HẦU BÓNG

  Nghi thức Hầu Bóng
        Hầu bóng là một phong tục gắn liền với đời sống tâm linh của người Việt. Đây là một lễ thức đặc trưng mà tiêu biểu nhất trong Đạo Mẫu.  
 Trong Đạo Mẫu có rất nhiều nghi lễ đầy mầu sắc và là mấu chốt đã tạo ra nhiều lễ hội rất phong phú, đa dạng đến phức tạp. 
Hầu bóng là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ Phủ vào thân xác ông Đồng bà Cốt . Khi các vị Thánh đã nhập đồng thì Đồng chính là Thánh hiển linh để phán truyền, ban phúc cho các tín dân. Để phục vụ cho nghi lễ quan trọng này người ta đã sáng tạo ra một hình thức lễ nhạc gọi là Hát Vǎn để phục vụ cho quá trình nhập đồng hiển thánh. 

Hầu Bóng

Hầu bóng còn là một đam mê của các ông bà tin tưởng vào tâm linh sâu đậm của mình đối với các vi thánh.

Hầu đồng chính là “Sa Man Giáo” từ thời thương cổ của nhiều dân tộc trên thế giới.

Theo quan niệm dân gian thì người hầu đồng trước hết là người có duyên với đạo Mẫu (Có căn). Là những người trong phong trào theo nhau đội bát nhang.

Dạng thứ hai là những người có căn cơ qua một lễ Phủ

Dạng thứ ba là những người có cao căn đã mở tứ phủ để hầu đồng hay còn gọi là lính của ngài

Dạng thứ tư là những người đã mở điện thờ tại gia. Muốn thành ông đồng bà cốt phải qua hai lễ tôn bát nhang và ra đàn Tứ Phủ. Như vậy hầu đồng thực chất có thể xem là một hình thức diễn xướng dân gian có đủ yếu tố Lễ nhạc và Vũ Đạo.

Các Nghi Thức Chuẩn Bị Cho Một Buổi Hầu Đồng

Ðiện thờ: Điện thờ chính thờ hệ thống Mẫu Tứ Phủ, Mẫu Thượng Thiên (Trời) ở giữa, Mẫu Ðịa (Ðất) ở bên phải, Mẫu Thoải (Nước) ở bên trái, Mẫu Thượng Ngàn (Núi, Rừng). Ở các chùa chiền miếu mạo thường những bức tranh thờ bà Chúa, đức Thánh Trần, ông Hoàng Ba, Hoàng Bẩy, Tam Phủ, Tứ Phủ theo nghệ thuật thời thượng Đông Hồ, Hàng Trống hay Sỳnh.

Người hầu đồng trước tiên phải chọn ngày lành tháng tốt để chuẩn bị hầu với thủ nhang nhà đền, phủ hay điện 

Dàn nhạc Hầu Bóng. Dàn nhạc hầu bóng gồm có 1 đàn nguyệt, 1 đàn nhị, 1 sáo, 1 trống lớn, 1 trống nhỏ, 1 cảnh đôi, 1 phách. Tùy từng địa phương, tùy hoàn cảnh hành lễ mà người ta có thể thêm bớt nhạc cụ này hoặc nhạc cụ khác, nhưng người ta không thể bớt đi đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi vì đây là những nhạc cụ nòng cốt, nhạc cụ tính cách của dàn nhạc Hầu Bóng.. 

Nhân sự cho một buổi hầu đồng: Hai người phụ đồng là người thân hay người trong hội hoặc trong nhóm và một ban cung văn

Trang phục: Tang phục thích hợp cho từng vị thánh, thần nhập đồng. Vì vậy người hầu đồng phải chuẩn bị đầy đủ trang phục tùy theo định hầu mấy giá. Thường thì cần những trang phục sau đây:

- Khăn đỏ phủ diện

- Ít nhất là 5 chiếc áo dài mầu sắc khác nhau và một quần dài trắng

- Khăn tấu hương và một ít loại khăn khác

- Thắt đai lưng mầu

- Thẻ ngà, kiềng bạc, vòng, hoa tai, chuỗi hạt, xuyến, quạt và son phấn

- Tuy nhiên cũng có trường hợp, người hầu đồng chỉ cần một vuông vải đỏ.

Mầu sắc của trang phục phải phù hợp với mầu sắc của từng phủ. Mầu đỏ Thiên Phủ, mầu vàng Địa Phủ, mầu xanh Nhạc Phủ và mầu trắng Thoái Phủ.

