đại tự :quốc thái dân an
Ngoài cổng đền có dòng đại tự: "Nam Việt triều tổ" (tổ tiên của Việt Nam).
Công trình này được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Trên cổng có bốn chữ Hán viết theo lối chữ chân, đại tự "Cao sơn cảnh hành" (Lên núi cao nhìn xa rộng).
2) Thơ Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ:
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”
Cổng Ngọ môn treo bức đại tự bốn chữ lớn sơn son thiếp vàng "Bồng lai cung khuyết ". Bước qua Ngọ môn là bước vào thế giới của tâm tưởng, của Tiên, của Đạo.
Họa tiết khắc trên đà mái đao
Thanh đà lớn ở giữa có khắc chữ ẤT HỢI - ghi lại năm Đình được xây dựng tại đây - năm 1995
Hoa văn được chạm khắc rất nhiều
Thanh đà cao nhất chạm hình Lưỡng long tranh châu, thanh đà thấp nhất chạm khắc năm dựng Đình : 1995, và các hoa văn họa tiết dày đặc
Bức chạm đóng trên cửa chính điện, bên trên là tấm bằng công nhận Di tích lịch sử, văn hóa.Liền sau Phương đình là điện thờ cụ Thủ khoa Huân. Điện thờ gồm 3 gian Hữu ban (từ ngoài nhìn vào, nó nằm bên ... trái), Chính điện, và Tả ban (người ta gọi theo cách đứng trong điện nhìn ra ngoài). Cả ba gian điện đều đặt bàn thờ Anh hùng dân tộc - Thủ khoa Huân.
Hữu ban. Ở đây, lúc trước có đặt thờ tầm hình của cụ Thủ khoa - được vẽ(chắc thế, vẽ truyền thần) lúc còn khá trẻ, nhưng năm 2008 không hiểu sao lại bị cất đi
"Quốc Thái Dân An" - bức đại tự chữ Hán ở Hữu ban
Tả ban - bàn thờ bài trí khá giống với bên Hữu ban
"Mưa Thuận Gió Hòa" - bức đại tự chữ Hán ở Tả ban
Tả ban còn là nơi để cỗ kiệu rước và chiếc trống, được dùng vào những ngày cúng lễ. Trên bàn thờ Tả ban đặt hình của cụ lúc trung niên - nhưng hôm tôi đến viếng Đình, bức ảnh cụ (ở Tả ban) vẫn đang được đặt trên cỗ kiệu
Ảnh thờ cụ Thủ khoa ở Tả ban - đang đặt trên cỗ kiệu.
Vào ngày giỗ cụ (14/4 Âm lịch), người ta tổ chức lễ rước kiệu từ đình thờ ra nơi cụ bị hành quyết cách đó không xa. Vào ngày đó, có rất đông học sinh của trường Mỹ Tịnh An (sát nơi đình thờ cũ được xây dựng - cũng ở gần đó) mặc đồng phục xếp thành hai hàng dài, từ Phương đình ra cổng, ra đến đường. Ảnh thờ của cụ nơi Tả ban được rước vào cỗ kiệu (trên kiệu còn đặt một bát hương và một bộ chân đèn nhỏ), và được rước ra nơi ngày xưa cụ bị Pháp hành quyết (các đình thờ chừng 600m, ngay dốc bên kia của cây cầu Cai Lộc - Mỹ Tịnh An. Tại đó, các vị chức sắc (nghe nói là) của Sở Văn hóa thông tin, cùng các bậc lão niên địa phương sẽ tổ chức thắp nhang tế anh linh cụ đúng tại nơi cụ bỏ mình vì nước.
Cỗ kiệu và chiếc trống dùng trong dịp lễ.
