Nhiều vị vua chúa đã được lịch sử Việt Nam ghi danh với những chiến công quân sự xuất sắc, trước hoặc sau khi lên nắm quyền.
Vào thời kỳ đó, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất Trung Hoa và tiếp tục tham vọng xâm chiếm vùng đất phía Nam của các bộ tộc người Việt. Quân Tần do Đồ Thư chỉ huy đã đánh chiếm nhiều vùng đất của Bách Việt, nhập vào lãnh thổ Trung Hoa.
Trước tình hình này, An Dương Vương đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tần của quân dân Âu Lạc. Khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt, Thục Phán lãnh đạo nhân dân chống giặc. Quân Tần đi đến đâu, nhân dân Việt làm vườn không nhà trống đến đó. Quân Tần dần lâm vào tình trạng suy yếu do thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân Tần đã kiệt sức thì quân Âu Lạc xuất trận. Đồ Thư mất mạng, quân Tần thua to, phải bỏ chạy về phương Bắc.
Sau chiến thắng, An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa nhằm củng cố thêm khả năng phòng thủ quân sự. Tòa thành này có cấu trúc độc đáo, theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, được củng cố bởi mạng lưới hào nước liên kết với nhau chạy dưới chân thành. An Dương Vương cũng phát triển thuỷ binh và cho chế tạo nhiều vũ khí lợi hại, tạo lợi thế quân sự vững chắc cho Cổ Loa.
Ít lâu sau, Triệu Đà đem quân sang đánh Âu Lạc. Nhờ sự chuẩn bị quân sự tốt và ưu thế của thành Cổ Loa, An Dương Vương đã chống cự hiệu quả cuộc xâm lược này.
Lý Nam Đế
Triệu Đà buộc phải dùng kế nội gián bằng cuộc kết hôn giữa con trai mình, Trọng Thủy, và con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Sau khi nắm được bí mật quân sự của An Dương Vương thông qua con trai, Triệu Đà đã thành công trong việc chinh phục Âu Lạc, buộc An Dương Vương bỏ chạy và tự tử, kết thúc thời kỳ An Dương Vương.
Lý Nam Đế (503 – 548) tên thật là Lý Bí, còn gọi là Lý Bôn, sinh ra trong hoàn cảnh nước Việt bị nhà Lương đô hộ. Có tư chất thông minh, thể chất mạnh khỏe từ nhỏ, khi lớn lên Lý Bí trở thành một người văn võ song toàn, Lý Bí được tôn lên làm thủ lĩnh địa phương.
Ông được Thứ sử Tiêu Tư nhà Lương mời ra làm chức Giám quân ở Đức châu (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay), nhưng do bất bình với các quan lại đô hộ tàn ác nên bỏ quan, về quê, chiêu binh mãi mã chống lại chính quyền đô hộ.
Được nhiều người hưởng ứng, lực lượng của Lý Bí lớn mạnh và thu phục được nhiều nhân vật xuất chúng như tù trưởng Triệu Túc cùng con là Triệu Quang Phục, Tinh Thiều, lão tướng Phạm Tu…
Lý Bí đã liên kết với các châu lân cận và cuối năm 541 chính thức khởi binh chống nhà Lương, khí thế rất mạnh. Tiêu Tư liệu không chống nổi quân Lý Bí, phải sai người mang của cải đến đút lót cho Lý Bí để được tha chạy thoát về Quảng Châu để quân của Lý Bí chiếm thành Long Biên.
Tháng 4/542, vua Lương Vũ Đế sai quân từ phường Bắc kết hợp với quân của các châu còn kiểm soát ở phía Nam tạo thành gọng kìm đánh Lý Bí. Lý Bí đã chủ động ra quân đánh trước, phá tan lực lượng quân Lương ở phía Nam đánh lui cuộc phản công của nhà Lương, làm chủ toàn bộ Giao Châu.
Cuối năm 542, quân Lương lại tiến sang, Lý Bí chủ động mang quân ra bán đảo Hợp Phố đón đánh khiến quân xâm lược thảm bại, 10 phần chết đến 6 - 7 phần. Sau chiến thắng này, Lý Bí kiểm soát thêm quận Hợp Phố (thuộc Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay).
Trong khi Lý Bí bận đối phó với nhà Lương ở phía Bắc thì tại phía Nam, vua nước Lâm Ấp “đục nước béo cò”, đem quân đánh Giao Châu vào tháng 5/543. Lý Bí sai Phạm Tu cầm quân đánh Lâm Ấp và thắng lớn.
Đầu năm 544, Lý Bí lên ngôi, tự xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Ô Diên (nay là xã Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội).
Đến năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên và Dương Phiêu sang đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế bị thua trận, giao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục.
