và bị biệt lập tại các đảo trong quần đảo Indonesia và tập quán dùng đồ trenứa, và các loại mũi tên tẩm độc để săn bắn các con thú lớn, cũng như tập tục ănốc biểnốc nước ngọt, các loại cá sắn có trong các làn nước ấm[6]. Luận điểm so sánh với các dụng cụ khác ở phương Tây đang được nhiều nhà khoa học xem xét lại.
    Các di vật chính của thời kỳ Văn hóa Hòa Bình chính (niên đại sớm 12.000 năm cách ngày nay) tại tỉnh Hòa Bình và các tỉnh từ Quảng Bình đến Thái Nguyên là các dụng cụ bằng đá cuội ghè đẽo một mặt, hoặc chỉ phần lưỡi; các mảnh gốm không có hình thù do kỹ thuật nung chưa đạt nhiệt độ cao, đây là di tích đồ gốm xưa nhất của cư dân Văn hóa Hòa Bình[7] cho đến nay đã tìm thấy; các dụng cụ đào bới có cán tra, các vòng trang sức bằng vỏ ốc. Thời kỳ này các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy di cốt người ở vài địa điểm.
    Di chỉ muộn của Văn hóa Hòa Bình được tìm thấy ở Bắc Sơn (niên đại sớm 5.000 TCN, thuộc Lạng Sơn. Các dụng cụ bằng đá ở đây đã có một trình độ chế tác cao hơn nhiều, lưỡi đá đã được mài sắc, khảo cổ học gọi là "rìu Bắc Sơn". Đồ gốm đã có tiến bộ, kỹ thuật được làm thủ công, cư dân ở đây nặn các dải đất dài, rồi cuộn tròn từ đáy lên miệng và miết kín khe hở, nung gốm bằng chất củi đốt xung quanh. Đồ trang sức bằng đất nung có dùi lỗ và xâu thành chuỗi.Các bằng chứng ngày càng nhiều về một nền văn minh Đông Nam Á đã làm lung lay nhiều thuyết tiền cổ đứng vững nhiều thập kỷ của thế kỷ 20. Người tiên phong trong việc đề xuất hướng mới cho nguồn gốc loài người là ông Solheim II, giáo sư Đại học Hawaii. Năm 1967, Solhiem II cho công bố trên nhiều tài liệu nói về sự ra đời sớm của việc trồng trọt, làm gốm, đóng thuyền, đúc đồ đồng thau...
    Sau Solheim II, một số nhà khảo cổ học khác như Meacham ở Hồng Kông, Higham ở New Zealand, Pookajorn ở Thái Lan đều thống nhất quan điểm, vùng Đông Nam Á, từ Thái Lan xuống Indonesia qua bán đảo Đông Dương, là cái nôi của văn minh Nam Á- Nam Đảo. Và mới đây, Oppenheimer[8] còn đi xa hơn nữa, khi đưa ra thuyết rằng văn minh Đông Nam Á là cội nguồn của văn minh phương Tây, rằng khi cư dân thềm Sunda di tản tránh biển dâng, họ đã đến vùng Lưỡng Hà - Trung Đông, mang theo kinh nghiện trồng trọt, làm đồ gồm và sự tích Đại hồng thủy.[9]
   Văn hóa Bắc Sơn (10.000 - 8.000 TCN)
Văn hóa Bắc Sơn là tên gọi một nền văn hóa Việt Nam ở sơ kỳ thời đại đồ đá mới có niên đại sau nền văn hóa Hòa Bình, cách ngày nay từ một vạn đến tám ngàn năm. Bắc Sơn là đặt theo tên huyện Bắc Sơn, nơi phát hiện đầu tiên những di vật của nền văn hóa này. Các bộ lạc chủ nhân của văn hóa Hòa Bình đã tạo ra nền văn hóa Đông Sơn.
Không gian của văn hóa Bắc Sơn là các miền đất thuộc các tỉnh Lạng SơnThái NguyênHòa BìnhNinh BìnhThanh HóaNghệ An,... ngày nay. Tính đến năm 1997, đã có 51 điểm văn hóa Bắc Sơn được tìm thấy và khai quật. Trong số đó, có 8 địa điểm tìm thấy di cốt người.
Người nguyên thủy trong nền văn hóa Bắc Sơn trú trong hang động, mái đá gần sông, suối. Họ sống bằng săn bắn, hái lượm. Họ cũng bắt đầu canh tác nông nghiệp ở mức độ rất sơ khai. Cộng cụ lao động của họ làm bằng đá đẽo hoặc mài và từ tre, gỗ. Các công cụ này tỏ ra tinh vi hơn so với công cụ của người nguyên thủy thời văn hóa Hòa Bình. Đặc biệt, người nguyên thủy thời văn hóa Bắc Sơn đã biết làm đồ gốm. Họ thích trang sức hơn so với người thời văn hóa Hòa Bình và có nơi cư trú tương đối ổn định hơn.
   Văn hóa Quỳnh Văn (8.000 - 6.000 TCN)
Văn hoá Quỳnh Văn (Thời đại đồ đá mới, khoảng 6.000 – 3.500 cách ngày nay). Được phát hiện từ những năm 1930 bởi các học giả người Pháp. Cho đến nay đã có hơn 70 năm nghiên cứu với 21 di tích, phân bố ở ven biển Nghệ An và Hà Tĩnh, chủ yếu tập trung xung quanh vịnh biển cổ Quỳnh Lưu. Đây là các di tích “đống rác bếp”(Kjökkenmodding), thành phần chủ yếu là các loại điệp. Trong các lớp điệp còn có xương cốt động vật, di vật đá, gốm và bếp lửa. Công cụ đá Quỳnh Văn ít về số lượng, nghèo nàn về loại hình, kỹ thuật ghè đẽo thô sơ, chủ yếu được tạo từ đá gốc. Loại hình thường thấy là các công cụ không xác định, công cụ hình đĩa, công cụ hình múi bưởi, công cụ hình rìu dài và công cụ hình rìu ngắn. Đồ gốm thô, hầu hết là đồ đun nấu với kích thước lớn, được tạo hình bằng tay kết hợp với bàn đập hòn kê. Đồ gốm có 4 loại chủ yếu: gốm đáy tròn văn in đập, gốm đáy tròn văn thừng, gốm đáy tròn văn thừng ở mặt ngoài và văn chải ở mặt trong, gốm đáy nhọn văn chải 2 mặt. Gốm đáy nhọn, văn chải 2 mặt là đặc trưng tiêu biểu nhất của văn hoá Quỳnh Văn. Các loại hình hiện vật khác như xương, đồ trang sức có số lượng ít.[1]
   Văn hóa Cái Bèo (7.000 - 5.000 TCN)
Cái Bèo là di chỉ có niên đại trước nền văn hóa Hạ Long. Di chỉ này được phát hiện vào năm 1938 trong lần tiến hành thám sát khảo cổ học ven biển khu vực liên quan thuộc vùng vịnh Hạ Long ngày nay. Di chỉ Cái Bèo khai quật được hơn 479 công cụ như chày, bàn nghiền, bàn mài, hòn kê, rìu bôn, đục, chì lưới… bằng đá cuội. Đồ gốm thô cứng làm từ đất sét và cát hạt khô, bếp, di cốt người; các xương răng động vật, xương thú như lợn rừng, nai, dê núi.Theo các nhà khảo cổ học,di chỉ Cái Bèo thuộc nền văn hóa Hạ Long, bởi phân tích rõ ra là cư dân Cái Bèo cùng với thời gian và xu hướng chuyển cư của người Hòa Bình – Bắc Sơn từ vùng núi xuống biển. Sau đợt biển tiến Haloxen Trung làm nảy sinh các hoạt động kinh tế riêng biệt của từng vùng. Riêng cư dân đảo Cát Bà, trong đó có người cổ Cái Bèo làm nghề đánh cá là chủ yếu.
   Văn hóa Đa Bút (6.000 - 5.000 TCN)
Văn hóa Đa Bút là tên gọi một nền văn hóa Việt Nam ở sơ kỳ thời đại đồ đá mới có niên đại sau các nền văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn, cách đây từ 5000 đến 6000 năm. Không gian của văn hóa Đa Bút là dải đất nằm từ hữu ngạn sông Đáy đến lưu vực sông Mã thuộc các tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa ngày nay. Tính đến năm 2010, đã có hơn 10 điểm văn hóa Đa Bút được phát hiện và khai quật. Đa Bút là đặt theo tên một thôn ở huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa - nơi đầu tiên tìm được những di vật của nền văn hóa này. Các bộ lạc chủ nhân của văn hóa Đa Bút đã tạo ra nền văn hóa Đông Sơn.Sau những phát hiện và khai quật Cồn Cổ Ngựa, Cồn Trũng, Bản Thuỷ, Làng Còng (Thanh Hóa) và Hang Sáo, Đồng Vươn (Ninh Bình) nhận thức về địa bàn phân bố và môi trường của Văn hóa Đa Bút trải rộng trên mặt không gian từ vùng núi đến vùng đồng bằng ven biển với nhiều loại hình di tích khác nhau đã cho thấy môi trường văn hoá đa dạng của Văn Hóa Đa Bút. Thành tựu quan trọng của 80 năm phát hiện và nghiên cứu đã nhận ra những đặc trưng cơ bản của Văn hóa Đa Bút:
“ Sự nảy sinh của đồ gốm đồng thời với sự hoàn thiện kỹ thuật mài là hai nét đặc trưng quan trọng nhất tạo nên bộ mặt của Văn hóa Đa Bút” (Trần Quốc Vượng).
Nghiên cứu đồ gốm Đa Bút buổi đầu mới phát hiện và khai quật di tích này E.Patte đã cho rằng: người Đa Bút đã dùng khuôn đan để chế tạo đồ gốm. Các thực nghiệm của Viện khảo cổ học cho biết: Đồ gốm Đa Bút được tạo bằng kỹ thuật nặn khối, sử dụng hòn kê, bàn đập. Đồ gốm Đa Bút đến giai đoạn cuối có sự phát triển về thể loại hình kỹ thuật, hoa văn, độ nung gốm cao hơn, các loại văn hoa và kiểu dáng. Sự có mặt các loại đồ gốm mỏng, văn hoa đa dạng, sương gốm mịn hơn được xem là sự phát triển của kỹ thuật chế tạo đồ gốm. Đồ gốm Đa Bút được xem là yếu tố văn hóa nổi trội mang tính riêng biệt của chủ nhân văn hóa Đa Bút. Đặt đồ gốm Đa Bút trong nền cảnh thời đại mới ở Việt Nam có thể xem gốm Đa Bút là tập hợp sớm nhất. Địa bàn phân bố của Đa Bút được xem là trung tâm văn hóa đồ gốm sớm ở Việt Nam.
Kỹ thuật chế tác công cụ đá của chủ nhân Văn hóa Đa Bút có sự phát triển và hướng tới sự hoàn chỉnh. Từ hai loại nguyên liệu được khai thác tại chỗ: đá cuội và đá phiến, chủ nhân Văn hóa Đa bút đã áp dụng kỹ thuật mài cưa để tạo ra những công cụ thích hợp, đem lại hiệu quả cao. Sự phát triển của kỹ thuật mài của đá cho phép cưa đá người Đa Bút chế tác được các loại rùi tứ giác khá hoàn chỉnh. Sưu tập đá của Văn hóa Đa Bút với các loại di vật tiêu biểu từ rùi mài lưới, mài toàn thân đến rìu tứ giác, rìu hình thanh được mài nhẵn, các loại cước đá to mài nhẵn đã cho ta thấy sự phát triển vượt trội của kỹ thuật chế tác các công cụ đá. Kiến thức ngày nay với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuât mới đã giúp cho các nhà khảo cổ học nhận thức đúng hơn về môi trường, đời sống của cư dân Đa Bút qua các tư liệu mới về văn hóa này.
Từ một di tích khảo cổ học Đa Bút, đến nay Văn hóa Đa Bút đã được phân thành các giai đoạn phát triển khác nhau: Văn hóa Đa Bút có thể gọi là một phức hệ phát triển văn hóa lâu dài từ sau Văn hóa Hoà Bình đến cuối đá mới – mà thực chất là một quá trình “đá mới đá” được thực hiện trong sự chuyển đổi môi trường từ các thung lũng đá vôi Hoà Bình đã và đang tạo nên một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của tiền sử Việt Nam.
  • Di tích khảo cổ học Đa Bút (Tân Vinh, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) được phát hiện đầu tiên vào năm 1926. Kết quả khai quật đầu tiên cho biết đây là dạng di tích Cồn vỏ nhuyễn thể – Cồn hến như kiểu “đóng rác bếp”. Những di vật phát hiện đầu tiên như: rùi đá, cuốc đá, bàn nghiền, chày nghiến, đồ gốm đã cho biết di tích này có niên đại đá mới.
  • Di tích núi Hang Sáo (Quang SơnTam ĐiệpNinh Bình) với nhiều hang động và mái đá có dấu ấn của cư dân văn hóa Hòa Bình và cư dân văn hóa Đa Bút sống cách ngày nay từ 5.000 đến 10.000 năm.
  • Di tích Đồng Vườn (Yên Thành - Yên MôNinh Bình) là một di chỉ thuộc thời đại văn hóa Đa Bút. Đây là di chỉ cư trú ngoài trời ở Ninh Bình.
  • Di tích khảo cổ học Cồn Cổ Ngựa (Hà Lĩnh, Hà TrungThanh Hoá). Được khai quật những năm 1979 - 80 trên diện tích 235 m2 xuất hiện nhiều di vật văn hóa Đa Bút.
  • Cụm di tích hang ốc; Núi ốp (Yên SơnTam ĐiệpNinh Bình) xuất lộ dấu ấn cư dân văn hóa Đa Bút và Cư dân văn hóa Đông Sơn.
  • Di chỉ khảo cổ học Cồn Trũng (Phú Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá) có niên đại thuộc giai đoạn từ sơ kỳ đá mới chuyển sang hậu kỳ đồ đá mới thuộc văn hóa Đa Bút.
  • Cụm di tích hang Mo; hang Cò; hang Trâu; hang Hũ Ngoài; hang Hũ Trong; mái đá Thung Bình thuộc khu du lịch Tràng An ở Ninh Bình có dấu ấn văn hóa Hòa Bình và Đa Bút.
  • Di tích hang Khỉ (Đông Sơn - Tam Điệp, Ninh Bình) xuất lộ một số mảnh gốm cùng vỏ nhuyễn thể trên bề mặt nơi đây có dấu ấn văn hóa Đa Bút.