Sinh thời, Thủ khoa Huân có làm thơ, khi bị đi đày ở Cayenne, cụ làm bài thơ Bị đày này (thường cụ không đặt tựa, nhưng sau này người ta "căn cứ" vào hoàn cảnh ra đời mà đặt tựa cho một số bài)
Muôn việc cho hay bởi số trời
Chiếc thân hồ hải biết bao nơi
Mấy hồi tên đạn ra tay thử
Ngàn dặm non sông dạo gót chơi
Chén rượu Tân Đình nào luận tiệc
Vần thơ cố quốc chẳng ra lời
Cương Thường bởi biết, nên mang nặng
Hễ đứng làm trai trả nợ đời
Cũng trong những lúc bị tù đày, cụ còn làm bài thơ Tri kỷ
Có ai tri kỷ, nhắn đôi lời
Biết thú chi vui, rủ dạo chơi
Chốn cũ phong lưu quen những thuở
Cảnh này quyến thức nhắn không người
Ở ăn tuy phải nương cùng tục
Khó nhọc đà nên cực nỗi đời
Hương hỏa ba sinh dầu chẳng toại
Đừng đem hình dịch để trêu ngươiChính điện là nơi đặt bàn thờ chính của cụ Thủ khoa
Phía trước là bộ lư, đèn và bức tượng bán thân cụ Thủ khoa Huân
Sau bức tượng, sát tường là bức hình của cụ
Từ ngoài nhìn vào, phía trái ban thờ đặt một tấm gỗ, khảm 4 câu đầu bài thơ Tuyệt mệnh của cụ
Nửa đầu bài thơ Tuyệt mệnh
Hai bên bức ảnh thờ có treo hai câu đối, cụ làm ngay trước khi thọ hình (trình bày kiểu giống ngoài trụ cổng). Khi tàu Pháp chở cụ đến pháp trường, cụ có yêu cầu bọn chúng cho người nhà mang vải, bút đến để cụ viết hai câu đối này
Câu thứ nhất : HỮU CHÍ NAN THÂN KHÔNG UỔNG BÁCH NIÊN CHIÊU VẬT NGHỊ
Câu thứ hai : DUY CÔNG BẤT TỰ DIỆT QUYÊN BẤT TỬ BÁO ÂN
Bên trong, sát khuôn ảnh thờ, cũng là hai câu đó viết bằng chữ Hán. Hai câu này tạm dịch nghĩa là :
Có chí khó giương ra, luống để trăm năm mang miệng thế
Dẫu công không đạt được, cũng liều một chết báo ơn vuaTrên tường, phía trên bức ảnh thờ, là bức đại tự chữ Hán
Bức đại tự có 4 chữ : THẦN LINH HIỂN HÁCH
Trên cao, ở cây đà phía trên bàn thờ, có treo tấm gỗ chạm khắc 3 chữ Hán
LONG HỔ HỘI
Hai bên hông bàn thờ là hai giá binh khí bằng gỗ
Hai cột trụ có đính các diềm gỗ khắc chạm hoa văn
Mặt trước bàn thờ cũng chạm khắc hoa văn gỗ khá phức tạpTừ cổng nhìn vào, mộ cụ nằm bên phải tòa đình, nằm chênh chếch chứ không thẳng góc. Nghe ông từ coi đình kể rằng, đất này vốn là đất hương hỏa xưa của gia đình cụ, khi cụ mất, người nhà đưa về đây chôn cất (mộ cụ vẫn ở đây từ năm 1875), lúc trươc, dân lập đình ngay bên ngoài lộ, gần trường Mỹ Tịnh An bây giờ, sau Sở Văn hóa mua lại đất của gia đình cụ để đưa đình thờ về cạnh mộ cụ năm 1995.
Mặt bên trái bia mộ, tạc hai câu đối của cụ bằng chữ Hán, nghĩa âm :
HỮU CHÍ NAN THÂN, KHÔNG UỔNG BÁCH NIÊN CHIÊU VẬT NGHỊ
TUY CÔNG BẤT TỰU, DIỆT TƯƠNG NHẤT TỬ BÁO QUÂN ÂN
#26
| ||||||||||
| ||||||||||
Ngày xưa, mộ cụ Thủ khoa chỉ được đắp bằng đất đơn giản, để tránh tai mắt Pháp, đầu thế kỷ XX, ông Trần Văn Thông - cháu ngoại của cụ - xây lại mộ bằng đá xanh. Bia mộ gồm 3 tảng đá xanh ghép lại, chia thành các phần : Chân bia, thân bia và mái bia.