Ông được Thứ sử Tiêu Tư nhà Lương mời ra làm chức Giám quân ở Đức châu (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay), nhưng do bất bình với các quan lại đô hộ tàn ác nên bỏ quan, về quê, chiêu binh mãi mã chống lại chính quyền đô hộ.
Được nhiều người hưởng ứng, lực lượng của Lý Bí lớn mạnh và thu phục được nhiều nhân vật xuất chúng như tù trưởng Triệu Túc cùng con là Triệu Quang Phục, Tinh Thiều, lão tướng Phạm Tu…
Lý Bí đã liên kết với các châu lân cận và cuối năm 541 chính thức khởi binh chống nhà Lương, khí thế rất mạnh. Tiêu Tư liệu không chống nổi quân Lý Bí, phải sai người mang của cải đến đút lót cho Lý Bí để được tha chạy thoát về Quảng Châu để quân của Lý Bí chiếm thành Long Biên.
Tháng 4/542, vua Lương Vũ Đế sai quân từ phường Bắc kết hợp với quân của các châu còn kiểm soát ở phía Nam tạo thành gọng kìm đánh Lý Bí. Lý Bí đã chủ động ra quân đánh trước, phá tan lực lượng quân Lương ở phía Nam đánh lui cuộc phản công của nhà Lương, làm chủ toàn bộ Giao Châu.
Cuối năm 542, quân Lương lại tiến sang, Lý Bí chủ động mang quân ra bán đảo Hợp Phố đón đánh khiến quân xâm lược thảm bại, 10 phần chết đến 6 - 7 phần. Sau chiến thắng này, Lý Bí kiểm soát thêm quận Hợp Phố (thuộc Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay).
Trong khi Lý Bí bận đối phó với nhà Lương ở phía Bắc thì tại phía Nam, vua nước Lâm Ấp “đục nước béo cò”, đem quân đánh Giao Châu vào tháng 5/543. Lý Bí sai Phạm Tu cầm quân đánh Lâm Ấp và thắng lớn.
Đầu năm 544, Lý Bí lên ngôi, tự xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Ô Diên (nay là xã Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội).
Đến năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên và Dương Phiêu sang đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế bị thua trận, giao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục.
Triệu Việt Vương
Triệu Quang Phục (?-571) là con Triệu Túc, tù trưởng huyện Chu Diên. Ông cùng cha theo Lý Nam Đế khởi nghĩa từ ngày đầu (541), có công lao đánh đuổi quân Lương về nước, được trao chức tả tướng quân nước Vạn Xuân.
Năm 546, sau khi Lý Nam Đế thua trận phải lui về động Khuất Lạo, Triệu Quang Phục được ủy thác việc nước, điều quân đi đánh Trần Bá Tiên của nhà Lương.
Tháng 1/547, ông lui về giữ đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trò, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Đầm này rộng, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có nền đất cao có thể ở được, bốn mặt bùn lầy, người ngựa khó đi, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhỏ chống sào đi lướt trên cỏ nước mới có thể vào được. Nếu không quen biết đường đi thì lạc không biết là đâu, lỡ rơi xuống nước liền bị rắn độc cắn chết.
Quang Phục thuộc rõ đường đi lối lại, đem hơn 2 vạn người vào đóng ở nền đất trong đầm và dùng chiến thuật du kích, ban ngày tuyệt không để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên cướp lương thực vũ khí làm kế cầm cự lâu dài.
Năm 550, nhà Lương có loạn Hầu Cảnh, gọi Trần Bá Tiên về. Triệu Quang phục tận dụng thời cơ tung quân ra đánh. Quân Lương tan vỡ chạy về nước. Triệu Quang Phục vào thành Long Biên và xưng làm Triệu Việt Vương.
Đến năm 571, một người cháu của Lý Nam Đế là Lý Phật Tử đã cướp ngôi Triệu Việt Vương, tiếp tục giữ được sự độc lập cho người Việt thêm 30 năm đến khi nhà Tùy sang đánh năm 602.
Năm 546, sau khi Lý Nam Đế thua trận phải lui về động Khuất Lạo, Triệu Quang Phục được ủy thác việc nước, điều quân đi đánh Trần Bá Tiên của nhà Lương.
Tháng 1/547, ông lui về giữ đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trò, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Đầm này rộng, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có nền đất cao có thể ở được, bốn mặt bùn lầy, người ngựa khó đi, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhỏ chống sào đi lướt trên cỏ nước mới có thể vào được. Nếu không quen biết đường đi thì lạc không biết là đâu, lỡ rơi xuống nước liền bị rắn độc cắn chết.
Quang Phục thuộc rõ đường đi lối lại, đem hơn 2 vạn người vào đóng ở nền đất trong đầm và dùng chiến thuật du kích, ban ngày tuyệt không để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên cướp lương thực vũ khí làm kế cầm cự lâu dài.
Năm 550, nhà Lương có loạn Hầu Cảnh, gọi Trần Bá Tiên về. Triệu Quang phục tận dụng thời cơ tung quân ra đánh. Quân Lương tan vỡ chạy về nước. Triệu Quang Phục vào thành Long Biên và xưng làm Triệu Việt Vương.
Đến năm 571, một người cháu của Lý Nam Đế là Lý Phật Tử đã cướp ngôi Triệu Việt Vương, tiếp tục giữ được sự độc lập cho người Việt thêm 30 năm đến khi nhà Tùy sang đánh năm 602.
Ngô Quyền
Ngô Quyền (898 - 944) sinh ra trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm. Ông lớn lên khi chính quyền đô hộ của nhà Đường đang suy yếu và tan rã, khó lòng khống chế các thế lực hào trưởng người Việt ở địa phương, do đó dẫn tới sự xác lập quyền lực của họ Khúc ở phủ thành Đại La vào năm 905 và họ Dương vào năm 931.
Sau khi trở thành con rể cho Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền được tin cậy giao cai quản Ái châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ để chiếm quyền, nhưng lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc nên đã cầu cứu nhà Nam Hán để bảo vệ quyền lực của mình.
Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy.
Lợi dụng chế độ thủy văn khắc nghiệt của sông Bạch Đằng, ông sai đóng cọc dưới lòng sông, đầu bịt sắt nhọn sao cho khi nước triều lên thì bãi cọc bị che lấp.
Khi cuộc chiến diễn ra, Ngô Quyền đã nhử quân Nam Hán vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền quân Nam Hán mắc cạn mới giao chiến. Kết quả, quân Nam Hán thua chạy, Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ, nhà Nam Hán phải từ bỏ giấc mộng xâm lược.
Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ cho Việt Nam. Ông không có miếu hiệu và thụy hiệu, sử sách xưa nay chỉ gọi ông là Tiền Ngô Vương. Kinh đô của triều đại mới không nằm ở Đại La mà chuyển sang Cổ Loa, kinh đô của nước Âu Lạc từ thời An Dương Vương một nghìn năm trước.
Sau khi trở thành con rể cho Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền được tin cậy giao cai quản Ái châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ để chiếm quyền, nhưng lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc nên đã cầu cứu nhà Nam Hán để bảo vệ quyền lực của mình.
Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy.
Lợi dụng chế độ thủy văn khắc nghiệt của sông Bạch Đằng, ông sai đóng cọc dưới lòng sông, đầu bịt sắt nhọn sao cho khi nước triều lên thì bãi cọc bị che lấp.
Khi cuộc chiến diễn ra, Ngô Quyền đã nhử quân Nam Hán vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền quân Nam Hán mắc cạn mới giao chiến. Kết quả, quân Nam Hán thua chạy, Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ, nhà Nam Hán phải từ bỏ giấc mộng xâm lược.
Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ cho Việt Nam. Ông không có miếu hiệu và thụy hiệu, sử sách xưa nay chỉ gọi ông là Tiền Ngô Vương. Kinh đô của triều đại mới không nằm ở Đại La mà chuyển sang Cổ Loa, kinh đô của nước Âu Lạc từ thời An Dương Vương một nghìn năm trước.
Đinh Tiên Hoàng
Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924 ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình) vào thời kỳ đất nước bị nhà Ngô đô hộ. Ông là con của Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ. Từ bé ông đã mê đánh trận giả và tỏ ra là người có khả năng chỉ huy.
Sau các biến động chính trị dồn dập, tình hình đất nước trở nên rối loạn và từ năm 966 hình thành 12 sứ quân cát cứ nhiều vùng, sử gọi là loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp dân chúng ở vùng Hoa Lư, cùng con trai là Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Minh Công tức Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình).
Sau các biến động chính trị dồn dập, tình hình đất nước trở nên rối loạn và từ năm 966 hình thành 12 sứ quân cát cứ nhiều vùng, sử gọi là loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp dân chúng ở vùng Hoa Lư, cùng con trai là Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Minh Công tức Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình).
Sau khi Trần Minh Công mất, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền, đưa quân về Hoa Lư, chiêu mộ binh lính, chống nhà Ngô và các sứ quân khác. Chỉ trong vài năm, ông lần lượt đánh thắng 11 sứ quân khác, được xưng tụng là Vạn Thắng Vương.
Sau khi xóa bỏ tình trạng cát cứ, năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, niên hiệu Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Ông là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.
Đinh Tiên Hoàng ở ngôi đến năm 979 thì mất. Theo chính sử, một viên quan là Đỗ Thích mơ thấy sao rơi vào miệng, tưởng là điềm báo được làm vua nên đã giết chết cả Đinh Tiên Hoàng và Thái tử Đinh Liễn.
