- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Chùa Keo (tên chữ: Thần Quang tự 神光寺) là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam, được xây dựng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông ở hương Giao Thuỷ ven sông Hồng. Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến năm 1167 mới đổi thành Thần Quang tự.(Wikipedida)
Tên là Keo vì theo tên Nôm của Giao Thủy nơi chùa được xây dựng ban đầu,sau do nước sông Hồng lên cao làm ngập làng nơi có chùa một bộ phận dân di dời đến nơi khác và xây dựng ngôi chùa Keo mới.
Nãy giờ em cứ phải chú thích "đóng ngoặc,mở ngoặc" Thái Bình vì có những hai ngôi chùa Keo khác nhau được xây dựng ở 2 nơi sau đọt di dời này.Một là chùa Keo Dưới hay chùa Keo Hành Thiện (nay ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thuỷ, Nam Định.Hai là chùa Keo Trên tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư,Thái Bình.Ngôi chùa em đang nói đến là chùa Keo tại đất Thái Bình.
Chùa được coi là ngôi chùa lớn và đẹp vào hàng bậc nhất ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo.
Em nghe nói là gỗ dựng chùa toàn ghép bằng mộng chứ không dùng đến một chiếc đinh nào.Đinh sau này có chắc chỉ do đóng biển thông báo thôi
Gác chuông chùa Keo
Gác chuông chùa Keo
Ngoài sân chùa cạnh đường lớn
Hồ nước (Hồ này đến hội diễn ra nhiều hoạt động,trò chơi : hát chèo,bắt vịt...)
Tiếc cái ảnh lớn quá.Link ảnh khổ lớn ở đây ạ.
Tam quan ngoại
Tam quan nộiLast edited by nghieng; 06-04-2010 at 11:52.
-
Chùa Keo (Thái Bình) (tiêp)
Tam quan nội
Hai hành lang chạy dài từ chùa Hộ nối với nhà tổ và nhà trai sát gác chuông, bao quanh toàn bộ chùa.
(Cô bé kia đeo ống đựng bản vẽ kỹ thuật ạ - sinh viên kiến trúc mà các bác - chứ không phải đại bác bắn khủng bố đâu ạ. hiiii)
Khu thờ Phật or khu thờ thánh?
Đến gác chuông
Đáng kể và tiêu biểu nhất ở đây là kiến trúc tòa gác chuông chùa Keo. Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04 m, có 3 tầng mái,kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn. Ở tầng một có treo một khánh đá cao 1,20 m. Tầng hai có quả chuông đồng lớn đúc năm 1686 cao 1,30 m, đường kính 1 m. Hai quả chuông nhỏ treo ở tầng ba và tầng thượng cao 0,62 m, đường kính 0,69 m đều được đúc năm 1796. (Wikipedia)
Giếng nước.Thành giếng xếp bằng 36 cối đá thủng đã từng dùng giã gạo nuôi thợ xây chùa từ xưa.
Nhà tổ.(đằng sau là cánh đồng lúa - Nét đặc trưng chỉ thấy ở các ngôi chùa đồng bằng)
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét