Bao đấng anh hùng nam nhi đã xao xuyến động lòng, bao bậc tao nhân mặc khách đã làm thơ, vẽ tranh vì họ. Sắc đẹp ấy được ngợi ca là có thể làm chim sa cá lặn, khiến hoa thẹn trăng mờ. Thế nhưng, cũng tứ đại mỹ nhân này, suốt đời họ đã phải gánh chịu tội danh loạn luân
Tây Thi phồn thể: 西施; bính âm: xi shi (506 TCN-?) là một người con gái rất đẹp thời Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc. Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước (trầm ngư), người con gái đó đã có công lớn trong việc giúp Phạm Lãi,Văn Chủng và Việt Vương Câu Tiễn diệt vua Ngô Phù Sai.
Vẻ đẹp của nàng rất phổ biến rộng rãi trong thi ca cũng như dân gian, người ta thường dùng sắc đẹp của nàng để nói lên những người con gái tuyệt đẹp trong văn hóa Trung Hoa và một số nước chịu ảnh hưởng. Câu chuyện của nàng là một ví dụ điển hình cho hình tượng hồng nhan họa thủy trong thời phong kiến xưa.
Tây Thi, tên là Thi Di Quang (施夷光)[1] là con một người kiếm củi họ Thi, nàng dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm (nay là Chư Kỵ), thuộc nước Việt thời Xuân Thu. Trữ La có hai thôn: thôn Đông và thôn Tây, Tây Thi là người ở thôn Tây, vậy nên gọi là Tây Thi. Tương truyền Tây Thi đẹp đến nỗi, ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn.
- Khi nàng đi hái củi ở ngọn núi gần làng, những con chim ưng bay trên trời nhìn thấy Tây Thi quên mất cả vỗ cánh nên bị rơi xuống đất.
- Khi nàng giặt áo bên bờ sông, bóng nàng soi trên mặt nước sông trong suốt làm nàng thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy nàng, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Từ đó, người trong vùng xưng tụng nàng là "Tây Thi Trầm Ngư".
Chính vì thế, người đời sau mới gọi Tây Thi là người đẹp có nhan sắc “chim sa cá lặn”.
Trong trận đánh quyết tử với Ngô, do không nghe lời can gián của Văn Chủng và Phạm Lãi nên vua nước Việt là Câu Tiễn bại trận, bị bên Ngô buộc vợ chồng Câu Tiễn phải sang Ngô làm con tin. Câu Tiễn quyết chí trả thù, Văn Chủng trước khi Câu Tiễn sang Ngô đã hiến cho vua 7 kế, trong đó có một kế là "Mỹ nhân kế" - dâng người đẹp mê hoặc vua Ngô. Trong vòng nửa năm, Câu Tiễn tuyển được 2000 mỹ nữ, trong đó có hai người đẹp nhất là Tây Thi và Trịnh Đán.
Nam Cung Bắc tả Tây Thi qua con mắt của Câu Tiễn và Phạm Lãi:
- Câu Tiễn bắt gặp ngay đôi mắt trong suốt như dòng suối lạnh, lòng đen đen tuyền óng ánh phát hào quang, thoáng chốc như hớp hồn nhà vua
- Tây Thi như một đóa hoa còn chớm nụ hàm tiếu, bao nhiêu nét tươi trẻ thanh xuân dường như ẩn hiện trong góc mắt đuôi mày. Mắt nàng trong suốt, mày nàng phương phi, miệng nàng chúm chím, đường nét tạo thành nàng dường như là ảo tưởng.
- Cái đẹp của Tây Thi như lóe hào quang, như thái dương.
Công lao của Tây Thi ở nước Ngô rất lớn, mặc dù nàng và Phạm Lãi lúc ấy đã phải lòng nhau, nhưng không hề bộc lộ ra mặt mà âm thầm giúp sức cho Câu Tiễn vốn đang nhịn nhục tìm cách trả thù. Ngô Phù Sai bắt vợ chồng Câu Tiễn phải làm cỏ mộ, mặc áo vải xấu, mỗi ngày chỉ ăn một chén cơm hẩm. Tây Thi và Phạm Lãi cũng âm thầm cấu kết với Bá Hi trợ cấp thêm một số lương thực cho vợ chồng Câu Tiễn khỏi chết đói.
Có giả thuyết cho rằng, sau khi diệt được Ngô vương Phù Sai, vợ của Việt vương Câu Tiễn sợ rằng sắc đẹp của Tây Thi sẽ lôi cuốn Câu Tiễn nên tìm kế giết. Phạm Lãi biết chuyện đã dắt Tây Thi bỏ đi trốn vào Ngũ Hồ. Theo như cuốn Tây Thi do Lợi Bảo viết thì Tây Thi đã tự sát trong Ngũ Hồ và sau đó Phạm Lãi hối hận vì đã giúp Câu Tiễn, ông đã khóc tới chảy máu mắt.[2]Phù Sai được Tây Thi, mừng và rất chiều chuộng nàng:
- Tây Thi được ở đài Cô Tô với Phù Sai, mỗi khi đi chơi đâu thì nghi vệ chẳng khác gì phi hậu. Trịnh Đán ở Ngô cung, ghen với Tây Thi, uất ức không nói ra được, hơn một năm thì chết. Phù Sai thương lắm, đem chôn ở núi Hoàng Mao và lập đền thờ cúng. Chuyện này sau sẽ kể tiếp, bây giờ hãy nói Phù Sai yêu Tây Thi, sai Vương Tôn Hùng lập ra cung Quán Khuê ở núi Linh Nham, trang sức toàn bằng châu ngọc để làm chỗ cho Tây Thi ra chơi. Ở đấy có lập ra Hưởng Điệp lang. Tại sao lại gọi là Hưởng Điệp? Điệp là chiếc guốc. Nguyên là người ta đào hầm ở dưới đất chỗ hành lang, đặt ở đấy rất nhiều chum, bên trên lát ván, để Tây Thi và cung nhân đi guốc lượn ở đấy, tiếng kêu leng keng, cho nên gọi là hưởng điệp. Trên núi có hồ Ngoạn Hoa, ao Ngoạn Nguyệt. Lại có giếng gọi là giếng Ngô Vương, nước trong suốt, Tây Thi thường đứng ở trên mà soi mặt, Phù Sai đứng ở bên cạnh, sẽ lấy tay vuốt tóc cho Tây Thi. Lại có động gọi là động Tây Thi, Phù Sai và Tây Thi cùng ngồi ở đấy, đá ở ngoài cửa động có nhiều chỗ sụt, nay người ta gọi là vết chân Tây Thi. Trên núi lại có Cầm Đài, Phù Sai thường cùng với Tây Thi gẩy đàn ở đấy. Phù Sai lại sai người trồng hoa ở Hương Sơn, để Tây Thi và cung nhân chở thuyền đi hái hoa. Nay vẫn còn một dãi nước ở phía nam núi Linh Nham, đó tức là chỗ Tây Thi hái hoa ngày xưa. Lại có Thái Liên hình ở phía đông nam thành đô, đó là chỗ Phù Sai cùng Tây Thi hái sen. Phù Sai lại bắt đào một con sông nhỏ ở trong thành, từ nam sang bắc, rồi làm cái buồm gấm để đi chơi thuyền, gọi là Cẩm Phàm hình. Phía nam đô thành có Trường Châu uyển, để làm nơi săn bắn. Lại có Ngư Thành để nuôi cá, Áp Thành để nuôi vịt, Kê Bi để nuôi gà, Tửu Thành để nấu rượu. Lại thường cùng với Tây Thi ra nghỉ mát tại Nam Loan ở Tây động đình, đó là một cái vịnh độ hơn mười dặm, ba mặt đều là núi, chỉ có mặt nam trông như cửa khuyết. Phù Sai cho chỗ ấy là một nơi có thể qua mùa hè được, mới đặt tên là chỗ Tiên.(Trích đoạn Đông Chu liệt quốc) Sỡ dĩ nhà Vua tốn của và nhân lực để xây cung điện cho Tây Thi vì ông ta quá yêu nàng.[3]
Phù Sai là một vị vua anh hùng, nhưng từ khi Tây Thi xuất hiện thì lại lơi lỏng việc nước, bỏ bê chính sự. Tây Thi theo kế của Văn Chủng ra sức mê hoặc khiến vua Ngô ngày đêm cùng nàng chìm đắm trong xa hoa, hưởng lạc, dần dần mất hết ý chí. Bởi chỉ khi nước Ngô suy yếu thì Việt mới có cơ hội phục thù.