Sau khi xóa bỏ tình trạng cát cứ, năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, niên hiệu Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Ông là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.
Đinh Tiên Hoàng ở ngôi đến năm 979 thì mất. Theo chính sử, một viên quan là Đỗ Thích mơ thấy sao rơi vào miệng, tưởng là điềm báo được làm vua nên đã giết chết cả Đinh Tiên Hoàng và Thái tử Đinh Liễn.
Lê Đại Hành
Lê Hoàn sinh năm 941, quê quán chưa được xác định rõ ràng. Mồ côi từ nhỏ, ông được một vị quan là Lê Đột nhận về nuôi, lớn lên đi theo đội quân của Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn, lập được nhiều chiến công.
Sau khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi năm 968, Lê Hoàn được giao chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ Việt, trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư. Lúc đó ông mới 27 tuổi.
Năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính cho Vệ vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Tranh chấp quyền lực đã xảy ra giữa phe của Lê Hoàn và một số đại thần thân cận của Đinh Tiên Hoàng. Lê Hoàn đã giết chết các đối thủ và củng cố sự kiểm soát triều đình.
Thấy triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống ý định cho quân tiến vào đánh chiếm Đại Cồ Việt, nhiều lần viết thư sang dụ và đe dọa triều Đinh bắt phải quy phụ đầu hàng.
Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga cùng các tướng lĩnh và triều thần đã tôn Lê Hoàn lên làm vua. Lê Hoàn lên ngôi (sử thường gọi là Lê Đại Hành), lấy niên hiệu là Thiên Phúc.
Đầu năm 981, vua nhà Tống phát quân sang đánh Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành đã lãnh đạo quân dân đánh bại quân Tống ở các trận Bạch Đằng, Tây Kết, giết và bắt sống nhiều tướng giặc chủ chốt, khiến quân Tống phải tháo chạy về nước.
Trong vòng 26 năm trị vì, Lê Đại Hành là người đặc biệt quan tâm đến vùng đất phía Nam. Ông đã tiến hành nhiều hoạt động quân sự lớn, đích thân cầm quân đánh dẹp sự nổi dậy của các thế lực cát cứ và xâm lấn, không chỉ bảo vệ vững chắc biên giới, mà còn trực tiếp chuẩn bị cho quá trình Nam tiến của người Việt. Lê Đại Hành mất năm 1005, thọ 65 tuổi.
Sau khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi năm 968, Lê Hoàn được giao chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ Việt, trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư. Lúc đó ông mới 27 tuổi.
Năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính cho Vệ vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Tranh chấp quyền lực đã xảy ra giữa phe của Lê Hoàn và một số đại thần thân cận của Đinh Tiên Hoàng. Lê Hoàn đã giết chết các đối thủ và củng cố sự kiểm soát triều đình.
Thấy triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống ý định cho quân tiến vào đánh chiếm Đại Cồ Việt, nhiều lần viết thư sang dụ và đe dọa triều Đinh bắt phải quy phụ đầu hàng.
Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga cùng các tướng lĩnh và triều thần đã tôn Lê Hoàn lên làm vua. Lê Hoàn lên ngôi (sử thường gọi là Lê Đại Hành), lấy niên hiệu là Thiên Phúc.
Đầu năm 981, vua nhà Tống phát quân sang đánh Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành đã lãnh đạo quân dân đánh bại quân Tống ở các trận Bạch Đằng, Tây Kết, giết và bắt sống nhiều tướng giặc chủ chốt, khiến quân Tống phải tháo chạy về nước.
Trong vòng 26 năm trị vì, Lê Đại Hành là người đặc biệt quan tâm đến vùng đất phía Nam. Ông đã tiến hành nhiều hoạt động quân sự lớn, đích thân cầm quân đánh dẹp sự nổi dậy của các thế lực cát cứ và xâm lấn, không chỉ bảo vệ vững chắc biên giới, mà còn trực tiếp chuẩn bị cho quá trình Nam tiến của người Việt. Lê Đại Hành mất năm 1005, thọ 65 tuổi.
Lý Thánh Tông
Lý Thánh Tông (1023 - 1072) là vị vua thứ ba của nhà Lý. Ông tên thật là Lý Nhật Tôn, là con trưởng của Lý Thái Tông, mẹ là Kim Thiên thái hậu Mai Thị. Không chỉ nổi tiếng là một minh quân có nhiều đức độ trong lịch sử Việt Nam, ông còn là một nhà quân sự lỗi lạc.
Trong thời kỳ trị vì của vua cha Lý Thái Tông, Lý Nhật Tôn đã nhiều lần cầm quân đi dẹp loạn, bảo vệ biên cương và lập nhiều chiến công, được sử sách ghi nhận như dẹp bạo loạn ở Lâm Tây năm 1037, khi mới 15 tuổi, đánh châu Văn năm 1042, châu Ái năm 1043.