Tảng đá chân bia có chạm khắc hoa lá Thân bia dày 40cm, rộng 1m cao 72cm, ba mặt có khắc chữ Hán Mái bia bằng đá đục giả ngói có 8 rãnh, chạm khắc hoa sen, chim Phượng khá đẹp. Mặt trước bia mộ Hai bên tạc hai câu đối : Bên phải : MÃ LIỆP TÀNG BẤT HỦ Bên trái : NGƯU MIÊN THẢO QUYẾT CƯ Chính giữa bia mộ là 3 hàng chữ Hán, một vị khách viếng đình đã dịch lại (và ông từ đã ghi lại) - Hàng giữa (chữ màu đỏ) : " Hoàng triều Định Tường giải nguyên, tính Nguyễn, tự Huân chi mộ" - tạm dịch : Mộ (ông) Nguyễn Huân, thủ khoa người Định Tường. - Bên phải (chữ màu xanh) : "Đinh Dậu kiết các tạo" - xây dựng năm Đinh Dậu (1933) - Bên trái : Nữ Nguyễn Thị Vạn - Nguyễn Thị Tánh lập thạch ( hai bà Nguyễn Thị Vạn, Nguyễn Thị Tánh là con gái cụ Huân) Về hai câu đối trên bia mộ, nghĩa tiếng Việt tạm dịch là : Vết ngựa dẫm, mãi không phai nhạt Chỗ trâu ngủ, cỏ vẫn luôn xanh Từ NGƯU MIÊN nghĩa là "Trâu ngủ" - ý nói về mồ mả (chắc theo quan niệm của người dân - vì thế, ở Nam bộ, mộ táng thường có hình dạng con trâu đang nằm ngủ) Mộ táng hình con trâu nằm ngủ Mặt bên phải bia mộ, tạc bài thơ Hãn mã, cụ Thủ khoa Huân làm ngay trước khi chịu chém : HÃN MÃ NAN KHAM VỊ QUỐC CỪU CHỈ NHÂN BINH BẠI, TRÍ THÂN HƯU ANH HÙNG MẠC BẢ DOANH THÂU LUẬN VŨ TRỤ THƯỜNG KHAN TIẾT NGHĨA LƯU VÔ BỐ DĨ KINH HỒ LỖ PHÁCH BẤT HÀNG CAM ĐOẠN TƯỚNG QUÂN ĐẦU ĐƯƠNG NIÊN THO THỦY BA LƯU HUYÊT ĐẢO RỒNG HIU HẮT NGỌN PHONG THU Cụ Phan Bội Châu dịch thơ : Ruổi dong vó ngựa trả thù chung Binh bại cho nên mạng phải cùng Tiết nghĩa vẫn lưu cùng vũ trụ Hơn thua, xá kể với anh hùng? Nổi xung mất vía quân Hồ Lỗ * Quyết thác không hàng, rạng núi sông Tho thủy** ngày rày pha máu đỏ Đảo Rồng*** hiu hắt ngọn thu phong * : "Hồ Lỗ" ám chỉ giặc ngoại xâm ** : "Tho thủy" ý nói về sông nước Mỹ Tho ***: "Đảo Rồng" là nơi cụ chịu chém. |
Hoành phi đại tự cổ - Chùa Vạn Linh Khánh tự - Trả Cổ, Móng Cái, Quảng Ninh.
Phật giáo nước nhà nơi địa đầu tổ quốc.
Hai bức Hoành phi-đại tự cổ đền Tiên Thiên Thánh Mẫu
thờ Thiên hậu - Vị thần bảo trợ trên biển của các ngư dân
Tại Trà Cổ, Móng Cái, Quảng Ninh, Việt Nam.
Thiên hậu cũng được các Ngư dân Trung Quốc thành kính thờ phụng, cho thấy sự giao thoa văn hóa tín ngưỡng nơi đây đã có từ lâu.
Cân Quắc Nhân Trung
Quyết Thí Tư Phổ
Đình Trà Cổ- đợt Trùng tu 2013
ĐẠI VIỆT - 大越
南國山河"
Nam quốc son hà Nam đế cư
南國山河南帝居
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
截然定份在天書
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
如何逆虜來侵犯
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư !"
汝等行看取敗虛
Lý Thường Kiệt 李常傑
Cơ Xá Linh Từ - đền thờ Lý Thường Kiệt - ở phố Nguyễn Huy Tụ phường Bạch Đằng (đất làng Cơ Xá cũ) quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Nhận xét
Đăng nhận xét