Tuy nhiên, việc Phù Sai cho Câu Tiễn về nước phần lớn đều do Tây Thi tác động. Trong một đêm trà dư tửu hậu, Tây Thi sau khi hết lời ca ngợi Phù Sai rồi chuyển qua phỉ báng vua của mình. Nàng khuyên Phù Sai nên tha cho Câu Tiễn vì nhìn vợ chồng ông vua này đã ở dưới đáy bùn của sự sỉ nhục, không còn khí thế của vua chúa nữa. "Ngài đối xử tệ bạc với họ chẳng khác nào để cho quần hùng trong thiên hạ chê cười". Sau nhiều lần suy nghĩ, bỏ mặc ngoài tai lời can ngăn của Ngũ Tử Tư, Phù Sai thả vợ chồng Câu Tiễn và Phạm Lãi về nước Việt.
Vì vậy trong mắt người nước Ngô, Tây Thi đích thực là một yêu cơ khuynh đảo cả triều chính, còn đối với dân nước Việt thì nàng là một nữ nhi yêu nước, đem thân mình ra cứu nguy xã tắc nước Việt. Tuy vậy nhưng sau khi sống với Phù Sai lâu năm, từ từ đã dần dần yêu Phù Sai thật sự. Tây Thi đã cùng Ngũ Từ Tư, người chống đối Tây Thi khi Tây Thi mới vào cung nhưng sau này đã nể nàng vì văn chương uy bác và có lòng thành thật sự với nhà vua, khuyên nhà vua không nên đánh Tề.[4] Nhưng lúc này Phù Sai đã tín nhiệm Câu Tiễn cộng với lòng mơ tưởng làm bá chủ thiên hạ nên đã ra quân đánh Tề, làm hao tổn nhân lực, thực phẩm, người người chết... Trong khi đó Câu Tiễn thừa cơ hội đánh úp và đã chiến thắng chiếm được Ngô.[5]Sau khi Tây Thi qua đời hay biến mất. Người ta đã dùng Tây Hồ để tưởng nhớ nàng. Tây Hồ còn gọi là Tây Tử Hồ. Vì nhiều người cho rằng nơi đây là nơi vong hồn của nàng vẫn còn tồn tại.
Tuy nhiên, việc Phù Sai cho Câu Tiễn về nước phần lớn đều do Tây Thi tác động. Trong một đêm trà dư tửu hậu, Tây Thi sau khi hết lời ca ngợi Phù Sai rồi chuyển qua phỉ báng vua của mình. Nàng khuyên Phù Sai nên tha cho Câu Tiễn vì nhìn vợ chồng ông vua này đã ở dưới đáy bùn của sự sỉ nhục, không còn khí thế của vua chúa nữa. "Ngài đối xử tệ bạc với họ chẳng khác nào để cho quần hùng trong thiên hạ chê cười". Sau nhiều lần suy nghĩ, bỏ mặc ngoài tai lời can ngăn của Ngũ Tử Tư, Phù Sai thả vợ chồng Câu Tiễn và Phạm Lãi về nước Việt.
Vì vậy trong mắt người nước Ngô, Tây Thi đích thực là một yêu cơ khuynh đảo cả triều chính, còn đối với dân nước Việt thì nàng là một nữ nhi yêu nước, đem thân mình ra cứu nguy xã tắc nước Việt. Tuy vậy nhưng sau khi sống với Phù Sai lâu năm, từ từ đã dần dần yêu Phù Sai thật sự. Tây Thi đã cùng Ngũ Từ Tư, người chống đối Tây Thi khi Tây Thi mới vào cung nhưng sau này đã nể nàng vì văn chương uy bác và có lòng thành thật sự với nhà vua, khuyên nhà vua không nên đánh Tề.[4] Nhưng lúc này Phù Sai đã tín nhiệm Câu Tiễn cộng với lòng mơ tưởng làm bá chủ thiên hạ nên đã ra quân đánh Tề, làm hao tổn nhân lực, thực phẩm, người người chết... Trong khi đó Câu Tiễn thừa cơ hội đánh úp và đã chiến thắng chiếm được Ngô.[5]Sau khi Tây Thi qua đời hay biến mất. Người ta đã dùng Tây Hồ để tưởng nhớ nàng. Tây Hồ còn gọi là Tây Tử Hồ. Vì nhiều người cho rằng nơi đây là nơi vong hồn của nàng vẫn còn tồn tại.
Nhà thơ Tô Đông Pha đã viết bài thơ về nơi đây và Tây Thi.
|
|
Tuy nhiên Tây Thi có thể là nhân vật không có thật (giống Điêu Thuyền)[cần dẫn nguồn]. Ta thấy các sách chính sử tự cổ chí kim không hề nhắc tới Tây Thi(chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết, thơ, văn thôi). Nếu đọc sử kí của Tư Mã Thiên ta thấy ông không hề nhắc tới chữ nào về Tây Thi, sách “Sử ký” của Tư Mã Thiên cũng chép rõ kết cục của Phạm Lãi rằng: “Phạm Lãi mang theo gia quyến và đồ đệ cưỡi thuyền ra biển rồi không về nữa", một nhân vật có ảnh hưởng tới sự suy vong của cả một quốc gia mà bỏ qua thì quả lạ, cho nên Tây Thi có tồn tại hay không còn là tranh cãi.Đông Chu Liệt Quốc ghi rằng :" Phạm lãi mang theo gia quyến qua ngã Tề Nữ Môn vào Ngũ Hồ ẩn trú" và " Câu Tiễn cùng Tây Thi về nước, Câu Tiễn phu nhân thấy vậy thì ghen, bèn sai người buộc đá thả Tây Thi xuống sông, người đời sau không biết cho là Tây Thi đi theo Phạm Lãi" Thuyết về chuyện Tây Thi mất có rất nhiều thuyết, nhưng có 1 thuyết có vẻ rất thuyết phục. Phù Sai lúc bị mất nước, đã cố gắng chạy thoát khỏi thành để Câu Tiễn đuổi theo. Lúc đó Phù Sai vẫn chưa biết Tây Thi chính là gián điệp, lo sợ tính mạng nàng nên để nàng ở lại thành mà không dẫn theo. Khi bị Câu Tiễn đuổi gấp, Phù Sai đã bịt mắt, hướng đầu về phía kinh thành và tự sát. Đến khi chết, Phù Sai vẫn lo cho Tây Thi, đồng thời cảm thấy có lỗi với Ngũ Tử Tư và cha mình nên phải bịt mắt vậy. Tây Thi sau khi gặp lại Câu Tiễn và Phạm Lãi, được đưa về nước. Có thuyết cho rằng Tây Thi đã tự sát theo Phù Sai, có thuyết cho rằng Tây Thi theo Câu Tiễn, Phạm lãi muốn được nối lại tình xưa, nhưng tây thi đã chèo thuyền ra giữa hồ, vĩnh biệt Phạm Lãi. Nhưng dù thế nào, mối tình giữa Tây Thi và Phù Sai thật sự hiếm có trong cung đình phong kiến cách đây hàng ngàn năm. La Ôn có thơ minh oan cho Tây Thi rằng:
- "Nước nhà còn mất bởi cơ trời
- Sao cứ Tây Thi đổ lỗi hoài?
- Tây tử nếu làm Ngô mất nước
- Thì xưa Việt mất bởi tay ai?"
“Triêu vi Việt khê nữ,
mộ tác Ngô cung phi”
(Dịch thơ:
Sáng còn giặt lụa đầu khe,
Chiều buông đã được cận kề Ngô vương).* Trầm Ngư - Tây Thi(1). .
Tây Thi vốn dĩ là một cô gái giặt lụa bên bờ sông Trữ La nước Việt thời Xuân Thu Chiến Quốc.
Nàng đã có mối tình sét đánh với Phạm Lãi là quan đại phu nước Việt. Sau này Ngô - Việt tương tranh, và nước Việt bại trận. Tây Thi được đưa sang nước Ngô, dâng lên Ngô Vương Phù Sai, đúng là đã một bước lên trời. Thế nhưng, canh cánh với nỗi đau mất nước, Tây Thi đã không phụ lòng người, nàng hợp sức với quân thần nước Việt thực hiện thành công nghiệp lớn phục quốc hưng bang.* Trầm Ngư - Tây Thi. Tranh: Tiêu Ngọc Điền (Trung Quốc). Đoàn Đức Thành sưu tầm.
Sau khi làm nước Ngô đại bại, Phù Sai tự vẫn, Tây Thi cùng Phạm Lãi rút êm khỏi chốn công danh, cùng nhau cao chạy xa bay, sống cuộc đời ẩn cư êm ả bên hồ Ngũ Lý thanh vắng. Vậy là Tây Thi đã có kết cục“Trước là Ngô Vương Phi, sau làm vợ thứ dân”.
Thời Trung Quốc cổ đại, đạo quân - thần xem như cha - con, cho nên dù là quân đoạt thần thê, hay thần hưởng quân phi, đều thuộc hành vi loạn luân. Đầu tiên là Tây Thi bị Ngô Vương Phù Sai nạp làm cung phi, sau lại lấy Phạm Lãi - kẻ từng xưng thần với Ngô Vương Phù Sai, bởi vậy Tây Thi đã không thể tránh khỏi tiếng loạn luân.
Chiêu Quân (chữ Hán: 昭君, bính âm: zhào jun) là một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Với sắc đẹp được ví là "lạc nhạn" (làm cho chim sa), câu chuyện về nàng trở thành một đề tài sáng tác phổ biển của thi ca, nghệ thuật. Chiêu Quân đi vào lịch sử Trung Quốcnhư một người đẹp hòa bình. Sự quên mình của nàng góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và Hung Nô[1].
Nàng là một trong Hai đại mỹ nhân của triều đại nhà Hán cùng với một mỹ nhân khác tên Triệu Phi Yến, xuất hiện không lâu sau đó sau khi nàng đến Hung Nô, dưới thời Hán Thành Đế. Chiêu Quân tên là Vương Tường (王牆), nên cũng được gọi là Vương Chiêu Quân (王昭君). Nàng là con gái của một gia đình thường dân ở Tỉ Quy (秭归), Nam Quận (南郡), nay là huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc. Được tuyển vào nội cung vào khoảng sau năm 40 TCN, đời vuaHán Nguyên Đế (49 TCN-33 TCN). Trong thời gian ở hậu cung, Chiêu Quân chưa bao giờ được gặp mặt vua và vẫn chỉ là một cung nữ (宮女). Năm 33 TCN, thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Tà (呼韓邪) đến kinh đô Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán, một phần trong hệ thống triều cống giữa nhà Hán và Hung Nô. Ông này nắm lấy cơ hội để đề nghị được trở thành con rể của vua Nguyên Đế. Thay vì gả cưới một công chúa cho thiền vu thì Hô Hàn Tà đã được ban cho 5 cung nữ từ hậu cung, một trong số này là Vương Chiêu Quân.
Theo một câu chuyện trong Hậu Hán Thư (quyển 89, Nam Hung Nô liệt truyện) thì Vương Chiêu Quân đã tình nguyện theo thiền vu này. Khi được vời đến triều đình thì vẻ đẹp của Chiêu Quân đã làm cho Nguyên Đế sững sờ và muốn thay đổi quyết định của chính mình.
Chiêu Quân trở thành người vợ được yêu quý của Hô Hàn Tà, được phong là Ninh Hồ Yên Chi (宁胡阏氏)[2]. Họ sinh được hai người con trai, chỉ một trong số đó sống sót với tên gọi là Y Chư Trí Nha Sư (伊屠智牙師) và một người con gái, tên là Vân (雲), sau này là một nhân vật đầy quyền lực trong hệ thống chính trị của Hung Nô. Năm 31 TCN, Hô Hàn Tà chết, Chiêu Quân muốn trở về Trung Quốc, nhưng Hán Thành Đế đã buộc nàng phải theo tập quán nối dây của người Hung Nô và Chiêu Quân trở thành vợ của thiền vu tiếp theo là Phục Chu Luy Nhược Đề (復株累若鞮)- con trai lớn của Hô Hàn Tà. Trong cuộc hôn nhân mới này nàng có hai người con gái. Sau khi chết, Chiêu Quân được táng tại "Thanh Trủng", mộ hiện nay vẫn còn tại phía nam thành Hô Hòa Hạo Đặc, Nội Mông Cổ.
Hòa bình giữa nhà Hán và Hung Nô đã được kéo dài trên 60 năm, tuy nhiên, sau này người ta đã không còn biết gì về các hậu duệ của Chiêu Quân.
Kể từ thế kỉ 3 trở đi thì câu chuyện về Chiêu Quân đã được phóng tác nên như là hình tượng của một nhân vật nữ đầy bi thương trong nhiều tác phẩm thơ ca hay kịch, chẳng hạn như của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương An Thạch, Quách Mậu Thiến, Mã Trí Viễn, Tào Ngu, Quách Mạt Nhược, Tiễn Bá Tán,…
Chiêu Quân Cống Hồ
Câu chuyện về Chiêu Quân được gọi Chiêu Quân Cống Hồ trở thành một điển tích. Tồn tại nhiều dị bản, trong đó có nhiều chi tiết còn mâu thuẫn. Nổi tiếng hơn cả là bản kể theo những tài tiệu của nhà sử học Ngô Quân (469-520).
Vì số cung phi trong hậu cung của vua Nguyên Đế quá đông, nên nhà vua ra lệnh cho các họa sĩ phải vẽ hình các cung phi để nhà vua chọn. Các cung phi thường lo lót tiền cho họa sĩ để được vẽ cho đẹp, mong vua để ý tới. Chiêu Quân từ chối đút lót cho họa sĩ là Mao Diên Thọ, hậu quả bức chân dung nàng thật xấu xí nên nàng không được Hán Nguyên Đế để mắt tới.