Sau khi Lý Thái Tông băng hà năm 1054, Lý Thánh Tông lên ngôi, tiếp tục ổn định tình hình trong nước và chú trọng mở rộng cương thổ. Quân đội dưới thời gian ông trị vì được tổ chức rất chặt chẽ và quy củ, có tiếng thiện chiến, nhiều lần đánh đuổi quân Tống ở biên cương phía Bắc vào các năm 1059 -1060, khiến nhà Tống phải nể sợ.
Trong thời kỳ trị vì của vua cha Lý Thái Tông, Lý Nhật Tôn đã nhiều lần cầm quân đi dẹp loạn, bảo vệ biên cương và lập nhiều chiến công, được sử sách ghi nhận như dẹp bạo loạn ở Lâm Tây năm 1037, khi mới 15 tuổi, đánh châu Văn năm 1042, châu Ái năm 1043.
Sau khi Lý Thái Tông băng hà năm 1054, Lý Thánh Tông lên ngôi, tiếp tục ổn định tình hình trong nước và chú trọng mở rộng cương thổ. Quân đội dưới thời gian ông trị vì được tổ chức rất chặt chẽ và quy củ, có tiếng thiện chiến, nhiều lần đánh đuổi quân Tống ở biên cương phía Bắc vào các năm 1059 -1060, khiến nhà Tống phải nể sợ.
Do nước Chiêm Thành phía Nam hay sang quấy nhiễu, năm 1069 vua Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh. Đánh lần đầu không thành công, ông đem quân trở về. Đi nửa đường vua nghe thấy nhân dân khen bà Nguyên phi Ỷ Lan (vợ thứ của vua) ở nhà giám quốc, trong nước được yên trị, liền nghĩ bụng: "Người đàn bà trị nước còn được như thế, mà mình đi đánh Chiêm Thành không thành công, thế ra đàn ông hèn lắm sao?". Vua lại đem quân trở lại đánh và bắt được vua Chiêm Thành là Chế Củ.
Chế Củ đã phải dâng đất ba châu là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính (ngày nay thuộc các huyện Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình và huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị) cho Đại Việt để chuộc tội.
Chế Củ đã phải dâng đất ba châu là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính (ngày nay thuộc các huyện Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình và huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị) cho Đại Việt để chuộc tội.
Trần Nhân Tông
Vua Trần Nhân Tông (1258 - 1308), tên thật Trần Khâm, là vị vua thứ ba của nhà Trần. Ông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông với Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần Thị Thiều, được vua cha nhường ngôi vào năm 1278.
Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam, là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và có vai trò lãnh đạo quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2 và 3.
Trong cả 2 lần kháng chiến vào các năm 1285 và 1288, vua Trần Nhân Tông đã đóng vai trò của một ngọn cờ đoàn kết dân tộc, lãnh đạo quân dân Đại Việt vượt nhiều thời khắc khó khăn, đưa cuộc chiến đấu tới thắng lợi cuối cùng. Trong các cuộc chiến này, nhà vua đã nhiều lần trực tiếp cầm quân đánh trận như một vị tướng dũng cảm, vừa đưa ra được những quyết sách đúng đắn trong vai trò của một nhà chiến lược tài giỏi.
Ngoài cuộc đối đầu với người Mông Cổ, vào năm 1290, nhà vua cũng thân chinh đi đánh dẹp quân Ai Lao, những kẻ thường hay quấy nhiễu biên giới, bảo vệ vững chắc bờ cõi phía Tây.
Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam, là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và có vai trò lãnh đạo quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2 và 3.
Trong cả 2 lần kháng chiến vào các năm 1285 và 1288, vua Trần Nhân Tông đã đóng vai trò của một ngọn cờ đoàn kết dân tộc, lãnh đạo quân dân Đại Việt vượt nhiều thời khắc khó khăn, đưa cuộc chiến đấu tới thắng lợi cuối cùng. Trong các cuộc chiến này, nhà vua đã nhiều lần trực tiếp cầm quân đánh trận như một vị tướng dũng cảm, vừa đưa ra được những quyết sách đúng đắn trong vai trò của một nhà chiến lược tài giỏi.
Ngoài cuộc đối đầu với người Mông Cổ, vào năm 1290, nhà vua cũng thân chinh đi đánh dẹp quân Ai Lao, những kẻ thường hay quấy nhiễu biên giới, bảo vệ vững chắc bờ cõi phía Tây.
Vua Trần Nhân Tông qua đời năm 1308 tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử, Đông Triều, Quảng Ninh.
