Chuyển đến nội dung chính

Tống Thị “gạ tình” em chồng



Tống Thị là một người đàn bà tham vọng và biết tận dụng sắc đẹp trời ban để tìm cách đạt được tham vọng của mình.
Gái góa “gạ tình” em chồng
Tống Thị là vợ của Nguyễn Phúc Anh - hoàng tử thứ 3 của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, trấn thủ Quảng Nam. Đó là một người đàn bà đẹp sắc nước hương trời, duyên dáng, gợi cảm, có tài ăn nói và giỏi lấy lòng người.

Trong bối cảnh “tranh tối tranh sáng” thời Lê mạt Nguyễn sơ, âm mưu nổi loạn của Nguyễn Phúc Anh khi chúa Sãi mất (năm 1635), chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan lên ngôi đã bị phá hỏng. Nguyễn Phúc Anh bị xử chết và Tống Thị trở thành góa phụ.

Không chấp nhận hoàn cảnh mất chồng, mất quyền lực, Tống Thị tìm cách quyến rũ chúa Thượng (em chồng) để thỏa mãn tham vọng về quyền lực và của cải. Nghĩ là làm, Tống Thị đã xin vào cung dâng tặng chúa chuỗi hoa vòng ngọc liên châu, và không ngừng than khóc về tình cảnh góa bụa đáng thương của mình. Chúa vừa cầm thứ “bùa yêu” ấy lên đã thấy lòng dạ lâng lâng, bèn đem lòng thương cảm người đàn bà đẹp không may mắn ấy. Chẳng bao lâu sau, Tống Thị được tự do ra vào Vương phủ và cặp đôi chị dâu em chồng đêm ngày đắm chìm trong hoan lạc ái ân. Công cuộc gạ tình thành công mỹ mãn.
Tống Thị “gạ tình” em chồng - 1
Chẳng bao lâu sau, Tống Thị được tự do ra vào Vương phủ và cặp đôi chị dâu em chồng đêm ngày đắm chìm trong hoan lạc ái ân. Công cuộc gạ tình thành công mỹ mãn.
(ảnh minh họa)
Được chúa sủng ái, Tống Thị liên tục xúi giục chúa trừng trị những cận thần trung nghĩa dám can gián chúa hoặc miệt thị những việc làm bất chính của bà. Bên cạnh đó, việc nhận hối lộ từ nịnh thần và bóc lột dân đen không thương tiếc đã đem lại cho bà một tài sản kếch xù. Khả năng “chọc trời khuấy nước” của Tống Thị đã biến Nguyễn Phúc Lan từ một vị chúa nhân hậu thành một bạo chúa hiếu sát và dâm loạn, bỏ bê việc cai trị đất nước.

Xoay chuyển tình thế nhờ “của trời cho”

Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan bị Tống Thị làm cho mê muội và lung lạc một thời gian dài, mãi cho đến khi có người nội tán họ Phạm liều thân vào phủ chúa, khẳng khái tâu bày phản đối việc chúa vì đam mê dâm phụ mà xem nhẹ đạo lý, làm khổ muôn dân rồi tuẫn tiết tại chỗ thì chúa bừng tỉnh. Tống Thị bị thất sủng.
Tống Thị “gạ tình” em chồng - 2
Trịnh Tráng khoái chí tức tốc tổ chức cuộc Nam phạt để làm đẹp lòng Tống Thị, và nhanh chóng rước người đẹp về vui vầy. (ảnh minh họa)
Tống Thị vô cùng uất hận, tìm cách trả thù với mong muốn phá đổ toàn bộ cơ nghiệp của chúa Nguyễn ở xứ Đàng trong. Bà bèn gửi chuỗi hoa và mật thư cho chúa Trịnh Tráng ở Đàng ngoài, thỉnh cầu Trịnh Tráng đem quân đánh Thuận Hóa, bà tình nguyện cống hiến hết gia sản để nuôi quân, nếu thành công, bà sẽ về hầu hạ chúa Trịnh.

Trịnh Tráng khoái chí tức tốc tổ chức cuộc Nam phạt để làm đẹp lòng Tống Thị, và nhanh chóng rước người đẹp về vui vầy. Trận đầu, quân Nguyễn đại bại vì bất ngờ. Nhưng tài năng thao lược của thế tử Nguyễn Phúc Tần và các tướng giỏi đã đập tan âm mưa của Tống Thị. Trịnh Tráng đành bại trận ra về, từ bỏ ước mơ xâm chiếm Thuận Hóa.

Kết cục bi thảm
Vỡ mộng trả thù, âm mưu bại lộ, Tống Thị bị chém và bêu đầu giữa chợ. Toàn bộ gia sản khổng lồ của bà bị tịch thu để phân phát cho quân, dân trong vùng. Âu đó cũng là sự trừng trị thích đáng đối với một người đàn bà đẹp có nhiều tham vọng, dâm loạn, khôn ngoan và tàn ác như Tống Thị.

Tống thị - người đàn bà "chọc trời khuấy nước" xứ đàng trong

Tống Thị được coi là người đàn bà "chọc trời khuấy nước" trong lịch sử xứ Đàng Trong nửa đầu thế kỷ XVII, dưới thời các chúa Hy Tông (Nguyễn Phước Nguyên - chúa Sãi), Thần Tông (Nguyễn Phước Lan - chúa Thượng) và Thái Tông (Nguyễn Phước Tần - chúa Hiền).


Chính sử triều Nguyễn chỉ có vài dòng vắn tắt cho biết, Tống Thị là vợ của Nguyễn Phúc Anh (Kỳ), trấn thủ Quảng Nam, con dâu chúa Sãi; chị dâu và tình nhân của chúa Thượng, nhưng về sau, tư thông với Chưởng dinh Nguyễn Phúc Trung (em ruột chúa Thượng) nhằm mưu toan tạo phản. Kết cục, bà bị chúa Hiền xử tử.

Người đàn bà tham vọng!

Dù bị liệt vào loại "nghịch thần", song sử sách vẫn phải khen ngợi nhan sắc tuyệt trần cùng tài ăn nói của dâm phụ Tống Thị - người đàn bà ghê gớm trong bối cảnh tranh tối tranh sáng của "Lê mạt Nguyễn sơ". 

Sách Đại Nam Thực lục tiền biên chép: "Tống Phước Thông (bấy giờ làm cai cơ) trốn về với họ Trịnh. Con gái đầu của Phước Thông là Tống Thị lấy hoàng tử Kỳ, sinh được ba con trai. Phước Thông mừng cho rằng, sau này được vinh hiển. Khi Kỳ mất, Phước Thông đại thất vọng, bèn dẫn gia quyến lẻn ra ngoài cửa Eo (nay là cửa biển Thuận An) trốn đi, duy có Tống Thị ở lại".



Tống thị được coi là người đàn bà "chọc trời khuấy nước" trong lịch sử xứ Đàng Trong nửa đầu thế kỷ XVII. Ảnh minh họa

Giống những người đàn bà lừng danh trong lịch sử, Tống thị hành động theo sức đẩy của hai tham vọng lớn: quyền lực và của cải. Để leo lên đỉnh cao quyền lực, bà không từ thủ đoạn nào, bất chấp luân thường đạo lý. Để làm giàu, bà lợi dụng quyền lực và câu kết với gian thương, ra sức bóc lột nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp, tạo nên một gia sản "nhất nhì ở Đàng Trong, giàu chỉ kém Chúa". Và dường như thương trường càng nghiệt ngã càng làm cho bà thêm ý chí, nghị lực và thủ đoạn để vươn lên.

Dụng "của trời cho"... lung lạc đấng quân vương

Tống Thị có bí quyết "sát" quân vương "độc nhất vô nhị"! Một số tài liệu cho biết, "ngải yêu" của Thị là chuỗi hoa vòng ngọc liên châu. Vào năm Kỷ Mão (1639), Tống Thị đã dâng chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan thứ bùa đó. Chúa cầm lên ngửi thấy mùi hương thơm ngát, lòng dạ bắt đầu "phiêu phiêu". Thêm nữa, mỹ nhân sụp lạy dưới thềm, thưa trình về tình cảnh goá bụa thảm thiết, khiến chúa cho phép người đẹp được tự do vào ra vương phủ… Lòng say mê dâng cao qua những lần gặp gỡ và em chồng - chị dâu đi vào ái ân hoan lạc bất luận đêm ngày…

Được chúa Thượng sủng ái, Thị càng lúc càng lộng hành, xui khiến chúa làm nhiều việc thất đức. Từ đấng quân vương, chúa Thượng bỗng thành bạo chúa và ngày càng tiến xa hơn trên đường tội ác. Để tránh họa suy vong, các triều thần không ngừng can gián... Cuối cùng, do lời điều trần của Phạm Nội tán, Tống Thị bị thất sủng. Ngày đêm "yêu nữ" tìm mưu tính kế trả thù. Thị nghĩ phải làm sao cho sụp đổ toàn cơ nghiệp của họ hàng chúa Nguyễn xứ Đàng trong mới hả dạ.
Nghĩ là làm, dâm phụ đã viết một mật thư kèm theo xâu chuỗi trăm hoa, sai người tâm phúc đem ra cho thân phụ Tống Phúc Thông, nhờ dâng lên tận tay chúa Trịnh Tráng. Nội dung lá thư nói lên lời thỉnh cầu khẩn thiết xin Trịnh Tráng sớm cất quân tiến vào đánh Thuận Hóa, bà nguyện sẽ đem hết gia sản lớn lao của mình ra lo việc nuôi quân. Cuộc Nam phạt thành công, bà xin về Đàng ngoài hầu hạ Chúa. 

Trịnh Tráng xem thư rất thích chí, lại ngửi mùi hương của chuỗi hoa, bỗng cảm thấy bần thần xao xuyến… càng nhìn nét chữ càng mơ tưởng đến mỹ nhân nơi phương trời, lòng rộn rã mến thương, nhớ nhung và nôn nóng mong được thấy dung nhan để vui vầy cá nước. Trong niềm khát khao, chúa Trịnh gấp rút tổ chức cuộc Nam phạt để làm đẹp lòng Tống Thị.

Bị đánh bất ngờ, quân Nguyễn thua to. Quân Trịnh chiếm được Nam Bố Chánh, hạ được lũy Thầy, đóng quân tại Võ Xá, nên chắc mẩm sẽ đánh tan quân Nguyễn. Nào ngờ, với một trăm thớt voi uy vũ lẫm liệt dưới quyền điều khiển của thế tử Nguyễn Phúc Tần cùng với quyết tâm của các hổ tướng: Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Dật, quân Nguyễn đã lật ngược thế cờ. Bị phản công như vũ bão, Trịnh quân rối loạn hàng ngũ, đạp lên nhau chạy không còn manh giáp về tận bờ bắc sông Linh… Trịnh Tráng thêm một lần vỡ mộng xâm lấn đất Thuận Hóa!

Bị xử tử dưới tay chúa Hiền

Vỡ mộng "vàng", lại thêm chuyện chúa Thượng đột ngột mất, thế tử Nguyễn Phúc Tần, 28 tuổi, đã có kinh nghiệm trong việc trị quốc, đã lập nhiều chiến công bình Chiêm, thắng Trịnh, đuổi giặc Ô Lan ngoài biển Đông…lên kế nghiệp Vương. Lúc đó, tân chúa trở thành mối đe dọa của Tống Thị và gian phụ lại phải hoạch định một âm mưu mới để đối phó.

Tống Thị nhắm vào Nguyễn Phúc Trung và nghĩ là chỉ có ông ta mới lật đổ được cháu mình. Sử sách chép rằng, vì thấy Tống Thị làm chuyện bậy bạ nên Trung muốn trừ đi. Tống Thị sợ, bèn tìm cách tư thông với Trung. Thế là, với kỹ thuật ái ân “tía rụng hồng rơi”, dâm phụ đã chinh phục được lòng nịch ái, đắm say của một võ quan hung bạo và sau đó, xúi Trung đứng ra làm phản, bắt mối với Đàng Ngoài. 

"Việc bị bại và Trung bị giam xuống ngục, rồi chết. Còn Tống Thị, tang vật đã rõ ràng không thể chạy chữa gì nữa, bị chém và bêu đầu giữa chợ. Theo lệnh Chúa, tịch thu gia sản to lớn của Tống Thị phân phát cho quân, dân trong vùng", sách Đại Nam Thực lục tiền biên ghi.

Nhận xét