Một hôm Hoàng hậu Vương Chính Quân tình cờ biết tới Chiêu Quân qua tiếng đàn lâm li ai oán của nàng. Bà đưa Chiêu Quân tới gặp Hán Nguyên Đế. Hán Nguyên Đế ngỡ ngàng vì sắc đẹp của nàng, phong Chiêu Quân làm Tây phi. Mao Diên Thọ bị khiển trách nặng nề.
Thời bấy giờ Hung Nô là nước lân bang thường xuyên mang quân sang quấy nhiễu. Mao Diên Thọ bị Hán Nguyên Đế quở trách, đem lòng oán hận Chiêu Quân, lấy chân dung Chiêu Quân nạp cho thiền vu (vua) Hung Nô là Hô Hàn Da (呼韓邪). Vua Hung Nô say đắm sắc đẹp của nàng, cất quân sang đánh, buộc Hán Nguyên Đế phải cống nạp Chiêu Quân thì mới bãi binh. Hán Nguyên Đế đành phải đem Chiêu Quân sang cho Hung Nô. Điểm này không khớp với lịch sử Hung Nô, do từ thời Hô Hàn Da thì các thiền vu đã chịu nộp cống phẩm cho nhà Hán.
Truyền thuyết "Chiêu quân xuất tái" (昭君出塞, "Đi đến biên cương") nói rằng, khi Chiêu Quân đi ngang một hoang mạc lớn, lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa quê hương. Nhân lúc ngồi lưng ngựa buồn u uất, liền đàn "Xuất tái khúc". Có một con ngỗng trời bay ngang, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn và sa xuống đất. Từ "lạc nhạn" trong câu "Trầm ngư lạc nhạn" do đó mà có.
Khi qua Nhạn Môn Quan, cửa ải cuối cùng, Chiêu Quân được cho là đã cảm tác nhiều bài thơ rất cảm động. Tiếng đàn của Chiêu Quân ở Nhạn Môn Quan trở thành điển tích Hồ Cầm.
Ngôi làng quê hương của nàng ngày nay mang tên là làng Chiêu Quân. Dòng suối, nơi tương truyền nàng từng ra giặt vải trước khi được tuyển vào hoàng cung, được đặt tên là Hương Khê (suối thơm) để tưởng nhớ nàng. Trong miền Nội Mông Cổ có hai địa điểm được cho là mộ của Chiêu Quân, một gần Hohhot và một gần Bao Đầu, cả hai đều xanh ngắt cỏ tươi, nên đều được gọi là Thanh Trủng (mồ xanh).
- Nhắc đến Vương Chiêu Quân, hẳn rất nhiều người biết đó là một trong “tứ đại mỹ nhân” của Trung Hoa cổ đại. Nhưng tại một làng quê nhỏ vùng đồng bằng Bắc bộ (làng Diêm Tỉnh, xã Thụy Dũng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Việt Nam) cũng có một Vương Chiêu Quân mà đền thờ còn hiển hiện và thần tích còn ghi rõ.
- Khi vẽ Chiêu Quân, có thuyết cho rằng Mao Diên Thọ đã vẽ thêm một nốt ruồi dưới khóe mắt và tâu với Hán Nguyên Đế đó là "Sát phu trích lệ", tướng sát chồng. Vì vậy Hán Nguyên Đế không cho vời nàng tới tận khi Chiêu Quân bị cống sang Hung Nô. Một thuyết khác thì Chiêu Quân tài hoa tự vẽ chân dung của mình, nhưng bức tranh đó bị Mao Diện Thọ điểm thêm nốt ruồi "Sát phu trích lệ".
- Nhà văn nổi tiếng Thái Ung (132-192) cho rằng vua Nguyên Đế đã từng gặp Chiêu Quân, nhưng không biết cảm nhận vẻ đẹp của nàng. Chiêu Quân vô cùng thất vọng và đau khổ sau nhiều năm sống cô độc trong cung cấm. Từ đó, Thái Ung kết luận rằng quyết định sang Hung Nô của Chiêu Quân là một hành động phản kháng lại vua Nguyên Đế.
- Về cái chết của Chiêu Quân cũng có nhiều giả thuyết.
- Đến Nhạn Môn Quan, Chiêu Quân gieo mình xuống sông tự vẫn.
- Chiêu Quân đến đất Hồ, nàng yêu cầu vua Hồ giết chết gian thần Mao Diên Thọ, rồi sau đó nàng tìm cách tự tử, nhảy xuống sông để xác nàng theo dòng trôi trở về đất Trung Nguyên.
- Một thuyết khác cho rằng Chiêu Quân đã sống một thời gian dài bên Hung Nô.
Thi ca
Những tác phẩm thơ ca viết về Chiêu Quân xuất hiện vào khoảng từ đầu thế kỷ 7 đến cuối thế kỷ 13, thường dựa trên những dị bản của Ngô Quân. Đa số đều nói về sự ra đi cùng nỗi oán hận của nàng. Chiêu Quân thường xuất hiện với một vẻ đẹp u buồn, choàng khăn đỏ, mặc áo lông, ôm đàn tỳ bà, cùng với một con bạch mã.Nhà thơ Lý Bạch viết hai bài thơ về Chiêu QuânVương Chiêu Quân 1- Hán gia Tần địa nguyệt,
- Lưu ảnh chiếu Minh Phi.
- Nhất thướng Ngọc Quan đạo,
- Thiên nhai khứ bất quy.
- Hán nguyệt hoàn tòng Đông hải xuất,
- Minh Phi tây giá vô lai nhật.
- Yên Chi trường hàn tuyết tác hoa,
- Nga my tiều tụy một Hồ sa.
- Sinh phạp hoàng kim uổng đồ họa,
- Tử lưu thanh trủng sử nhân ta.
- Trúc Khê dịch
- Xứ Tần trăng sáng tỏ,
- Dõi bóng chiếu Minh Phi.
- Một lên đường ải Ngọc,
- Bên trời biền biệt đi.
- Trăng Hán vẫn mọc ngoài Đông Hải,
- Minh Phi sang Hồ không trở lại.
- Lạnh lùng hoa tuyết núi Yên Chi,
- Cát bụi bay mù ngập thúy mi.
- Sống thiếu cân vàng tranh vẽ nhọ,
- Chết phơi nấm đất cỏ xanh rì.
Vương Chiêu Quân 2- Chiêu Quân phất ngọc an
- Thướng mã đề hồng giáp
- Kim nhật Hán cung nhân
- Minh triêu Hồ địa thiếp.
Đỗ Phủ cũng để lại những bình phẩm sâu sắc qua bài Vịnh hoài cổ tíchVịnh hoài cổ tích- Nghìn non vạn suối tới Kinh Môn
- Quê quán Minh Phi vẫn hãy còn
- Đài tía bước ra nơi sóc mạc
- Nấm mồ gửi lại bóng hoàng hôn
- Vẻ xuân tranh cổ phôi pha nét
- Gót ngọc đêm trăng phảng phất hồn
- Đàn phổ tiếng Hồ muôn thuở đó
- Tỳ bà oán hận mạch sầu tuôn.
Nhà cải cách Vương An Thạch đã viết hai bài thơ về Chiêu Quân, đưa ra những cách nhìn nhận khá độc đáo. Một trong hai bài đó:- Từ ấy nàng xa chốn Hán cung
- Tóc mai gió thổi lệ xuân nồng
- Dung nhan nhìn lại bơ phờ quá
- Thiên tử muôn trùng luống khổ tâm!