Lễ vật

Lễ vật trình đồng phải khác với lễ vật hầu bản mệnh hay tiệc khao, được trình bày trên một kỷ tháp hình chữ nhật kê chính giữa và gồm những thứ sau đây:

Chén đũa bạc, đĩa và cốc pha lê chính giữa là một cái gương trên phủ một chiếc khăn thêu. Hai bên bục và trước kỷ ( bày bốn mâm lễ Tứ Phủ mỗi mâm có chín quả trứng, một cái lược, một cái quạt, một đôi guốc, chín vuông vải nhiễu mầu phủ lên trên (nhiễu hoặc lụa). Mầu phải là ma6`u chính của Tứ Phủ (Xanh, đỏ, trắng và vàng). Bên cạnh mâm lễ có một cái chung nhỏ , một cái thau nhỏ. Cứ mỗi lễ phải thay một hình nhân (nôm) và bốn lốt (2). Bên cạnh mâm lễ Tứ phủ là mâm lễ sơn trang (3), mà bất cứ thứ lễ gì cũng phải chia ra làm 13 phần (4). Một phần lớn bày ở giữa còn 12 phần nhỏ bày xung quanh. Ngay cạnh đó là một mâm hài sơn trang (hoặc giống) mầu. Mũi hài có thêu hình chim phượng. Một trăm vàng thoi (Giấy vàng xếp thành thoi).

Ở dưới bệ, trước bàn thờ bầy đủ các loại mã và một chiếc thuyền rồng hình cánh phương có 12 hinh nhân chèo thuyền, một đôi ngựa và một đôi voi có đủ yên cương và hàm thiếc. Những đồ dung mã người ta sẽ hóa (đốt) sau khi lễ.

Ngày ngay lễ vật có thay đổi đôi chút tùy nơi, tuy nhiên vẫn phải giữ căn bản tối thiểu tùy đồng tiền dâng cúng

Trình Tự Một Buổi Hầu Đồng:

Băt đầu buổi hầu đồng người ta đặt các lễ vật lên hương án. Người hầu đồng để các dụng cụ lên chiếu đồng, bước lên chiếu đồng, lấy hoa xoa lên mặt, quần áo rồi vẩy xung quanh để tẩy uế . Cung văn lên giây đàn, dạo nhạc, hát văn cộng đồng. Ba động tác tiên khởi mà người hầu đồng phải làm là: Chấp tay chờ cho phụ đồng phủ khăn diên lên đầu trùm cả tay xong thì đưa tay lên trán rồi bước chân trái lên môt bước, chân phải chụm lên với chân trái, lập lai them hai lần mới quỳ xuống. Người hầu đồng làm lễ vái dập người, hai tay chống xuống chiếu, mặt úp sát, vái ba lễ. Sau đó đứng dậy đi dật lùi ba bước về vị trí cũ. Giá đệ nhất được bắt đầu.

Cũng như giá đầu, khi sang một giá khác, người hầu đồng sau khi thay đổi trang phục và lễ cụ sẽ bước lên chiếu đồng, cung văn chuẩn bị tấu nhạc. Người hầu đồng, chit xoa khăn vái, ngồi xếp bằng. Người phụ đồng kính cẩn đưa một chiếc khăn phủ diện mầu đỏ. Hầu đồng cầm khăn, vái mấy vái rồi phủ lên đầu, hai tay cầm hai mép khăn phủ ở đầu gối. Một lúc sau đầu hầu đồng lắc lư, đảo đảo rồi bất ngờ hét lên một tiếng, chỉ ngón trỏ trái lên trời. Đó là dấu hiệu giá quan lớn đệ nhất nhập đồng. 

Một Giá Đồng Có Thể Tiến theo Trình Tự Sau:

a. Thay Lễ phục:

Mỗi vị thánh đều có lễ phục riêng phù họp với danh hiệu của vị đó và mầu sắc cũng khác biệt tùy từng phủ, từng gốc tích sắc tộc gốc, phẩm hàm cũng như văn hay võ.

b. Dâng hương hành lễ:

Đây là một nghi thức không thể thiếu được cho bất cứ gía nào. Hầu đồng tay trái cầm một bó nhang đã đốt sẵn, boc trong mot chiếc khăn có tẩm hương. Tay phải rút một nén nhang rồi huơ lên bó nhang trong tay làm động tác phù phép mà ngôn ngữ hầu đồng gọi là khai nông, để xua đuổi tà ma

c. Lễ thánh giáng

Khi hầu đồng có thánh nhập vào thì buông các nén hương đang cầm theo tay chắp , nghiêng mình ra hiệu thánh thuộc hạng thứ bậc nào.

