Triều Nguyễn

1.Nguyễn Hoàng

Nguyễn Hoàng (chữ Hán: 阮潢; 1525 – 1613) là con trai thứ hai của An Thành Hầu Nguyễn Kim, ông sinh ra ở Thanh Hóa. Theo Phả hệ họ Nguyễn ở Gia Miêu, ông là hậu duệ của Nguyễn Bặc.

Trấn thủ Thuận Hoá

Thủ phủ ban đầu là xã Ái Tử, huyện Đăng Xương (nay thuộc huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị.
Dưới triều nhà Lê trung hưng, ông là một tướng tài lập nhiều công lớn, được vua Lê phong tước Thái úy Đoan Quốc Công. Năm 1545, cha ông là Nguyễn Kim bị Dương Chấp Nhất đầu độc, quyền lực trong triều rơi vào tay anh rể ông là Trịnh Kiểm, anh cả là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm giết, do lo sợ bị anh rể lúc đó đang kiểm soát binh quyền của nhà Hậu Lê sát hại và nghe lời khuyên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá (là khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế ngày nay).
Trịnh Kiểm thấy Thuận Hóa là nơi xa xôi, đất đai cằn cỗi nên cho Nguyễn Hoàng vào trấn thủ. Năm 1558, Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và một số người dân Thanh - Nghệ đi vào Nam. Nhiều tướng như Nguyễn Ư DĩMạc Cảnh Huống mến mộ ông nên cũng đi theo. Thủ phủ ban đầu là xã Ái Tử, huyện Đăng Xương (nay thuộc huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị.
Năm 1569, Nguyễn Hoàng ra Thanh Hóa yết kiến Lê Anh Tông, nộp quân lương giúp Nam triều đánh nhà Mạc, rồi đến phủ Thái sư lạy mừngTrịnh Kiểm. Trịnh Kiểm hài lòng, phong cho ông trấn thủ luôn đất Quảng Nam. Sau đó Nguyễn Hoàng dời dinh về làng Trà Bát (cũng thuộc huyện Đăng Xương).
Năm 1572, tướng Mạc là Lập Bạo đem quân đánh Thuận Hóa. Nguyễn Hoàng dùng mĩ nhân kế đánh lui quân Mạc.
Năm 1593, ông đưa quân ra Bắc Hà giúp Trịnh Tùng đánh dẹp họ Mạc trong 8 năm trời rồi bị họ Trịnh lưu giữ lại do lo sợ sự cát cứ và thế lực lớn mạnh của ông. Vua Lê phong ông là Thái úy Đoan Quốc công. Năm 1599, Nguyễn Hoàng nhân việc Phan NgạnBùi Văn Khuê và Ngô Đình Nga nổi loạn xin Trịnh Tùng cho mình đánh dẹp, để người con thứ năm là Hải và cháu là Hắc làm con tin, lại gả con gái là Ngọc Tú choTrịnh Tráng, con Trịnh Tùng, sau đó kéo quân về Thuận Hoá. Từ đó, ông lo phát triển cơ sở, mở mang bờ cõi, phòng bị quân Trịnh vào đánh phá.
Năm 1600 ông dời dinh sang phía đông Ái Tử, gọi là Dinh Cát. Năm 1601, vốn là một người Phật tử, ông cho xây chùa Thiên Mụ như một cột mốc cho lịch sử của Đàng Trong.

Mở mang bờ cõi

Để mở rộng bờ cõi, năm 1611 ông đã thực hiện cuộc Nam tiến đầu tiên sau khi trấn giữ Thuận Quảng, tiến chiếm đất từ đèo Cù Mông (bắc Phú Yên) đến đèo Cả (bắc Khánh Hòa) của vương quốc Chăm Pa khi đó đã suy yếu rất nhiều, lập thành phủ Phú Yên gồm hai huyện Đòng Xuân và Tuy Hòa, giao cho Văn Phong trấn giữ. Cho tới khi ông mất, giang sơn họ Nguyễn trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (nam Hà Tĩnh) qua đèo Hải Vân tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, bây giờ là vùng cực nam Phú Yên, giáp tỉnh Khánh Hòa.
Tương truyền trong lúc hấp hối, Nguyễn Hoàng dặn dò con trai là Nguyễn Phúc Nguyên:
Nếu Bắc tiến được thì tốt nhất, bằng không giữ vững đất Thuận Quảng và mở mang bờ cõi về phía nam.
Năm 1613, ông lâm bệnh nặng, cho gọi Nguyễn Phúc Nguyên từ Quảng Nam về và căn dặn: Đất Thuận Quảng này phía bắc có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, phía Nam có núi Hải Vân và Bi Sơn, thật là đất của người anh hùng dụng võ. Vậy con phải biết thương yêu dân, luyện tập binh sĩ để xây dựng cơ nghiệp muôn đời.
Lăng mộ của ông hiện nay vẫn còn, gọi là Trường Cơ, đặt ở làng La Khê, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Sau, Gia Long hoàng đế nhà Nguyễn truy phong cho Nguyễn Hoàng miếu hiệu làThái Tổ, thụy hiệu là Triệu Cơ Tùy Thống Khâm Minh Cung Úy Cần Nghĩa Đạt Lý Hiển Ứng Chiêu Hựu Diệu Linh Gia Dụ hoàng đế.

Nhận định

Trong suốt 55 năm cai trị Thuận-Quảng, ông vừa là một vị tướng mưu lược, vừa là một vị chúa khôn ngoan lại có lòng nhân đức, thu phục hào kiệt, vỗ về dân chúng và lo phát triển kinh tế, cho nên dân chúng Thuận Quảng cảm mến, gọi ông là Chúa Tiên, dù đương thời ông chỉ có chức Đoan Quốc công.
Nhẫn nhịn để chờ thời cơ, không manh động gây hấn với địch thủ giết người thân, lập chí lớn, gây dựng cơ nghiệp lâu dài để lại cho con cháu mai sau.Nỗ Nhĩ Cáp Xích, người sáng lập ra nhà Hậu Kim, tiền thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc sau Nguyễn Hoàng vài thập kỷ có nhiều điểm giống với ông.
Ông có thể coi là người tiên phong trong việc mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương nam của 9 chúa Nguyễn, tạo tiền đề cho việc thành lập vương triềunhà Nguyễn bao gồm 13 vua; nhưng cũng là người mở đầu cho cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn sau này.

Gia đình

  • Vợ:
    • Nguyễn thị, lăng táng tại làng Hải Cát (Hương TràThừa Thiên). Năm 1806 vua Gia Long truy tôn: Từ Lương Quang Thục Minh Đức Ý Cung Gia Dũ Hoàng Hậu. Bà được phối thờ với Nguyễn Hoàng ở Thái Miếu. Tên lăng là Vĩnh Cơ.
  • Con:
    1. Nguyễn Hà
    2. Nguyễn Hán
    3. Nguyễn Thành
    4. Nguyễn Diễn
    5. Nguyễn Hải
    6. Nguyễn Phúc Nguyên
    7. Nguyễn Phúc Hiệp
    8. Nguyễn Phúc Trạch
    9. Nguyễn Phúc Dương
    10. Nguyễn Phúc Khê
    11. Nguyễn Phúc Ngọc Tiên
    12. Nguyễn Phúc Ngọc Tú

2.Nguyễn Phúc Nguyên

Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên (chữ Hán: 阮福源; 1563 – 1635) là vị chúa Nguyễn thứ hai của chính quyền Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam (ở ngôi từ 1614 đến 1635) sau chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Trong thời gian ở ngôi chúa, ông đã xây dựng một vương triều độc lập ở Đàng Trong, từng bước ly khai khỏi chính quyền vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