Lê Thái Tổ
Lê Lợi sinh năm 1385 ở vùng đất Lam Sơn, Thanh Hóa, vào cuối đời nhà Trần - giai đoạn lịch sử rối ren của đất nước. Năm 1400, Hồ Quý Ly phế Truất nhà Trần, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ. Năm 1407 nhà Hồ sụp đổ trước sự xâm lược của quân Minh, nước Việt một lần nữa nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc.
Năm 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt, đồng chí hướng chính thức phất ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn, kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh đuổi quân xâm lược Minh cứu nước.
Trong những năm đầu tiên, cuộc khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn, Lê Lợi và nghĩa quân thường phải lẩn trốn trong rừng núi. Năm 1424, khi quân lực được củng cố, Lê Lợi quyết định đưa quân vào đồng bằng Nghệ An. Sau nhiều trận thắng, đến cuối năm 1425, ông làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào, các thành của đối phương đều bị bao vây.
Từ tháng 8/1426, Lê Lợi cho quân tiến ra Bắc. Đội quân của ông thắng lớn ở Tốt Động, Chúc Động và vây hãm thành Đông Quan.
Năm 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt, đồng chí hướng chính thức phất ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn, kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh đuổi quân xâm lược Minh cứu nước.
Trong những năm đầu tiên, cuộc khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn, Lê Lợi và nghĩa quân thường phải lẩn trốn trong rừng núi. Năm 1424, khi quân lực được củng cố, Lê Lợi quyết định đưa quân vào đồng bằng Nghệ An. Sau nhiều trận thắng, đến cuối năm 1425, ông làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào, các thành của đối phương đều bị bao vây.
Từ tháng 8/1426, Lê Lợi cho quân tiến ra Bắc. Đội quân của ông thắng lớn ở Tốt Động, Chúc Động và vây hãm thành Đông Quan.
Cuối năm 1427, vua Minh điều một lực lượng viện binh lớn sang nước Việt. Lê Lợi chủ động đánh chặn các đạo quân này và giành thắng lợi lớn trong trận Chi Lăng - Xương Giang. Các cánh viện binh còn lại nghe tin, hoảng hốt rút về phương Bắc.
Sau thất bại này, quân Minh xin giảng hòa để rút quân. Lê Lợi muốn giữ hòa khí nên đồng ý để quân xâm lược về nước và sai Nguyễn Trãi thảo bài Bình Ngô đại cáo để bá cáo cho thiên hạ biết về việc đánh quân Minh.
Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế năm 1428, tức là vua Lê Thái Tổ, chính thức dựng lên vương triều nhà Lê. Ông khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long và đổi tên Thăng Long thành Đông Kinh vào năm 1430. Lê Thái Tổ băng hà năm 1433, hưởng thọ 49 tuổi.
Sau thất bại này, quân Minh xin giảng hòa để rút quân. Lê Lợi muốn giữ hòa khí nên đồng ý để quân xâm lược về nước và sai Nguyễn Trãi thảo bài Bình Ngô đại cáo để bá cáo cho thiên hạ biết về việc đánh quân Minh.
Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế năm 1428, tức là vua Lê Thái Tổ, chính thức dựng lên vương triều nhà Lê. Ông khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long và đổi tên Thăng Long thành Đông Kinh vào năm 1430. Lê Thái Tổ băng hà năm 1433, hưởng thọ 49 tuổi.
Lê Thánh Tông
Lê Thánh Tông (1442 - 1497) tên thật là Lê Tư Thành, là vị hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê. Tư Thành là con thứ 4 của vua Lê Thái Tông và bà tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao. Ông lên ngôi năm 1460, sau cuộc đảo chính do Nguyễn Xí và Đinh Liệt cầm đầu, giết chết vua Lê Nghi Dân.
Trong thời gian trị vì, Lê Thánh Tông nổi tiếng là vị minh quân, người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông đã để lại nhiều dấu ấn trên phương diện quân sự trong lịch sử Việt Nam.
Sau khi lên ngôi, vua ra sắc chỉ đầu tiên là chỉnh đốn lại quân đội để tăng cường khả năng bảo vệ đất nước. Ông thường thân chinh đi tuần phòng ở các vùng biên ải xa xôi, trở thành tấm gương tốt cho các quan phụ trách võ bị.
Vũ khí quân sự dưới thời Lê Thánh Tông đã có những tiến bộ vượt bậc, do vốn có các kỹ thuật và sáng chế cùng kĩ năng chế tạo vũ khí cực kì tinh xảo của Đại Việt thời nhà Hồ, kết hợp với số vũ khí khá tân tiến thu được trước đây trong cuộc kháng chiến với nhà Minh.