   Văn hóa Hạ Long (3.000 - 1.500 TCN)
Văn hoá Hạ Long 
Nổi tiếng là một trong những nền văn hóa tiền sử được biết đến sớm nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á, văn hóa Hạ Long đã được các nhà khảo cổ và địa chất học tìm ra và đặt tên từ những năm 1930.
Tác giả: PGS.TS Trịnh Sinh . Minh họa: Tác giả, tư liệu ảnh của Viện Khảo cổ học Việt Nam







Học giả người Thụy Điển J.G. Anderson đã nghiên cứu nhiều hang động trên quần đảo Bái Tử Long và tổng kết bằng công trình được công bố trên tạp chí Bảo tàng cổ vật Viễn Đông với tên gọi: Nghiên cứu khảo cổ học trên vùng quần đảo Bái Tử Long. Ông đã tìm thấy một số địa điểm thời tiền sử có dấu vết của con người và nhiều công cụ. Ông chọn một trong số đó để khai quật và đặt tên là Danh Do La. Đây là địa điểm văn hóa Hạ Long đầu tiên được khai quật và nền văn hóa mang tên vịnh biển đẹp nhất nước ta cũng nổi danh từ đó.
Lần theo bước chân của Anderson, các nhà khảo cổ Việt Nam biết được Danh Do La chính là địa điểm khảo cổ Ngọc Vừng, nằm trên đảo Ngọc Vừng thuộc huyện đảo Vân Đồn, cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 34 km. Ngày nay, du khách đến đảo hết sức thuận tiện. Trên đảo không những là nơi cách đây gần 4000 năm con người tiền sử đã cư trú mà còn có các di tích lịch sử như một trong những bến cảng xưa sầm uất của hệ thống thương cảng Vân Đồn buôn bán khắp một vùng đông bắc Việt Nam, nam Trung Quốc, các nước Đông Nam Á cổ đại và miền Tây Ấn Độ, di tích thành nhà Mạc, nhà Nguyễn. Người tiền sử chọn Ngọc Vừng là nơi cư trú phải chăng còn do sơn thủy hữu tình: có núi Vạn Xuân, có bãi cát trắng chạy dài hàng cây số. Cư dân trên đảo còn có nghề mò ngọc trai lâu đời, nên tên đảo cũng là Ngọc Vừng (đảo ngọc bừng sáng). Nghề mò ngọc trai giờ đã hiếm gặp nhưng du khách có thể tham quan những cơ sở nuôi trai lấy ngọc ngay trên đảo.
Bà M.Colani, nhà nữ khảo cổ người Pháp cũng gắn bó với văn hóa Hạ Long. Bà đã công bố tác phẩm “Những phát hiện thời tiền sử ở Hạ Long” đăng trong tạp chí của Viện nghiên cứu nhân học Đông Dương từ năm 1938.
Kể từ những phát hiện đầu tiên của các học giả Phương Tây đến nay đã hơn 70 năm, việc nghiên cứu về văn hóa Hạ Long từ một nhóm di tích nay đã nghiên cứu và khai quật được hơn 30 di tích. Bức tranh toàn cảnh của nền văn hóa này đã được dựng lại khá đầy đủ.
Văn hóa Hạ Long có niên đại vào khoảng 4000-3500 năm trước và được các nhà khảo cổ học xếp vào giai đoạn hậu kỳ thời đại đồ đá mới. Người tiền sử đã chọn một vùng biển đảo Đông Bắc Việt Nam làm nơi cư trú, nơi có một nguồn thức ăn hải sản vô tận, lại có cả bãi biển và hang động làm nơi ở thuận tiện. Địa bàn cư trú của người cổ Hạ Long là một vùng biển nông, độ sâu trung bình khoảng 10 mét, có tới 20 luồng lạch từ vùng vịnh thông ra đại dương, thuận tiện cho việc tránh gió và ra khơi đánh bắt xa bờ. Các nhà khảo cổ đã tìm được trong tầng văn hóa có những xương cá to, có thể họ đã bắt được cá nặng hàng tạ. Họ còn biết đánh cá bằng lưới mà hiện vật còn lại là những hòn chì lưới to. Ngoài cá, nhiều loại hải sản khác cũng được khai thác, nhiều vỏ nhuyễn thể còn được tìm thấy.
Không những đi biển giỏi, người Hạ Long cũng là người biết làm nông nghiệp. Bằng chứng là các công cụ đá như cuốc, rìu, bôn đã có mặt. Họ tự chế tác công cụ đá bằng các kỹ thuật mài, cưa, khoan, đánh bóng…Họ cũng đã biết làm đồ gốm bằng cách nhào đất với vỏ nhuyễn thể giã nhỏ và nung lên, làm đẹp thêm cho gốm bằng cách khắc vẽ các hoa văn hình học. Nghề trồng cây lấy sợi để đan lưới cũng là nghề thủ công phổ biến. Nghề mộc khá phát triển cùng với việc đóng thuyền bè đi biển. Việc phát hiện ra đồ gốm và tầng văn hóa dày dặn đã chứng minh họ đã là những người định cư lâu dài và đã lập làng xóm.
Người cổ Hạ Long còn biết tự làm đẹp. Họ ưa chế tạo đồ trang sức từ vỏ ốc biển như vỏ ốc cypraea, được mài thủng lưng để xâu dây đeo quanh cổ, dùng xương sống cá và vỏ nhuyễn thể làm hạt chuỗi, vòng tay. Họ cũng làm vòng đeo tay bằng cách khoan, tiện, mài những cục đá. Những mũi khoan đá tìm được khá nhiều đã nói lên cách làm vòng tay công phu. Những bàn mài ở văn hóa Hạ Long có những nét riêng biệt khi để lại bề mặt dấu vết mài hình lòng máng mà các nhà khoa học thường gọi là “dấu Hạ Long”, đặc trưng ít gặp ở các nền văn hóa khác.
Các nhà khảo cổ học cũng đã tìm được di cốt của chính chủ nhân văn hóa Hạ Long. Các xương cốt cho thấy họ thuộc đại chủng Mongoloid da vàng, nhưng vẫn còn có yếu tố Australoid hòa trộn. Chính những tộc người cổ của Hạ Long đã góp một phần vào sự hình thành của dân tộc Việt hiện đại ngày nay. Trước khi người Hạ Long sinh sống nơi đây, trên vùng biển Đông Bắc nước ta đã có cư dân của các nền văn hóa sớm hơn sinh tụ như nền văn hóa Soi Nhụ, Cái Bèo.
Ngày nay, du khách trong và ngoài nước có thể đến vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và nhiều hòn đảo khác để nghe về một vùng truyền thuyết về Rồng (một trong 4 con vật tứ linh trong tâm thức người Việt) đã từng bay xuống mảnh đất này. Họ cũng thấy được trong cảnh sắc nước non của một địa danh di sản thế giới và đến thăm các địa điểm khảo cổ thuộc văn hóa Hạ Long còn để lại ngay trong hang động và lòng đất của các đảo, tận mắt chứng kiến các di vật còn nằm trong hơn 30 di tích, phần lớn tập trung quanh thành phố Hạ Long và khu du lịch Tuần Châu nổi tiếng.
Điểm kết của chuyến du ngoạn vịnh Hạ Long, có một địa chỉ cần dừng lại lâu hơn, chính là nhà Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ninh, nơi trưng bày khá đầy đủ hiện vật của văn hóa Hạ Long. Bảo tàng ở ngay trung tâm thành phố Hạ Long, khá tiện lợi cho du khách tham quan. 
(Thời đại đồ đá mới, khoảng 5.000 – 4.000 năm cách ngày nay). Văn hoá Hạ Long đã có hơn 65 năm phát hiện và nghiên cứu, có 27 di tích phân bố chủ yếu trên các đảo, trên các đồi núi giáp biển và trong một số hang động. Hiện vật đá được làm từ nhiều loại khác nhau, kỹ thuật tinh chế tạo tinh xảo, nhất là kỹ thuật mài, cưa chuốt bóng, người Hạ Long đã chế tạo những công cụ độc đáo như rìu bôn có nấc, rìu có vai, bôn có vai có nấc, rìu bôn lưỡi xoè cân và xoè lệch. Rìu bôn có vai có nấc là công cụ tiêu biểu nhất của văn hoá Hạ Long. Ngoài ra, “dấu Hạ Long” (bàn mài có rãnh song song với nhau) cũng tạo nên những đặc trưng nổi bật cuả văn hoá Hạ Long. Đồ gốm Hạ Long phong phú, đa dạng và độc đáo, gốm xốp tạo cho văn hoá Hạ Long một diện mạo riêng so với các văn hoá cùng thời, đồ gốm Hạ Long chủ yếu được làm bằng bàn xoay. Nhìn chung, bộ công cụ sản xuất hoàn thiện, người Hạ Long chắc chắn ngoài thu lượm, săn bắn (bắt) đã biết tới nông nghiệp và chăn nuôi, ngoài ra còn đẩy mạnh các hoạt động đánh bắt cá, phát triển các nghề thủ công như chế tác công cụ sản xuất, chế tạo gốm, làm đồ trang sức, xe sợi dệt vải, đan lưới đánh cá, v.v.
       Hiện tại, Bảo tàng Nhân học đang lưu giữ và trưng bày một số hiện vậy thuộc văn hoá Hạ Long như rìu/bôn có vai, không vai, chày, bàn nghiền, bàn mài. Những hiện vật này thuộc sưu tập dạy học, chủ yếu nhằm giới thiệu cho sinh viên trong quá trình học khảo cổ, lịch sử, văn hoá,...
   Văn hóa Phùng Nguyên (2.000 - 1.500 TCN)
Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm. Phùng Nguyên là tên một làng ở xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra các di chỉ của nền văn hóa này. Di chỉ văn hóa Phùng Nguyên đã được phát hiện ở Phú Thọ, Bắc NinhHà TâyHà NộiHải Phòng và một vài nơi khác trong lưu vực sông Hồng. Tính đến năm 1998, có khoảng 55 địa điểm đã được phát hiện có di chỉ văn hóa đồng dạng với các di chỉ tại Phùng Nguyên, trong đó có 3 địa điểm có di cốt người. Ở những nơi đây, trong tất cả các hiện vật khảo cổ khai quật được thuộc nền văn hóa này, ngoài ít mẩu xỉ đồng, hiện tại chưa hề tìm thấy bất kỳ công cụ bằng đồng nào. Công cụ bằng đá phổ biến và chiếm ưu thế tuyệt đối. Đồ trang sức bằng các loại đá, đá bán quý, ngọc được tìm thấy nhiều, đặc biệt là các vòng đá. Ngoài đồ đá, cư dân Phùng Nguyên đã biết chế tạo đồ gốm đặc sắc từ khâu làm đất, tạo dáng cho đến hoa văn trang trí.
Cùng thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng ở Việt Nam như văn hóa Phùng Nguyên còn có văn hóa Cồn Chân Tiên, Hoa Lộc (lưu vực sông Mã), văn hóa của các bộ lạc người nguyên thủy ở lưu vực sông Lam, của các bộ lạc ở thượng lưu sông Mã (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La), văn hóa Tiền Sa Huỳnh (Trung Trung bộ), văn hóa Đồng Nai (Đông Nam bộ).
   Văn hóa Cồn Chân Tiên, Hoa Lộc
Văn hoá Hoa Lộc là văn hoá từ đá chuyển sang đồng được chia làm 3 giai đoạn: Cồn Chân Tiên, Ðông Khối và Quì Chử cách ngày nay 4.200 năm.
Hoa Lộc thuộc huyện Hậu Lộc gồm di vật Ðá mới hoàn hảo, mài dũa mịn màng tất cả các mặt, đặc biệt có lưỡi cuốc đá, có thể có cả lưỡi cày đá, các đồ gốm có trang trí và nung chín là nồi niêu, bát đĩa đủ loại. Cồn Chân Tiên ở sát chân phía Ðông Nam núi Ðọ, thuộc xã Thiệu Khánh (Thiệu Hoá) là một di chỉ Văn hoá Hoa Lộc quan trọng, được coi là cốt lõi mở đầu việc hình thành bộ Cửu Chân trong đất nước các Vua Hùng xa xưa. Ðông Khối (xã Ðông Cương, thành phố Thanh Hoá) là di chỉ công xưởng chế tác đá phong phú và rộng lớn nhất ở Việt Nam thuộc thời đại Ðồng thau cách nay 3.100 năm. Quì Chử (xã Hoằng Quì, Hoằng Hoá) là di chỉ có nhiều chiến cụ như rìu cân, rìu xéo, mũi giáo, mũi lao và mũi tên bằng đồng có trang trí bằng hoa văn đúc nổi, có cả các dụng cụ để nấu và đúc đồng. Di chỉ Ðông Sơn (nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá), thời Ðồng Thau là quan trọng nhất trong khảo cổ học Việt Nam, nổi tiếng trên thế giới, được đặt tên cho nền văn hoá Việt Nam ở giai đoạn cách đây 2.820 + 60 năm. Lần đầu tiên ở Việt Nam, có một nền văn hoá bao trùm một địa bàn cỡ quốc gia từ Hoàng Liên Sơn đến miền Nam Việt Nam, đó là nền Văn hoá Ðông Sơn. Riêng ở Thanh Hoá, đồ đồng Ðông Sơn đã có mặt khắp mọi miền trong tỉnh, cho tới tháng 7/1986 đã phát hiện 85 di tích. Ðồ đồng Ðông Sơn đã gồm đủ bộ công cụ, chiến cụ và nhạc cụ của người nông dân đương thời, trước khi có máy móc. Trên các đồ đồng này đều có khắc chạm đúc nổi các hoa văn trang trí, đặc biệt là các hình vẽ mô tả sinh hoạt văn hoá của người Việt thời bấy giờ. Thời Ðông Sơn, nghề dệt vải rất phát triển, chất lượng sản phẩm rất tốt, đẹp, di vật còn đến tận ngày nay. Chuôi kiếm đồng là cả một pho tượng mô tả người phụ nữ vừa đẹp về kiểu dáng vừa tiện cầm nắm. Trống đồng Ðông Sơn là nhạc khí đẹp nhất, âm lượng tốt nhất và có kích thước lớn nhất trong các di vật thời đại Ðồng Thau, Thanh Hoá là nơi phát hiện 80% số lượng các trống đồng có ở Việt Nam và thế giới. Như vậy, Thanh Hoá có những di chỉ sau đây được đặt tên cho các nền văn hoá khảo cổ: Núi Ðọ (đá cũ), Ða Bút (đá mới), Hoa Lộc (đồng đá) và Ðông Sơn (đồng thau). Bộ Cửu Chân mà lãnh thổ được xác định đầu tiên và không thay đổi của tỉnh Thanh Hoá là một trong 15 bộ của sự phân chia hành chính của thời các vua Hùng, về sau là quận, châu, trấn ở thời xưa và là tỉnh ngày nay. Ðịa danh Cửu Chân cùng với văn hoá thuần Việt Ðông Sơn còn kéo dài được nhiều thế kỷ sau Công nguyên, từ cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (thế kỷ III sau CN) cho mãi đến thế kỷ X, những người xuất thân từ xứ này đều được gọi là người Cửu Chân.
   Văn hóa Tiền Sa Huỳnh (2.000 - 1.000 TCN)
Văn hóa Sa Huỳnh là một nền văn hóa được xác định ở vào khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2. Nền văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, cùng với: Văn hóa Đông SơnVăn hóa Óc Eo, tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam.Văn hóa Sa Huỳnh đư­ợc nhà khảo cổ ng­ười Pháp M. Vinet phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 khi ông tìm thấy bên đầm An Khê, một đầm nước ngọt ởSa Huỳnh Đức Phổ Quảng Ngãi một số lượng lớn quan tài bằng chum (khoảng 200 chiếc). Người ta gọi Di tích khảo cổ đó là Kho Chum Sa Huỳnh (Dépot à Jarres Sa Huỳnh). Các cuộc khai quật vào nhiều năm khác nhau tại di tích gò Ma Vương hay còn gọi là Long Thạnh Đức Phổ nơi được xem là có niên đại sớm nhất của nền văn hóa Sa Hùynh, đã đem lại những đánh giá xác đáng và quan trọng về nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển văn hóa Sa Huỳnh. Nền văn hóa Sa Huỳnh đã đư­ợc các nhà khảo cổ trên thế giới nghiên cứu từ đó đến nay và ngày càng sáng tỏ nhiều điều về đời sống của các tộc ngư­ời thời tiền sơ sử ở miền Trung Việt Nam. Xuất hiện cách nay khoảng 3.000 năm và kết thúc vào thế kỷ thứ 1, văn hóa Sa Huỳnh có lẽ đã tồn tại hơn 5.000 năm kéo dài từ thời hậu kỳ đồ đá mới đến đầu thời đại đồ sắt trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình đến các tỉnh nam Trung bộ và Tây Nguyên. Với một sức sáng tạo mạnh mẽ và phong phú, văn hóa Sa Huỳnh càng ngày càng thấy có sự ảnh hưởng và giao lưu với nhiều vùng Đông Nam Á và Trung Hoa cổ xưa vàẤn Độ cổ xưa khi gần đây, Viện Khảo cổ học Quốc gia Đức hợp tác với các nhà khảo cổ học khoa Lịch sử của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, tiến hành khảo cứu trong các năm 2004-2005 tại một số vùng thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Bước đầu đã xác định được diện mạo một nền văn hóa đặc sắc ở miền Trung, Việt Nam.