Có hai hình thức thánh giáng

- Giáng trùm khăn (hầu tráng mạn) với các giá thánh mẫu. Mẫu chỉ đến chứng giám rồi đi ngay.

- Giáng mở khăn – với các hang quan trở xuống.

Khi thánh đã nhập, người hầu đồng không còn là người phàm nữa, xuất thần, tự thôi mien đã giúp cho họ nhảy múa một cách uyển chuyển, nhịp nhàng mà bình thường họ không làm được. Đó chính là hứng khởi mang tính tâm linh tôn giáo (Chỉ có ở một số người)

d. Múa đồng

Múa đồng là một hình thức diễn xướng đã được cách điểm hóa, khẳng định sự ứng nhập của thần linh. Bởi vậy động tác múa khác nhau tùy theo từng vị thánh. Nhưng chung chung thì thấy có ảnh hưởng của chèo và vũ điệu dân gian.

Mỗi động tác múa trong các giá chầu phản ảnh con người thật của vị thánh giáng đồng. Khi múa đồng thì ông đồng bà cốt sử dụng một số lễ cụ như kiếm, đao, gậy, mái chèo, quạt hay cờ…

Trước khi sử dụng lễ cụ, người hầu đồng bắt chéo hai dụng cụ lên trước trán, sau đó cúi đầu làm lễ. Khi múa xong một giá, người hầu đồng lại bắt chéo hai lễ cụ trước trán để tạ lễ.

e. Ban Lộc và nghe Văn chầu

Sau khi đã múa các thánh thường ngồi nghe cung văn hát, kể sự tích lai lịch vị thánh đang giáng. Với các giá ông Hoàng thì cung văn ngâm các bài thơ cổ. Thánh biểu hiện sự hài long bằng động tácvề gối và thưởng tiền cho cung văn. Lúc nầy cũng là lúc, thánh dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu thuốc lá, trầu nước v.v. Các thứ thánh dùng phải làm nghi thức khai cương (khai quang) cho thanh sạch. 

Lúc nầy những người ngồi dự chung quanh đến gần để cầu xin hoặc nghe thánh phán truyền. Và đây cũng là lúc thánh phát lộc. Lộc thánh gồm nhiều thứ như: hoa quả, bánh trái, gương lược, tiền bạc, nén nhang cháy v.v.

f. Thánh thăng

Cuối cùng là dấu hiệu thánh thăng. Người hầu đồng ngồi yên, hai tay bắt chéo trước tránquạt che lên đỉnh đầu, khẽ rung mình, lúc ấy hai người phụ hầu đồng cấp tốc phủ khăn diện lên đầu người hầu đồng, cung văn trổi nhạc và hát điệu thánh xa giá hồi cung . Một giá đồng kết thúc
----------------------------------------------------------------------------------------
Hầu Bóng – Lên Đồng

