Lạng Sơn - mảnh đất nơi phên dậu của Tổ quốc, là nơi hội tụ và sinh sống của 7 dân tộc anh em, nổi tiếng với các công trình kiến trúc ngôi nhà truyền thống được trình tường bằng đất (nhà trình tường).
Các huyện Đình Lập, Lộc Bình, Cao Lộc, Văn Lãng… của tỉnh Lạng Sơn được biết đến với nhiều kiến trúc nhà trình tường. Nhà trình tường xứ Lạng có hai loại, một loại để người dân sinh sống và sinh hoạt bình thường, một loại cũng là nhà ở nhưng có thêm tác dụng để phòng thủ đối với giặc giã và thú dữ quấy phá nên gọi là nhà pháo đài. Hai loại nhà này được hình thành từ lâu đời, gắn với phong tục tập quán sinh hoạt của đồng bào dân tộc Tày, Nùng.
Cách dựng nhà trình tường để ở của đồng bào độc đáo ở chỗ các bức tường được trình bằng đất đỏ pha đất sét, đổ nước cho vừa và dùng sức trâu kết hợp với sức người nhào nặn thật nhuyễn, đổ vào khuôn bề rộng 40 - 80 cm sau đó dùng chầy gỗ nện chặt, cứ làm như vậy kéo theo chiều dài và nâng theo chiều cao đã định. Nhà thường có 3 gian, 2 chái, một bên làm kho, một bên làm bếp, bàn thờ được đặt tại gian giữa, sau bàn thờ là buồng dành cho người già, phía trước nhà có sàn phơi thóc, lúa, ngô và phơi quần áo...
Còn đối với nhà pháo đài thường xây dựng nhà giữa lưng chừng núi, với những kiểu nhà mang tính chất phòng thủ. Người dân xứ Lạng thường gọi là nhà pháo đài vì kết cấu nhà gồm có nhiều gian, ngăn này thông ra ngăn kia, có cửa gỗ kiên cố chia cắt từng ngăn.
Thông thường nhà pháo đài được thành hai tầng, có hiên ở đằng trước xây thành một hành lang phòng thủ, chung quanh tường nhà và cửa sổ có lỗ châu mai. Phía chính cửa gia chủ còn làm một giàn đá tảng rất chắc, nếu kẻ gian vào lập tức sẽ bị giàn đá đổ ập xuống. Ngoài ra trong nhà còn có nhiều ngăn, mỗi ngăn đều có cửa riêng và có lỗ châu mai phòng khi hành lang bị chiếm, gia chủ có thể rút lui vào các phòng trong để tiếp tục chiến đấu.
Ông Lương Văn Chịch, Trưởng thôn Bản Mìn, xã Thành Hòa, huyện Văn Lãng cho biết: Loại nhà trình tường và nhà pháo đài có từ hàng trăm năm về trước và đã trở thành một nét văn hóa kiến trúc độc đáo, tiện lợi. Trên 90% vật liệu nhân dân sử dụng làm loại nhà này được khai thác tại chỗ như đất trình tường, cây cối làm vì kèo và làm mái, cánh cửa bằng gỗ xẻ của vườn nhà hoặc trên rừng. Nhà làm theo kiểu này bền vững, tiết kiệm, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
Nhà trình tường hiện tại vẫn đảm bảo phục vụ sinh hoạt gia đình, nhưng do nhu cầu cuộc sống và sự xuống cấp của loại nhà này nên nhiều người dân đã cải tạo lại nhà theo hướng đầu tư nội thất bên trong sao cho gọn gàng, sạch đẹp, trang trí nghiêm trang nhưng bên ngoài vẫn giữ được nét văn hóa cổ kính, độc đáo. Tuy nhiên, hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống nhân dân được nâng lên thì nhiều căn nhà mới hiện đại hơn, khang trang hơn đã được thay thế các căn nhà trình tường, nhà pháo đài; số lượng nhà trình tường ít dần đi do người dân có điều kiện đã xây dựng những ngôi nhà theo kiểu hiện đại để thay thế.
Để bảo tồn loại nhà này, ông Nông Văn Cao, Phó Chủ tịch UBND xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình cho biết: Cách đây vài năm, các cơ quan chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã triển khai một dự án về bảo tồn nhà trình tường cổ ở Hữu Khánh để phục vụ du lịch nhưng sau khi khảo sát thực tế tại xã, dự án đến nay vẫn chưa được triển khai...
Chính quyền địa phương mong muốn trong thời gian tới, các cơ quan chức năng sớm vào cuộc, nghiên cứu tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm quy hoạch hợp lý giữa các khu có những căn nhà mới bà con xây dựng để đáp ứng nhu cầu cuộc sống song vẫn có không gian để lưu giữ lại những ngôi nhà trình tường có kiến trúc độc đáo này.
Bà Ấu Thị Nga Sơn, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn cho biết: Do tác động của xu thế mở cửa và phát triển hội nhập, nhân dân có điều kiện giao thương, buôn bán, tiếp thu khoa học công nghệ mới nên đời sống ngày càng phát triển, ở vùng nông thôn người dân đã chuyển sang xây nhà kiên cố, các kiểu nhà truyền thống đang bị xuống cấp và có xu hướng bị mai một dần.
Một số chương trình, dự án của Trung ương hỗ trợ tỉnh Lạng Sơn triển khai về “Bảo tồn và phát triển các làng, bản buôn truyền thống với tiêu chí là khuyến khích bảo tồn nhà cửa, trang phục, nghề thủ công truyền thống” nhưng hiệu quả thấp. Cần xây dựng các giải pháp thực hiện tốt việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong đó chú trọng gìn giữ và bảo tồn kiến trúc nhà truyền thống mang đậm giá trị văn hoá của dân tộc Tày, Nùng Lạng Sơn.
Thông thường nhà pháo đài được thành hai tầng, có hiên ở đằng trước xây thành một hành lang phòng thủ, chung quanh tường nhà và cửa sổ có lỗ châu mai. Phía chính cửa gia chủ còn làm một giàn đá tảng rất chắc, nếu kẻ gian vào lập tức sẽ bị giàn đá đổ ập xuống. Ngoài ra trong nhà còn có nhiều ngăn, mỗi ngăn đều có cửa riêng và có lỗ châu mai phòng khi hành lang bị chiếm, gia chủ có thể rút lui vào các phòng trong để tiếp tục chiến đấu.
Ông Lương Văn Chịch, Trưởng thôn Bản Mìn, xã Thành Hòa, huyện Văn Lãng cho biết: Loại nhà trình tường và nhà pháo đài có từ hàng trăm năm về trước và đã trở thành một nét văn hóa kiến trúc độc đáo, tiện lợi. Trên 90% vật liệu nhân dân sử dụng làm loại nhà này được khai thác tại chỗ như đất trình tường, cây cối làm vì kèo và làm mái, cánh cửa bằng gỗ xẻ của vườn nhà hoặc trên rừng. Nhà làm theo kiểu này bền vững, tiết kiệm, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
Nhà trình tường hiện tại vẫn đảm bảo phục vụ sinh hoạt gia đình, nhưng do nhu cầu cuộc sống và sự xuống cấp của loại nhà này nên nhiều người dân đã cải tạo lại nhà theo hướng đầu tư nội thất bên trong sao cho gọn gàng, sạch đẹp, trang trí nghiêm trang nhưng bên ngoài vẫn giữ được nét văn hóa cổ kính, độc đáo. Tuy nhiên, hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống nhân dân được nâng lên thì nhiều căn nhà mới hiện đại hơn, khang trang hơn đã được thay thế các căn nhà trình tường, nhà pháo đài; số lượng nhà trình tường ít dần đi do người dân có điều kiện đã xây dựng những ngôi nhà theo kiểu hiện đại để thay thế.
Chính quyền địa phương mong muốn trong thời gian tới, các cơ quan chức năng sớm vào cuộc, nghiên cứu tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm quy hoạch hợp lý giữa các khu có những căn nhà mới bà con xây dựng để đáp ứng nhu cầu cuộc sống song vẫn có không gian để lưu giữ lại những ngôi nhà trình tường có kiến trúc độc đáo này.
Bà Ấu Thị Nga Sơn, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn cho biết: Do tác động của xu thế mở cửa và phát triển hội nhập, nhân dân có điều kiện giao thương, buôn bán, tiếp thu khoa học công nghệ mới nên đời sống ngày càng phát triển, ở vùng nông thôn người dân đã chuyển sang xây nhà kiên cố, các kiểu nhà truyền thống đang bị xuống cấp và có xu hướng bị mai một dần.
Một số chương trình, dự án của Trung ương hỗ trợ tỉnh Lạng Sơn triển khai về “Bảo tồn và phát triển các làng, bản buôn truyền thống với tiêu chí là khuyến khích bảo tồn nhà cửa, trang phục, nghề thủ công truyền thống” nhưng hiệu quả thấp. Cần xây dựng các giải pháp thực hiện tốt việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong đó chú trọng gìn giữ và bảo tồn kiến trúc nhà truyền thống mang đậm giá trị văn hoá của dân tộc Tày, Nùng Lạng Sơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét