là nơi tế Xã (thần Đất) và Tắc (thần Lúa/Kê=thần Ngũ cốc=thần Mùa màng).
dẫn dịch luôn TỪ HẢI (nxb Thượng Hải từ thư, 1999): “Xã Tắc: Là nơi tế thần Đất và thần Ngũ cốc của các chư hầu và đế vương thời cổ đại. Trong tiếng Bạch thoại hiện nay, từ xã tắc vẫn dùng thông về mặt ý nghĩa.
Bậc vương giả xưa vì sao lại lập đàn Xã Tắc? Vì lý do cầu Phúc cho thiên hạ và báo cáo công lao.
Con người nếu không có đất sẽ không có chỗ để đứng. Không có ngũ cốc thì không có cái để ăn.
Đất trong thiên hạ rộng lớn, không thể đi khắp và không thể thể hiện hết thảy sự kính trọng. Ngũ cốc có rất nhiều loại, không thể dùng hết mọi chủng loại mà hiến tế hết được.
Thế cho nên việc lập đàn Xã thể hiện sự tôn kính đối với Đất.
Tắc là loại hàng đầu trong ngũ cốc, vì lý do này mà lập đàn Tắc để tế lễ.
Xưa, Xã Tắc dùng để chỉ một quốc gia. Thiên Khúc Lễ hạ, sách Lễ ký viết: Vua nước nhà đánh mất Xã Tắc. Trong thiên Đàn Cung hạ cũng viết: Có thể lãnh đạo kháng chiến để bảo vệ Xã Tắc.” (trang 4259)
đàn tế Xã Tắc ở Bắc Kinh (TQ).
Xin được trích một kiến thức RẤT PHỔ THÔNG trên Wikipedia về đàn tế này :
“ 社稷坛是一座三层的方坛,用汉白玉砌成,自下向上逐层收缩。坛的四周砌墙,东西南北各辟一座棂星门。
坛面上铺五色土,分别为中黄、东青、南红、西白、北黑,以五行学说中的五色对应五方,象征“普天之下皆为王土”。
中央有一土龛,明清时立有代表社神的石柱和代表稷神的木柱各一根,后二者合为一斜顶方石柱,名为“社主石”或“江山石”,象征“江山永固,社稷长存”。
辛亥革命后,社主石被丢弃,仅保留五色土。文革时,五色土全部改为黄土,种植棉花,文革后恢复。”
(https://zh.wikipedia.org/wiki/%E5%8C%97%E4%BA%AC%E7%A4%BE%E7%A8%B7%E5%9D%9B)
Dịch:
"Xã Tắc đàn hình vuông, xây bằng đá Hán bạch ngọc, 3 tầng, dưới to trên nhỏ. Bốn xung quanh xây tường, bốn hướng Đông-Tây-Nam-Bắc đều có Linh Tinh môn.
Mặt đàn phủ đất 5 màu, Giữa vàng - Nam đỏ - Tây trắng - Bắc đen, theo quan niệm Ngũ Sắc ứng với Ngũ Phương trong học thuyết Ngũ Hành, hàm nghĩa “đất thiên hạ đều của vua”.
Giữa đàn có khám thờ bằng đất. Thời Minh, Thanh lập trụ đá- tượng trưng cho Xã thần; trụ gỗ- tượng trưng cho Tắc thần; sau hợp nhất thành 1 trụ đá vuông, đỉnh vát nghiêng, gọi là Xã trụ thạch hay Giang Sơn thạch, tượng trưng cho “Giang Sơn vững mãi - Xã Tắc dài lâu”.
Sau Cách mạng Tân Hợi Xã trụ thạch bị bỏ đi, chỉ còn nền đất 5 màu.
Trong Cách mạng Văn hóa, đất màu trên mặt đàn bị thay bằng đất thường, trồng bông, mới phục hồi lại sau Cách mạng Văn hóa."
Bên Tàu, đàn Tế Trời, gọi là Thiên đàn, TRÒN xoe cả nền lẫn mặt đàn
Bên Tàu, đàn Xã Tắc VUÔNG vắn cả nền lẫn mặt đàn
đàn tế Trời ở đàn Nam Giao mới có hình tròn, còn đàn tế Đất phải có hình vuông
(Từng có ý kiến liên hệ, giải thích quan niệm Trời tròn/Đất vuông qua hình tượng bánh Trưng/bánh Dày từ thời Lang Liêu. Nhà cháu không tán đồng cách giải mã này lắm)
Di tích đàn Nam Giao thời Nguyễn của kinh đô Phú Xuân (được phục dựng lại sau khi bị phá) có hình tròn:
- Di tích đàn tế Xã Tắc của kinh đô Phú Xuân còn khá nguyên vẹn ở Huế (đã được khai quật, phục dựng) là một đàn hình vuông:
Có lẽ nhân tiện, xin cung cấp thêm hình ảnh về đàn tế Xã Tắc (사직단터 - 社稷壇 - SAJIKDAN) bên Hàn quốc. Họ tế riêng thần Đất và thần Mùa màng ở 2 đàn riêng, nhưng cũng có hình vuông:
Một số hình ảnh về khai quật Đàn Xã Tắc năm 2006 của TS. Nguyễn Hồng Kiên
Lưu ý rằng dấu vết ĐXT thời Lý và thời Trần thực ra chưa được phát lộ hết vì lớp thời Lê phía trên được giữ lại.
Nhận xét
Đăng nhận xét