Trồng trọt[sửa | sửa mã nguồn]

Dân cư cổ thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã định cư chủ yếu dọc hai bên vùng đất thấp thuộc các con sông dọc bờ biển miền Trung Việt Nam, trải dài từ Quảng Bình cho đến Phú Yên. Họ thuộc một nguồn gốc văn minh lúa nướcĐông Nam Á. Những dụng cụ bằng sắt như cuốcdaokiếmlaođụcxà beng... đã được tìm thấy ở đây. Đồ gốm lớn với hoa văn đẹp, cùng với kỹ thuật dùng bàn xoay đã làm lạc hướng các nhà khảo cổ về nguồn gốc củaVương quốc Chăm Pa[1], những đò gốm dùng để đựng các vật dụng và sản phẩm nông nghiệp, đánh cá và cả mai táng người chết.
Phần đất miền Trung bao gồm xứ Quảng là nơi tụ hội và giao tiếp văn hoá Tây Đông, giữa miền núi và miền biển và đồng bằng xứ Quảng đã từng là nơi hội tụ văn hoá, kết tinh văn minh, dựng lên nền văn minh lúa nước và dâu tằm nổi tiếng. Lúa hai mùa, tằm tám lứa, tơ mỗi năm được sử sách chép đến sớm nhất là đồng bằng xứ Quảng, trung tâm của nền văn hoá Sa Huỳnh. Sách sử có nói đến người Chàm trồng hai vụ lúa và để thích ứng với thời tiết, người Chàm đã tìm ra giống lúa chịu hạn gieo trồng vào đầu mùa khô, để đầu mùa mưa thì lúa chín. Sử sách gọi là mùa Chiêm. Cũng do hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt khô hạn nên cư dân cổ Sa Huỳnh và Chàm đã đào cả một hệ thống giếng lấy nước tưới cho cây trồng nên giới nghiên cứu ghi nhận một nền văn hoá gọi là “văn hoá Giếng Chàm cổ”

Đánh cá và đi biển


Bản đồ các nền văn hóa ở châu Á vào khoảng 200 năm trước công nguyên, cho thấy vị trí của văn hóa Sa Huỳnh
Trước năm 1975, các nhà khảo cổ trên thế giới mới chỉ biết đến văn hóa Sa Huỳnh qua hoạt động của cư­ dân đi biển. Họ chỉ lên đất liền đặt mai táng ng­ười chết trong những mộ chum. Những mộ chum đư­ợc tìm thấy ở Palavan (Philippines), Bondontaphet (Thái Lan), Sa Huỳnh (Việt Nam). Sau năm 1975 các nhà khảo cổ Việt Nam đã bỏ nhiều công sức tim hiểu, nghiên cứu nền văn hóa này và bư­ớc đầu đã có những đóng góp quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về nền văn hóa Sa Huỳnh. Đặc biệt trong những năm gần đây, tại Hội An, các nhà nghiên cứu khảo cổ đã phát hiện nhiều di chỉ cư­ trú của ngư­ời Sa Huỳnh với nhiều hiện vật phong phú và đa dạng.
Các phát hiện cho thấy ngư­ời Sa Huỳnh cổ là những cư­ dân nông nghiệp, và đi biển chỉ là một trong những sinh hoạt của họ. Các đồng tiền Ngũ Thủ và Vư­ơng Mãng (đầu thế kỷ thứ 1 TCN), các gư­ơng đồng của nhà Tây Hán, đỉnh đồng nhà Đông Hán có trong các mộ chum chứng tỏ họ đã có một nền sản xuất hàng hóa cùng với sự giao thư­ơng khá phát triển. Người Chàm đã biết khai thác trầm hương, quế, ngà voi, sừng tê, dầu rái, ngọc, vàng trên núi, hồ tiêu trên đồi, biết làm ruộng hai mùa ở đồng bằng hẹp Minh Kinh và Ô Chân. Họ đã trồng cau, dừa và trồng dâu nuôi tằm “một năm tám lứa” từ trước sau kỷ nguyên Dương lịch. Họ biết làm thuyền to gọi là nốôc (bàu) và thuyền nhỏ (tròong ghe). Hai cảng Cửa Việt, Cửa Tùng đã từng là hải cảng quốc tế từ lâu trước khi Lâm Ấp thành lập nhưng phồn thịnh nhất là thời quốc vương Chămpa cùng thời với triều Đường (Trung Quốc). Người Chàm biết đánh cá biển và buôn bán đường biển trên vùng Đông Nam Á, từ ven biển Trung quốc xuống tới Ấn Độ Dương.

Đồ trang sức và kỹ thuật làm thủy tinh

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy, ở những khu mộ táng của văn hóa Sa Huỳnh, các bộ hạt chuỗi giá trị ở Lai Nghi. Trong khi rây bằng sàng phát hiện được hơn 8.600 hạt cườm bằng thủy tinh màu xanh, vàng hoặc nâu có đường kính 1-3 mm. Ngoài bộ hạt chuỗi gồm khoảng 1.500 hạt bằng đá mã nãoachatcrystalamethyst,nephrite và bằng vàng - còn có 4 khuyên tai bằng vàng. Người văn hóa Sa Huỳnh ở Lai Nghi nhiều nhất thích sự dụng loại đá ngọc mã não làm đồ trang sức. Hơn 15 hình dạng hạt chuỗi khác nhau được chế tác - có lẽ bằng đá mã não đến từ khu vực Myanma hoặc Ấn Độ. Trong tổng số 1.136 hạt chuỗi bằng đá mã não tìm thấy ở Lai Nghi có 3 chiếc rất đặc biệt: chiếc thứ nhất có hình con chim nước, chiếc thứ hai có hình con hổ hoặc sư tử và chiếc thứ ba là hạt chuỗi khắc. Cả 3 hạt chuỗi này được phát hiện trong 3 mộ chum khác nhau cùng với nhiều đồ tùy táng quý khác có niên đại vào thế kỷ 1-2 TCN. Những di vật hiếm thấy khác ở miền Trung Việt Nam được kể đến là hai cái gương bằng đồng của thời kỳ Tây Hán.
Thủy tinh nhân tạo là một thành tựu rực rỡ của văn hóa Sa Huỳnh. Các cư dân dùng cát trắng để nấu thủy tinh làm bát lọ và đặc biệt những chuỗi hạt trang sức bằng thủy tinh mà sử sách Trung Quốc gọi là “Lưu li” gốc từ chữ Phạn là verulia từ đầu công nguyên. Đây là một trong những nơi làm ra thủy tinh nhân tạo sớm trên thế giới. Chúng không những đa dạng về kiểu dáng mà còn phong phú về màu sắc như­ xanh lơ, xanh đen, xanh lá mạ, xám, tím, đỏ và nâu. Sử Trung Hoa đã từng ghi chép về một chén thủy tinh xuất phát từ vùng đất này mà họ gọi là chén lư­u ly với một sự trân trọng và khâm phục.
Nổi bật trong những vật trang sức của ng­ười Sa Huỳnh là khuyên tai ba mấu dành cho phụ nữ và khuyên tai hai đầu thú của nam giới. Nếu khuyên tai ba mấu dịu dàng, tinh tế và khá duyên dáng thì khuyên tai hai đầu thú lại thể hiện chất dũng mãnh, kiêu hãnh và cư­ờng tráng của nam giới. Những vật trang sức chế tác từ đá, mã não và thủy tinh có thể nói là những tinh hoa đặc sắc nhất mà nền văn minh này sáng tạo ra và đư­ợc phổ biến khắp vùng Đông Nam Á. Ng­ười ta đã tìm thấy khuyên tai ba mấu và khuyên tai hai đầu thú ở Thái LanMalaysiaPhilippines và Đài Loan.

Đồ gốm

Ngư­ời Sa Huỳnh cổ rất khéo tay và có mỹ cảm tuyệt vời. Các đồ gốm gia dụng đều đ­ợc tạo dáng thanh nhã, cân đối, hoa văn phong phú, sinh động thể hiện một tâm hồn tinh tế và giàu xúc cảm.
Trong gốm Sa Huỳnh, các đồ đựng như bát, bình có chân đế, có thân gãy ở vai hay đáy, chiếm tỷ lệ lớn. Mẫu gốm thường gặp là vàng đỏ, nhiều khi có vệt đen bóng, có hoa văn chữ S có đệm tam giác, những đường chấm hay đường in dấu răng vỏ sò. Trong các di chỉ mộ táng, phổ biến là mộ chum, trong chum chứa nhiều đồ trang sức bằng đồng, đá quý, thủy tinh, đặc biệt là loại khuyên tai ba mấu nhọn và khuyên tai hai đầu thú. Các đặc trưng đó của văn hóa Sa Huỳnh cũng đã tìm được ở các di chỉ trong lưu vực sông Đồng Nai. Có nơi còn có những đặc trưng xưa hơn, mà khảo cổ học gọi là văn hóa thời tiền Sa Huỳnh.

Xã hội Sa Huỳnh

Điều đó đã xác nhận cách đây gần 3 ngàn năm, trên lưu vực sông Đồng Nai mà lãnh thổ Lâm Đồng là thượng nguồn, đã có những bộ lạc sinh sống với một nền văn hóa đồng - sắt đã phát triển và có đặc trưng riêng. Có thể nói, các bộ lạc này là tiền thân của các dân tộc bản địa. Sách lịch sử Việt Nam (Phan Huy Lê chủ biên) cho biết, bấy giờ trên địa bàn của văn hóa Sa Huỳnh có hai bộ lạc sinh sống. Bộ lạc Cau (chữ Phạn là Kramuka vam'sa) cư trú vùng Phú YênKhánh HòaNinh Thuận - Bình Thuận trở vào, và bộ lạc Dừa (chữ Phạn là Narikela vam'sa) ở vùng Bình ĐịnhQuảng Nam ngày nay. Bộ lạc Dừa từ thế kỷ đầu trước công nguyên bị nhà Hán đô hộ (cùng thời kỳ với nước Âu Lạc) và đặt tên là huyện Tượng Lâm. Năm 190- 193, nhân dân Tượng Lâm nổi dậy đánh đuổi người Hán, lập nên nước Lâm Ấp (theo tên gọi của thư tịch cổ Trung Hoa). Bộ lạc Cau, khoảng đầu công nguyên, đã hình thành một tiểu vương quốc riêng có tên là Panduranga (tên Phạn) hay Pan-Rãn (tiếng Chăm cổ), về sau gọi là Chăm Pa, có địa bàn từNha Trang - Phan RangPhan Thiết ngày nay. Từ sự ra đời nói trên của dân tộc Chăm và nhà nước của họ, cho thấy ở nam Trung bộ, Việt Nam thời ấy, đã có hai cộng đồng lớn: cộng đồng người Chăm với ngôn ngữ thuộ nhóm ngôn ngữ Malay-Polynesia cư trú vùng ven biển và cộng đồng với ngữ hệ Môn - Khơme (Mạ, Cơ Ho, M'Nông), cư trú vùng núi và Tây Nguyên.

Tập tục tín ngưỡng


Tập tục độc đáo của cư dân Sa Huỳnh chính là tập tục chôn người quá cố trong các chum lớn, có những chiếu chum cao đến 1,2 m. Chum được làm từ vật liêu đất đên hay đất có màu đỏ và được nung khá tốt. Người chết được táng trong chum với tư thế ngồi bó gối - như một hiện tượng được sống tiếp với thế giớicõi âm. Đồ tùy táng theo người chết tùy thuộc vào sự giàu có hay nghèo khó của người chết mà có nhiều hay ít hiện vật được chôn theo.
Người Sa Huỳnh cổ rất "sành điệu" và khá duyên dáng trong các đồ trang sức làm bằng đá quý và đá bán quý cung như pha lê nhiều màu sắc.
Người Sa Huỳnh cổ theo tính ngưỡng thờ mẫu (mẹ, bà) và còn tồn tại cho đến ngày nay ở các dân tộc Chăm, các cư dân bản địa Tây Nguyên. Tuy theo đạo Hồi nhưng đã biến cải thành đạo Bani mang bản sắc văn hoá truyền thống Chămpa thờ thần linh và ông bà tiên tổ. Đồng bào Chàm ăn tết vào đầu năm nhằm ngày 19 tháng 4 Dương lịch và 2 lễ hội lớn hàng năm là lễ hội Katê tháng 7 lịch Chăm Pa để nhớ ơn trời đất, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu và tưởng nhớ các vị vua tài đức của họ. Lễ hội Chabur âm tính vào tháng 9 để dâng cúng các nữ Thần như nữ thần Pô Inư Nagar còn gọi là Thiên Thiên Y A Na là bà chúa xứ của đồng bào Chàm. Đặc biệt là sự đối lập giữa Nam Thần qua lễ hội Katê và Nữ thần với lễ hội Chabur cùng những ý niệm trời đất, cha mẹ, đực cái… thể hiện triết thuyết âm dương dịch biến luận của người Việt cổ còn lưu giữ mãi tới ngày nay. Đồng bào Chàm còn lưu lại một nền văn hoá cổ với những vần thơ dân gian, những bia ký sử thi văn học, những giai thoại truyền kỳ lịch sử cùng với nghệ thuật điêu khắc, tạc tượng tinh vi, sống động của truyền thống của người Môn-Việt thời cổ đại.
Tiến sĩ Mỹ Dung[2] nhận xét như sau về những đồ trang sức độc đáo này : Theo như biểu tượng của thế giới, con chim nước tượng trưng cho mặt trời. Chẳng hạn hiện vật hình con chim ở khu vực mộ chum hậu kỳ thời đại đồ đồng vùng sông Danube ở châu Âu. Hạt chuỗi mã não duy nhất ở Đông Nam Á tìm thấy ở Thái Lan có hình con sư tử. Từ trước đến nay, trong các mộ táng khai quật được, chúng tôi chỉ phát hiện những hạt mã não hình chuỗi bình thường. Mã não mang hình dạng con vật thì chưa bao giờ tìm thấy
Từ xưa đến nay người ta vẫn cho rằng nghề thuỷ tinh rất phát triển trong thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh. Nhưng phát triển ở mức độ cao như vậy thì thật đáng kinh ngạc.
   Văn hóa Đồng Đậu (1.500 - 1.000 TCN)
Văn hoá Đồng Đậu là nền văn hóa thuộc thời kỳ đồ đồng ở Việt Nam cách ngày nay khoảng 3.000 năm, sau văn hóa Phùng Nguyên, trước văn hóa Gò Mun. Tên của nền văn hóa này đặt theo tên khu di tích Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, nơi các nhà khảo cổ học đã khám phá ra một nền văn hóa đồ đồng phong phú năm 1962.
Người Đồng Đậu sống ngoài trời trên các đồi gò trung du Bắc Bộ với một nền kinh tế khá ổn định và phát triển dựa trên nông nghiệp trồng lúa và các cây hoa màu. Các đấu tích luyện kim như xỉ đồng, các mảnh khuôn đúc (bằng đá) cho thấy nghề đúc đồng đã có và phát triển thời kỳ này[1].