- Oán trách nhầm tay họa sĩ hèn
- Sắc đẹp xưa nay chẳng thấy quen
- Thần thái trời sinh ai vẽ nổi?
- Mao Diên Thọ chết vẫn còn oan.
- Một đi đi mãi, đáng thương thay!
- Áo Hán cung xưa vẫn mặc dày
- Phương nam thư gửi về quan ải
- Chỉ thấy năm dài cánh nhạn bay.
- Người nhà muôn dặm nhắn tin cùng
- Ở lại chiên thành chớ ngóng trông
- A Kiều khóa chặt Trường Môn đó
- Nam bắc nào ai được thỏa lòng?
Một vài bài thơ khác- Chiêu Quân Từ của Bạch Cư Dị
- Hán sứ khướt hồi bằng kí ngữ
- Hoàng kim hà nhật thục Nga Mi
- Quân vương nhược vấn thiếp nhan sắc
- Mạc đạo bất như cung lỉ thì
- Vương Chiêu Quân của Thôi Quốc Phụ
- Nhất hồi vọng nguyệt nhất hồi bi
- Vọng nguyệt nguyệt di nhân bất di
- Hà thì đắc kiến Hán triều sứ
- Vị thiếp truyền thư trảm họa sư.
Chiêu Quân của Quang Dũng- Tuyết lạnh che mờ trời Hán Quốc
- Tì bà lanh lảnh buốt cung Thương
- Tang tình năm ngón sầu dâng lệ
- Chiêu Quân sang Hồ xừ hồ xang
- Đây Nhạn Môn Quan đường ải vắng
- Trường Thành xa lắm Hán Vương ơi!
- Chiêu Quân che khép mền chiên bạch
- Gió bấc trời Phiên thấm lạnh rồi
- Ngó lại xanh xanh triều Hán Đế
- Từng hàng châu lệ thấm chiên nhung
- Quân vương chắc cũng say và khóc
- Ái khanh! Ái khanh! Lời nghẹn ngùng
- Hồ xang hồ xang xự hồ xang
- Chiêu Quân nàng ơi lệ dâng hàng
- Lã chã trời Phiên mưa tuyết xuống
- Chiêu Quân sang Hồ, xừ hồ xang.
Tế Chiêu Quân của Tản Đà- Mà cô mệng bạc, thợ trời cũng thua
- Một đi, từ biệt cung vua
- Có về đâu nữa, đất Hồ nghìn năm!
- Mả xanh còn dấu còn căm,
- Suối vàng lạnh lẽo cô nằm với ai?
- Má hồng để tiếc cho ai,
- Đời người như thế có hoài mất không!
- Khóc than nước mắt ròng ròng
- Xương không còn vết, giận không có kì.
- Mây mờ trăng bạc chi chi
- Hôi tanh thôi có mong gì khói nhang,
- Ới hồng nhan, hỡi hồng nhan!
- Khôn thiêng cũng chẳng ai van ai mời.
- Trời Nam thằng kiết là tôi.
- Chùa Tiên đất khách khóc người bên Ngô.
- Cô với tôi, tôi với cô,
- Trước sân lễ bạc có mồ nào đây.
- Hồn cô có ở đâu đây,
- Đem nhau đi với lên mây cũng đành.
"…Thiên tải tỳ bà tác hồ ngữ,
phân minh oán hận khúc trung luận.”
(Dịch thơ:
Muôn thuở tỳ bà lưu điệu rợ,
Khúc đàn ai oán mạch sầu tuôn) để nói về nỗi niềm xa xứ của Minh phi Vương Chiêu Quân.* Lạc Nhạn - Vương Chiêu Quân. .
Vương Chiêu Quân còn có tên là Vương Tường, là con gái của Vương Nhượng người nước Tề, năm 17 tuổi được tuyển vào hậu cung của Hán Nguyên Đế Lưu Thức, làm đãi chiêu cung nữ chốn thâm cung. Do không chịu hối lộ họa sư cung đình Mao Diên Thọ, nên đằng đẵng 3 năm sống giữa hậu cung mà nàng vẫn chưa một lần được Nguyên Đế sủng hạnh.
Về sau, khi Đan Vu (vua Hung nô) đến Bắc Kinh để xin cầu hòa kết thân, Hán Nguyên Đế đã hạ dụ xuống hậu cung trưng tuyển cung nữ tự nguyện dâng mình hòa thần (làm vợ vua Hung nô). Vương Chiêu Quân đã “thản nhiên đứng ra” nhận lấy sứ mạng này.* Lạc Nhạn - Vương Chiêu Quân. Tranh: Tiêu Ngọc Điền (Trung Quốc). Đoàn Đức Thành sưu tầm.
Khi gặp Chiêu Quân, Nguyên Đế đã sững sờ trước bậc giai nhân dung nhan như tiên, hậu cung đệ nhất này, cộng thêm đối đáp chừng mực, cử chỉ cao nhã của nàng, càng khiến nhà vua tiếc ngẩn ngơ, nhưng hiềm nỗi danh tính đã định, không thể đổi thay.
Trong nỗi tức giận, Nguyên Đế đã đem chém đầu bêu chợ tên Mao Diên Thọ để xả hận. Từ đó Vương Chiêu Quân lấy chồng Hung nô, sống nơi nước Hồ xa xôi, tạo nên giai thoại thiên cổ.
Thế rồi sau bao năm sống tại xứ người, Vương Chiêu Quân đã nghiễm nhiên trở thành một thành viên Hung nô. Theo phong tục Hung nô, sau khi vua chết, toàn bộ giang sơn của cải, kể cả người vợ đều do Đan Vu con kế thừa, dù là bậc vương phi tôn quý như Vương Chiêu Quân cũng không thể miễn trừ. Theo quan điểm luân lý Trung Hoa, điều đó đích thực là loạn luân rồi.
Điêu Thuyền phồn thể: 貂蟬; bính âm: diào chán là một người đẹp trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa và là một nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa. Sắc đẹp của Điêu Thuyền được ví là "bế nguyệt" (khiến trăng phải xấu hổ mà giấu mình đi).
Dù được cho là nhân vật hư cấu từ tiểu thuyết, nhưng hình tượng Điêu Thuyền vẫn được văn hóa dân gian trân trọng và lưu giữ, được đúc kết tái hiện lại trong các câu chuyện liên quan đến Đổng Trác và Lã Bố trong văn hóa Trung Hoa.
Nàng cùng Tây Thi là những mỹ nhân đại diện cho những số phận hồng nhan nhưng bạc mệnh vì những mưu toan chính trị trong lịch sử Trung Quốc.Điêu Thuyền là con nuôi trong nhà Tư đồ Vương Doãn, được Vương Doãn bày kế gả cho cả Đổng Trác và Lã Bố để tùy cơ ly gián họ nhằm mục đích lật đổ Đổng Trác. Một mặt nàng tỏ vẻ yêu quí Đổng Trác, nhưng khi đến với Lã Bố thì lại ra sức quyến rũ, khi đến cao trào thì Lã Bốchịu không nổi đả kích giết luôn Đổng Trác vì muốn cướp lấy Điêu Thuyền từ tay Đổng Trác.
Mưu sĩ Lý Nho của Đổng Trác biết trước sự nguy hiểm của Điêu Thuyền, nhưng không sao can thiệp được mà trước đó chỉ biết thốt lên"Bọn ta đều chết cả về tay người đàn bà này".