Thân thế

Nguyễn Phúc Nguyên là con thứ sáu của chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1525-1613) và một bà vợ họ Nguyễn. Ông sinh ngày 28 tháng 7 năm Quý Hợi, tức ngày 16 tháng 8 năm 1563.
Nguyễn Phúc Nguyên là người đầu tiên trong dòng dõi chúa Nguyễn mang họ kép Nguyễn Phúc. Tương truyền lúc mang thai, thân mẫu ông chiêm bao thấy có vị thần đưa cho một tờ giấy trên có đề chữ “Phúc”. Lúc kể lại chuyện, mọi người chúc mừng bà và đề nghị đứa bé ra đời được đặt tên là “Phúc”[1]. Nhưng bà nói rằng, nếu chỉ đặt tên Phúc cho đứa bé thì chỉ một mình nó hưởng, để cho nhiều người trong dòng họ được hưởng phúc, bà đề nghị lấy chữ này làm chữ lót. Và khi thế tử ra đời bà đặt tên là Nguyễn Phúc Nguyên.[1]
Trong các con của Nguyễn Hoàng, người con đầu là Nguyễn Hà, con thứ là Nguyễn Hán, con thứ ba là Nguyễn Diễn và con thứ tư là Nguyễn Thành đều đã mất sớm; người con thứ năm là Nguyễn Hải ở lại Bắc Hà làm con tin, chỉ còn Nguyễn Phúc Nguyên là người đủ khả năng và điều kiện để kế nghiệp cha.
Năm 1585, khi mới 22 tuổi, Thế tử Nguyễn Phúc Nguyên đánh tan hai chiến thuyền của Nhật Bản đánh phá ở Cửa Việt. Chúa Tiên vui mừng khen rằng:
Con ta thực là anh kiệt.[2]
Năm Nhâm Dần (1602), Nguyễn Phúc Nguyên được cử đến trấn thủ dinh Quảng Nam.[2]

Sự nghiệp

Tháng 6 năm Quý Sửu (1613), chúa Tiên Nguyễn Hoàng mất, các quan vâng di chiếu tôn Phúc Nguyên làm Thống lãnh Thuỷ bộ Chư dinh kiêm Tổng Nội ngoại Bình chương Quân quốc Trọng sự Thái bảo Thụy Quận công.[2] Bấy giờ ông đã 51 tuổi. Ông còn được vua Lê Kính Tông (1599 - 1619) sắc phong làm trấn thủ hai xứ Thuận HóaQuảng Nam gia hàm Thái bảo, tước Quận công.[2]
Nguyễn Phúc Nguyên được dân chúng gọi là chúa Sãichúa Bụt hay Phật chúa.
Sau khi nối ngôi, ông chăm lo chính sự, thu dụng nhân tài. Trong các năm 1614 và 1615 ông tổ chức lại việc cai trị, đặt ra tam ti và các chức lệnh sử để trông coi mọi việc, định qui chế các chức vụ ở phủhuyện, phân chia ruộng đất ở thôn .[2]
Năm 1626, Nguyễn Phúc Nguyên cho dời cung phủ về xã Phúc Yên, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.[2]
Được sự tiến cử của Khám lý Trần Đức Hòa, Phúc Nguyên đã thu dụng Đào Duy Từ (1572 - 1634). Nhờ có sự giúp sức của Đào Duy Từ, ông đã xây Lũy Thầy, gây dựng chính quyền độc lập với Đàng Ngoài.

Chiến tranh với quân Trịnh

Cuộc chiến đầu tiên 1627[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 3 năm 1627, Thanh Đô Vương Trịnh Tráng đem 20 vạn đại quân thủy bộ vào nam, cùng với các tướng Nguyễn Khải, Lê Khuê chia làm hai đạo tiến vào, hội binh ở cửa Nhật Lệ. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên cử các tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Vệ và Nguyễn Phúc Trung đón đánh.
Quân Trịnh chủ động tấn công nhưng không chọc thủng được tuyến phòng thủ của quân Nguyễn. Phía Nguyễn có lợi thế là đại bác kiểu Bồ Đào Nha nên làm quân Trịnh sợ chạy dạt. Hai tướng Trịnh là Nguyễn Khải và Lê Khuê đều thua chạy.
Trong lúc hai bên tiếp tục giằng co thì tướng Nguyễn Hữu Dật phao tin ở miền Bắc, Trịnh Gia và Trịnh Nhạc mưu phản. Chúa Trịnh Tráng nghi ngờ vội rút quân về bắc.
Năm 1630 Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên đã làm theo kế của Đào Duy Từ trả lại sắc cho vua Lê - chúa Trịnh.[3]

Cuộc chiến thứ hai 1633[sửa | sửa mã nguồn]

Quân Trịnh thu quân, Nguyễn Phúc Nguyên theo kế của Đào Duy Từ gấp rút xây lũy Trường Dục (lũy Thầy) để phòng thủ.
Năm 1631 con trưởng của Sãi vương là Nguyễn Phúc Kỳ qua đời, con thứ hai là Nguyễn Phúc Lan được làm Thế tử, con thứ tư là Nguyễn Phúc Anh ra thay Kỳ trấn giữ Quảng Nam. Anh bất mãn vì không được lập làm thế tử, cho nên mưu thông đồng với chúa Trịnh, bèn viết thư hẹn làm nội ứng cho Trịnh Tráng.
Năm 1633 Thanh Đô Vương khởi binh nam tiến lần thứ hai, đóng ở cửa Nhật Lệ như trước. Sãi vương cử Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến làm tướng ra đánh. Trịnh Tráng đang đợi suốt hơn 10 hôm không thấy hiệu làm nội ứng của Phúc Anh thì bị quân Nguyễn đánh úp, quân Trịnh hoảng loạn tan vỡ bỏ chạy. Thanh Đô Vương rút về bắc, để lại con rể là Nguyễn Khắc Liệt trấn thủ châu Bắc Bố Chính.

Đối ngoại[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tân Dậu (1620) quân Man thuộc Ai Lao cướp bóc ở biên thùy, Sãi vương sai quân đánh bắt, nhưng tha cho về nên làm người Man cảm phục,[2] từ đấy họ không quấy nhiễu nữa.[2]
Về cuộc Nam tiến, Nguyễn Phúc Nguyên dùng chính sách hoà bình với Chăm Pa và Chân Lạp (Campuchia). Năm 1620, ông chấp nhận lời cầu hôn của quốc vương Chân Lạp là Chey Chetta II, gả con gái là Ngọc Vạn cho Chey Chettha. Theo ông Christoforo Borri, Chey Chetta đã xin chúa viện trợ vũ khí và quân đội để chống lại sự đe dọa của Xiêm La (Thái Lan). Trên thực tế thì Nguyễn Phúc Nguyên đã chuẩn bị vũ khí và mộ binh giúp vua Chân Lạp, cung cấp cho ông này thuyền chiến và quân binh để cầm cự chống Xiêm.
Nhờ có sự giúp đỡ hiệu quả của Đàng Trong mà Chey Chetta đã tập tan nhiều cuộc xâm lược của quân Xiêm, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và nâng cao vị thế của Chân Lạp trong khu vực.
Năm 1623, Nguyễn Phúc Nguyên chủ động đặt ra và thương lượng thành công với Chey Chettha II, lập 2 thương điểm (đồn thu thuế) là Kas Krobei bên bờ sông Sài Gòn (trước gọi là sông Bến Nghé) và Brai Kor trên bờ rạch Bến Nghé hay kênh Tàu Hủ (gọi là rạch Sài Gòn - khu Chợ Lớn từ năm 1859), thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, để tiến hành thu thuế.
Năm 1631, chúa gả con gái là Ngọc Hoa (có sách gọi là Ngọc Khoa) cho vua Chăm Pa là Po Rome. Quan hệ Việt - Chiêm diễn ra tốt đẹp.[4]
Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên qua đời năm 1635, hưởng thọ 73 tuổi. Con trai ông là Nguyễn Phúc Lan lên kế nghiệp, tức Thượng vương.
Nhà Nguyễn sau này đã truy phong ông miếu hiệu là Hy Tông, thụy là Hiển Mô Quang Liệt Ôn Cung Minh Duệ Dực Thiện Tuy Du Hiếu Văn hoàng đế.[2]

Gia quyến

Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên có 11 công tử và 4 công nữ:[2]