Hầu Bóng hay còn gọi là lên đồng là một đặc trưng khi khách hành hương về lễ hội Phủ Dầy.
Trong khi hầu đồng, người hầu đồng nhằm diễn tả lại tính cách, cuộc đời của một vị thánh mình đang hầu. đó là những vị thánh giúp nước giúp dân. gọi là một giá đồng. Trong hầu bóng có tất cả 36 giá đồng, bao gồm:
1.Các giá Mẫu
            - Mẫu đệ nhất là Thiên Tiên Thánh Mẫu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh mặc trang phục màu đỏ.
            - Mẫu đệ nhị là Mẫu Thượng Ngàn mặc trang phục màu xanh.
            - Mẫu đệ tam là Mẫu Thuỷ Phủ mặc trang phục mầu trắng.
2.Giá Trần Triều
            - Thờ về Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
3.Giá Quan Lớn
            - Quan Đệ nhất
            - Quan Đệ nhị
            - Quan Đệ tam
            - Quan Tứ Phủ
            - Quan đệ ngũ Tuần Chanh.
4.Các giá Chầu
            - Chầu Bà đệ nhất
            - Chầu Bà đệ nhị
            - Chầu Bà Suối rút
            - Chầu Bà đệ tứ
                        - Chầu Bà đệ ngũ
                        - Chầu Lục
                        - Chầu Thất
                        - Chầu Bát Nàn ( tướng Hai Bà Trưng )
                        - Chầu cửu tỉnh
                        - Chầu Mười - Đồng Mỏ
                        - Chầu Bà - Bắc Lệ.
            5.Các giá tứ Phủ quan hoàng, gồm 10 vị:
                        Trong 10 vị này chỉ hầu ba vị:
-         Ông Hoàng Bơ
-         Ông Hoàng Bẩy
-         Ông Hoàng Mười ( Nghệ An ).
6.Tứ Phủ Thánh Cô :
            Gồm 12 cô, nhưng đa phần chỉ hầu ba giá cô:
-         Cô Bơ
-         Cô Chín
-         Cô Bé.
7. Tứ Phủ Thánh Cậu
            Gồm 4 cậu:
-         Cậu Cả.
-         Cậu Hai
-         Cậu Ba
-         Cậu Bé.
Trong 36 giá đồng, mỗi người hầu đồng không bao giờ hầu hết tất cả. Họ chỉ hầu một số giá đồng được coi là căn mạng chính của họ. Mỗi người lại có căn mạng khắc nhau, những người này gọi là các Thanh Đồng. Khi một người hầu bóng xung quanh bao gồm các con nhang tín đồ, gồm có tứ trụ để hầu dâng giúp việc hầu đồng cho người lên đồng.
Trong khi hầu bóng, sẽ có người hát văn hầu cho người hầu đồng. môi giá đồng lại có một lời hát văn khác nhau dành cho từng giá đồng. Lời hát văn này diễn tả cung bậc cuộc đời và tình cảm của vị thánh đang được hầu.
 Lễ Mở Phủ

    Lễ mở phủ còn được gọi là lễ ra đồng sau khi làm lễ thì người có đồng mới chính thức là 1 con đồng tứ phủ.
    Trong 3 năm tính từ ngày mở phủ người đó được gọi gọi là tân đồng. sau ba năm tân đồng làm lễ tạ đàn bốn phủ và dc coi là đồng thuộc . Những ngưòi có căn số làm thầy sẽ được phong quan ( thanh đồng đạo quan) và họ có thể đi mở phủ cho ngưòi khác. Những ai có khả năng xem bói , bói bằng linh cảm thì thường Khi mở phủ có đàn chúa bói và cách thức mở phủ có hơi khác bình thường 1 chut . người ta goi những con đồng này là đồng bói....
    Tân đồng khi làm lẽ mở phủ phải chuẩn bị rất nhiều thứ trong đó rất quan trọng là phải có 1 khăn phủ diện 1 áo công đồng khăn tấu hương.... Khăn áo cũng rất nhiều tùy vào điều kiện họ phải sắm mỗi giá 1 bộ khăn áo Đây là nguyên tắc chung còn nhiều khi người ta chỉ cần 5 bộ áo dài 5 màu gồm đỏ xanh trắng vàng và xanh lam hay mượn khăn áo của người khác. Nhưng đặc biệt là khăn áo công đồng (do tiên thánh sang khăn sẻ áo cho ) không dc mượn và cũng không được cho ai mượn khăn áo đó
Đại Lễ trình đồng ( tiếp)
    Trong tín ngưỡng thờ Mẫu thì (lên đồng) bắc ghế hầu thánh là nghi lễ phổ biến và quan trong
Lễ mở phủ là buổi lễ ra đồng của 1người có căn đồng số lính.Để tiến hành lễ mở phủ đệ tử phải mời về 1 đồng thầy ( người sẽ mở phủ và dạy phép nhà thánh cho tân đồng). và pháp sư cung văn , tứ trụ hầu dâng cây quỳnh cây quế ( những người thay khăn thay áo lên hương cho thanh đồng)

    Lễ mở phủ về cơ bản cũng giống như 1 lễ hầu đồng bình thường .trong lễ mở phủ có các nghi lễ sau
  
    Lễ phát tấu thỉnh ngũ phưong (lễ mặn)
thỉnh phật tụng kinh dược sư
Khoa trình đồng tứ phủ( có lễ tam sinh thường là lợn, gà, ngan hoạc lợn gà cá( cá rán hoặc cá nướng))
Khao sơn trang
khao thiên quan
Khao hạ ban ( ngũ dinh)
cúng chúng sinh
Có nơi còn có khoa cúng trần triều ( viết ở cuối bài)