   Văn hóa Gò Mun (1.000 - 600 TCN)
Văn hóa Gò Mun ước chừng trong khoảng thời gian từ năm 1.000 - năm 700 TCN, thuộc cuối thời kỳ đồ đồng. Nền văn hóa này được đặt theo tên của địa điểm mà vào năm 1961, các nhà khảo cổ học đã khai quật được nhiều di chỉ của nền văn hóa này, gò Mun, xã Tứ Xã, huyện Phong Châutỉnh Phú Thọ.
Văn hóa Gò Mun được nhìn nhận như là nền văn hóa tiền văn hóa Đông Sơn. Thời kỳ này, người Việt cổ đã có những chuyển biến rõ rệt về một xã hội phúc tạp và giàu có, thúc đẩy việc ra đời nhà nước sơ khai của người Việt.Rời Đồng Đậu và các di chỉ đồng dạng, chúng ta hãy đi thăm Gò Mun cùng với hơn 10 địa điểm khảo cổ khác thuộc giai đoạn văn hóa Gò Mun được phân bố trên một địa bàn về cơ bản phù hợp với địa bàn các địa điểm thuộc những giai đoạn trước. Đó là Bãi Dưới, Vinh Quang, Đình Tràng, Đồng Lâm, Nội Gầm... thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hà Nội.
Người Gò Mun cũng thích ở trên những gò đồi cao nổi lên giữa vùng đồng bằng và trung du; họ bắt đầu thích tập trung ở những vùng chân gò, những vùng gò thấp ven các sông Hồng, Cầu, Đáy, Cà Lồ... Cuộc sống định cư lâu dài của họ đã để lại những tầng văn hóa khá dày.
Đến giai đoạn Gò Mun, công cụ và vũ khí đồng thau đã chiếm tỷ lệ trên 50% tổng số công cụ và vũ khí, với các loại mũi tên, mũi nhọn, lưỡi câu, dao, giáo, dây, kim, giũa, dùi, đục. Loại rìu lưỡi xéo đã xuất hiện dưới dạng hoàn chỉnh với mũi rìu hơi chúc và lưỡi hơi cong. Đồ đồng thau Gò Mun đã được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp: những lưỡi hái đã được phát hiện; những chiếc rìu cũng đã được sử dụng như những nông cụ.
Đồng thau cũng được dùng làm đồ trang sức: vòng tay được uốn bằng những dây đồng.
Đồ gốm Gò Mun có độ dày rất đều, độ nung cao (khoảng 900C); có mảnh được nung gần thành sành. Gốm có màu xám xanh, xám mốc. Người thợ gốm Gò Mun phát triển lối trang trí hoa văn bên trong miệng hiện vật đã có từ giai đoạn Đồng Đậu. Các miệng gốm Gò Mun thường được bẻ loe ra, nằm ngang, rộng bản, góc tạo thành giữa cổ và thân thường là góc nhọn. Những loại hình thường gặp là các loại nồi, các loại vò, bình cổ cao, chậu, âu, bát đĩa, cốc. Chân đế có xu hướng thấp dần, loại đáy bằng xuất hiện, hình dáng ổn định, thanh thoát. Ngoài ra còn có các loại bi, dọi xe chỉ, chì lưới.
Loại hoa văn độc đáo và phổ biến của gốm Đồng Đậu là hoa văn nan chiếu, và hoa văn khắc vạch: những đường nét này được phối trí hài hòa với những vòng tròn nhỏ tạo nên những đồ án sinh động kết thành một dải quây vòng phủ kín miệng gốm, làm thành đặc trưng chủ yếu của hoa văn gốm Gò Mun.
Kỹ thuật chế tác đá đang ở trên bước đường suy thoái. Đó là do sự phong phú và sự phát triển của nghề luyện kim đồng thau. Những cái hái bằng đồng thau phát hiện được ở nhiều nơi nói lên sự phát triển và hoàn thiện của nông nghiệp trồng lúa. Hợp kim đồng thau để đúc hái có 89% đồng và 0,1% thiếc với những vết chì. Trong số những công cụ bằng đồng thau dùng để thu hoạch hoa màu của người xưa ở vào khoảng thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên, loại hái Gò Mun lưỡi cong, có gờ ở giữa, họng tra cán hình chóp cụt là có hình dáng hoàn thiện và tiến bộ hơn cả.
Lần đầu tiên những mũi tên đồng thau xuất hiện, với loại hình đa dạng và số lượng nhiều, đòi hỏi những tiến bộ về kỹ thuật và cũng đòi hỏi phải có một khối lượng nguyên liệu lớn để đáp ứng đủ nhu cầu, vì mũi tên một lần bắn đi là mất "một đi không trở lại". Truyền thống giỏi cung nỏ của người Việt cổ khiến quân thù xâm lược ở buổi đầu công nguyên phải khiếp sợ và khâm phục, vốn đã có một gốc rễ lâu bền từ giai đoạn Gò Mun này.
Sự phát triển của nghề thủ công luyện kim đã có ảnh hưởng lớn không những đến sự phát triển của nông nghiệp mà còn thúc đẩy sự hoàn thiện của các nghề thủ công khác - trừ nghề làm đồ đá.
Những mũi giáo gỗ phát hiện được ở giai đoạn Gò Mun cho chúng ta biết rằng nghề làm đồ gỗ - một nghề cũng có truyền thống xa xưa như nghề làm đồ đá - vẫn tiếp tục tồn tại và cải tiến.
Người Gò Mun sống bằng nghề làm ruộng trồng lúa nước là chính, đồng thời họ cũng là những người chăn nuôi, săn bắn, đánh cá. Đây là một cung cách làm ăn tiến bộ, cũng là cách làm ăn của mọi dân cư ở những vùng trung tâm nông nghiệp của thế giới cổ đại.
Hiện vật khảo cổ cho thấy rõ: giai đoạn Gò Mun được phát triển trực tiếp lên từ giai đoạn Đồng Đậu và có mối liên hệ chặt chẽ với các giai đoạn phát triển trước đó. Đồng thời giai đoạn Gò Mun cũng chứa đựng những tiền đề vật chất cho sự phát triển của một giai đoạn cao hơn vào cuối thời đại đồng thau và đầu thời đại đồ sắt ở nước ta: giai đoạn văn hoá Đông Sơn.
Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun: 3 giai đoạn lớn của thời đại đồng thau trong đó cư dân nông nghiệp Việt cổ, người Phùng Nguyên, người Đồng Đậu, người Gò Mun ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, bắc Trung Bộ, đã từng bước chế ngự thiên nhiên, làm ruộng lúa, phát huy được tính ưu việt của nền kinh tế nông nghiệp, bước vào chế độ dòng cha, làm chủ vùng tam giác châu sông Hồng, mở đường cho một giai đoạn văn hoá rực rở, đỉnh cao thời đại dựng nước: giai đoạn Đông Sơn.
Phân bố trên cùng địa bàn với văn hoá Phùng Nguyên và văn hoá Đồng Đậu trước đó, trong các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây và thành phố Hà Nội. Chủ nhân VHGM là cư dân nông nghiệp. Công cụ và vũ khí bằng đồng khá đa dạng, gồm rìu, liềm, dao, giáo, lao, mũi tên, vv. Đồng cũng được dùng làm chuông, vòng tay, khuyên tai, trâm cài và tượng động vật. Đồ gốm có độ nung cao. Phổ biến nhất là các loại bình, nồi có miệng loe gãy và trang trí hoa văn khắc vạch phía trong miệng. VHGM phát triển lên từ văn hoá Đồng Đậu và tồn tại trước văn hoá Đông Sơn, trong khoảng thế kỉ XI đến thế kỉ VII Tr. CN.


   Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100)
Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền bắc Việt Nam và bắc trung bộ Việt Nam (Phú ThọYên BáiHòa BìnhHà Nội,Ninh BìnhThanh HóaNghệ AnHà Tĩnh mà trung tâm là khu vực Đền Hùng), và ba con sông lớn và chính của đồng bằng Bắc Bộ (sông Hồngsông Mã vàsông Lam) vào thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt sớm. Nền văn hóa này được đặt tên theo địa phương nơi các dấu tích đầu tiên của nó được phát hiện, gầnsông MãThanh Hóa. Nhiều dấu tích đặc trưng cho văn hóa Đông Sơn cũng được tìm thấy ở một số vùng lân cận Việt Nam như ở Vân NamQuảng Tây,Hải Nam của Trung Quốc, ở Lào hay ở Thái Lan...

Trống đồng Ngọc Lũ-một sản phẩm của công nghệ luyện kim của cư dân Việt cổ cách ngày nay từ 2000-3000 năm
Có những nghiên cứu cho rằng trên cơ sở văn hóa Đông Sơn nhà nước văn minh đầu tiên của người Việt, nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng và nối tiếp là nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương đã phát triển, trước khi bị ảnh hưởng của nền văn minh Hán. Theo đánh giá của các nhà khoa học, thì nền Văn hóa Đông Sơn là sự phát triển liên tục và kế thừa từ các thời kỳ tiền Đông Sơn trước đó là Văn hóa Phùng Nguyên đến Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun.

Trống đồng Sông Đà trưng bày tại Bảo tàng Guimet, Paris, Pháp.
Năm 1924, một người câu cá tên Nguyễn Văn Lắm đã ngẫu nhiên tìm được một số đồ đồng ở làng Đông Sơn (thành phố Thanh Hóa) ven sông Mã, thuộc địa phận Thanh Hóa. Tiếp đó là những cuộc khai quật của một viên thuế quan Pháp yêu khảo cổ tên là L. Paijot, người đầu tiên khai quật thấy các hiện vật thuộc một nền văn hóa lớn mà 10 năm sau đó, năm 1934, đã được định danh là Văn hóa Đông Sơn. Tên của ngôi làng nhỏ nhắc tới ở trên đã trở thành tên của cả một nền văn hóa rực rỡ thuộc thời đại kim khí cách đây 2000-3000 năm.
Sau 80 năm kể từ khi được khám phá, đã có hơn 200 di tích và hàng vạn di vật Đông Sơn được phát hiện và nghiên cứu.
Người nói đến danh từ "Văn hóa Đông Sơn" đầu tiên là học giả R. Heine-Geldern. Năm đó là năm 1934.
Tuy nhiên, không như nữ học giả Madelène Colani (người đầu tiên dùng danh từ Văn hóa Hòa Bình), Heine-Geldern đã định nghĩa về nền Văn hóa Đông Sơn như là một nền văn hóa du nhập từ văn hóa Hán và xa nữa từ Tây phương, thường được gọi là nền văn minh Hallstatt hay là nền văn minh La Tène của Châu Âu. Những học giả kế tiếp học giả Geldern, khi nghiên cứu về Văn hóa Đông Sơn cũng có một cái nhìn tương tự giống Geldern—như V. Goloubew, E. Karlgren và nhất là O. Jansé. Những học giả này đều có những tác phẩm lớn; vì vậy không những có ảnh hưởng đến học giới quốc tế, mà còn ảnh hưởng đến những học giả Việt Nam.
Tuy nhiên tất cả các lập luận đầu tiên đều cho thấy sự đánh giá sai lầm khi mà văn hóa Phùng Nguyên có niên đại sớm hơn 1000 năm hé lộ, văn hóa Đông SƠn là văn hóa bản địa và có sự kế thừa từ Phùng Nguyên.
Tất cả những giả thuyết trên đây đã vô tình đẩy các nhà khoa học đi xa trong các lập luận sau này. Nhưng hiện nay việc nhìn nhận lại nguồn gốc của các cư dân thuộc văn hóa Đông Sơn đã hé mở các khả năng mới: người dân ở Đông Sơn cách ngày nay trên 3.000 năm là thuộc một chủng tộc gọi là Mongoloid mà về mặt nhân chủng học thì họ có một vùng cư trú rộng lớn bao gồm cả miền Nam Trung Quốc - lãnh thổ của nướcNam Việt sau khi Triệu Đà chiến thắng Vương quốc Âu Lạc.
Văn hóa Đông Sơn có mối liên hệ mật thiết với các nền văn hóa phát triển cùng thời ven biển Đông như văn hóa Sa Huỳnh (ở Trung Nam Bộ) vàvăn hóa Đồng Nai (ở lưu vực sông Đồng Nai).
Nói chung, đã có chứng cớ rõ rệt là người hiện đại cổ nhất tìm thấy là ở đảo Kalimantan mà đảo đó với đất nay là Việt Nam, thời đó 39.600 năm về trước là một giải đất liền không bị ngăn cách bằng biển cả. Những người gần với người Hiện-đại nhất cũng tìm thấy ở ngay vùng gần biên cương miền Bắc nước Việt hiện nay là làng Mã Bá thuộc tỉnh Quảng Đông.
Hiện nay người ta buớc đầu mới tìm thấy bằng chứng xưa nhất về các cư dân sinh sống ở vùng Bắc Bộ Việt Nam là khoảng 18.000 năm thuộc di chỉ Sơn Vi. Nhưng một thực tế rằng, khu vực Bắc Bộ Việt Nam thuộc khu vực Bắc lục địa Đông Nam Á là một vùng đất trung gian nối liền hai trung tâm là Kalimantan và Mã Bá (Quảng Đông) là những nơi cho đến nay đã tìm thấy Người hiện đại (homo sapiens) có niện đại cách ngày nay trên dưới 40.000 năm.
Tại Hội nghị Quốc tế họp ở Berkeley bàn về nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa năm 1978, mà các bản tham luận, sau khi các dữ kiện được kiểm chứng, so sánh với ý kiến của các học giả khác, đã được xuất bản năm 1980[1]. Cho đến lúc này (tức 1980), người ta thấy đồ đồng Đông Sơn có niên đại xưa nhất (đồ đồng tìm thấy được ở Tràng Kênh thuộc Văn hóa Phùng Nguyên có niên đại C14 = 1425 ± 100BC [BLn - 891] so với đồ đồng cổ nhất của Trung Hoa ở Anyang có niên đại C14 = 1300 BC theo Anderson hay 1384 BC theo Lichi)[2]; đồ đồng Đông Sơn cũng có kỹ thuật cao nhất vì đã biết pha với chì khiến hợp kim có độ dai bền đặc biệt (hợp kim đồng ở Thái Lan hay nhiều nơi khác có thể pha chế đồng với sắt, thiếc, antimoin như Đông Sơn nhưng không có chì)[3].
Văn hóa Đông Sơn là thời kỳ kế thừa của các nền Văn hóa Phùng Nguyên có niên đại cách ngày nay khoảng 4.000 năm, Văn hóa Đồng ĐậuVăn hóa Gò Mun và có các điểm chính phải nhấn mạnh:
  • Văn hóa lúa nước phát triển, thực phẩm dồi dào và có dự trữ dẫn đến sự phân cấp xã hội người Việt cổ.
  • Kỹ thuật đúc đồng mà đỉnh cao là các trống đồng Đông Sơn.
  • Kỹ thuật về quân sự mà đỉnh cao là thành Cổ Loa (thành, mũi tên đồng và nỏ).
  • Sự tổ chức cộng đồng hoàn chỉnh theo phương thức xã thôn tự trị mà đỉnh cao là sự thành lập nhà nước Văn Lang.
  • Các loại hình văn hóa Đông

    Loại hình sông Hồng

    Địa bàn chủ yếu của loại hình này là vùng miền núi phía Bắc, vùng Trung du và đồng bằng Bắc bộ, với trung tâm là làng Cả (nay ở thành phố Việt Trì). Đặc trưng của loại hình là sự phong phú, đa dạng, mang nhiều sắc thái địa phương rõ rệt.

    Loại hình sông Mã

    Địa bàn phân bố của loại hình chủ yếu thuộc lưu vực sông Mãsông Chu, ranh giới phía Bắc của nó tiếp giáp với địa bàn của Văn hóa Đông Sơn loại hình sông Hồng. Trung tâm là làng Đông Sơn.
    Đặc trưng của loại hình sông Mã mang đặc trưng của Văn hóa Đông Sơn điển hình. Đặc biệt những đồ đồng thuộc trung tâm Đông Sơn là tiêu chí để nhận biết cho đồ đồng thuộc các loại hình địa phương khác hay để phân biệt giữa Đông Sơn với những nền văn hóa kim khí khác

    Loại hình sông Cả

    Loaị hình này được phát hiện lần đầu vào năm 1972. Trung tâm là làng Vạc (Nghĩa ĐànNghệ An). Đặc trưng cơ bản của loại hình này là có sự giao lưu mạnh mẽ với văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung và văn hóa Điền (Vân NamTrung Quốc), đồng thời cũng mang những nét đặc trưng riêng biệt, nằm trong tổng thể nhất quán của Văn hóa Đông Sơn.

    Luân canh và chăn nuôi trong nông nghiệp

    Xem bài chính Văn minh lúa nước
    Điều kiện đồng bằng sông Hồng là nơi rất thích hợp cho lúa hoang và sau này là lúa trồng. Thật là kỳ lạ, người Việt trong cộng đồng chủng Mongoloid là tổ tiên của văn minh lúa nước.
    Trong di chỉ khảo cổ cho thấy một bộ sưu tập các lưỡi cày bằng đồng phong phú, vào giữa và cuối thờ kỳ Đông Sơn đã xuất hiện khá nhiều đồ sắt và đồ đồng đã chuyển sang các loại vật dụng trang trí và tinh xảo hơn.
    Lưỡi cày và di cốt trâu nuôi chứng minh một trình độ luân canh định cư của cư dân Đông Sơn dẫn đến có một lượng thặng dư về thực phẩm. Điều này thúc đẩy một bộ phận dân cư chuyển sang làm các ngành nghề như đồ gốmdệtđồ trang sức, xây dựng, luyện kim, làm sơn...