Công tử[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1. Nguyễn Phúc Kỳ
  • 2. Nguyễn Phúc Lan
  • 3. Nguyễn Phúc Anh
  • 4. Nguyễn Phúc Trung
  • 5. Nguyễn Phúc An
  • 6. Nguyễn Phúc Vĩnh
  • 7. Nguyễn Phúc Lộc
  • 8. Nguyễn Phúc Tứ
  • 9. Nguyễn Phúc Thiệu
  • 10. Nguyễn Phúc Vinh
  • 11. Nguyễn Phúc Đôn

Công nữ

  • 1. Nguyễn Phúc Ngọc Liên: Tục gọi bà là Quận Thanh, bà hạ giá lấy Trấn Biên dinh Lưu thủ Phó tướng Thanh Lộc hầu Mạc Cảnh Vinh (Nguyễn Phước vinh), con trai Khai quốc công thần Mạc Cảnh Huống, hậu duệ của Mạc Đăng Dung, ông và bà lập ra hệ tính Nguyễn Hữu gốc Mạc, con cháu nay đổi họ Nguyễn Trường nhập tịch ở Quảng Nam. Ông bà sinh 1 con trai là Đội trưởng Toàn Trung hầu Nguyễn Phước Tao.
  • 2. Nguyễn Phúc Ngọc Vạn (Tống Sơn quận chúa thụy Từ Hoan pháp hiệu Diệu Đức).
  • 3. Nguyễn Phúc Ngọc Khoa
  • 4. Nguyễn Phúc Ngọc Đỉnh (1608-1684): Bà hạ giá lấy Nghĩa quận công Nguyễn Cửu Kiều (1599-1656), con trai của Thượng tướng Nguyễn Quảng triều hậu Lê, bà sinh 5 con trai: 1.Vỵ Xuyên hầu Nguyễn Cửu Thiên, 2.Duyên Lộc hầu Nguyễn Cửu Duyên, 3.Trấn quận công Nguyễn Cửu Ứng, 4.Dực Đức hầu Nguyễn Cửu Kế, 5.Cẩm Long hầu Nguyễn Cửu Thân. Khi mất bà được ban thụy là Từ Thục. Ông và bà lập ra hệ tính Nguyễn Cửu.

Nhận định

Nguyễn Phúc Nguyên là vị chúa Nguyễn thứ nhì trị vì miền Nam. Ông là vị chúa đầu tiên xây dựng cơ nghiệp nhà Nguyễn với ý chí cương quyết, tạo nên một xứ Đàng Trong độc lập, tự chủ. Ông đã chỉnh đốn việc cai trị, củng cố quốc phòng, biết dùng người tài để chăm lo việc nước nên nhân dân được an cư lạc nghiệp. Ngoài ra, ông còn đẩy lui được các cuộc tấn công của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.[2]
GS.TSKH Vũ Minh Giang nhận định:
“Có thể nói việc Nguyễn Phúc Nguyên tìm mọi cách tách Thuận Quảng ra khỏi sự kiểm soát của chính quyền Lê - Trịnh không phải chỉ là hành động, cát cứ phong kiến đơn thuần vì lợi ích của dòng họ Nguyễn. Nó còn phản ánh một ước nguyện muốn thực thi những chính sách cai trị khác với đường lối chính trị của Đàng Ngoài lúc đó đang theo xu hướng hoài cổ rập khuôn thời Lê sơ, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Về mặc khách quan việc làm của Nguyễn Phúc Nguyên có lợi thế cho xu hướng phát triển của lịch sử dân tộc.”[5]

3.Nguyễn Phúc Lan

Thượng vương Nguyễn Phúc Lan (chữ Hán:阮福瀾,1600 - 1648, ở ngôi 1635 - 1648) là chúa Nguyễn thứ 3 trong lịch sử Việt Nam, người gốc Gia Miêu, huyện Tống SơnThanh HoáViệt Nam.

Thân thế

Nguyễn Phúc Lan là con trai thứ hai của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, mẹ là con gái của Mạc Kính Điển tên Mạc Thị Giai. Khi nhà Mạc bại vong, bà theo chú là Mạc Cảnh Huống chạy vào Nam, ở ẩn chùa Lam Sơn, Quảng Trị. Bà vợ của Cảnh Huống là Nguyễn Thị Ngọc Dương tiến cử bà vào hầu Nguyễn Phúc Nguyên, sau đổi họ thành họ Nguyễn.
Những người anh em cùng cha mẹ của Nguyễn Phúc Lan gồm có :
  • Con trai:

  1. Anh cả tên Nguyễn Phúc Kì, làm Hữu phủ chưởng phủ sự, trấn thủ Quảng Nam, hàm Thiếu bảo, tước Quận công.
  2. Nguyễn Phúc Trung.
  3. Nguyễn Phúc Anh.
  4. Con út Nguyễn Phúc Nghĩa chết sớm.

  • Con gái:

  1. Nguyễn Phúc Ngọc Liên.
  2. Nguyễn Phúc Ngọc Hoa.
  3. Nguyễn Phúc Ngọc Khoa.
  4. Nguyễn Phúc Ngọc Vạn.

Lúc đầu, ông được phong chức Phó tướng Nhân Lộc Hầu.
Năm Tân mùi (1631), Công tử trưởng Kỳ mất, ngài được lập Thế tử.
Năm Ất hợi (1635), Nguyễn Phúc Nguyên chết, ông vâng lời di chúc, các quan tôn ngài làm Tiết Chế Thủy Bộ Chư Dinh kiêm Tổng Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự Thái Bảo Nhân Quận Công. Lúc ấy ngài 35 tuổi. Thời bấy giờ gọi là Chúa Thượng.

Dời thủ phủ

Qua năm sau (1636), ông cho dời phủ từ làng Phước Yên (Quảng ĐiềnThừa Thiên) qua làng Kim Long (Hương TràThừa Thiên). Kim Long rộng rãi, cảnh trí xinh đẹp, phủ Chúa và nhà quan lại còn lan ra các làng chung quanh. Kim Long đã mang lại nhiều lợi ích cho nền thương mãi trong thời ngài. Các thuyền buôn từ Hội AnTrung Hoa ghé Thuận An đi dọc theo sông Hương lên Huế. Nhờ đó mà phẩm vật của người Âu và Trung Hoa (tơ sốngthuốc Bắcbút chì v.v...) đều được mang bán tại Huế. Khách phương xa ghé đến Kim Long không khỏi ngạc nhiên khí thấy cảnh tượng huy hoàng của phủ Chúa và các nhà quan lại. Mỗi khi ông ngự đi đâu đều có hơn hai nghìn thị vệ theo hầu, tiền hô hậu ủng, cờ xi rợp trời, oai vệ khác thường.

Chống Trịnh[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là người khoan hòa, nhân ái nhưng một cuộc mưu phản xảy ra làm ngài vô cùng đau lòng.
Em trai của ông là Nguyễn Phúc Anh đang là Trấn thủ Quảng Nam, nghe tin ông lên ngôi liền bí mật đầu hàng chúa Trịnh, cho đắp lũy Cu Đê để cố thủ, bày thủy quân ở Đà Nẵng chống lại chúa. Ông cho mời chú của mình là Tường Quận công Nguyễn Phúc Khuê vào bàn, khóc nói rằng : Chẳng lẽ vì quyền lợi riêng tư một cá nhân mà gây chinh chiến để khổ sinh linh, hay hơnlà cháu nhường ngôi Chúa để tránh cảnh huynh đệ tương tàn. Ông Khuê cứng rắn, không chịu, xin ông đặt phép nước lân tình nhà rồi cùng Nguyễn Phúc Yên kéo quân vào đánh, bắt được Anh, lấy nghĩa Anh em là tình riên, phép nước là nghĩa lớn, rồi đem giết đi.
Năm Kỉ Mão (1639), vợ của Nguyễn Phúc Kì là Tống Thị vào yết kiến chúa, vừa xinh đẹp lại giỏi ứng đối, kêu khổ xin chúa ban cho chuỗi ngọc Vạn hoa, chúa thương tình cho lưu lại cung phủ, đã có nhiều người can nhưng chúa không nghe.
Năm Canh Thìn (1640), quân Nguyễn chiếm được châu Bắc Bố Chính, chúa Trịnh lúc đó là Trịnh Tráng viết thư xin lại, chúa đồng ý. Từ đó chúa Nguyễn có ý khinh thị việc trong nước, chỉ lo vui yến tiệc, xây cung thất. Nhưng nhờ quần thần can ngăn, chúa sửa sai, bãi bỏ việc xây dựng tốn kém.
Tống Thị nhờ lấy lòng chúa rất khéo nên đã kiếm được rất nhiều của cải, người này nhờ cha Tống Phúc Thông ở đất Trịnh gửi một chuỗi ngọc biếu chúa Trịnh, xin Trịnh đem quân đánh Nguyễn, còn mình sẽ mang gia tài giúp quân lương. Trịnh Tráng nhận được thư, tức tốc đem quân đi đánh. Lúc đầu, Nguyễn Phúc Lan tự đánh trả, về sau con trai Nguyễn Phúc Tần và tướng Nguyễn Hữu Dật chỉ huy đã giành nhiều thắng lợi, bắt được nhiều tù binh của Trịnh.
Khi rút quân, Nguyễn Phúc Lan mất trên thuyền ngự ở phá Tam Giang, thọ 49 tuổi. Con ông là Nguyễn Phúc Tần lên nối ngôi.
Sau ông được nhà Nguyễn truy tôn miếu hiệu là Thần Tông, thụy là Thừa Cơ Toàn Thống Quân Minh Hùng Nghị Uy Đoán Anh Vũ Hiếu Chiêu hoàng đế

4.Nguyễn Phúc Tần

Hiền vương Nguyễn Phúc Tần (chữ Hán: 賢王 阮福瀕, 1620 - 1687) là vị chúa Nguyễn thứ 4 trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ năm 1648 đến 1687. Ông là người gốc Gia Miêu, huyện Tống SơnThanh HoáViệt Nam.

Thân thế

Nguyễn Phúc Tần là con thứ của Thượng vương Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648) và Vương phi Đoàn Thị Ngọc, con gái thứ ba của Thạch quận công Đoàn Công Nhạc, người huyện Diên Phúc, tỉnh Quảng Nam. Bà là người minh mẫn, thông sáng. Năm 15, khi Nguyễn Phúc Lan cùng cha đi chơi Quảng Nam thì gặp bà đi hái dâu ở bãi sông, nhìn trăng mà hát. Thế tử Phúc Lan đem lòng yêu mến và đưa bà vào hầu mình.

Tướng chống Trịnh

Lúc đầu, Nguyễn Phúc Tần được phong làm Thái phó Dũng Lễ Hầu. Ông là một võ tướng có tài. Năm Quý Mùi (1643) ông đốc suất các chiến thuyền vây đánh 3 chiếc tàu của quân Hà Lan tại cảng Eo làm 1 tàu chìm, hai chiếc kia bỏ chạy và một chiếc bị va vào đá ngầm chìm. Chúa Nguyễn Phúc Lan rất vui mừng và khen:
Trước kia tiên quân ta từng đánh phá giặc biển, nay con ta cũng lại như thế, ta không lo gì nữa.
Năm Mậu Tý (1648) quân Trịnh xâm lấn, Nguyễn Phúc Tần được phong làm Tiết chế chủ quân. Ông cho Nguyễn Hữu Tấn đem hơn 100 thớt voi, ban đêm xông đánh úp dinh địch. Quân Trịnh sợ hãi, bỏ chạy toán loạn. Quân của Nguyễn Phúc Tần đuổi tới sông Gianh rồi mới rút về

Sự nghiệp

Năm Mậu Tý (1648), khi Nguyễn Phúc Lan đột ngột qua đời, Nguyễn Phúc Tần mời chú là Nguyễn Phúc Trung lên gánh vác việc nước, xong ông này từ chối. Nguyễn Phúc Tần lên ngôi ở tuổi 29, thường được gọi là Hiền vương. Quần thần tôn ông làm “Tiết chế Thuỷ bộ Chư dinh kiêm Tổng Nội ngoại Bình chương Quân quốc Trọng sự Thái bảo Dũng Quận công”.

Chiến tranh với chúa Trịnh

Chúa rất trọng dụng hai tướng giỏi là Nguyễn Hữu Dật và Nguyễn Hữu Tiến, nhờ vậy quân Nguyễn nhiều lần vượt qua được sông Gianh tiến ra Đàng Ngoài. Năm 1656, sau hai năm tiến quân ra Bắc, quân Nguyễn đã chiếm được 7 huyện của Nghệ An. Sau đợt tấn công đó, quân Nguyễn còn chiếm đóng đất Nghệ An 5 năm. Sau đó bên Trịnh vốn có ưu thế hơn về quân đông tướng nhiều, các tướng Nguyễn dù giỏi nhưng quân Nguyễn đánh xa nhà lâu ngày không đủ lực lượng tiếp ứng, không thể chống đỡ hết lớp này tới lớp khác viện binh của quân Trịnh. Thêm vào đó, Nguyễn Phúc Tần lại tin yêu Nguyễn Hữu Dật hơn Nguyễn Hữu Tiến nên các tướng sinh ra ganh ghét bất hoà. Năm 1660, quân Nguyễn cuối cùng bại trận, bị đẩy lùi khỏi Nghệ An và Bắc Bố Chính, rút về bờ nam sông Gianh. Từ đó, Trịnh - Nguyễn cầm cự nhau trong nhiều năm và tới năm 1672 thì đình chiến.
Những năm sau đó, tướng Nguyễn Hữu Tiến mất năm 1666, tướng Nguyễn Hữu Dật mất năm 1681 đã làm phía chúa Nguyễn bị tổn thất lớn và nhân dân Đàng Trong cũng rất thương tiếc.

Đối nội

Hiền vương là người chăm lo chính sự, xa rời nữ sắc, biết trọng nhân tài.
Có người con gái quê Nghệ An rất xinh đẹp tên là Thị Thừa được lấy vào cung phục vụ chúa. Nguyễn Phúc Tần, nhân đọc sách Quốc ngữ, tới chuyện vua Ngô Phù Sai mất nước vì nàng Tây Thiliền tỉnh ngộ sai Thị Thừa mang ngự bào cho chưởng dinh Nguyễn Phúc Kiều, giấu thư trong dải áo ngầm sai Kiều bỏ độc giết Thị Thừa để trừ hậu họa.
Năm Kỉ Mùi (1679), chúa Nguyễn cho phép Dương Ngạn Địch, một tướng cũ của triều Minh cùng với Trần Thượng Xuyên đem gia thuộc 3000 người và 50 chiến thuyền vào khai phá vùng Gia ĐịnhMỹ Tho, lập nên các phố xá đông đúc ở vùng đất mới, giao lưu thương mại với thuyền buôn của nhà Mãn Thanh, Tây phương, Nhật Bản.
Chúa Hiền là một vị chúa có tài, đức độ, vì thế trong thời gian ông này trị vì, nhiều vùng đất mới được mở mang, các kênh Trung Đan, Mai Xá được khơi đào, bờ cõi vô sự, thóc lùa được mùa, bớt lao dịch thuế má, nhân dân ngợi khen là thời thái bình.

Qua đời

Ngày 19 tháng 3 năm Đinh mão (30 tháng 41687), Hiền vương Nguyễn Phúc Tần không được khỏe, cho triệu con thứ là Hoàng Ân Hầu Nguyễn Phúc Trăn đến bảo rằng:
Ta bình sinh ra vào gian hiểm giữ nhà, giữ nước. Con nối ngôi phải sửa thêm nhân chính cho yên bờ cõi. Các quan văn võ đều do ta cất dùng để mưu mọi bề, đừng để bọn tiểu nhân len vào.
Sau đó, Nguyễn Phúc Tần triệu các quan đại thần tới và bảo rằng:
Ta với các khanh một chí hướng với nhau mà công việc mưa đồ chưa trọn. Nay con ta tuổi còn nhỏ, mong nhờ các khanh giúp đỡ cho công việc của tổ tông rõ ràng. Đừng quên lời ấy.
Nói rồi, ông qua đời, thọ 68 tuổi. Nhà Nguyễn sau truy tôn ông là Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế.

Gia đình

  • Vợ:
    • Châu Thị Viên (1625 - 1684), bà vào hầu Hiền vương trong thời kỳ tiểm để, được phong làn Chánh phu nhân. Khi mất, được phong tặng là Tán Quốc Chinh Phu Nhân, táng ở làng An Ninh (Hương ThủyThừa Thiên). Vua Gia Long truy tôn : Từ Mẫn Chiêu Thánh Cung Tĩnh Trang Thận Hiếu Triết Hoàng Hậu. Tên lăng là Vĩnh Hưng. Bà được phối thờ với Hiền vương ở Thái Miếu, án thứ hai bên tả. Bà sinh được 2 trai và 1 gái: Nguyễn Phúc Diễn (tước Phúc Quốc Công), Nguyễn Phúc Thuần (tức Quốc Uy Công), Nguyễn Phúc Ngọc Tào.
    • Tống Thị Đôi, con ông Thíếu phó Quận công Tốn Phúc Khang, mẹ bà họ Phạm, quê ở huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bà tính hiền hậu, lúc mới vào cung với thứ bậc là , sau ngày càng được ân sủng được phong làm Thứ phi. Khi mất, táng tại làng Đình Môn (Hương TràThừa Thiên). Vua Gia Long truy tôn : Từ Tiên Huệ Thánh Trinh Thuận Tĩnh Nhân Hiếu Triết Hoàng Hậu, đặt tên lăng là Quang Hưng. Bà được phối thờ với Hiền vương ở Thái Miếu, án thứ hai bên tả. Bà sinh ra Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái và Cương Quận Công Nguyễn Phúc Trân.

5.Nguyễn Phúc Thái


Nghĩa vương Nguyễn Phúc Thái (chữ Hán: 阮福溱, 1649-1691, ở ngôi 1687-1691) là chúa Nguyễn thứ 5 trong lịch sử Việt Nam, người gốc Gia Miêu, huyện Tống SơnThanh HoáViệt Nam.

Thân thế

Nguyễn Phúc Tần có hai bà vợ chính, một người họ Chu sinh được hai trai một gái gồm có Phúc quận công tên Diễn, Hiệp quận công Nguyễn Phúc Thuần, một công chúa là Ngọc Tào. Bà còn lại họ Tống, quê ở huyện Tống SơnThanh Hoá là con gái của Thiếu phó Tống Phúc Khang, người cùng quê với chúa. Bà này sinh được hai con trai, Nguyễn Phúc Thái là con thứ hai. Khi người con cả là Nguyễn Phúc Diễn mất,Nguyễn Phúc Tần cho rằng Nguyễn Phúc Thái tuy là con bà hai song lớn tuổi lại hiền đức nên phong làm Tả thủy dinh phó tướng Hoằng Ân Hầu, làm phủ đệ tại dinh Tả thủ, khi Nguyễn Phúc Tần mất Nguyễn Phúc Thái đã 39 tuổi được nối ngôi chúa.

Sự nghiệp

Nguyễn Phúc Thái là người nổi tiếng rộng rãi, giảm nhẹ hình phạt, thuế khoá, trọng dụng quan lại cũ, trăm họ đều vui mừng.
Chúa quy định lại tang phục cho có lợi, bởi vì vào thời ấy, mỗi khi có quốc tang thì người dân dù người già, trẻ con đều la khóc kêu gào, bỏ việc đồng áng, lao động. Chúa quy định người trong tông thất và thân trần để tang 3 năm; cai đội trở lên để tang 2 tuần; Nội ngoại đội chưởng, văn chức, câu kê để tang đến giỗ đầu; còn quân dân để tang đến Tết Trung nguyên (Rằm tháng Bảy).
Năm Đinh Mão (1687) chúa Nguyễn Phúc Thái dời dinh của các chúa Nguyễn vào làng Phú Xuân, và nơi này trở thành Kinh Đô của triều Nguyễn sau này và được gọi là chính dinh. Chỗ phủ củ ở làng Kim Long (huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên) trở thành Thái Tông miếu, thờ chúa Hiền.[1]
Quan hệ với người Chân Lạp thời Nghĩa vương khá tốt đẹp vì đã giết được kẻ phá đám là Hoàng Tiến (người Hoa).
Chúa Nghĩa mất năm 1691, thọ 43 tuổi.
Sau này, Nhà Nguyễn truy tôn ông miếu hiệu là Anh Tông, thụy là Thiệu Hư Toản Nghiệp Khoan Hồng Bác Hậu Ôn Huệ Từ Tường Hiếu Nghĩa hoàng đế.

Gia đình

  • Vợ: Tống Thị Lĩnh (1653 - 1696), quê quán ở huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, con gái quan Thiếu phó Quận công Tống Phúc Vinh, mẹ bà họ Lê. Bà vào hầu Nghĩa vương nơi tiểm để, sau được phong lên bậc Cung tần. Lúc bà có thai, có nhiều điềm lành cho biết sẽ sinh ra bậc kỳ tài. Khi sinh, ánh sáng lành rực rỡ khắp nhà, sau này là Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu. Khi mất, được phong tặng là Quốc Thái Phu Nhân, táng ở làng Định Môn (Hương TràThừa Thiên). Vua Gia Long truy tôn : Từ Tiết Tĩnh Thục Tuệ Mẫn Hiến Thuận Hiếu Nghĩa Hoàng Hậu, đặt tên lăng là Vĩnh Mậu. Bà được phối thờ với đức Anh Tông ở Thái Miếu, án thứ hai bên hữu.

Nguyễn Phúc Chu

Minh vương Nguyễn Phúc Chu (chữ Hán: 阮福淍, 1675 – 1725) là vị chúa Nguyễn thứ sáu của chính quyền Đàng Trong (ở ngôi từ 1691 đến 1725). Ông là người gốc Gia Miêu, huyện Tống SơnThanh HoáViệt Nam.

Thân thế

Nguyễn Phúc Chu là con cả của Nghĩa vương Nguyễn Phúc Trăn. Mẹ ông là Tống Thị Lĩnh ở Tống Sơn, Thanh Hoá, con của Thiếu phó Quận công Tống Phúc Vinh, bà theo hầu Nghĩa vương từ khi ông chưa lên ngôi, sau khi Phúc Trăn lên ngôi, bà được lập làm cung tần, khi sinh được con trai thì càng được chúa yêu quý. Bà phi của Nghĩa vương vì vị nể nên đã đem Phúc Chu về nuôi.
Nguyễn Phúc Chu được nuôi ăn học cẩn thận, văn hay chữ tốt, đủ tài văn võ. Khi nối ngôi chúa mới có 17 tuổi (1691), lấy hiệu là Thiên Túng đạo nhân(?), một hiệu mới mẻ sùng đạo Phật, gọi là Chúa Minh hay có sách ghi là Quốc Chúa Minh Vương.

Nghiệp chúa

Minh vương là một vị chúa hiền và có tài. Khi mới lên ngôi, ông quan tâm chiêu hiền đãi sĩ, cầu lời nói thẳng, nạp lời can gián, bỏ xa hoa, bớt chi phí, nhẹ thuế má lao dịch, bớt hình ngục. Ông còn cho xây dựng một loạt chùa miếu, mở hội lớn ở chùa Thiên Mụ, chùa Mỹ Am. Bản thân chúa cũng ăn chay ở vường Côn Gia một tháng trời, phát tiền gạo cho người nghèo. Bờ cõi yên ổn do chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã tạm ngừng 30 năm.

Mở mang lãnh thổ

Tháng 8 năm Nhâm thân (1692) vua Chiêm Thành là Bà Tranh, hợp quân, đắp lũy, cướp giết cư dân ở phủ Diên Ninh. Ông sai Nguyễn Hữu Cảnh đi đánh, bắt được Bà Tranh và bề tôi là Kế Bà Tử cùng thân thuộc là Nàng Mi Bà Ân đem về Phú Xuân. Đổi đất Chiêm Thành thành trấn Thuận Thành.
Năm Quí dậu (1693), ông đổi trấn Thuận Thành làm phủ Bình Thuận, cho Kế Bà Tử làm khâm lý, con của Bà Ân làm đề đốc để xếp đặt mọi việc trong phủ hạt. Ông còn buộc họ phải ăn mặc theo phong tục nước Việt.
Ông còn mở rộng bờ cõi đất đai xuống phía Nam, đạt được nhiều thành tựu như:
Nguyễn Phúc Chu làm rất nhiều thơ, ông có nhiều bài thơ khóc vợ với tình ý tha thiết. Ông là người rất đông con: 146 người con gồm 38 người con trai.
Về sau, nhà Nguyễn truy tôn ông là Hiển Tông, thụy là Anh Mô Hùng Lược Thánh Minh Tuyên Đạt Khoan Từ Nhân Thứ Hiếu Minh hoàng đế.

Gia đình

  • Vợ:
    • Tống Thị Được (1680 - 1716), còn có tên là Quyền, bà nguyên họ Hồ, khi nhập cung đổi qua họ Tống, chánh quán làng Hương Cần (Hương TràThừa Thiên). Bà là con của quan Chưởng dinh Hồ Văn Mai. Khi mất, được phong tặng là Từ Huệ Minh Phi Liệt Phu Nhân. Lăng táng tại làng Trúc Lâm (Hương Trà, Thừa Thiên). Vua Gia Long truy tôn : Từ Huệ Cung Thục Ý Đức Kính Mục Hiếu Minh Hoàng Hậu, đặt tên lăng là Vĩnh Thanh. Bà được phối thờ với Minh vương ở Thái Miếu, án thứ ba bên tả. Bà sinh ra được hai trai: con trưởng là Nguyễn Phúc Thụ, sau này là Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng Đế, con thứ hai là Nguyễn Phúc Tứ về sau được tấn phong là Luân Quốc công.
    • Nguyễn Thị Lan (? - 1714), con gái của Tham chính Nguyễn Hữu Hạp. Khi tiến cung bà được xếp vào bậc Hữu Cung tần rồi được tấn phong lên bậc Chính Nội phủ. Khi mất được truy tôn làm Phu nhân, thụy là Từ Đức, táng ở làng Trúc Lâm (Hương Trà, Thừa Thiên). Bà là mẹ của Dận Quốc công Nguyễn Phúc Điền.
    • Trần Thị Nghi, Tu Dung phu nhân, là mẹ của các công tử Nguyễn Phúc ThểNguyễn Phúc Truyền.
    • Lê Thị Tuyên, Hữu Cung tần, là mẹ của Nguyễn Phúc Long.
    • Tống Thị Lượng, Tả Cung tần, là mẹ của công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Sáng.

Nguyễn Phúc Chú


Nguyễn Phúc Chú[1] còn có tên là Trú hay Thụ (1697-1738, ở ngôi chúa:1725-1738), là chúa Nguyễn thứ 7 trong lịch sử Việt Nam.

Thân thế & sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Phúc Chú (chữ Hán: 阮福澍) sinh ngày 22 tháng Chạp năm Bính Tý (14 tháng 1 năm 1697)[2]. Chánh quán của ông ở Gia Miêu (huyện Tống Sơn, Thanh Hóa), và ông là con trai trưởng của chúa Nguyễn Phúc Chu và bà Từ Huệ phu nhân Tống Thị Được.
Khi trưởng thành, nhờ có tài văn võ, Nguyễn Phúc Trú được cử giữ chức cai cơ tước Đỉnh thịnh hầu, đến năm 1715 được thăng làm chưởng cơ, làm phủ đệ tại dinh cơ Tả Sùng.
Năm 1725, ông nối ngôi lúc 29 tuổi, được tôn là Thái phó tước Đỉnh Quốc công, hiệu là Văn Truyền đạo nhân (vì mộ đạo Phật), đương thời gọi là Ninh vương (tục gọi là chúa Ninh).
Tháng Giêng năm Bính Ngọ (1726), chúa Ninh ban bố các điều răn, đại ý là khuyên dân siêng năng cày cấy và cấm đứt nạn rượu chè, cờ bạc.
Tháng 4 năm Kỷ Dậu (1729), chúa Ninh bắt đầu cho lập trường đúc tiền.
Năm Tân Hợi (1729), Prea Sot (Sá Tốt, gốc người Lào di cư sang ở tỉnh Banam nước Chân Lạp) xách động người dân Chân Lạp nổi dậy tàn sát tất cả người Việt ở trong vùng Banam mà họ gặp, rồi còn tiến sang quấy nhiễu ở Sài Gòn. Sau khi đánh đuổi xong[3], xét thấy cần phải có một cơ quan thống suất để kịp thời giải quyết việc binh ở vùng đất mới, năm Nhâm Tý (1732)[4], chúa Ninh sai đặt sở Điều khiển ở Sài Gòn, cử hai tướng có công đánh đuổi quân Prea Sot là Trương Phước Vĩnh giữ chức Điều khiển sự sở Gia ĐịnhNguyễn Cửu Triêm làm Thống trấn dinh Trấn Biên (Biên Hòa).
Khi ấy, vua Chân Lạp là Sâtha (Nặc Tha) sợ vạ lây, liền gửi thư cho tướng Vĩnh để thanh minh rằng mọi việc trên đều do Prea Sot gây ra, và xin đem hai vùng đất là Peam Mesar (Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh Long) dâng chúa Ninh để cầu hòa (1732). Bấy giờ, thấy đất Gia Định (tức toàn miền Nam) rộng rãi quá, để tiện việc coi giữ, chúa Ninh cho lập châu Định Viễn, dựng dinh Long Hồ, bổ nhiệm quan lại rồi đưa thêm dân Việt đến khai hoang lập nghiệp.
Tháng giêng năm Quý Sửu (1733), chúa Ninh cho đặt đồng hồ ở các dinh trấn. Các đồng hồ này được chế tạo ở trong nước và phỏng theo kiểu cách phương Tây.
Năm Ất Mão (1735), Tổng binh Hà Tiên là Mạc Cửu mất, Mạc Thiên Tứ kế tục sự nghiệp của cha. Năm sau, (Bính Thìn [1736]), Thiên Tứ được chúa Ninh phong làm Tổng binh Đại đô đốc trấn Hà Tiên, để giữ gìn và mở mang xứ ấy.
Ở ngôi chúa 13 năm, chúa Nguyễn Phúc Chú qua đời vào ngày 20 tháng 4 năm Mậu Ngọ (7 tháng 6 năm 1738) lúc 42 tuổi.
Chúa Ninh được an táng tại lăng Trường Phong nằm trong khu Thiên Thọ Lăng (Lăng Gia Long) ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Triều thần dâng thụy hiệu cho chúa là Đại đô thống Tổng quốc chính Vũ Hiếu Ninh vương. Năm Bính Dần (1806), vua Gia Long lại truy tôn là Hiếu Ninh hoàng đế, miếu hiệu là Túc Tông, đưa long vị vào thờ tại Thái Miếu, án thứ ba bên phải [5].
Chúa Nguyễn Phúc Chú được đánh giá là người đã có công trong việc thiết lập đơn vị hành chính mới, giữ gìn và mở mang vùng đồng bằng sông Cửu Long[6].

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

  • Vợ:
    • Trương Thị Thư (1699 - 1720), chánh quán huyện Tống Sơn tỉnh Thanh Hóa, con của quan Chưởng dinh Trương Phúc Phan. Bà vào hầu Ninh vương trong thời kỳ tiềm để, sau được phong lên bậc Nhã cơ. Khi mất, được truy tặng là Tu Dung Á Phu Nhân. Vua Gia Long truy tôn : Từ Ý Quang Thuận Chiêu Hiến Thục Huệ Hiếu Ninh Hoàng Hậu, tên lăng là Vĩnh Phong, táng ở làng Long Hồ (Hương Trà, Thừa Thiên). Bà được phối thờ với Ninh vương ở Thái Miếu, án thứ ba bên hữu. Bà là thân mẫu của Nguyễn Phúc Khoát và Nguyễn Phúc Du.
    • Trương Thị Hoặc, Tả cung tần, thân mẫu của Nguyễn Phúc Tường.