Đó là cơ sở để vua Lê Thánh Tông giành những thắng lợi quan trọng trong các hoạt động quân sự của mình. Đó là công cuộc Nam tiến, mở mang bờ cõi Đại Việt bằng cách đánh chiếm kinh đô của vương quốc Chiêm Thành năm 1471, sáp nhập một phần lãnh thổ Chiêm Thành (từ đèo Hải Vân tới bắc Phú Yên ngày nay) vào Đại Việt; đồng thời có cuộc hành quân toàn thắng về phía Tây đất nước vào năm 1479.
Năm 1497 vua Lê Thánh Tông băng hà vì lâm bệnh nặng.
Trong thời gian trị vì, Lê Thánh Tông nổi tiếng là vị minh quân, người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông đã để lại nhiều dấu ấn trên phương diện quân sự trong lịch sử Việt Nam.
Sau khi lên ngôi, vua ra sắc chỉ đầu tiên là chỉnh đốn lại quân đội để tăng cường khả năng bảo vệ đất nước. Ông thường thân chinh đi tuần phòng ở các vùng biên ải xa xôi, trở thành tấm gương tốt cho các quan phụ trách võ bị.
Vũ khí quân sự dưới thời Lê Thánh Tông đã có những tiến bộ vượt bậc, do vốn có các kỹ thuật và sáng chế cùng kĩ năng chế tạo vũ khí cực kì tinh xảo của Đại Việt thời nhà Hồ, kết hợp với số vũ khí khá tân tiến thu được trước đây trong cuộc kháng chiến với nhà Minh.
Đó là cơ sở để vua Lê Thánh Tông giành những thắng lợi quan trọng trong các hoạt động quân sự của mình. Đó là công cuộc Nam tiến, mở mang bờ cõi Đại Việt bằng cách đánh chiếm kinh đô của vương quốc Chiêm Thành năm 1471, sáp nhập một phần lãnh thổ Chiêm Thành (từ đèo Hải Vân tới bắc Phú Yên ngày nay) vào Đại Việt; đồng thời có cuộc hành quân toàn thắng về phía Tây đất nước vào năm 1479.
Năm 1497 vua Lê Thánh Tông băng hà vì lâm bệnh nặng.
Chúa Nguyễn Hoàng
Nguyễn Hoàng (1525 - 1613) là con trai thứ hai của An Thành Hầu Nguyễn Kim, sinh ra ở Thanh Hóa. Ông là vị chúa đầu tiên trong số 9 chúa Nguyễn trước khi nhà Nguyễn hình thành.
Dưới triều Lê trung hưng, Nguyễn Hoàng là một tướng tài lập nhiều công lớn. Năm 1545, cha ông là Nguyễn Kim bị Dương Chấp Nhất đầu độc, quyền lực trong triều rơi vào tay anh rể ông là Trịnh Kiểm. Sau này, anh ruột của ông là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm giết.
Do lo sợ bị sát hại, Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá (khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế ngày nay). Năm 1558, ông cùng gia quyến và một số người dân Thanh - Nghệ đi vào Nam. Ông xưng chúa, lập thủ phủ ban đầu là xã Ái Tử, huyện Đăng Xương (nay thuộc huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị.
Từ đó cho đến đầu những năm 1600, Nguyễn Hoàng lo phát triển và củng cố lực lượng, từng bước trở thành một thế lực độc lập với họ Trịnh.
Để mở rộng bờ cõi, năm 1611 ông đã thực hiện cuộc Nam tiến, chiếm đất từ đèo Cù Mông (bắc Phú Yên) đến đèo Cả (bắc Khánh Hòa) của vương quốc Chăm-pa đang suy yếu, lập thành phủ Phú Yên. Trong thời gian Nguyễn Hoàng tiến hành Nam tiến, giang sơn họ Nguyễn trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (nam Hà Tĩnh) tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), bây giờ là vùng cực Nam Phú Yên.
Các sử gia đời sau coi Nguyễn Hoàng là người tiên phong trong việc mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía Nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương Nam của 9 chúa Nguyễn, tạo tiền đề cho việc thành lập vương triều nhà Nguyễn.
Dưới triều Lê trung hưng, Nguyễn Hoàng là một tướng tài lập nhiều công lớn. Năm 1545, cha ông là Nguyễn Kim bị Dương Chấp Nhất đầu độc, quyền lực trong triều rơi vào tay anh rể ông là Trịnh Kiểm. Sau này, anh ruột của ông là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm giết.
Do lo sợ bị sát hại, Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá (khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế ngày nay). Năm 1558, ông cùng gia quyến và một số người dân Thanh - Nghệ đi vào Nam. Ông xưng chúa, lập thủ phủ ban đầu là xã Ái Tử, huyện Đăng Xương (nay thuộc huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị.
Từ đó cho đến đầu những năm 1600, Nguyễn Hoàng lo phát triển và củng cố lực lượng, từng bước trở thành một thế lực độc lập với họ Trịnh.