    Công nghệ luyện kim và sự hoàn hảo về công nghệ đúc đồng

    Thuật luyện kim


    mảnh giáp dạng vảy bằng đồng, thế kỷ 3-1 TCN
    Miền Bắc Việt Nam từ nghìn xưa vốn có nhiều mỏ kim loại như các mỏ vàngbạcchìsắtđồng... Các tỉnh Bắc KạnThái NguyênTuyên QuangLào CaiYên BáiThanh Hóa... có hàng chục mỏ đồng. Những mỏ này thường nhỏ, nông và lộ thiên, thuận tiện cho cách khai thác giản đơn. Đó là điều kiện đầu tiên để có thể phát triển một nền văn hóa đồ đồng rực rỡ.
    Đến giai đoạn văn hóa Đông Sơn, giai đoạn cực thịnh của thời đại Hùng Vương thì thấy trong thành phần hợp kim đồng, tỷ lệ đồng và thiếc giảm xuống và tỷ lệ chì tăng lên.
    Việc sáng tạo ra loại hợp kim mới này không phải là ngẫu nhiên mà là xuất phát từ những yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật của cả một thời kỳ lịch sử. Trong các giai đoạn trước Đông Sơn hợp kim đồng chủ yếu dùng để chế tạo các đồ nghề, đòi hỏi có tính năng kỹ thuật sắc bén, bền chắc. Đến giai đoạn Đông Sơn, đồng chuyển mạnh vào lĩnh vực đồ dùng hằng ngày; các loại thạp, thố, trống đồng đòi hỏi sản xuất nhiều. Những đồ vật này lại cần phải trang trí đẹp, phức tạp và như vậy cần hợp kim có tính năng dễ đúc để dễ dàng tạo nên các chi tiết tinh xảo sắc nét trong khi đúc. Vì vậy mà người Việt cổ sử dụng hợp kim đồng - thiếc - chì.

    Thuật ngữ khoa học: Dao găm Đông Sơn

    Dao găm Đông Sơn có trang trí hình người ở chuôi dao.
    Mặt khác, hợp kim mới với 3 thành phần chính có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, do đó giảm bớt những khó khăn trong việc nấu và đúc, và như vậy, người Việt cổ lúc đó đã bước đầu biết đến mối quan hệ giữa thành phần và tính chất của hợp kim, mà thuật ngữ khoa học kỹ thuật luyện kim hiện đại gọi là điểm nóng chảy thấp.
    Điều nữa, còn nhận thấy rằng ở giai đoạn Đông Sơn, thành phần của các kim loại trong hợp kim đồng - thiếc - chì (hoặc đồng - chì - kẽm) lại thay đổi theo chức năng của từng loại đồ nghềđồ dùng hay vũ khí.
    Ví dụ:
    • Mũi tên đồng ở Cổ Loa có thành phần: đồng: 95%, chì: 3,4-4,2%, kẽm: 1-1,1%. Tỷ lệ này đảm bảo hợp kim có độ cứng lớn nhất để đảm bảo tính năng xuyên thủng áo giáp.
    • Lưỡi giáo Thiệu Dương có thành phần: đồng: 73,3%, thiếc: 13,21%, chì:5,95% để đảm bảo cho vũ khí vừa dẻo vừa bền.
    • Rìu xoè cân Thiệu Dương có thành phần: đồng: 82,2%, thiếc: 10,92%, chì: 0,8% và rìu lưỡi xéo Thiệu Dương có thành phần: đồng: 82,2%, thiếc: 6,8%, chì:1,4%, nhờ vậy vật liệu sẽ có độ cứng nhưng không giòn và có thể chặt, cắt tốt.
    Về phương pháp chế tác các công cụ đồng, có thể nhận thấy ngoài một số ít công cụ cỡ nhỏ như lưỡi câu, mũi nhọn... mang dấu vết của kỹ thuật rèn, còn hầu hết các di vật đồng là sản phẩm đúc. Cho đến nay đã tìm thấy hơn 30 loại khuôn đúc giáo, dao găm, rìu, mũi dùi, mũi tên... Những khuôn đúc này hoặc bằng đất hoặc bằng đá và sa thạch.
    Khuôn đúc bằng đất tìm thấy ở Đồng Đậu, Cam Thượng, đất sét làm khuôn được phát hiện ở nhiều địa điểm trong các tỉnh Cao Lạng, Vĩnh Phú, Hà Sơn Bình, Hà Nội, Bình Trị Thiên. Các khuôn đá tìm thấy đều là khuôn có hai mảnh (ví dụ các khuôn đúc rìu), mặt giáp hai mảnh rất nhẵn và kín, nếu úp mặt 2 mảnh rồi soi lên, chúng ta không thấy có chút ánh sáng nào lọt qua.
    Di vật tìm thấy đã gặp những khuôn đúc đồng thời đúc được nhiều dụng cụ một lúc, ví dụ khuôn đất đúc 3 mũi dùi, khuôn đá đúc 2 mũi tên cùng một lúc ở Đồng Đậu. Việc tìm thấy những chiếc dao găm có chuôi hình người ở Tràng Kênh Hải Phòng với cán dao trang trí đặc trưng hình người có đầy đủ mũ, áo, quần với trang trí tinh xảo.
    Công cụ sản xuất nông nghiệp Đông Sơn có các loại: lưỡi cày, thuổng, rìu, cuốc, mai, vời...
    Công cụ sản xuất thủ công có các loại đục (đục bẹt, đục vũm, đục một), nạo, dùi, giũa, dao, dao khắc, rìu, kim, dây...
    Về mặt kỹ thuật, đặc trưng hợp kim đồng của giai đoạn Đông Sơn là hàm lượng chì cao, có khi đến 20%. Các nhà khảo cổ học cho rằng hợp kim đồng - thiếc - chì là một sáng tạo của kỹ thuật luyện đồng của người Đông Sơn ở Đông Sơn. Vào cuối giai đoạn Đông Sơn, công cụ sắt đã tương đối phổ biến: đó là các loại cuốc, mai, búa, đục, dao, giáo, kiếm...

    Trống đồng lớn và thẩm mỹ

    Xem bài chính Trống đồng Đông Sơn

    Trống đồng Ngọc Lũ loại I
    Văn hóa Đông Sơn, kể từ văn hóa Phùng Nguyên tính đến thời điểm này, vẫn có thể coi là nền văn hóa đồ đồng có niên đại xưa nhất so với niên đại văn hóa đồ đồng ở các nơi khác trong vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á.
    Bốn nhà nghiên cứu có uy tín khác viết về Văn hóa Đông Sơn đầu tiên ở Việt Nam là V. Gouloubew, R.H. Geldern, B. Karlgren và O. Jansé, đều lầm khi cho nền văn minh độc đáo này có nguồn gốc từ bên ngoài. Người thì cho rằng nó bắt nguồn từ Trung Hoa; người đi xa hơn cho nó bắt nguồn từ văn minh Hallstatt ở Ấu Châu, truyền qua vùng thảo nguyên Ấu-Á, đến Trung Hoa trước khi truyền vào Đông Sơn. Có người lại dựng lên một nguồn gốc xa xôi từ văn minh Mycenae của Hi Lạp và theo một hành trình rất phức tạp qua trung gian các nền văn minh Trung Ấn, rồi Tây Á, đến đây mới chia hai ngả, một theo đường Tế Xuyên, Vân Nam truyền vào Việt Nam, và một theo lưu vực sông Hoàng Hà, sinh ra văn hóa đồ đồng đời nhà Thương ở Trung Hoa.
    Nhưng các lập luận của các nhà nghiên cứu trên chỉ đứng vứng khi chưa phát hiện ra văn hóa Phùng Nguyên xưa hơn khoảng 1.000 năm so với những di vật ở Đông Sơn.

    Thành tựu văn hóa-nghệ thuật


    Thổi Khèn thuộc văn hóa Đông Sơn
    Các sinh hoạt văn hóa của cư dân Đông Sơn được mô tả khá phong phú trên các hoa văn rất sắc nét của trống đồng. Thật may mắn cho những trang sửđược chạm khắc trên chất liệu đồng đã lưu giữ cho người Việt Đông Sơn một trong những chứng cứ về văn hóa Đông Sơn.
    Các yếu tố thuộc về văn hóa ở Đông Sơn không hề có bóng dáng của yếu tố bên ngoài. Bởi vì thời điểm văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ nhất và thông qua niên đại xác định bằng C14, thì cách ngày nay trên 2.500 năm.
    Nghệ thuật Đông Sơn cho ta thấy sự cảm nhận tinh tế của các cư dân thời đó qua khả năng chạm khắc, tạo hình tinh tế và một đời sống ca múa nhạc phong phú. Hình chạm khắc trên tống đồng Đông Sơn cho ta thấy những hình người thổi kèn, các vũ công đầu đội mũ lông chim trĩ, chim công (một loài chim đặc sắc phương Nam nhiệt đới), nhà sàn của cư dân vùng nhiệt đới Đông Nam Á, bộ sưu tập về các loài chim cổ mà ngày nay nhiều trong các số loài đó đã tuyệt chủng.
    Đồ dùng Đông Sơn gồm có các loại thạp, có nắp hay không nắp, với những đồ án hoa văn trang trí phức tạp, những thổ hình lẵng hoa có chân đế và vành rộng, các loại gùi, vò, ấm, lọ, chậu. Qua đó làm chứng cứ về một xã hội phức tạp trên cơ sở các đại gia đình, các dòng họ trong cộng đồng làng xã đã định cư ổn định.
    Người Đông Sơn trang sức bằng các loại vòng tay, vòng ống ghép, nhãn, hoa tai, móc đai lưng, bao tay, bao chân, ví dụ như bao tay và bao chân tìm thấy ở di tích Làng Vạc, Nghệ An.
    Nghệ sĩ tạc tượng Đông Sơn để lại cho chúng ta nhiều loại tượng người, tượng thú vật như cóc, chim, gà, chó, hổ, voi...
    Nhạc sĩ Đông Sơn đã diễn tấu các loại chuông nhạc, lục lạc, khèn, trống đồng.
    Số lượng trống đồng Đông Sơn tìm được cho đến nay trên vùng đất Việt Nam đã khoảng 140, chiếm già nữa số lượng trống loại này hiện đã biết ở Đông Nam Á.

    Tín ngưỡng - tập tục


    Thạp đồng có hình trai gái giao hoan

    Cây đa bên cổng làng của người Việt

    Trầu và cau
    Tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người. Con người cần sinh sôi, mùa màng cần tươi tốt để duy trì và phát triển sự sống, nên đã nảy sinh tín ngưỡng phồn thực. Ở Việt Nam, tín ngưỡng đó tồn tại lâu dài, dưới hai dạng biểu hiện: thờ sinh thực khí nam và nữ và thờ cả hành vi giao phối.
    Người Việt tôn sùng cây cối, các loại cây lương thực chính. Các sản phẩm làm từ gạo nếp, gạo tẻ đã có lịch sử hàng nghìn năm và còn lưu truyền đến ngày nay. Các loại bánh trái đặc trưng của người Việt đã đi vào huyền thoại bằng văn hóa truyền khẩu[4]. Các làng xã Việt bao giờ cũng có các cây đa cổ thụ bởi vì họ tôn thờ và bảo vệ từ thế kỷ này sang thế kỷ khác[5].
    Trong tín ngưỡng người Việt, việc sùng bái con người, phổ biến nhất là tục thờ cúng tổ tiên, gần như trở thành một thứ tôn giáo của người Việt, mà ngày nay vẫn còn như một thứ tín ngưỡng từ Bắc vào Nam.
    Người Việt yêu cuộc sống đầm ấm làng xã, thích định cư dài lâu và có truyền thống coi trọng mồ mả của tổ tiên, họ ít phiêu lưu, chinh chiến, yêu hòa bình, yêu ca hát, lễ hội, nhảy múa (các sử cổ của Trung Quốc còn ghi lại rõ từ trước Công Nguyên).
    Người Việt trọng ngày mất là dịp cúng giỗ hơn ngày sinh. Nhà nào cũng thờ Thổ công là vị thần trông coi gia cư, giữ gìn hoạ phúc cho cả nhà. Làng nào cũng thờ Thành hoàng là vị thần cai quản che chở cho cả làng.
    Tập tục ăn trầu cũng là đặc trưng chính của người Việt cổ, được thể hiện qua câu chuyện cổ về sự tích trầu cau mà tầm lan tỏa và tập tục ăn trầu lan đến hầu hết các cư dân Nam đảo và Đông Nam Á. Uống trà của người Việt cổ có từ xa xưa, khi người Hán ở Trung Nguyên Trung Quốc chưa biết đến trà được thể hiện qua mô tả của sử Trung Hoa.
    Người Việt cổ biết dùng hóa chất và các loại nhựa, sơn cây dùng để nhuộm răng đen, mà mãi đến giữa thế kỷ 20 cũng vẫn còn khá phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam[6].
    Cuộc sống theo tín ngưỡng phồn thực và trọng thiên nhiên, sống hài hòa với thiên nhiên và thuyết âm dương có lẽ bắt nguồn từ đây.

    Mộ thuyền Châu Can cùng di vật-được tìm thấy ở Hà Tây năm 1977
    Ở đây ta cũng nhắc đến vài nét chính của nghệ thuật chôn cất người chết mà các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hầu như rải rác trên toàn bộ Bắc Bộ kéo dài đến miền Trung Việt Nam - Mộ thuyền là một cách chôn cất khá độc đáo của người Việt cổ thuộc văn hóa Đông Sơn
    Năm 2004 các nhà khảo cổ học tìm thấy thêm một ngôi mộ bên triền sông Cửu An, thuộc thôn Động Xá, xã Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Đây không chỉ là ngôi mộ có quan tài hình thuyền như những phát hiện trước đó, mà thực sự là một con thuyền độc mộc chở người Đông Sơn vào giấc vĩnh hằng từ 2.500 năm trước. Khi nắp quan tài bật mở, người ta thấy tất cả bùn đất tích tụ từ thiên niên kỷ I TCN phủ kín hiện vật. Khi lớp bùn được gạt ra, nhóm khai quật nhìn thấy người chết đặt nằm ngửa, thân bó vải, hai tay để xuôi, chân duỗi thẳng. Ngoài ra, còn có một số hiện vật đi kèm là đồ gốm, hạt thực vật.
    So với các mộ thuyền Đông Sơn được phát hiện từ những năm 1960, 1970 tại Châu Can Hà Tây, Việt Khê Hải Phòng, La Đôi Hải Dương..., đây là mộ duy nhất còn nguyên vẹn xương cốt với quần áo hoàn chỉnh. Phát hiện này khiến các chuyên gia Viện Khảo cổ và Trung tâm nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á vô cùng phấn khởi. Bởi tìm hiểu về nguồn gốc cư dân thì cốt sọ giữ vai trò quan trọng nhất, giúp các nhà khảo cổ làm sáng tỏ những người đã sáng tạo ra nền văn hóa Đông Sơn.

    Kỹ thuật quân sự-nghệ thuật chiến tranh

    Vũ khí[sửa | sửa mã nguồn]


    Mảnh hộ tâm phiến và mảnh giáp dạng vảy bằng đồng, thế kỷ thứ 3 -1 TCN

    Bộ phận khóa nỏ máy bắn tên

    Mũi tên Cổ Loa khả năng sát thương rất cao
    Vũ khí Đông Sơn rất phổ biến, đa dạng về loại hình, độc đáo về hình dáng và phong phú về số lượng. Điều này gắn liền với các thần thoại và truyền thuyết về truyền thống chống giặc ngoại xâm, giữ nước của dân tộc Việt, ví dụ như câu chuyện nỏ thần của vua Thục Phán An Dương Vương bắn mỗi phát ra hàng loạt mũi tên đồng làm cho tướng xâm lược Triệu Đà phải khiếp vía kinh hồn. Những cuộc khai quật ở thành Cổ Loa (huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội) đã phát hiện ra kho chứa hàng vạn mũi tên đồng. Mũi tên Cỗ Loa có các loại hình cánh én, hình lao có họng hay có chuôi, loại 3 cánh có chuôi dài. Ngoài ra còn có giáo, lao, dao găm, kiếm, qua, rìu chiến... Rìu chiến có đến gần 10 loại: các loại rìu xéo (hình dao xéo, hình thuyền, hình hia, hình bàn chân) rìu lưỡi xoè cân, rìu hình chữ nhật, rìu hình dao phạng. Dao găm có các loại lưỡi hình lá tre đốc củ hành, đốc bầu dục hay có chuôi là một tượng hình người, có loại dao găm lưỡi hình tam giác, cán dẹt hay tròn. Khải giáp gồm có các tấm che ngực có hình vuông hay hình chữ nhật, áo giáp gồm các vảy đồng buộc lại với nhau, có hoa văn trang trí đúc nổi. Ở Hà Nam Ninh còn tìm thấy cả giáp che ngực và mũ chiến bằng đồng.
    Một kỹ thuật đặc biệt cũng cần nhắc đến cho vũ khí Đông Sơn là vừa qua các nhà khảo cổ học Việt Nam đã khám phá ra kho mũi tên đồng Cổ Loa có hàng vạn chiếc ở khu vực thành Cổ Loa (Đông AnhHà Nội). Mũi tên đồng của vương quốc Âu Lạc có cấu tạo độc đáo ba cạnh. Xét về mặt xuyên thủng thì không phải là yếu tố chính. Nhưng xét về mặt giải phẫu, thì với mũi tên ba cạnh (quả khế) thì vết thương do mũi tên này gây ra có thể nói rằng, rất trầm trọng. Kẻ bị bắn trúng mũi tên này không dám rút mũi tên ra-việc này sẽ gây mất máu và dẫn đến tử vong rất nhanh.
    Có lẽ kết hợp với yếu tố sông nước và kỹ thuật vũ khí mà đội quân đông hàng chục vạn của Tần Thủy Hoàng phải thất bại thảm hại trước một dân tộc phương Nam, trong khi trước đó quân Tần chưa hề nếm mùi thất bại khi thống nhất lãnh thổ Trung Hoa.
    Nếu Trung Hoa có chiến xa trong chiến tranh thì người Việt Đông Sơn lại có thuyền chiến lớn, chở được nhiều người, đủ các loại vũ khí, cơ động rất tài tình trên vùng sông nước của các con sông lớn nhỏ thuộc đồng bằng Sông HồngVoi chiến của các cư dân Đông Sơn cũng là nỗi khiếp nhược cho những kẻ xâm lăng.