Sau đó đồng thầy mới vào hầu thánh và làm lễ mở phủ cho đồng mới

    Trong tín ngưỡng Tứ phủ có nhiều khoa cúng khác nhau như khoa cúng Phật, khoa cúng Mẫu, khoa cúng Tứ phủ trình đồng (dành cho người bắt đầu xin gia nhập tín ngưỡng Tứ phủ để đi hầu bóng), khoa Tam phủ đối kháng (cúng để xin cắt tình duyên cho người người trần khỏi cõi người âm), khoa Tam phủ thục mệnh di cúng hoán số (cúng Nam tào Bắc đẩu để xin đổi số, phê cho số trường sinh), Cúng Thục án Diêm Vương, cúng trăm phù cửu đỉnh, là những đàn cúng cho người mười phần chết tám
v.v.. Người ta thường cúng khoa cúng Phật (nếu đền thờ vọng Phật), khoa cúng Mẫu, hoặc cúng chung cả hai khoa cúng trên gộp thành khoa cúng Phật-Mẫu. Nội dung khoa cúng có thể chia làm ba phần. Phần đầu để khai quang đàn tràng, dâng hương Phần giữa với mục đích để thỉnh chư Phật, chư Thánh theo thứ tự từ cao xuống thấp. Phần cuối mời chư Phật, chư Thánh an tọa, thụ hưởng và cuối cùng các vị thần trở lại nơi mình ngự trị.

    Trong lễ trình đồng,đồng mới có thể mòi pháp sư làm lễ trung cúng và tiểu cúng hoac có thể làm lễ đaị cúng.trong lễ đại cúng có múa Sái tịnh với ý nghĩa làm sạch sẽ đàn tràng là một hiện tượng văn hóa khá độc đáo trong khoa cúng Phật-Mẫu. Pháp chủ mặc áo cà sa năm điều, đội mũ thất Phật. Một tuần Sái tịnh gồm múa khai hoa, kết ấn, múa vòng thuận nghịch, thư chữ trong chén ngọc chản, cầm cành dương liễu vảy sái chữ tâm.Trong khoa cúng, ngoài am hiểu khoa giáo, các thầy cúng cũng phải sử dụng các nhạc cụ thích hợp chư chuông trống bạt thanh la.... Mỗi thầy cúng đảm nhiệm ít nhất một nhạc cụ. Vị trí ngồi trong dây của họ bị chi phối bởi sự sắp xếp theo quy định của các nhạc cụ. Thông thường, pháp chủ sẽ đảm nhiệm một mõ, một chuông. Người đầu dây tả đảm nhiệm trống canh, người thứ hai chơi trống cái, người thứ ba gõ thanh la. Người đầu dây hữu chơi tiêu cảnh, người thứ hai xóc đôi nạo và người thứ ba gõ bạt

LỄ PHÁT TẤU thỉnh năm vị sứ giả đồ lễ 1000 vàng ngũ phương( 5 màu)

5 ngụa bé +5 xiêm y +mũ +hài

lễ mặn

mâm phát tấu gồm

5 trứng năm mầu
5 vở+bút ( ngày xưa dùng bút lông có thêm thỏi mực tàu còn bây jừ dùng bút bi cho tiện)
5 gương +5 lựoc
5 khăn bông+5 khăn mùi xoa
5 quạt 5 màu
5dao+5 kéo+thuốc lào
5 nứoc hoa + 5 bật lửa
thỉnh phật tụng kinh dựoc sư



trong lễ mở phủ quan thầy hầu 6 giá quan trọng nhất để mở phủ là 5 giá quan và giá chầu đệ nhị>Ngoài ra còn hay thấy hầu giá đức ông trần triều và chúa nguyệt hồ

trong ngũ vị tôn quan thuòng là 4 vị quan từ quan đệ nhất tới quan đệ tứ mỗi quan mở 1 phủ tưong ứng và quan tuần tán đàn

có nơi quan đệ nhất chỉ chứng đàn quan đệ nhị mở 2 phủ quan tam mở 2 phủ lại cũng có nơi quan đệ tam và quan đệ tứ mỗi vị mở 2 phủ

thường mỗi phủ có 1 mâm lễ và 1 ché nước tựơng trưng cho mỗi phủ khi mở phủ các quan về chứng lễ và dùng gáo để đập ché và tứới nước tắm cho đồng mới ( tưong trung thui bây jừ dùng nứoc hoa phun lên đồng mới)

mâm bốn phủ có các lễ vật giống mâm phát tấu với số lựong đồ lễ là trai 7 gái 9

ngoài ra còn có cầu giấy 4 mầu và khăn 4 phủ( 4 mầu)

gạo muối cau tiền

mâm sơn trang đồ lễ gồm 13 ( hoặc 15 phần)

gồm 1 đĩa nếp cẩm. 1 quả dừa tôm cá mực cua cành măng tưoi ....

mâm sơn trang dâng cô bé thuong gồm chanh ớt gừng dứa ,,,

mâm sơn trang dùng để chứng đàn gồm 13 quả trứng xanh và đồ lễ gần giốgn mâm phát tấu


trên ban công đồng thường đựoc bày như sau

Mũ ngọc hoàng, mũ quan nam tòa bắc đẩu mũ bình thiên

mũ các quan 5 bài vị 5 màu bốn phủ (đỏ xanh vàng trắng tím) 1 bài vị bản mệnh mầu hồng

bày bốn mâm bốn phủ cùng với 4000 vàng bốn phủ tưong ứng và 4 ché nứoc 4 phủ đựoc bịt kín bằng giấy trnag kim hoặc giấy 4 màu tưong ứng với bốn phủ

4 gáo nứoc ( hoạc 2 gáo nếu chỉ có 2 quan về mở phủ)

Long chu phựong mã

đại mã dâng các quan

1 ngựa đỏ thiên phủ
1ngụa xanh nhạc phủ
1 thuyền rồng trắng,tam đầu cửu vĩ
1 voi vàng địa phủ
1 ngụa tím dâng quan tuần
trên ngụa có tráp áo
5000 vàng năm mầu dâng các quan
rắn nghê và 5 hình nhân 4 hình nhân bốn phủ 1 hình nhân hồng bản mệnh
dâng sơn trang

4 toà sơn trang 4 màu (xanh,đỏ,trắng,vàng), mỗi toà gồm 1 hình chúa bà ngồi trên bệ,2 hình chầu cầm quạt chầu vào,12 hình cô, 1 thuyền nhỏ,1 bè nhỏ,1 thoi nhỏ,1 núi giùm,1000 vàng đại,1000 vàng cô 12,1bộ hải sảo

thừong chỉ dâng tòa sơn trang màu xanh

dâng 3 tòa chúa bói cũng giống tòa sơn trang nhưng thừong nhỏ hơn 1 tý

dâng ông hoàng

3 ngụa 3 màu trắngtím vàng nhỏ hơn ngụa dâng các quan lớn 1 chút

tráp áo và 3000 vàng 3 màu trăng tím vàng

dâng cô 5000 vàng cô 5 màu dâng 5 cô cô đôi cô bơ cô sáu cô chín cô bé

dâng cậu 2 ngụa nhỏ hơn ngụa dâng ông hoàng màu trắng và xanh cùng vàng hoa dâng cậu bơ và cậu bé

Có nơi dâng cả mã trần triều gồm ngựa tráp áo đỏ + vàng thiếc


KHOA CÚNG TRẦN TRIỀU

* Hương Phụng hiến : Cúng dâng Trần triều thánh anh linh, đệ tử kiến tương hương phụng hiến, cung kỳ uy đức giáng hương duyên,

khẩn thiết lễ thành thỉnh nguyện.

Nguyện thùy phúc lộc vĩnh thiên niên

Nam mô hương vân cát Bồ tát ma ha tát ( 3 biến )

* Thiết dĩ hương hoa đấu thể, đăng chúc giao huy, lụ bài biện, chi phật nghiêm, khủng vãng lai chi uế trược. Tư bằng pháp thủy tiêu sái đàn tràng, giao hữu tịnh uế chân ngôn cẩn dương trì tụng .

- Bích thủy uyển chung hàm tố nguyệt

Lục đương chi tán tận trân châu

- Kim tương nhất trích sái đàn tràng

Cấu uế tinh đàn tất thanh tịnh.

* Án bắc đế tra thiên thần la na địa tra sa hạ ( 3 biến )

Nam mô Thanh lương địa Bồ tát ma ha tát ( 3 biến )

* Thiết dĩ chân hương tài nhiệt, cảm thông thanh đức dĩ giao văn, tín lễ cung trần, ngưỡng hà thân quang nhi động giám,dĩ kim phần hương hiền thành nghinh thỉnh. Trần triều hiển thánh nhất thiết uy linh, tất chượng chân hương , động thùy chiếu giám !