Có bài hát ca ngợi vẻ đẹp của Điêu Thuyền:
-
- Phải người cung cũ Chiêu Dương?
- Xiêm y mây cuốn vương vương cánh hồng
- Gót hài uyển chuyển trên lòng bàn taỵ
- Động đình lạc lối hoa bay,
- Lương châu thoăn thoắt sen cài bước chân
- Trăm hoa nhường vẻ thanh tân một người!
Lại có người tả cảnh Đổng Trác mê say tiếng đàn, giọng hát, ánh mắt và vẻ xuân của nàng:
- Nhất điểm anh đào khải giáng thần.
- Lưỡng hàng toái ngọc phún dương xuân.
- Đinh hương thiệt thổ hành cương kiếm.
- Yêu trảm tà gian loạn quốc thần!
Tạm dịch:
- Một đóa anh đào chúm chím môi,
- Đôi hàng răng ngọc rạng xuân tươi.
- Hương đưa đầu lưỡi tàng hơi kiếm:
- Chém chết gian thần có lúc thôi!
Đó là khi:
- Rèm châu vừa cuốn lên, thì Điêu Thuyền nhè nhẹ gót hài bước ra, xiêm y thướt tha, mình liễu uyển chuyển múa trước rèm châu như tiên nữ nhập động. Điêu Thuyền lại hát. Nàng vừa cầm phách gõ nhịp cất giọng ca. Giọng trong như oanh kêu, cao như hạc gọi, khi trầm khi bổng thánh thót như rót vào tai, mà huyền huyền ảo ảo làm mê hồn tục khách.
Chính kế sách liên hoàn li gián của Vương Doãn và Điêu Thuyền đã giết Đổng Trác, là việc mà 18 lộ chư hầu binh hùng tướng mạnh của Viên Thiệu không làm được.
Trong "Thánh Thán Ngoại Thư", Mao Tôn Cương viết về Điêu Thuyền như sau:
- "18 lộ quân chư hầu không giết nổi Đổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lã Bố, mà chỉ một nàng Điêu Thuyền thắng nổi. Ôi, lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời tình tứ ngọt ngào làm chiến lược mưu cơ. Xem thế thì cái bản lãnh của "nữ tướng quân" quả là tuyệt cao cường, đáng sợ thay!"
- "Lã Bố thông gian với 1 điêu thuyền của Trác, sợ bị bại lộ, nên hợp tác với Vương Doãn để giết Trác"
- Người a hoàn của Đổng Trác mà Lã Bố tư thông có phải chính là Điêu Thuyền trong Tam Quốc diễn nghĩa hay không, chuyện ấy hoàn toàn không quan trọng; điều quan trọng là Lã Bố đã giết Đổng Trác có sự xúi giục của Vương Doãn[1].
Trong Biên niên sử Tam Quốc chí do Trần Thọ chủ biên không có đoạn nào nhắc đến Điêu Thuyền là 1 người, chỉ nhắc đến:
Sử gia Lê Đông Phương giải thích: Hai chữ Điêu Thuyền vốn là tên một chức quan trong cung thời Hán, địa vị thấp hơn phi tần khá nhiều. Đây không phải là tên người. Khi Đổng Trác vào cung vua hoành hành đã bắt nhiều phụ nữ mua vui, nên một a hoàn vốn là Điêu Thuyền của triều đình có thể có trong nhà Đổng Trác chứ không thể có trong nhà Vương Doãn[1].
Nhân vật Điêu Thuyền thực chất chỉ là hình ảnh hư cấu của La Quán Trung, không được xác nhận trong sử sách. Lê Đông Phương nhấn mạnh vào vụ việc Lã Bố giết Đổng Trác:
“Tư Đồ khéo tính nơi hồng quần,
Chẳng dung đao kiếm chẳng cần binh,
Tam chiến ải Hổ uổng công sức,
Ca khúc khải hoàn Phụng Nghi Đình.”* Bế Nguyệt - Điêu Thuyền.
Với lời thoại trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” này, La Quán Trung đã mô tả sống động sự đóng góp vô song của mỹ nữ Điêu Thuyền trong cuộc đấu trí trừ khử Đổng Trác.* Bế Nguyệt - Điêu Thuyền. Tranh: Tiêu Ngọc Điền (Trung Quốc). Đoàn Đức Thành sưu tầm.
Cuối đời Đông Hán, tên Hán tặc Đổng Trác chuyên quyền bạo ngược. Con nuôi Lã Bố của hắn cao lớn tuấn tú, khua một cây kích Phương Thiên, cưỡi một con chiến mã Xích Thố, là một hổ tướng nổi danh thiên hạ.
Người ta thường ví “nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố”, có thể thấy địa vị của Lã Bố khi ấy. Trận chiến ải Hổ Lao, 18 đạo quân chư hầu cũng không thể địch nổi cây kích Phương Thiên của Lã Bố. Kể cả trận quần chiến nổi tiếng “Tam anh chiến Lã Bố “ của Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi cũng chẳng ăn thua gì. Cuối cùng quân chư hầu tan tác, quần thần triều đình có bất mãn với Đổng Trác cũng đành buông tay ngậm miệng.
Rường cột triều đình là Tư Không Vương Doãn lại đặt trọng trách ngàn cân trừ Đổng Trác lên vai cô gia nhân xinh đẹp Điêu Thuyền. Nhiệm vụ gian khó đến thế, nhưng mỹ nhân Điêu Thuyền đã hoàn thành xuất sắc. Điêu Thuyền được gả cho Đổng Trác làm thiếp trước, sau đấy lại làm luôn vợ Lã Bố, tất nhiên là không thoát được tội danh loạn luân.
Dương Quý Phi (chữ Hán:楊貴妃, 719 – 756 sau công nguyên), tên hiệu Thái Chân (太真)[1] là một cung phi của Đường Minh Hoàng. Bà được xếp vào một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc, có sắc đẹp khiến hoa thu mình lại vì hổ thẹn (tu hoa).
Câu chuyện về tình duyên giữa bà và Đường Minh Hoàng thường được nhắc đến với khung cảnh ước lệ, xa hoa tột đỉnh của giai đoạn nhà Đường đang thịnh thế, và sự yêu chiều một cách thái quá đối với bà của Đường Minh Hoàng là nguyên nhân khiến người ta cho rằng nhà Đường đều do bà mà suy vong.
Sắc đẹp của bà thường được so sánh một cách đối lập với Triệu Phi Yến nhà Hán.Dương Quý Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn (楊玉環), sinh ngày 1-6-719, chết năm 756, tại Thục Quận (nay là Thành Đô – tỉnh Tứ Xuyên), nguyên quán Bồ Châu (nay là ngoại ô thành phố Tây An- tỉnh Thiểm Tây). Bà là con út trong số bốn người con gái của một vị quan tư hộ đất Thục Chân. Gia đình này nguyên gốc ở một quận nhỏ thuộc Trung Đông[2], là Hòa Âm đến đây lập nghiệp.