Nguyễn Phúc Khoát

Nguyễn Phúc Khoát (chữ Hán: 阮福闊), húy là Hiếu, còn gọi là Chúa Vũ (hay Võ Vương) (17141765) là vị chúa Nguyễn thứ 8 (ở ngôi chúa: 1738-1765) trong lịch sử Việt Nam.

Thân thế

Nguyễn Phúc Khoát sinh năm Giáp Ngọ (1714) đời vua Lê Dụ Tông. Ông là người gốc Gia Miêu (huyện Tống Sơn, Thanh Hóa), và là con trai trưởng của chúa Nguyễn Phúc Chú và mẹ là Thục phi Trương Thị Thư [1].
Lúc đầu, Nguyễn Phúc Khoát được phong là Chưởng dinh dinh Tiền Thủy, tước Hiểu Chính hầu, làm phủ đệ ở Cơ Tiền Dực tại làng Dương Xuân (Thừa Thiên).

Sự nghiệp

Về đối nội

Năm Mậu Ngọ (1738), Nguyễn Phúc Khoát nối ngôi khi 24 tuổi, được quan triều tôn là Thái bảo Hiểu Quận công, lấy hiệu là Từ Tế đạo nhân (vì ông chuộng đạo Phật).
Sau đó, Chúa Vũ cho khởi công xây phủ mới, ở bên tả phủ cũ, và cho kiến thiết Đô thành Phú Xuân. Năm Kỷ Mùi (1739), công cuộc hoàn tất, triều thần tôn chúa là Thái phó Quốc công.
Cũng trong năm này, vua Chân Lạp là Nặc Bồn mang quân sang xâm phạm Hà TiênMạc Thiên Tứ cùng vợ là Nguyễn Thị Hiếu Túc đánh đuổi được. Nghe tâu, Chúa Vũ đặc cách phong Mạc Thiên Tứ làm đô đốc và vợ ông làm phu nhân.
Năm Canh Thân (1740), Chúa Võ quy định lại phép thi. Ngày 12 tháng 4 năm Giáp Tý (1744), quần thần dân biểu tôn Chúa Vũ lên ngôi vương.
Kể từ đó, có nhiều cải cách được ban hành, như: phủ đổi thành điện, những gì trình lên vua gọi là tấu, Thân quân gọi là Vũ lâm quân, Văn chức đổi là Hàn lâm viện. Về hành chính thì chia làm 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình và Công. Phàm văn thư vẫn dùng niên hiệu vua Lê nhưng đối với các thuộc quốc thì xưng là Thiên vương. Y phục từ quan đến dân cũng thay đổi [2]...

Về đối ngoại

Cuộc tranh giành ngôi vua đưa nước Chân Lạp vào tình cảnh nội chiến kéo dài từ năm Mậu Ngọ (1738) đến năm Đinh Sửu (1757). Theo lời yêu cầu của các vua Chân Lạp, Chúa Vũ cho quan quân sang can thiệp. Để đền đáp công ơn, các vị vua này đã hiến tặng nhiều vùng đất cho Chúa Vũ, được liệt kê ra như sau:
  • Năm 1753, người Côn Man (tức người Chămpa sinh sống trên đất Chân Lạp) bị ngược đãi. Năm 1755, Chúa Vũ lại nghe vua Chân Lạp là Nặc Nguyên (Ang Tong) thông sứ với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài để lập mưu đánh mình. Lập tức, chúa sai Nguyễn Cư Trinh sang đánh Nặc Nguyên, giải thoát được khoảng 5.000 người Côn Man. Bị truy nã, Nặc Nguyên chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ tâu lên chúa Nguyễn xin dâng hai vùng là Tầm Bôn và Lôi Lạp (nay là Tân An và Gò Công) để tạ tội (1756).
  • Năm 1757 Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận dâng cho chúa Nguyễn vùng Préah Trapeang (Trà Vinh) và Srok Trang (Sóc Trăng) để được Chúa Vũ phong làm vua Chân Lạp.
Nhưng sau đó Nặc Nhuận bị người con rể là Nặc Hinh giết và cướp ngôi. Con Nặc Nhuận là Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ che chở và cầu cứu với chúa Nguyễn. Nhận lời, Chúa Vũ sai thống suất Trương Phúc Du sang đánh và giết chết Nặc Hinh, đưa Nặc Tôn lên làm vua Chân Lạp. Năm 1757, vua Nặc Tôn xin dâng đất Tầm Phong Long (vùng đất nằm giữa sông Tiền vàsông Hậu tương ứng với Châu ĐốcSa Đéc bây giờ) để tạ ơn chúa Nguyễn.
Ngoài ra, Nặc Tôn còn tặng riêng cho Mạc Thiên Tứ năm phủ là: Kompong Som (Vũng Thơm), Kampot (Cần Bột), Chal Chun (Chưn Rùm), Bantey M éas (Sài Mạt) và Raung Veng (Lình Quỳnh) để tạ ơn [3]. Tuy nhiên, Mạc Thiên Tứ lại đem những đất ấy dâng chúa Nguyễn[4].

Hoàn thành công cuộc Nam tiế

Năm Đinh Sửu (1757), theo đề nghị của ký lục dinh Long Hồ là Nguyễn Cư Trinh và thống suất Trương Phước Du, Chúa Vũ thuận cho dời trị sở dinh Long Hồ và châu Định Viễn từ Cái Bè (Tiền Giang) về xứ Tầm Bào thuộc địa phận Long Hồ thôn (tức vùng chợ Vĩnh Long ngày nay). Cử Tống Phước Hiệp làm lưu thủ, đồng thời còn cho lập ba đạo để hỗ trợ việc coi giữ đó là: Đông Khẩu (ở phía Nam Sa Đéc), Tân Châu (ở đầu Cù lao Giêng, không phải tại thị trấn Tân Châu ngày nay) và Châu Đốc.
Đến đây (1757), kể như vùng đất Nam Bộ ngày nay đã thuộc về Chúa Vũ.

Những năm cuối đời & mất

Sau khi hoàn thành công cuộc Nam tiến của mình, trong những năm cuối đời, Chúa Vũ đâm ra say mê tửu sắc, không còn thiết tha việc nước nữa. Theo thông tin trên trang Nguyễn Phước tộc, thì:
Để dễ dàng trong việc tiếm quyền, chính Trương Phúc Loan đã khuyến dụ Chúa Vũ đi vào con đường nữ sắc. Một cung phi rất được ngài sủng ái là Công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Cầu, con của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền. Đây chính là mầm mống gây cảnh suy tàn của triều đại sau này[5].
Ngày 20 tháng 5 năm Ất Dậu (7 tháng 7 năm 1765), Chúa Vũ qua đời, ở ngôi 27 năm, thọ 51 tuổi.
Chúa Vũ được táng tại lăng Trường Thái ở làng La Khê (Hương TràThừa Thiên). Đến đời vua Gia Long, Chúa Vũ được thờ tại Thái Tổ Miếu (tức Thái Miếu trong Hoàng thành Huế), án thứ tư bên tả.
Nguyễn Phúc Thuần, con trai thứ 16 của Chúa Vũ lên ngôi, dâng thụy hiệu cho cha là: Trí Hiếu Vũ Vương. Năm Bính Dần (1806), Vua Gia Long truy tôn là: Trí Hiếu Vũ Hoàng Đế, miếu hiệu làThế Tông.[6]