    Thành quách

    Xem bài chính Thành Cổ Loa
    Địa điểm Cổ Loa chính là Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân chúng đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng. Việc định cư tại đồng bằng chứng tỏ một bước tiến lớn trong các lãnh vực xã hội, kinh tế trong giao tiếp, trao đổi con người dễ dàng đi lại bằng đường bộ hay bằng đường thủy; trong nông nghiệp có bước tiến đáng kể về kỹ thuật trồng lúa nước, mức độ dân cư cũng đông đúc hơn.
    Trung tâm quyền lực của các cư dân Việt ở trung tâm đồng bằng sông Hồng cũng thể hiện sự phát triển về chiều rộng của Văn hóa Đông Sơn.

    Xã hội phức tạp- hình thành nhà nước

    Kinh tế phát triển-xã hội giàu có 


    Để phục vụ cho trồng trọt, cư dân Đông Sơn bấy giờ đã đẩy mạnh chăn nuôi trâu để lấy sức kéo và phân bón. Nhiều di vật văn hóa Đông Sơn có xương trâu, bò. Các gia súc, gia cầm cũng được cư dân Đông Sơn chăn nuôi rộng rãi[cần dẫn nguồn], như lợn, gà, chó v.v... Nghề thủ công đạt được bước tiến rất quan trọng từ khi cư dân Phùng Nguyên phát minh ra nghề luyện kim, đúc đồng, tiến lên nghề luyện sắt ở giai đoạn Đông Sơn. Việc phát hiện được những khuôn đúc đồng và xỉ đồng đã khẳng định nghề luyện kim do cư dân Hùng Vương sáng tạo ra.
    Với kỹ thuật luyện đồng, cư dân Đông Sơn bầy giờ đã tạo nên bước ngoặt, loại trừ hẳn đồ đá. Trong một số di tích thời Hùng Vương như Tiên Hội, Đường Mây, Gò Chiền Vậy, Đồng Mõm, Vinh Quang tìm thấy các di vật bằng sắt[cần dẫn nguồn].
    Nghề làm đồ gốm của các cư dân Đông Sơn cũng phát triển lên một bước. Nghệ thuật nặn gốm bằng bàn xoay được cải tiến. Người thợ gốm bấy giờ còn biết dùng phương pháp tạo hình bằng cách đổ khuôn và nung trong lò kín chuyên dụng. Chất lượng gốm ngày càng cứng và ít thấm nước hơn, độ mịn ngày càng tăng. Trình độ tạo hình cũng ngày càng cao hơn. Các bình gốm ở phần miệng, rìa miệng, đoạn eo thắt ở cổ đều đặn, song song chạy quanh thân gốm, loại hình sản phẩm gốm phong phú, đa dạng.
    Sự phát triển của nền kinh tế trên nhiều mặt là cơ sở cho sự mở rộng trao đổi hàng hóa với nước ngoài. Hiện tượng một số trống đồng loại I Hêgơ của nước Văn Lang ở Thái Lan,MalaixiaIndonesia... cũng như sự có mặt của những lưỡi qua đồng Chiến quốc ở nhiều di tích văn hóa Đông Sơn đã chứng tỏ có sự buôn bán giữa người Việt cổ đương thời với các quốc gia quanh vùng. Một số đồ trang sức và trâu, bò cũng đã trở thành hàng hóa trong việc buôn bán giữa Văn Lang-Âu Lạc với các nước lân bang.

    Xã hội phức tạp - phân hóa giàu nghèo

    Về tổ chức xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự phân công lao động xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp, sự trao đổi sản phẩm và các nguyên liệu giữa các địa phương ngày càng mở rộng dưới thời Hùng Vương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng thêm nguồn của cải xã hội. Sản phẩm thặng dư xuất hiện ngày càng nhiều hơn, đã tạo nên cơ sở cho sự phân hóa xã hội. Những của cải chung của xã hội (do lao động công ích, do thu nhập từ ruộng đất công cộng của chiềng, chạ) dần dần bị một số người tìm cách chiếm đoạt biến thành của riêng. Chế độ tư hữu tài sản ra đời và ngày càng phát triển theo sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời cũng dẫn đến một chuyển biến xã hội quan trọng là xã hội phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo. Từ thời Phùng Nguyên, hiện tượng phân hóa xã hội đã xuất hiện, nhưng chưa đáng kể. Trong số 12 ngôi mộ khai quật ở Lũng Hoà Vĩnh Phúc có 2 mộ chỉ có 2 hiện vật chôn theo người chết, 2 mộ có tới 20 hiện vật và 24 hiện vật, phổ biến là số mộ còn lại đều có từ 3 đến 13 hiện vật. Đồ tuỳ táng giống nhau gồm gốm công cụ, đồ dùng bằng đá, gốm. Như vậy là, ở giai đoạn đầu thời Hùng Vương quan hệ cộng đồng nguyên thuỷ mới bước vào quá trình tan rã.
    Từ sự phân tích các hiện vật trong các khu mộ táng thời Hùng Vương cho thấy xã hội bấy giờ đã có hiện tượng phân hóa thành các tầng lớp giàu, nghèo khác nhau. Sự phân hóa đó đã diễn ra từ từ, ngày càng rõ nét trải qua một quá trình lâu dài từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn. Tuy nhiên, sự phân hóa xã hội bấy giờ thành hai cực chưa sâu sắc. Sự phân hóa tài sản là biểu hiện của sự phân hóa xã hội. Gắn liền với hiện tượng này là sự ra đời của nô lệ gia trưởng, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp xã hội khác nhau:
    • Quý tộc (gồm có các tộc trưởng, tù trưởng bộ lạc, thủ lĩnh liên minh bộ lạc và những người giàu có khác).
    • Nô tì.
    • Tầng lớp dân tự do của công xã nông thôn là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, giữ vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu.
    • Tầng lớp trên của xã hội ngày càng giàu có và nắm giữ các cương vị quản lý công việc công cộng của chiềng, chạ...
    Như vậy, những tiền đề đầu tiên cho sự hình thành quốc gia và nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương vào giai đoạn đầu Đông Sơn đã xuất hiện và phát triển qua 18 đời và sau này chuyển tiếp cho vương quốc Âu Lạc của An Dương Vương vào giai đoạn cuối Đông Sơn. (Các chứng cứ đang được khám phá dần)
   Văn hóa Sa Huỳnh (1.000 TCN - 200)
Văn hóa Sa Huỳnh là một nền văn hóa được xác định ở vào khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2. Nền văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, cùng với: Văn hóa Đông SơnVăn hóa Óc Eo, tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam.

Lịch sử khám phá

Văn hóa Sa Huỳnh đư­ợc nhà khảo cổ ng­ười Pháp M. Vinet phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 khi ông tìm thấy bên đầm An Khê, một đầm nước ngọt ởSa Huỳnh Đức Phổ Quảng Ngãi một số lượng lớn quan tài bằng chum (khoảng 200 chiếc). Người ta gọi Di tích khảo cổ đó là Kho Chum Sa Huỳnh (Dépot à Jarres Sa Huỳnh). Các cuộc khai quật vào nhiều năm khác nhau tại di tích gò Ma Vương hay còn gọi là Long Thạnh Đức Phổ nơi được xem là có niên đại sớm nhất của nền văn hóa Sa Hùynh, đã đem lại những đánh giá xác đáng và quan trọng về nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển văn hóa Sa Huỳnh. Nền văn hóa Sa Huỳnh đã đư­ợc các nhà khảo cổ trên thế giới nghiên cứu từ đó đến nay và ngày càng sáng tỏ nhiều điều về đời sống của các tộc ngư­ời thời tiền sơ sử ở miền Trung Việt Nam. Xuất hiện cách nay khoảng 3.000 năm và kết thúc vào thế kỷ thứ 1, văn hóa Sa Huỳnh có lẽ đã tồn tại hơn 5.000 năm kéo dài từ thời hậu kỳ đồ đá mới đến đầu thời đại đồ sắt trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình đến các tỉnh nam Trung bộ và Tây Nguyên. Với một sức sáng tạo mạnh mẽ và phong phú, văn hóa Sa Huỳnh càng ngày càng thấy có sự ảnh hưởng và giao lưu với nhiều vùng Đông Nam Á và Trung Hoa cổ xưa vàẤn Độ cổ xưa khi gần đây, Viện Khảo cổ học Quốc gia Đức hợp tác với các nhà khảo cổ học khoa Lịch sử của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, tiến hành khảo cứu trong các năm 2004-2005 tại một số vùng thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Bước đầu đã xác định được diện mạo một nền văn hóa đặc sắc ở miền Trung, Việt Nam.

Thành tựu


Vũ khí bằng đồng

Trồng trọt

Dân cư cổ thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã định cư chủ yếu dọc hai bên vùng đất thấp thuộc các con sông dọc bờ biển miền Trung Việt Nam, trải dài từ Quảng Bình cho đến Phú Yên. Họ thuộc một nguồn gốc văn minh lúa nướcĐông Nam Á. Những dụng cụ bằng sắt như cuốcdaokiếmlaođụcxà beng... đã được tìm thấy ở đây. Đồ gốm lớn với hoa văn đẹp, cùng với kỹ thuật dùng bàn xoay đã làm lạc hướng các nhà khảo cổ về nguồn gốc củaVương quốc Chăm Pa[1], những đò gốm dùng để đựng các vật dụng và sản phẩm nông nghiệp, đánh cá và cả mai táng người chết.
Phần đất miền Trung bao gồm xứ Quảng là nơi tụ hội và giao tiếp văn hoá Tây Đông, giữa miền núi và miền biển và đồng bằng xứ Quảng đã từng là nơi hội tụ văn hoá, kết tinh văn minh, dựng lên nền văn minh lúa nước và dâu tằm nổi tiếng. Lúa hai mùa, tằm tám lứa, tơ mỗi năm được sử sách chép đến sớm nhất là đồng bằng xứ Quảng, trung tâm của nền văn hoá Sa Huỳnh. Sách sử có nói đến người Chàm trồng hai vụ lúa và để thích ứng với thời tiết, người Chàm đã tìm ra giống lúa chịu hạn gieo trồng vào đầu mùa khô, để đầu mùa mưa thì lúa chín. Sử sách gọi là mùa Chiêm. Cũng do hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt khô hạn nên cư dân cổ Sa Huỳnh và Chàm đã đào cả một hệ thống giếng lấy nước tưới cho cây trồng nên giới nghiên cứu ghi nhận một nền văn hoá gọi là “văn hoá Giếng Chàm cổ”

Đánh cá và đi biển


Bản đồ các nền văn hóa ở châu Á vào khoảng 200 năm trước công nguyên, cho thấy vị trí của văn hóa Sa Huỳnh
Trước năm 1975, các nhà khảo cổ trên thế giới mới chỉ biết đến văn hóa Sa Huỳnh qua hoạt động của cư­ dân đi biển. Họ chỉ lên đất liền đặt mai táng ng­ười chết trong những mộ chum. Những mộ chum đư­ợc tìm thấy ở Palavan (Philippines), Bondontaphet (Thái Lan), Sa Huỳnh (Việt Nam). Sau năm 1975 các nhà khảo cổ Việt Nam đã bỏ nhiều công sức tim hiểu, nghiên cứu nền văn hóa này và bư­ớc đầu đã có những đóng góp quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về nền văn hóa Sa Huỳnh. Đặc biệt trong những năm gần đây, tại Hội An, các nhà nghiên cứu khảo cổ đã phát hiện nhiều di chỉ cư­ trú của ngư­ời Sa Huỳnh với nhiều hiện vật phong phú và đa dạng.
Các phát hiện cho thấy ngư­ời Sa Huỳnh cổ là những cư­ dân nông nghiệp, và đi biển chỉ là một trong những sinh hoạt của họ. Các đồng tiền Ngũ Thủ và Vư­ơng Mãng (đầu thế kỷ thứ 1 TCN), các gư­ơng đồng của nhà Tây Hán, đỉnh đồng nhà Đông Hán có trong các mộ chum chứng tỏ họ đã có một nền sản xuất hàng hóa cùng với sự giao thư­ơng khá phát triển. Người Chàm đã biết khai thác trầm hương, quế, ngà voi, sừng tê, dầu rái, ngọc, vàng trên núi, hồ tiêu trên đồi, biết làm ruộng hai mùa ở đồng bằng hẹp Minh Kinh và Ô Chân. Họ đã trồng cau, dừa và trồng dâu nuôi tằm “một năm tám lứa” từ trước sau kỷ nguyên Dương lịch. Họ biết làm thuyền to gọi là nốôc (bàu) và thuyền nhỏ (tròong ghe). Hai cảng Cửa Việt, Cửa Tùng đã từng là hải cảng quốc tế từ lâu trước khi Lâm Ấp thành lập nhưng phồn thịnh nhất là thời quốc vương Chămpa cùng thời với triều Đường (Trung Quốc). Người Chàm biết đánh cá biển và buôn bán đường biển trên vùng Đông Nam Á, từ ven biển Trung quốc xuống tới Ấn Độ Dương.

Đồ trang sức và kỹ thuật làm thủy tinh

Loạt bài
Lịch sử Chăm Pa
Chăm Pa ở thế kỷ 10
Văn hóa Sa Huỳnh (1000 TCN - 200)
Hồ Tôn Tinh (trước thế kỷ 1 TCN)
Tượng Lâm (thế kỷ 1 TCN -192)
Lâm Ấp (192 - 749)
Hoàn Vương (757 - 859).
Chiêm Thành (875 -1471)
Panduranga-Chăm Pa (1471 -1693)
Thuận Thành trấn (1697 -1832)
sửa

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy, ở những khu mộ táng của văn hóa Sa Huỳnh, các bộ hạt chuỗi giá trị ở Lai Nghi. Trong khi rây bằng sàng phát hiện được hơn 8.600 hạt cườm bằng thủy tinh màu xanh, vàng hoặc nâu có đường kính 1-3 mm. Ngoài bộ hạt chuỗi gồm khoảng 1.500 hạt bằng đá mã nãoachatcrystalamethyst,nephrite và bằng vàng - còn có 4 khuyên tai bằng vàng. Người văn hóa Sa Huỳnh ở Lai Nghi nhiều nhất thích sự dụng loại đá ngọc mã não làm đồ trang sức. Hơn 15 hình dạng hạt chuỗi khác nhau được chế tác - có lẽ bằng đá mã não đến từ khu vực Myanma hoặc Ấn Độ. Trong tổng số 1.136 hạt chuỗi bằng đá mã não tìm thấy ở Lai Nghi có 3 chiếc rất đặc biệt: chiếc thứ nhất có hình con chim nước, chiếc thứ hai có hình con hổ hoặc sư tử và chiếc thứ ba là hạt chuỗi khắc. Cả 3 hạt chuỗi này được phát hiện trong 3 mộ chum khác nhau cùng với nhiều đồ tùy táng quý khác có niên đại vào thế kỷ 1-2 TCN. Những di vật hiếm thấy khác ở miền Trung Việt Nam được kể đến là hai cái gương bằng đồng của thời kỳ Tây Hán.
Thủy tinh nhân tạo là một thành tựu rực rỡ của văn hóa Sa Huỳnh. Các cư dân dùng cát trắng để nấu thủy tinh làm bát lọ và đặc biệt những chuỗi hạt trang sức bằng thủy tinh mà sử sách Trung Quốc gọi là “Lưu li” gốc từ chữ Phạn là verulia từ đầu công nguyên. Đây là một trong những nơi làm ra thủy tinh nhân tạo sớm trên thế giới. Chúng không những đa dạng về kiểu dáng mà còn phong phú về màu sắc như­ xanh lơ, xanh đen, xanh lá mạ, xám, tím, đỏ và nâu. Sử Trung Hoa đã từng ghi chép về một chén thủy tinh xuất phát từ vùng đất này mà họ gọi là chén lư­u ly với một sự trân trọng và khâm phục.
Nổi bật trong những vật trang sức của ng­ười Sa Huỳnh là khuyên tai ba mấu dành cho phụ nữ và khuyên tai hai đầu thú của nam giới. Nếu khuyên tai ba mấu dịu dàng, tinh tế và khá duyên dáng thì khuyên tai hai đầu thú lại thể hiện chất dũng mãnh, kiêu hãnh và cư­ờng tráng của nam giới. Những vật trang sức chế tác từ đá, mã não và thủy tinh có thể nói là những tinh hoa đặc sắc nhất mà nền văn minh này sáng tạo ra và đư­ợc phổ biến khắp vùng Đông Nam Á. Ng­ười ta đã tìm thấy khuyên tai ba mấu và khuyên tai hai đầu thú ở Thái LanMalaysiaPhilippines và Đài Loan.