Cha là Dương Huyền Diễn thuộc dòng khá giả vì tổ phụ từng làm thứ sử tại quận Kim. Xuất thân trong gia đình quan lại, cùng gia quyến sống ở Tứ Xuyên, từ nhỏ học hát, múa…đến năm 10 tuổi, cha mẹ mất, mới đến Lạc Dương (xưa là Đông Đô của nhà Đường, nay thuộc tỉnh Hà Nam), sống với nhà bác ruột.Năm 17 tuổi, Võ Huệ Phi (phi tần của Đường Minh Hoàng) chọn Ngọc Hoàn làm vợ của hoàng tử thứ 18 của Đường Minh Hoàng là Thọ Vương Lý Mạo, Dương Ngọc Hoàn trở thành Thọ Vương phi. Thọ vương Lý Mạo tính nhút nhát, thích ngắm mĩ nhân. Dương Ngọc Hoàn làm Thọ Vương phi được ba năm, nhưng chuyện chăn gối chưa bao giờ có vì Lý Mạo còn nhỏ. Khi ấy, Ngọc Hoàn lại trong tuổi đương xuân.Đời nhà Đường, Đường Minh Hoàng tức Huyền Tông là một ông vua trị vì lâu hơn cả. Các cung phi được nhà vua sủng ái sinh cả thảy 59 người con, trong số đó có 30 trai và 29 gái. Cung phi được nhà vua sủng ái nhất là Võ Huệ Phi. Bà này sinh được 7 con, nhưng bỏ mất 3 khi còn nhỏ. Huệ Phi mất, Huyền Tông buồn rầu, ngày nhớ đêm thương, lập đài Tập Linh để cầu siêu cúng vái cho vong hồn Huệ Phi được sớm siêu thăng. Nội giám thấy nhà vua vậy bèn tìm đủ mọi cách làm cho nhà vua nguôi buồn. Nhưng bao nhiêu cung tần mĩ nữ cũng không làm Huyền Tông khuây khỏa.
Một hôm Cao Lực Sĩ đi qua phủ Thọ vương thấy Ngọc Hoàn là giai nhân tuyệt sắc, bèn nghĩ rằng có lẽ mỹ nhân này thay được Vũ Huệ Phi. Nhân buổi hầu vua, Cao Lực Sĩ mật tấu với Huyền Tông, truyền đưa Dương Ngọc Hoàn vào Tập Linh đài để trông coi đèn nhang sớm hôm cầu nguyện cho Vũ Huệ Phi. Do đó, Ngọc Hoàn phải vào cung Hoa Thanh đến đài Tập Linh làm sãi, lấy đạo hiệu là Thái Chân. Cao Lực Sĩ lại chọn con gái của Vị Chiêu để thay Ngọc Hoàn làm vợ Thọ vương. Xem như xuất gia là thay đổi đời người, không còn là vợ của vương tử Lý Mão nữa.Trông thấy Ngọc Hoàn, Huyền Tông say mê mẩn ngay, từ đó dần quên đi Huệ Phi. Huyền Tông lập nàng làm quý phi, lại sắc phong Dương Huyền Diễn làm Binh bộ thượng thư. Ba chị của Ngọc Hoàn cũng được phong làm phu nhân là Hàn quốc phu nhân, Quốc quốc phu nhân và Tần quốc phu nhân. Hàng tháng, nhà vua cho xuất của kho 30 vạn quan tiền cho mỗi vị phu nhân, 10 vạn quan tiền mua sắm tư trang phấn sáp. Anh họ quý phi là Dương Xuyên được phong làm tể tướng và được đổi tên là Dương Quốc Trung.
Huyền Tông say đắm Dương Quý Phi, chiều chuộng nàng hết mực. Như cuộc đi tắm suối của nàng mỗi lần tốn hàng vạn bạc của kho và làm chết hàng trăm mạng người[cần dẫn nguồn], nhà vua cũng thẳng tay, không chút tiếc rẻ. Dương Quý Phi đã đẹp lại có tài gẩy tì bà, giỏi về âm nhạc. Nàng lại đặt được nhiều khúc hát và điệu múa làm cho Huyền Tông càng thích thú say sưa hơn. Nàng nổi tiếng với điệu múa Hồ hoàn vũ, là điệu múa xuất phát từ người Hồ.
Huyền Tông gặp Dương Quý Phi lúc tuổi đã ngoài 50, cơ thể suy nhuợc vì trải qua những thú vui sắc dục thái quá. Vua nhờ An Lộc Sơn dâng một thứ linh đan gọi là "Trợ tình hoa" giúp có nhiều sức khỏe để được hòa hợp vui say cùng Dương Quý Phi.Huyền Tông say đắm Dương Quý Phi, suốt ngày đêm cùng nàng yến tiệc đàn ca, bỏ cả việc triều chính. Nhà vua lại tin dùng An Lộc Sơn là một võ tướng người Đột Quyết, cho giữ phần chỉ huy nửa lực lượng quân sự của triều đình.Bấy giờ, anh Dương Ngọc Hoàn là Dương Quốc Trung nắm giữ toàn quyền binh lực. Sau khi lên đến bực thượng thư và hai con trai là Dốt và Huyên sánh duyên cùng hai quận chúa Vạn Xuân và Diên Hòa, Dương Quốc Trung lại càng kiêu hãnh, tự đắc, có ý định phản nghịch. Thấy An Lộc Sơn như cái gai trước mắt nên định mưu hại. An Lộc Sơn biết được nên bỏ trốn. Rồi vào ngày 16 tháng 12 năm 755, An Lộc Sơn cử binh từ quận Ngư Dương[3] đánh thẳng vào kinh đô Trường An, lấy lí do "trừ bỏ gian thần Dương Quốc Trung". Binh triều đại bại.
Vào mùa hạ năm 756, quân của An Lộc Sơn tiến về Trường An. Trước tình thế nguy cấp, thái tử Lý Hanh tự lên ngôi ở núi Linh Vũ, tức làĐường Túc Tông và vọng tôn Đường Minh Hoàng làm Thái thượng hoàng. Trong khi các cánh quân được vua con Túc Tông cử đi đánh Lộc Sơn là Lý Quang Bật, Quách Tử Nghi đang thắng liên tiếp, giành lại nhiều đất đai ở phía đông nằm sau lưng An Lộc Sơn thì Huyền Tông lại mắc sai lầm lớn ở mặt trận phía tây. Vua cha bắt tướng Kha Thư Hàn người trấn giữ ải Đồng Quan, cửa ngõ kinh thành Tràng An, phải xuất quân đánh Lộc Sơn. Trong khi đó các tướng muốn phòng thủ phải chờ quân của Tử Nghi và Quang Bật đánh về. Thư Hàn buộc phải ra quân, kết quả đại bại, 20 vạn quân bị giết, Thư Hàn bị Lộc Sơn bắt sống. Quân Phiên ào ạt tiến vào Tràng An.
Thượng hoàng Huyền Tông và Dương Quý Phi cùng một số quần thần phải bỏ kinh thành chạy vào đất Thục. Ngày 14 tháng 7 năm 756, mọi người đến Mã Ngôi thì tướng sĩ không chịu đi nữa, vì lương thực đã hết, quân sĩ khổ nhọc mà Dương Quốc Trung và cả gia quyến đều no đủ sung sướng, nên họ nổi lên chống lại. Dương Quốc Trung ra lệnh đàn áp nhưng bị loạn quân giết chết. Lòng căm phẫn đối với họ Dương chưa tan, loạn quân bức vua đem thắt cổ Dương Quý Phi thì họ mới chịu phò vua. Vì họ cho rằng Quý Phi là mầm sinh đại loạn, thậm chí còn nghi ngờ Dương Quý Phi sẽ trở thành một Võ Hậu thứ hai gây họa cho nhà Đường.