Gia đình

  • Trương Thị Dung (1712 - 1736), (còn có tên là Trừ, là Hiện), Chánh quán huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, con của quan Chưởng cơ Trương Văn Sáng. Ban đầu, bà vào hầu nơi tiềm để, được phong làm Hữu Cung tần. Bà tính tình cẩn thận, có phong thái của các hậu phi thời xưa. Khi mất, được phong tặng là Tu Nghi Phu Nhân, sau truy tặng Ôn Thành Trương Thái Phi. VuaGia Long truy tôn : Ôn Thành Huy Ý Trang Từ Dục Thánh Hiếu Vũ Hoàng Hậu, Lăng táng tại làng Dương Xuân (Hương Trà, Thừa Thiên), tên lăng là Vĩnh Thái. Bà được phối thờ với Vũ vương ở Thái Miếu, án thứ tư bên tả.
Bà sinh được 3 trai 1 gái : Trưởng công tử Nguyễn Phúc Chương (được phong tước Thành Công), Nhị công tử Nguyễn Phúc Côn (Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế nhà Nguyễn), Tam công tử Nguyễn Phúc Dực (được phong tước Ý Công) và Công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Dao.
  • Trần Thị Xạ (1716 - 1750), pháp danh là Hải Pháp, người làng Trung Quán (huyện Khang Lộc, tỉnh Quảng Bình), con của quan Khám Lý Năng Tài Hầu. Bà vào hầu nơi tiềm để lúc 20 tuổi. Nhờ dung hạnh, biết chìu chuộng nên bà được sủng ái. Khi Võ vương lên ngôi bà được tấn phong làm Quý nhân. Bà là người hiền thục, thận trọng lời ăn tiếng nói, hành động có phép tắc. Những lúc rảnh tang bà thường đến chùa dâng hương lễ Phật. Lúc bị bệnh, bà cấm không cho tả hữu trình cho Võ vương biết.
Khi bà mất, Võ vương rất thương tiếc, sắc phong tặng : Chiêu Nghi Liệt Phu Nhân, thụy là Từ Mẫn. Lăng táng tại làng Dương Xuân (Hương Thủy, Thừa Thiên), Võ vương cho khắc bia dựng trước mộ (nay vẫn còn).
Bà sinh được 4 công tử là : Nguyễn Phúc Kính, Nguyễn Phúc Bản, Nguyễn Phúc Yến, Nguyễn Phúc Tuấn và 2 Công nữ (không rõ tên).
  • Nguyễn Phúc Ngọc Cầu (1734 - 1804), bà là con của Thái bảo Dận Quận công Nguyễn Phúc Điền (con thứ 12 của Nguyễn Phúc Chu). Lúc nhập cung, bà được Võ vương rất sủng ái. Năm1774, khi Định vương Nguyễn Phúc Thuần (con của bà) vào Gia Định, bà lập ngôi chùa Phước Thành ở An Cựu (Huế) để tu. Khi bà mất, được truy tặng là Tuệ Tĩnh Thánh Mẫu Nguyên Sư, đạo hiệu là Thiệu Long giáo chủ. Lăng táng trong khuôn viên chùa Phước Thành, theo kiểu hình tháp nhà Phật.
Bà sinh được hai Công tử là: Nguyễn Phúc Diệu (được phong là Thiếu bảo Quận công) và Nguyễn Phúc Thuần.

Nguyễn Phúc Thuần

Định Vương Nguyễn Phúc Thuần (chữ Hán: 定王 阮福淳; 1754 - 1777, ở ngôi 1765 - 1777) là Chúa Nguyễn thứ 9 trong lịch sử Việt Nam, quê gốc ở Gia Miêu, huyện Tống SơnThanh HóaViệt Nam.

Thân thế

Nguyễn Phúc Thuần còn có tên húy là Hân, sinh ngày 18 tháng 11 năm Giáp Tuất (31 tháng 12 năm 1754), là con thứ 16 của Nguyễn Phúc Khoát, mẹ là Nguyễn Phúc Ngọc Cầu sinh được hai trai, Phúc Thuần là thứ hai. Năm Giáp Ngọ (1774) bà đi tu ở chùa Phúc Thành, sau khi mất (1804) được truy tôn là Tuệ Tĩnh Thánh mẫu Nguyên sư, hiệu là Thiệu Long giáo chủ.
Chúa Nguyễn Phúc Khoát lúc đầu lập công tử thứ 9 là Hiệu làm Thái hoàng tử nhưng Hiệu mất sớm, con trai là Hoàng tôn Dương khi đó còn thơ ấu mà hoàng tử cả là Chương cũng đã mất. Hoàng tử thứ hai cũng rất khôi ngô, tên là Nguyễn Phúc LuânNguyễn Phúc Khoát có ý lập Phúc Luân lên ngôi nên đã vời cho Luân một thày giáo nổi tiếng lúc đó là Trương Văn Hạnh dạy bảo. Phúc Khoát mất, mọi việc lại thay đổi. Quyền thần Trương Phúc Loan không muốn lập Nguyễn Phúc Luân do ông này đã lớn tuổi khó bề điểu khiền liền lập Phúc Thuần lên ngôi khi mới 12 tuổi.
Trương Phúc Loan không những không đưa Nguyễn Phúc Luân lên ngôi mà còn bắt Luân tống giam và giết Trương Văn Hạnh. Nguyễn Phúc Luân về sau chết trong tù khi mới 33 tuổi, đến thờiMinh Mạng được truy tôn là Hưng Tổ[1].

Quyền thần Trương Phúc Loan

Nhà Nguyễn đến thời kì suy vong do bị nạn quyền thần lấn lướt, Phúc Thuần nhỏ tuổi, lại bị bất ngờ đưa lên ngôi, trở nên bỡ ngỡ trên ngai vàng. Mọi quyền hành đều do Trương Phúc Loan thao túng. Loan tự nhận là Quốc phó, giữ Bộ Hộ, quản cơ Trung tượng kiêm Tàu vụ. Thực tế người này thâu tóm mọi quyền lực về chính trị và kinh tế. Thuế sản vật các mỏ vàng Thu Bồn, Đồng Hương, Trà Sơn, Trà Vân... đều rơi vào tay Loan, hàng năm Loan chỉ nộp vào ngân sách quốc gia 1-2 phần mười số thu được. Sử sách còn ghi lại rằng ngày nắng, Loan cho phơi của cải châu báu ra sân làm sáng rực cả một góc trời. Cả nhà họ Trương chia nhau nắm giữ mọi chức vụ chủ chốt. Người bấy giờ gọi là Trương Tần Cối.
Cùng lúc đó, Lại bộ thượng thư Nguyễn Cư Trinh, trụ cột của triều Nguyễn qua đời (5-1767). Họ Trương không còn ai ngăn trở, càng ra sức lộng hành: bán quan tước, ăn tiền tha tội, hình phạt phiền nhiễu, thuế má nặng nề, nhân dân cực khổ. Những người có tài như Tôn Thất Dục bị Loan tìm cách hãm hại. Tài chính vô cùng kiệt quệ.

Khởi nghĩa Tây Sơn

Ở Quy Nhơn, nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Nhạc cầm đầu thanh thế ngày cáng lớn manh vì được dân chúng ủng hộ. Đến tháng 9 năm Giáp Ngọ (1774), Trịnh đem quân vào đánh Nguyễn. Cả hai phía Tây Sơn và chúa Trịnh đều nêu khẩu hiệu trừ Trương Phúc Loan, lập Hoàng tôn Dương. Chiến tranh loạn lạc xảy ra, đất Thuận Hoá vốn trù phú mà thành ra xơ xác, ngoài đường nhiều người chết đói.
Trước tình cảnh đó, tôn thất nhà Nguyễn bắt trói Trương Phúc Loan nộp cho quân Trịnh. Đến tháng 12 năm 1774, quân Trịnh chiếm được Phú Xuân, đặt quan cai trị Thuận Hoá. Nguyễn Phúc Thuần mang các tông tộc vượt biển, qua địa bàn kiểm soát của Tây Sơn để chạy vào Nam Bộ.
Tây Sơn cũng hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung đánh Nguyễn ở phía Nam. Đại quân Tây Sơn cả thủy bộ đánh vào Gia Định nhiều lần, chủ yếu dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ. Định Vương bị bắt trong trận đánh tháng 9 năm Đinh Dậu (1777) với quân Tây Sơn tại Long Xuyên (nay là Cà Mau) và bị Tây Sơn giết chết. Định Vương chết khi mới 26 tuổi, chưa có con trai nối dõi, mà chỉ có một Hoàng nữ là Nguyễn Phúc Ngọc Thục.
Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Duệ Tông, thụy là Thông Minh Khoan Hậu Anh Mẫn Huệ Hòa Hiếu Định hoàng đế.


























Nhận xét