Đồ gốm


Lọ gốm cách nay 2.500-2.000 năm.

Bát bồng gốm cách nay 2.500-2.000 năm.
Ngư­ời Sa Huỳnh cổ rất khéo tay và có mỹ cảm tuyệt vời. Các đồ gốm gia dụng đều đ­ợc tạo dáng thanh nhã, cân đối, hoa văn phong phú, sinh động thể hiện một tâm hồn tinh tế và giàu xúc cảm.
Trong gốm Sa Huỳnh, các đồ đựng như bát, bình có chân đế, có thân gãy ở vai hay đáy, chiếm tỷ lệ lớn. Mẫu gốm thường gặp là vàng đỏ, nhiều khi có vệt đen bóng, có hoa văn chữ S có đệm tam giác, những đường chấm hay đường in dấu răng vỏ sò. Trong các di chỉ mộ táng, phổ biến là mộ chum, trong chum chứa nhiều đồ trang sức bằng đồng, đá quý, thủy tinh, đặc biệt là loại khuyên tai ba mấu nhọn và khuyên tai hai đầu thú. Các đặc trưng đó của văn hóa Sa Huỳnh cũng đã tìm được ở các di chỉ trong lưu vực sông Đồng Nai. Có nơi còn có những đặc trưng xưa hơn, mà khảo cổ học gọi là văn hóa thời tiền Sa Huỳnh.

Xã hội Sa Huỳnh

Điều đó đã xác nhận cách đây gần 3 ngàn năm, trên lưu vực sông Đồng Nai mà lãnh thổ Lâm Đồng là thượng nguồn, đã có những bộ lạc sinh sống với một nền văn hóa đồng - sắt đã phát triển và có đặc trưng riêng. Có thể nói, các bộ lạc này là tiền thân của các dân tộc bản địa. Sách lịch sử Việt Nam (Phan Huy Lê chủ biên) cho biết, bấy giờ trên địa bàn của văn hóa Sa Huỳnh có hai bộ lạc sinh sống. Bộ lạc Cau (chữ Phạn là Kramuka vam'sa) cư trú vùng Phú YênKhánh HòaNinh Thuận - Bình Thuận trở vào, và bộ lạc Dừa (chữ Phạn là Narikela vam'sa) ở vùng Bình ĐịnhQuảng Nam ngày nay. Bộ lạc Dừa từ thế kỷ đầu trước công nguyên bị nhà Hán đô hộ (cùng thời kỳ với nước Âu Lạc) và đặt tên là huyện Tượng Lâm. Năm 190- 193, nhân dân Tượng Lâm nổi dậy đánh đuổi người Hán, lập nên nước Lâm Ấp (theo tên gọi của thư tịch cổ Trung Hoa). Bộ lạc Cau, khoảng đầu công nguyên, đã hình thành một tiểu vương quốc riêng có tên là Panduranga (tên Phạn) hay Pan-Rãn (tiếng Chăm cổ), về sau gọi là Chăm Pa, có địa bàn từNha Trang - Phan RangPhan Thiết ngày nay. Từ sự ra đời nói trên của dân tộc Chăm và nhà nước của họ, cho thấy ở nam Trung bộ, Việt Nam thời ấy, đã có hai cộng đồng lớn: cộng đồng người Chăm với ngôn ngữ thuộ nhóm ngôn ngữ Malay-Polynesia cư trú vùng ven biển và cộng đồng với ngữ hệ Môn - Khơme (Mạ, Cơ Ho, M'Nông), cư trú vùng núi và Tây Nguyên.

Tập tục tín ngưỡng


Một chum gốm
Tập tục độc đáo của cư dân Sa Huỳnh chính là tập tục chôn người quá cố trong các chum lớn, có những chiếu chum cao đến 1,2 m. Chum được làm từ vật liêu đất đên hay đất có màu đỏ và được nung khá tốt. Người chết được táng trong chum với tư thế ngồi bó gối - như một hiện tượng được sống tiếp với thế giớicõi âm. Đồ tùy táng theo người chết tùy thuộc vào sự giàu có hay nghèo khó của người chết mà có nhiều hay ít hiện vật được chôn theo.
Người Sa Huỳnh cổ rất "sành điệu" và khá duyên dáng trong các đồ trang sức làm bằng đá quý và đá bán quý cung như pha lê nhiều màu sắc.
Người Sa Huỳnh cổ theo tính ngưỡng thờ mẫu (mẹ, bà) và còn tồn tại cho đến ngày nay ở các dân tộc Chăm, các cư dân bản địa Tây Nguyên. Tuy theo đạo Hồi nhưng đã biến cải thành đạo Bani mang bản sắc văn hoá truyền thống Chămpa thờ thần linh và ông bà tiên tổ. Đồng bào Chàm ăn tết vào đầu năm nhằm ngày 19 tháng 4 Dương lịch và 2 lễ hội lớn hàng năm là lễ hội Katê tháng 7 lịch Chăm Pa để nhớ ơn trời đất, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu và tưởng nhớ các vị vua tài đức của họ. Lễ hội Chabur âm tính vào tháng 9 để dâng cúng các nữ Thần như nữ thần Pô Inư Nagar còn gọi là Thiên Thiên Y A Na là bà chúa xứ của đồng bào Chàm. Đặc biệt là sự đối lập giữa Nam Thần qua lễ hội Katê và Nữ thần với lễ hội Chabur cùng những ý niệm trời đất, cha mẹ, đực cái… thể hiện triết thuyết âm dương dịch biến luận của người Việt cổ còn lưu giữ mãi tới ngày nay. Đồng bào Chàm còn lưu lại một nền văn hoá cổ với những vần thơ dân gian, những bia ký sử thi văn học, những giai thoại truyền kỳ lịch sử cùng với nghệ thuật điêu khắc, tạc tượng tinh vi, sống động của truyền thống của người Môn-Việt thời cổ đại.

Nhận xét

Tiến sĩ Mỹ Dung[2] nhận xét như sau về những đồ trang sức độc đáo này : Theo như biểu tượng của thế giới, con chim nước tượng trưng cho mặt trời. Chẳng hạn hiện vật hình con chim ở khu vực mộ chum hậu kỳ thời đại đồ đồng vùng sông Danube ở châu Âu. Hạt chuỗi mã não duy nhất ở Đông Nam Á tìm thấy ở Thái Lan có hình con sư tử. Từ trước đến nay, trong các mộ táng khai quật được, chúng tôi chỉ phát hiện những hạt mã não hình chuỗi bình thường. Mã não mang hình dạng con vật thì chưa bao giờ tìm thấy
Từ xưa đến nay người ta vẫn cho rằng nghề thuỷ tinh rất phát triển trong thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh. Nhưng phát triển ở mức độ cao như vậy thì thật đáng kinh ngạc.
   Văn hóa Đồng Nai (1.000 TCN - 0)
Văn hóa Đồng Nai chỉ các di tích khảo cổ ở Việt Nam phân bố trên vùng trung du và đồng bằng miền Đông Nam Bộ, ven các sông Đồng Naisông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ, thể hiện một quá trình diễn biến văn hoá từ sơ kì thời đại đồ đồng đến sơ kì thời đại sắt. Giữa các di tích có những khác biệt nhất định, song chúng cùng có những đặc trưng chung nên có nhiều ý kiến xếp chúng vào một nền văn hoá chung. Có người gọi là Văn hóa Đồng Nai, cũng có ý kiến gọi là văn hoá Phước Tân, văn hoá Bến Đò hay văn hoá Cù Lao Rùa. Cho đến nay, đã phát hiện được hàng trăm di tích ở hầu khắp các tỉnh miền Đông Nam Bộ, trong đó có các di tích tiêu biểu như Cầu Sắt, Suối Chồn, Bình Đa, Cái Vạn, Cù Lao Rùa, Hưng Thịnh, Đồi Xoài, Đồi Mít, Gò Me, Đồi Phòng Không, Cái Lăng, Long Bửu, Bến Đò, Phước Tân, Gò Đá, Dốc Chùa, Bù Đốp, Gò Tháp, Gò Canh Nông, Gò Cao Su, An Sơn, Rạch Núi, vv.[1]

Lịch sử khám phá

Những di tích, di vật khảo cổ học ở Đồng Nai được phát hiện, nghiên cứu rất sớm và trải qua nhiều giai đoạn lịch sử.
Lịch sử khám phá buổi ban đầu của khảo cổ học thời tiền - sơ sử Đồng Nai gắn liền với các tên tuổi của các nhà thám hiểm, du lịch, truyền giáo và thực dân Châu Âu như : V. Holbé, D. Grossin, J. Chénieux, E. Cartailhac, A. Mougeot, F. Barthère, Loesh, J. Repelin... và các thành viên thuộc phái bộ A. Pavie làm việc tại Việt Nam vào những năm 80 - 90 của thế kỷ XIX. Đây là giai đoạn với những phát hiện lẻ tẻ và chú ý sưu tập hiện vật tiền sử cho các viện Bảo tàng ở Đông Dương và Pháp. Những địa danh mà vùng đất Đồng Nai mà chủ yếu là dọc hai bờ sông Đồng Nai cùng các chi lưu của nó như ( Lò Gạch, Bình Đa, Bến Gỗ, Cái Vạn, An Sơn, Rạch Núi... ) được nhắc đến trên bản đồ khảo cổ học của thế giới. Đạc biệt sưu tập di vật thời tiền sử do V. Holbé gồm 1.200 di vật đá, 10 rìu đồng được tìm thấy trên 20 địa điểm ở vùng Biên Hoà được giới thiệu trong các công trình nghiên cứu của E. Hamy (1897 ) và R. Verneau ( 1904 ) được trưng bày tại Hội chợ quốc tế Paris năm 1889. Không ít những di vật tiêu biểu thời tiền sử được phát hiện đầu tiên ở Đồng Nai được lưu giữ tại các bảo tàng nước Pháp.
Chặng đường khám phá tiếp theo vào những thập niên đầu của thế kỷ XX với cuộc khai quật trên vùng Cù lao Rùa - nằm giữa sông Đồng Nai, cách thành phố Biên Hoà khoảng 10 km ( địa điểm này ngày nay thuộc địa phận huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ) của D. Grossin ( 1902 ) và A. Jordin ( 1910 ). Theo H. Fontain công bố vào năm 1970 thì tại riêng tại di chỉ này đã cung cấp 383 di vật đủ kích cỡ, kiểu dáng làm cơ sở cho việc nghiên cứu thời đại đồ đá mới ở Biên Hoà - Đồng Nai. Những di vật tương tự ở vùng Cù lao Rùa còn tìm được tìm thấy ở các nơi khác ở Đồng Nai trên nhiều địa hình khác nhau từ nhóm đất đỏ vàng đến vùng đất thấp phù sa cận biển. Đặc biệt trong giai đoạn này là phát hiện di chỉ mộ Hàng Gòn do J. Bouchot chủ trì vào năm 1927 tại vùng Xuân Lộc. Di tích được khai quật và công bố thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu và được toàn quyền Đông Dương xếp hạng trong danh mục những di tích lịch sử quan trọng của Liên Bang năm 1930.
Thập niên 60 và 70 của thế kỷ XX, nghiên cứu khảo cổ học ở Đồng Nai bắt đầu mang tính chất hệ thống và khoa học với công lao to lớn của những thành viên Hội địa Chất Đông Dương. Trong đó tiêu biểu là E. Saurin, H. Fontain và L. Malleret. Trong giai đoạn này, bắt đầu có sự tham gia của các nhà nghiên cứu nước ta : Nghiêm ThẩmHoàng Thị Thân.... Những phát hiện quan trọng trong giai đoạn này là các di tích đá cũ và cụm di tích đồng sắt ở Hàng Gòn, Dầu GiâyPhước Tân, Bến Đò, Hội Sơn, Phú Hoà...Từ đây, bắt đầu hình thành sơ khởi khái niệm về một vùng văn hoá đã phát triển qua các thời đại đồ đá cũ, đá mới, đồng và sắt sớm ở Đồng Nai.

Hiện vật đá văn hóa Đồng Nai
Giai đoạn thứ tư bắt đầu sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng cho đến nay. Nghiên cứu khảo cổ học được quan tâm. Các nhà khảo cổ học Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương ( Bảo tàng Đồng Nai ) và các ngành hữu quan tiến hành điều tra, khai quật, kiểm chứng hàng loạt các địa điểm, di chỉ trên địa bàn Đồng Nai. Hàng loạt các di tích, di vật qua công tác khai quật, nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ một nền văn hoá cổ xưa từng tồn tại và phát triển trên vùng đất này. Có thể nói, các di tích khảo cổ gồm các loại hình : cư trú, công xưởng, mộ táng, đền tháp... của cư dân cổ trải đều trên các địa hình đặc trưng của Đồng Nai từ vùng núi đồi tiếp giáp cao nguyên đến vùng đất đứt gãy phun trào đất đỏ ba - zan và cả vùng phù sa cổ các bồn trũng, vùng ngập nước cận sông, biển.[2]

Tổng quan

Khoảng 2.500 năm cách ngày nay ( khoảng thế kỷ V trước Công nguyên ), cư dân cổ Đồng Nai bước vào một truyền thống văn hoá kim khí phát triển. Nền văn hóa thời kỳ đồ sắt ở Đồng Nai gắn kết hai giai đoạn phát triển đồng thau và sắt sớm. Trong văn hóa đá – đồng đã manh nha văn hóa sắt sớm với hàng loạt di chỉ như Bình Đa, Cái Vạn, Suối Chồn, Hàng Gòn, Long Giao, Phú Hòa…
Thời kỳ sắt sớm ở Đồng Nai được xem là giai đọan phát triển hào hùng của cư dân cổ Đồng Nai. Với những công cụ từ kim khí, người cổ Đồng Nai “ mạnh ” lên trong quá trình chinh phục tự nhiên, khai phá, làm nông nghiệp ngày càng mạnh mẽ; các làng dân cư nông nghiệp được khởi nhiều nơi. Vùng đất Đồng Nai cổ từ một thiên nhiên hoang sơ, nguyên thủy đã dần trở thành một địa bàn kinh tế, dân cư phát triển của trung tâm nông nghiệp Đồng Nai – Đông Nam Bộ thời tiền sử.
Sau cuộc hành trình dài, cư dân cổ Đồng Nai đã tạo dựng một nền văn minh tiền sử rực rỡ. Nền văn hóa Đồng Nai phát triển, lan tỏa rộng và bắt đầu có sự giao thoa những yếu tố mới về văn hoá, tộc người. Những bộ sưu tập hiện vật tại nhiều di chỉ như: bình gốm, đồ trang sức ( khuyên tai ba mấu, hạt thủy tinh, vòng hạt chuỗi, mã não…), mộ chum…đã minh chứng cho mối liên hệ qua lại giã­ các yếu tố văn hoá, kỹ thuật giữa vùng Đồng Nai và các vùng phụ cận. Chính sự quan hệ rộng mở này đã tạo điều kiện cho cộng đồng cư dân cổ Đồng Nai không ngừng phát triển, hoàn thiện trên một vùng điạ lý, văn hoá ổn định. Đó là những yếu tố thuận lợi cho người cổ Đồng Nai bước vào những giai đọan phát triển cao hơn trong tiến trình đi lên của xã hội loài người.
   Văn hóa Óc Eo (1 - 630)
Óc Eo là tên gọi do nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đề nghị đặt cho một địa điểm nằm ở phía nam tỉnh An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long (huyện Thoại Sơn). Nơi này có thể đã từng tồn tại một hải cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7.
Óc Eo đã từng được nối bằng một kênh đào dài 90 kilômét về phía bắc với Angkor Borei, nơi có lẽ từng là thủ đô của vương quốc Phù Nam. Lý do quan trọng nhất cho sự thịnh vượng của Óc Eo là do vị trí của nó trên trục đường thương mại trên biển giữa một bên là bán đảo Mã Lai và Ấn Độ và bên kia làsông Mêkông cùng với Trung Quốc. Vào thời kỳ phồn thịnh của Óc Eo và Phù Nam, tàu thuyền trong khu vực có thể thực hiện những hải trình rất dài mà không phải đi dọc theo bờ biển. Do vậy mà về mặt chiến lược, Óc Eo là một địa điểm trung chuyển rất thuận lợi.