Cẩn tấu! Việt nam quốc,.................Tỉnh.........................huyện....................xã...................Thôn( Địa chỉ )

Mông ân đệ tử : ....................................( tên ) phao sinh nhân thế, cửu thác thánh môn hân chiêm lợi vật chi nhân, quảng tế quán sinh chi trạch, ngưỡng tài bồi trung hậu, chúc hương hoa kiền cúng chi sích lễ vu phàm dân, tài nhi tiến bạt. Giáo hưữ nhiên hương cẩn dương trì tụng:

- Dục đạt thánh vương thân lễ thỉnh

Tiên bằng ngũ phận bảo hương yên

Nguyện văn tẩu nghệ vi phu trần

Phổ vị phàm tinh lai giáng phó.

* Nam mô Tam mẫu đá một đà Lẫm án phạ nhật, địa tra sa hạ ( 3 biến )

Thiêt dĩ hạnh phùng cốc đán,quảng thuyết hương duyên,cung kỳ thánh đức dĩ lai lâm.ngưỡng vọng tôn nhan cj dám cách,kiền thân tố khẩn,, thệ đại đức, dĩ vô tư, cẩn bạchđan thành hai hồng chi hữu chuẩn,phàm tâm bất cách tuệ nhân giao trì, giáo hữu phụng thỉnh chân ngôn trì tụng :
+ Dĩ thử lnh thanh thân triệu thỉnh
Nguyện kỳ hiển thánh tất giao văn
Ngưỡng bằng bí ngữ lục gia trì
Kim nhật kim thời lai giáng phó
Nam mô bộ bộ đế lị già lị đá lị đát đa nga đá gia !( 3 lần )
Thượng lai phụng thỉnh chân ngôn tuyên dương dĩ kính đệ tử kiên tương kiền thành nghinh thỉnh .
Nhất tâm phụng thỉnh di la hóa cảnh đản giáng sinh ư cực lạc tịnh bang tống ngự huyền đo thủy củng ư ngọc kinh sơn thượng thi nhân bá đức gượng đế hiển sinh, lợi vật an nhân hoàng thiên tư mệnh .
Cung duy linh thiên chí tôn Ngọc hoàng thượng đế, Thái thượng tam nguyên tam phẩm tam quan, Đại đế Nam cực Bắc đẩu,Trường dinh tử vi đại đế,tam thánh đế quân, Tứ phủ vạn linh, nhất thiết liệt vị uy linh thánh chúng.
Duy nguyện khúc thủy thiên nhân vạn lý chiếu lâm giáng phó đàn tràng chứng minh công đức .
Nhất tâm phụng thỉnh,Thiên trường tôn phái vương thất khoán thân an ấp thân phong thoái thủ phan vương chi lễ, sứ giả vi thiện biệt chuyển đông bình chi phong, thời, Giáp tý đầu sơ vận phùng ngữ bách dạ ứng thanh tiên nhất mông, thiên đàn thánh nhân,sát thất linh nguyên xuất nhập tôn ngô chi thao lược, khôi cương phọc tà hiện ngoạn cách lý chi đông danh duy vân phù bẩm chi đặc thù. hậu giác nguyên chi hữu tự, báo bản bách thế bất vong Dực đức danh nhân thiên thu bất nhị. Cung duy trần triều khải thánh hiển hoàng khâm minh đại vương tị tiền . 
Hình ảnh một số ban thờ trong đạo Mẫu
Trong Đạo Mẫu có rất nhiều các ban thờ khác nhau, mỗi ban thờ là thờ một vị Thánh hay các vị Thánh. Tuỳ Từng đền thờ mà mỗi nơi có nghi thức thờ cũng khác nhau.
Ban Thờ Mẫu Đệ Nhất ( Thánh Mẫu Liễu Hạnh )


                      



Ban Thờ Trong Đạo Mẫu





Ban Tam Toà Thánh Mẫu




Ban Thờ Tứ Vị Thánh Mẫu





Ban Thờ Đức Vua Cha




Ban Thờ Tú Vị Chầu Bà




Một Số Ban Thờ Khác Trong Đạo Mẫu



               

Các tin trước
-----------------------------------------------------------


Nhận xét