Dưới sức ép của binh lính, buộc Đường Minh Hoàng xử tử Dương Quý Phi, cô bị xiết cổ chết, lúc chết Dương Quý Phi 38 tuổi. Sau khi chết, xác quý phi chỉ là chôn vội ven đường, sau đó binh lính hành quân tiếp. (có thuyết nói rằng Dương Quí Phi may mắn thoát chết và bỏ sang sống tại Nhật Bản cho đến khi mất ở tuổi 60 [cần dẫn nguồn]). Điều này hoàn toàn là không thể, vì vua sai hoạn quan Cao Lực Sĩ xiết chết Dương Quý Phi, còn phải đem thi thể cho quan lính kiểm tra, nên không thể có chuyện trốn thoát sang Nhật định cư được.
Có thuyết thì cho rằng cô nàng đã sang… Hàn Quốc (xưa gọi là Cao Ly), hay lưu lạc trong dân gian. Nhưng phim ảnh đã dựa vào thuyết trên để hư cấu thêm, như phim Dương Quý Phi bí sử cũng làm như vậy, khiến các nhà sử học Trung Quốc rất bất bình, cho rằng lịch sử bị bóp méo, giới trẻ sẽ không hiểu được sự thật lịch sử Trung Quốc nữa. Các nhà tâm lý học thì phân tích rằng những giả thuyết cho rằng Dương Quý Phi không chết cũng xuất phát từ tâm lý ngưỡng mộ chuyện tình lãng mạn của họ, được thơ văn ca tụng, tâng bốc, đồng thời cũng là ước mơ kết thúc có hậu của người dân.
An Lộc Sơn chiếm được Trường An, ra lệnh cho quân lính đốt phá kinh đô, tàn sát nhân dân.
Sau đó, An Lộc Sơn bị con của mình là Khánh Tự giết chết. Bộ tướng Sử Tư Minh lại giết Khánh Tự, sau đó Sử Tư Minh lại bị con mình là Sử Triêu Nghĩa giết chết khiến các bộ tướng lần lượt hàng nhà Đường. Túc Tông khôi phục sự nghiệp, rước vua cha Minh Hoàng trở về Trường An.
Năm 757, sau khi Dương Quý Phi chết 2 năm, Đường Túc Tông dẹp loạn xong, Thái Thượng Hoàng Đường Minh Hoàng cho người xây lại mộ cho quý phi. Hiện tại mộ của Dương Quý Phi ở tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An 60 km (xưa là Trường An, kinh đô nhà Đường), trở thành điểm tham quan, du lịch, di sản văn hoá cấp tỉnh.
Các du khách thường nghe theo truyền thuyết kể rằng, đất xung quanh nấm mộ của Dương Quý Phi trắng đặc biệt, có tác dụng làm trắng da, nên du khách đến viếng mộ thường lấy ít đất xung quanh đem về thoa mặt. Nay để tránh phá hoại di tích, ban quản lý đã cho rào lại xung quanh khu mộ, và cấm du khách lấy đất về. Thực chất, đây chỉ là mộ gió, xác của Dương Quý Phi bị chôn vội trên đường đi lánh nạn, nên vài năm sau đã không tìm lại được tung tích. Do đó, chỉ xây mộ gió tại khu vực bị xử tử để tưởng niệm mà thôi.Theo sử sách, vào đời Đường, phụ nữ được cho là đẹp, hấp dẫn thì phải tròn trịa, mập mạp. Trong tục ngữ, thành ngữ tiếng Hoa ngày nay vẫn còn câu: Yến ốm Hoàn mập (Yến là chỉ người đẹp thời Hán: Triệu Phi Yến, Hoàn là chỉ Dương Ngọc Hoàn thời Đường, ý câu thành ngữ là mỗi người một vẻ đẹp khác nhau). Thực sự tranh vẽ Dương Quý Phi đời trước chỉ phù hợp với thẩm mỹ thời Đường khác thời nay rất nhiều.
Ngọc Hoàn có sắc đẹp được ví là "tu hoa", nghĩa là khiến hoa phải xấu hổ.
- Sau khi vào cung, Ngọc Hoàn tư niệm cố hương. Ngày kia, nàng đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kềm được, buông lời than thở: "Hoa à, hoa à! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy?". Lời chưa dứt lệ đã tuông rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại hoa trinh nữ (cây xấu hổ). Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người cung nga đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Ngọc Hoàn là "tu hoa".
Lý Bạch có ba bài Thanh bình điệu ca tụng sắc đẹp của Ngọc Hoàn. Bài đầu tiên:
|
|
Thi sĩ Bạch Cư Dị có bài Trường hận ca nổi tiếng kể về chuyện tình giữa bà và Đường Huyền Tông.
Dương Quý Phi (Dương Ngọc Hoàn) Trong tuyệt tác “Trường Hận Ca”, Bạch Cư Dị viết:
“Dương gia hữu nữ sơ trưởng thành,
Dưỡng tại thâm khuê nhân vị thức”
(Con gái họ Dương tuổi dậy thì,
Sống trong chốn phòng khuê ít người biết), nhân vật chính được nhà thơ mô tả như một cô gái trinh trong trắng.* Hoa Nhượng - Dương Quý Phi (2), tranh trên.
* Tượng Dương Quý Phi tại Hoa Thanh Trì, suối tắm nước nóng của Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi, Tây An, Trung Quốc.
Ảnh: Đoàn Đức Thành, 4-2009 (ảnh dưới).
Kỳ thực, Dương Ngọc Hoàn đã từng là “Thọ Vương Phi”, là con dâu của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ. Sắc đẹp của Ngọc Hoàn làm Huyền Tông động lòng, và muốn chiếm hữu nàng. Vua bèn giáng chỉ đưa nàng xuất cung làm nữ đạo sĩ, mấy năm sau lại đón nàng vào hoàng cung nạp làm phi.
Thế là từ đó
“ …Xuân tiêu khổ đoản nhật cao khởi,
Tùng thử quân vương bất tảo trào.
Thừa hoan thị yến vô nhàn giả,
Xuân tòng xuân du dạ chuyên dạ.
Hậu cung giai lệ tam thiên nhân,
Tam thiên sủng ái tại nhất thân.”
(Đêm xuân sao ngắn trời ngỡ sáng,
Từ đó ông vua bỏ triều sáng,
Yến tiệc hoan lạc không ngừng nghỉ,
Tràn trề tình xuân đêm lại đêm.
Hậu cung giai nhân trên ba ngàn,
Ba ngàn yêu chiều dồn mình nàng - ND).* Hoa Nhượng - Dương Quý Phi. Tranh: Tiêu Ngọc Điền (Trung Quốc). Đoàn Đức Thành sưu tầm
“Trường Hận Ca” của Bạch Cư Dị miêu tả lênh láng đến tận cùng sự sủng ái mà Đường Huyền Tông đã dành cho Dương Ngọc Hoàn. Thế nhưng, việc Đường Huyền Tông sủng hạnh Dương Ngọc Hoàn, thực chất là đã chiếm đoạt vợ của con trai. Mà Dương Ngọc Hoàn bước từ Phủ Thọ Vương lên giường trong tẩm cung của Đường Huyền Tông cũng đích thị tội danh loạn luân rồi.
Trong xã hội phong kiến nam quyền cổ đại, đồng thời với sự chiếm đoạt mỹ nữ, người đàn ông còn đổ mọi tội danh lên người đàn bà nhan sắc. Kỳ thực, thủ phạm chính là những người đàn ông đương quyền tham lam vô độ.
Nhận xét
Đăng nhận xét