Khai quật


Tượng thần Visnu
Vào thập niên 1920, nhà khảo cổ học người Pháp đã dùng không ảnh chụp miền Nam Việt Nam và phát hiện ra địa điểm này cùng với nhiều kênh đào và các thành phố cổ khác. Một trong những kênh đào này đã cắt tường thành của một khu vực rất rộng. Malleret thử tìm kiếm các cấu trúc này trên mặt đất và vào ngày 10 tháng 2 năm 1944, ông bắt đầu đào các hố khai quật. Malleret đã phát hiện được các di vật và nền móng các công trình chứng minh cho sự tồn tại của một địa điểm thương mại lớn mà các thư tịch của Trung Hoa đã từng miêu tả về vương quốc Phù Nam. Khu vực này rộng ước chừng 450 hécta.
Các kênh đào tách ra từ kênh đào chính tạo nên các hình chữ nhật đều đặn bên trong thành. Bên trong các khu vực hình chữ nhật này còn sót lại những dấu tích của các khu sản xuất đồ nữ trang, trong số các dấu tích tìm thấy các "hình khối" dùng để rót kim loại cùng với các đồ nữ trang. Các khu sản xuất thủ công mỹ nghệ khác cũng được tìm thấy tại đây. Malleret cũng khẳng định những di vật văn hóa ở đây thuộc hai giai đoạn. Cũng có các móng nhà bằng gỗ và các móng nhà bằng gạch của các toà nhà rộng hơn. Các viên gạch được trang trí bằng các hình sư tửrắn mang bànhđộng vật một sừng và các động vật khác.

Làm muối

Sau cuộc khảo sát đầu tiên vào tháng 5 năm 2003 với những kết quả đáng ngạc nhiên sẽ tiếp tục một dự án khai quật mới về vấn đề "Sản xuất muối sớm ở Đông Nam Á" tại địa điểm Gò Ô Chùa.
Trên Gò Ô Chùa có chiều dài 450 m, rộng 150 m, cao 2–4 m đoàn khảo cổ phát hiện được vài mộ táng và nhiều lớp văn hóa của thiên niên kỷ I TCN. Trong khi khai quật những lớp phía dưới vài ngôi mộ các nhà khảo cổ phát hiện tầng đất có độ dày 1 m chứa nhiều nghìn mảnh chạc gốm. Các di vật này nằm dày đặc và còn tiếp tục xuất lộ cho tới độ sâu 2,50 m dưới lớp đất canh tác hiện đại, có cảm tưởng dường như đây là một "bãi phế thải chạc". Ở Việt Nam, và ngay cả ở Đông Nam Á cũng chưa có nơi nào đã tìm thấy loại gốm ba chạc nhọn nhiều đến như vậy. Thêm nữa, hình dạng của loại chạc gốm này tất cả đều kỳ lạ. Thế nhưng, ở châu Âu có nhiều khu vực cư trú vào thời kỳ 3000-2000 năm trước đây, người ta đã tạo ra những chạc gốm tương tự loại đã tìm thấy ở Gò Ô Chùa để dùng cho việc làm muối. Hầu như trên thế giới, vào thời cổ nghề sản xuất muối đều có những dụng cụ giống nhau - chạc gốm Gò Ô Chùa cũng là một trong những số đó. Qua nghiên cứu một số mẫu than tro do diêm dân để lại bằng phương pháp cácbon 14, kết quả cho thấy làng cổ này đã tồn tại cách ngày nay khoảng 3000 đến 2000 năm. Địa điểm này là chỗ nấu muối cổ đầu tiên ở Việt Nam. Nhưng những câu hỏi thú vị xuất hiện là, tại sao nó lại nằm cách xa bờ biển ngày nay đến 150 km - đây là điều cần được làm sáng tỏ trong những năm sau. Để giải quyết một số vấn đề về cảnh quan ngày xưa, một cuộc điều tra địa mao học được thực hiện vào tháng 3 - 4 năm 2004 xung quanh Gò Ô Chùa. Khu vực giữa Gò Ô Chùa đến bờ biển không cao hơn mực nước biển nhiều, chỉ vào khoảng vài mét. Trong thế Toàn Tân (Holocene) mực nước biển thay đổi nhiều: khoảng 20.000 năm trước mực nước biển thấp hơn ngày nay 120 m, thế nhưng ở thời điểm 5.000 năm trước, mực nước biển lại cao đến 5 m so với ngày nay. Sau đó, biển thấp xuống một cách dao động từ từ đến mực nước như ngày nay. Vì thế có thể rằng 3.000 năm trước đã có một vịnh biển kéo dài đến gần Gò Ô Chùa. Để kiểm tra giả thuyết trên các nhà khảo cổ Việt - Đức đã nghiên cứu các lớp đất xung quanh địa điểm này để chứng minh tầng trầm tích biển có niên đại bằng với trung tâm nấu muối Gò Ô Chùa. Họ đã làm 11 lỗ bằng một khoan tay có tổng độ sâu là 41 m và lấy 190 mẫu trầm tích để nghiên cứu tại Viện địa mạo học ở trường Đại học Bremen của Đức.

Bình gốm có vòi bằng đất nung, văn hóa Óc Eo.

Thương mại

Nhiều loại đá quý, đá nửa quý, kim loại cùng nhiều hàng hóa khác đến từ chính thành phố chứng minh cho nền thương mại phát đạt của nó.
Nhiều loại tiền xu trong đó có tiền xu La Mã cũng được tìm thấy ở đây. Có tiền xu có hình Antoninus Pius và một bản sao của tiền xu Marcus Aureliusvới một mặt để trống. Những đồng tiền La Mã cho thấy vị trí quốc tế của Óc Eo.

Phạm vi

Tên gọi Óc Eo ban đầu dùng để chỉ cấu trúc hình chữ nhật trong khu vực nhưng sau đó Malleret dùng để chỉ toàn bộ khu vực. Các nghiên cứu khảo cổ sau này cho thấy không gian của văn hóa Óc Eo có thể vươn rộng ra Núi Sam, Lò Mo (An Giang); Nền Chùa, Cạnh Đền, Mốp Văn... (Kiên Giang) ; Gò Tháp (Đồng Tháp).[1]
Một nhà địa lý Hy Lạp là Ptolémée đã sang phương Đông hồi đầu Tây lịch kỷ nguyên bằng đường thủy, đã tả một nơi mà ông ấy gọi là Kattigara mà đa số người trong giới bác học đoán là Óc Eo nhưng nhà bác học R.A. Stein lại đối chiếu lời văn miêu tả với khung cảnh Bình Trị Thiên và thấy rằng Kattigara phù hợp với Bình Trị Thiên mà không phù hợp với Óc Eo (Tạp chí Hán học, Bắc Kinh, 1947).[2]

Sụp đổ


Sọ người với khuyên tai hình hai đầu thú cách nay khoảng 2.000 năm được tìm thấy tại Cần Giờ.
Trong suốt thế kỷ thứ 6 và thế kỷ thứ 7, các thương thuyền có thể di chuyển ngoài khơi xa với khoảng cách lớn hơn mà không phải dừng lại khắp nơi hay đi dọc theo bờ biển. Ngoài ra sức thu hút của Óc Eo cũng giảm dần vì hàng hóa thương mại của nó cũng không phong phú lắm. Sự trỗi dậy củaChân Lạp và thương mại vùng Mêkông báo hiệu thời kỳ suy vi của khu vực này.

Thông tin liên quan

Ngày 27 tháng 9 năm 2013, khu di tích Óc Eo-Ba Thê đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là "Di tích Quốc gia đặc biệt" theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Văn Hóa óc Eo (Tk1 - Tk6)
  2. ^ Bình Nguyên Lộc, Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Saigon, Bach Boc, 1971, 831. R. Stein, “Le Lin-yi 林邑, sa localisation, sa contribution à la formation de Champa et ses liens avec la Chine”, Han-Hiue 漢學, Bulletin du Centre d’Études sinologiques de Pékin, vol.II, pts.1-3, 1948, pp.115, 120-3.

Tham khảo

  • Lương Ninh, «Nước Chi Tôn», một quőc gia cở ở miển tây sông Hậu, (The “Chi Tôn”, an ancient state in the western bank of the Hậu river), Khảo cổ học, ső 1, 1981, tr.38.
  • Võ Sĩ Khẩi, «Ngiên cứu văn hóa khảo cổ Óc Eo: mười năm nhin lại», (Study on Oc Eo culture: a ten-year review), Khảo cổ học, ső 4, 1985, tr.13-32.
  • Stuart-Fox, M.The Lao kingdom of Lan Xang: Rise and decline, White Lotus Press, ISBN 974-8434-33-8
  • Higham, C.The Civilization of Angkor, Phoenix, ISBN 1-84212-584-2
  • Albert Herrmann, “Der Magnus Sinus und Cattigara nach Ptolemaeus”, Comptes Rendus du 15me Congrès International de Géographie, Amsterdam, 1938, Leiden, Brill, 1938, tome II, sect. IV, Géographie Historique et Histoire de la Géographie, pp. 123–8.
  • Louis MalleretL’Archéologie du delta du Mékong, Tome Troisiéme, La culture du Fu-nan, Paris, 1962, chap.XXV, “Oc-Èo et Kattigara”, pp. 421–54.
  • Adhir K. Chakravarti, “Early Sino-Indian Maritime Trade and Fu-Nan”, D.C. Sircar (ed.), Early Indian Trade and Industry, Calcutta, University of Calcutta Centre of Advanced Study in Ancient Indian History and Culture, Lectures and Seminars, no.VIII-A, part I, 1972, pp. 101–117.
  • John Caverhill, “Some Attempts to ascertain the utmost Extent of the Knowledge of the Ancients in the East Indies”, Philosophical Transactions, vol.57, 1767, pp. 155–174.
  • G. E. GeriniResearches on Ptolemy's geography of Eastern Asia (further India and Indo-Malay archipelago), London, Royal Asiatic Society, Asiatic Society Monographs vol.1, 1909, pp. 194, 213.

Vài nét về nền Văn hóa Óc Eo

Là tên một gò đất trên cánh đồng phía Đông Nam núi Ba Thê, Óc Eo đi vào lịch sử khảo cổ học Việt Nam như một vùng đất văn hóa khảo cổ đầy hấp dẫn. Văn hóa Óc Eo hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau Công nguyên.
Đây là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với đất nước - con người ở vùng đồng bằng - châu thổ hạ lưu sông Mê công; đồng thời, nó còn có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á thời cổ.

 
Núi Ba Thê (An Giang)
Vùng này phân bố trên một khu vực rất rộng ở miền châu thổ sông Cửu Long, trong miền đất trũng Tây sông Hậu bao gồm nhiều vùng sinh thái khác nhau của các tỉnh An Giang (Óc Eo - Ba Thê), Kiên Giang (Đá Nổi, Nền Chùa, Tân Long), Đồng Tháp (vùng Đồng Tháp Mười), vùng ven biển Tây Nam (U Minh, Năm Căn) kéo đến vùng rừng Sác duyên hải (Cần Giờ, Giồng Am...) và vươn ra tận Biển Đông (khu vực từ cửa sông Tiền đến Cà Mau). Ngoài ra, khảo cổ học đã phát hiện nhiều di tích, di vật thuộc văn hóa Óc Eo ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, một phần Long An, Bình Thuận và thành phố Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở các cuộc khai quật vào năm 1944, Louis Malleret cho rằng cánh đồng Óc Eo là một thành thị cổ và đặt tên là thành thị Óc Eo hay thị cảng Óc Eo, có diện tích rộng tới 450 ha với một tiền cảng có tên là Tà Keo, cách Óc Eo 12 km về phía Tây Nam. Vùng này không chỉ có hình ảnh của một đô thị quy củ mà còn có nhiều dấu tích của một trung tâm tôn giáo - văn hóa lớn với 3 cụm quần thể kiến trúc: Vùng Linh Sơn Tự, vùng Đông Bắc núi Ba Thê và vùng Giồng Cát, Giồng Xoài.
 
 Khu di chỉ Óc Eo
Trong các cuộc khảo sát và khai quật đã tìm thấy ở các di chỉ thuộc văn hóa Óc Eo các loại tượng to nhỏ, nhẫn, hoa tai, hạt đá quý, mã não, hạt thủy tinh, con dấu, bùa đeo, công cụ bằng đồng và bằng đá; các loại hiện vật bằng đất nung như dọi xe sợi, bếp lò, đĩa đèn, chậu, nồi, vò v.v…
Các sưu tập hiện vật của Óc Eo thể hiện tính phong phú và đa dạng của nền văn hóa này; tính bản địa, sự giao thoa và đan xen giữa các nền văn hóa trong khu vực cũng như với các vùng khác. Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ở Óc Eo rất đậm nét, biểu hiện qua các đề tài trang trí, qua kiểu mũ hay tư thế ngồi của các pho tượng, qua con dấu với dòng chữ viết bằng các kiểu văn tự Ấn Độ v.v…
 
Cổ vật Óc Eo
Tính bản địa của nền văn hóa này được thể hiện qua đồ gốm, qua nồi nấu kim loại, khuôn đúc và các công cụ chế tác.
Nguồn gốc xuất xứ của văn hóa Óc Eo bắt nguồn từ trong văn hóa Đồng Nai. Mối liên hệ tiếp nối văn hóa Đồng Nai - Óc Eo được minh chứng bởi sự hiện diện ở văn hóa Óc Eo hàng loạt loại hình hiện vật đã có mặt trong văn hóa Đồng Nai. Đó là các đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng gốm, dụng cụ thủ công (bàn xoa, bàn dập, bàn mài…); đồ đồng, đồ sắt (lục lạc, mũi dùi, rìu); đồ trang sức (hạt chuỗi thủy tinh, mã não); nhà sàn trên cọc gỗ…
Văn hóa Óc Eo có những giao lưu văn hóa rộng lớn với những nền văn minh thời cổ đại như với văn minh Đông Sơn (những hoa văn trang trí và những hiện vật đồng kiểu tương tự như văn minh Đông Sơn); với Ấn Độ (những tượng thờ thuộc Ấn Độ giáo, Phật giáo, đồ trang sức, hoa văn chạm chìm, con dấu, văn tự…); với thế giới Địa Trung Hải và Trung Đông (huy chương La Mã, hoa văn trang trí, hình chạm chìm, tượng đồng, hạt chuỗi La Mã, hình tượng vua Ba Tư…); và với Trung Hoa (mảnh gương đồng, tượng phật nhỏ).
 
Tượng Phật thế kỷ thứ V tìm thấy ở Óc Eo
Óc Eo là một di tích rất lớn, một trung tâm văn hóa cổ của đồng bằng sông Cửu Long, một hình mẫu của sự kết hợp những yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong sự phát triển; một vốn quý và điểm chốt quan trọng trong việc nghiên cứu những vấn đề lịch sử văn hóa của đất nước và khu vực Đông Nam Á. Do đó, cần phải bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo - một di sản văn hóa - lịch sử quan trọng của Việt Nam nói riêng và của Đông Nam Á nói chung.










Nhận xét