Để mở rộng bờ cõi, năm 1611 ông đã thực hiện cuộc Nam tiến, chiếm đất từ đèo Cù Mông (bắc Phú Yên) đến đèo Cả (bắc Khánh Hòa) của vương quốc Chăm-pa đang suy yếu, lập thành phủ Phú Yên. Trong thời gian Nguyễn Hoàng tiến hành Nam tiến, giang sơn họ Nguyễn trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (nam Hà Tĩnh) tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), bây giờ là vùng cực Nam Phú Yên.
Các sử gia đời sau coi Nguyễn Hoàng là người tiên phong trong việc mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía Nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương Nam của 9 chúa Nguyễn, tạo tiền đề cho việc thành lập vương triều nhà Nguyễn.
Năm 1613, ông lâm bệnh nặng và qua đời. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái tổ Gia Dụ hoàng đế.
Hoàng đế Quang Trung
Quang Trung - Nguyễn Huệ (1753 - 1792) là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ông cùng hai người anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ là con của Nguyễn Phi Phúc một người chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt.
Năm 1971, lấy lý do chống lại sự áp bức của quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ cất binh khởi nghĩa, xây dựng căn cứ chống chính quyền chúa Nguyễn tại Tây Sơn. Nguyễn Huệ đã chứng tỏ được tài quân sự xuất chúng của mình trong cuộc chiến này, giúp quân Tây Sơn đánh bại chúa Nguyễn đầu những năm 1780.
Dưới danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”, quân của Nguyễn Huệ cũng tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn họ Trịnh, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía Nam.
Sau các thất bại lớn, Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm dẫn đến trận Rạch Gầm - Xoài Mút đầu năm 1785. Đây là một trận đánh lớn trên sông giữa liên quân Xiêm - Nguyễn và quân Tây Sơn tại khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang) với kết quả toàn thắng thuộc về quân Tây Sơn.
Sau khi Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà”, đưa quân Thanh về cướp nước, ngày 22/12/1788, Nguyễn Huệ đã lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung và ngay hôm sau thực hiện một cuộc hành quân thần tốc ra miền Bắc để đánh quân Thanh. Quân Tây Sơn tiến như vũ bão và đánh bại kẻ thù trong trận quyết chiến ở Ngọc Hồi - Đống Đa vào đầu xuân Ký Dậu 1789.
Sau khi đẩy lùi quân xâm lược phương Bắc, hoàng đế Quang Trung dốc sức cho cuộc chiến cuối cùng với Nguyễn Ánh để thống nhất đất nước. Kế hoạch này đã không bao giờ được hoàn thành do ông đột ngột qua đời năm 1792 ở tuổi 40. Sau cái chết của hoàng đế Quang Trung, nhà Tây Sơn suy yếu và nhanh chóng sụp đổ
Chưa từng biết đến thất bại trên chiến trận, hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ được ghi nhận như một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất của lịch sử Việt Nam.
Năm 1971, lấy lý do chống lại sự áp bức của quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ cất binh khởi nghĩa, xây dựng căn cứ chống chính quyền chúa Nguyễn tại Tây Sơn. Nguyễn Huệ đã chứng tỏ được tài quân sự xuất chúng của mình trong cuộc chiến này, giúp quân Tây Sơn đánh bại chúa Nguyễn đầu những năm 1780.
Dưới danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”, quân của Nguyễn Huệ cũng tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn họ Trịnh, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía Nam.
Sau các thất bại lớn, Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm dẫn đến trận Rạch Gầm - Xoài Mút đầu năm 1785. Đây là một trận đánh lớn trên sông giữa liên quân Xiêm - Nguyễn và quân Tây Sơn tại khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang) với kết quả toàn thắng thuộc về quân Tây Sơn.
Sau khi Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà”, đưa quân Thanh về cướp nước, ngày 22/12/1788, Nguyễn Huệ đã lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung và ngay hôm sau thực hiện một cuộc hành quân thần tốc ra miền Bắc để đánh quân Thanh. Quân Tây Sơn tiến như vũ bão và đánh bại kẻ thù trong trận quyết chiến ở Ngọc Hồi - Đống Đa vào đầu xuân Ký Dậu 1789.
Sau khi đẩy lùi quân xâm lược phương Bắc, hoàng đế Quang Trung dốc sức cho cuộc chiến cuối cùng với Nguyễn Ánh để thống nhất đất nước. Kế hoạch này đã không bao giờ được hoàn thành do ông đột ngột qua đời năm 1792 ở tuổi 40. Sau cái chết của hoàng đế Quang Trung, nhà Tây Sơn suy yếu và nhanh chóng sụp đổ
Chưa từng biết đến thất bại trên chiến trận, hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ được ghi nhận như một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất của lịch sử Việt Nam.
Nhận xét
Đăng nhận xét