Trong đó, việc tìm thấy xác ướp vua Lê Dụ Tông chính là một phát hiện lớn gây chấn động không nhỏ trong ngành khảo cổ và sử học Việt Nam.
Xác ướp vua Lê Dụ Tông
Mộ của vua Lê Dụ Tông được phát hiện một cách rất tình cờ vào năm 1958, khi một người nông dân làng Bái Trạch (Thọ Xuân, Thanh Hóa) đi vỡ hoang thì bất ngờ cuốc phải quách ngôi mộ và thấy bên trong có một quan tài sơn son.
Vì điều kiện chiến tranh nên mãi đến tháng 4/1964, khi ngôi mộ ngày càng lộ ra khỏi mặt đất và bị nước mưa thấm vào thì Viện Khảo cổ mới cho thuê xe để mang chiếc quan tài nặng hàng tấn về Hà Nội để tiến hành khảo nghiệm.
Gần ngôi mộ có bia tạc, trên bia ghi rõ "Lăng hoàng đế Dụ Tông nhà Lê. Vua sai dựng ngày 25 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 21".
Lê Dụ Tông là vị hoàng đế thứ 11 của nhà Lê. Theo Lịch triều tạp ký thì ông thừa hưởng cơ nghiệp thái bình, không xảy ra binh đao, trong nước vô sự, triều đình làm được nhiều việc, pháp độ đầy đủ, kỷ cương thi hành được hết.
Quan tài của vua Lê Dụ Tông được làm bằng gỗ ngọc am, là một loại gỗ quý được cái vị vua chúa, quan lại rất chuộng dùng.
Bên dưới nắp áo quan là một người đàn ông cao 1,49m, thân hình đét lại nhưng vẫn còn khá nguyên vẹn.
Xác ướp có tóc đen lốm đốm sợi trắng, để hất ra phía sau. Xác mặc một chiếc áo hoàng bào thêu kim tuyết, mặt phủ tấm khăn thêu rồng, có một chữ vạn thọ với bốn chữ vạn nhà Phật ở bốn góc. Ngoài ra, trong mộ còn có rất nhiều vật bồi táng như quạt giấy, bút lông, túi thơm,... nhưng tuyệt nhiên chẳng hề có châu báu hay đồ trang sức nào khác.
Trong quan quách vua Lê Dụ Tông cũng có sử dụng một loại dầu thơm (được cho là dầu thông) dùng để bảo vệ thi hài. Chính điều này khiến cho da thịt và nội tạng nhà vua cũng như toàn bộ hiện vật và quan quách đều sực nức một mùi thơm thân mộc.
Việc tìm thấy xác ướp vua Lê Dụ Tông chính là một phát hiện lớn gây chấn động không nhỏ trong ngành khảo cổ và sử học Việt Nam.
Xác ướp sau này được bảo quản và trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Người có trách nhiệm chính trong việc chăm sóc xác ướp là thạc sĩ Nguyễn Thị Hương Thơm (Trưởng phòng Bảo quản của Bảo tàng). Bà thường xuyên phải tắm rửa cho xác ướp và có khi còn phải ngủ lại ngay bên xác vua.
Về sau, theo nguyện vọng của dòng họ Lê, người ta đã đưa ngài về quê hoàn táng. Có người nói, sau ngày xác ướp vua Lê Dụ Tông được con cháu đưa về quê thì họ vẫn hay mơ thấy xa giá của ngài hiện về chơi và bảo rằng ngài thích được ở trong Bảo tàng hơn.
Ngôi mộ cổ của vua Lê Lợi
Vào những năm 70 của thế kỷ 20, một người nông dân vô tình tìm thấy một phiến đá phẳng trong khu rừng bạt ngàn cạnh khu Vĩnh Lăng (Thanh Hóa) – nơi được xem là chốn yên nghỉ của vua Lê Thái Tổ. Trên hòn đá đó có khắc một dòng chữ Hán, dịch nghĩa ra là “Hòn đá mốc ở phía Tây của Vĩnh Lăng”.
Sau đó, một cán bộ có thâm niên của Viện Khảo cổ đã kịp thời đến nơi và tiến hàng đào sâu xuống chỗ đặt phiến đá. Bất ngờ, một chiếc quách tam hợp hiện ra. Tiếp đó, các nhà khảo cổ đã lần lượt phát hiện ra các phiến đá ghi cột mốc phía Đông, phía Nam và phía Bắc của khu lăng mộ Lý Thái Tổ.
Điều kỳ lạ là chỉ riêng nơi đặt phiến đá ghi cột mốc phía tây là có màu đất rất lạ, cây to không thể mọc được. Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia đưa ra nhận định rằng đây mới chính là mộ thật của vua Lê Lợi. Theo họ, có nhiều trường hợp các vị vua phong kiến ở Việt Nam và cả Trung Quốc thường hay xây dựng lăng mộ với quan tài giả, còn mộ thật lại đặt ở một nơi khác.
Tuy vậy, các chuyên gia hiện vẫn còn băn khoăn với việc có nên khai quật lên hay không. Theo ông Phạm Như Hồ, việc khai quật sẽ khiến cho ngôi mộ không thể giữ được nguyên trạng, làm ảnh hưởng rất xấu đến xác ướp bên trong, vì vậy nên cho đến nay, Viện Khảo cổ vẫn chưa có quyết định sẽ khai quật mộ.
Chuyện về ngôi mộ của công chúa Ngọc Hân và hoàng hậu Nguyễn Thị Huyền
Có một giả thiết rằng, sau khi chết, công chúa Ngọc Hân được mai táng ở miền Trung, quê của Hoàng đế Quang Trung, nhưng sau đó bộ hài cốt của công chúa đã được người thân bí mật đưa về chôn cạnh mộ Hoàng hậu Nguyễn Thị Huyền – mẫu thân của Ngọc Hân công chúa tại làng Nành (xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội).
Thế nhưng, cuộc đời công chúa Ngọc Hân vẫn hết sức long đong, lận đận, ngay cả khi bà đã không còn tại thế.
Không biết bằng cách nào mà vua Thiệu Trị thời nhà Nguyễn lại biết được nơi chôn cất của bà. Ông cho người đào mộ công chúa Ngọc Hân lên rồi đổ xuống sông Hồng.
Theo những lời đồn đại trong dân gian, hài cốt của bà sau đó trôi dạt vào một mé của khúc sông. Sau này, nhân dân quanh vùng chọn luôn nơi đó để lập đền thờ cho bà. Ngôi đền nhỏ có tên là đền Ghềnh, giờ đang nằm ở gần cầu Chương Dương.
Xưa kia, hai ngôi mộ chỉ là hai cái gò đất. Sau này, con cháu trong dòng họ mới xây lại, nhưng cũng do không đủ kinh phí nên hai ngôi mộ đó rất khiêm tốn, tĩnh mịch, lặng lẽ nằm giữa bãi đất.
Giờ đây, nguyện vọng của con cháu trong họ chỉ là mong Nhà Nước có thể hỗ trợ đầu tư xây dựng lại mộ cho hai bà được khang trang và đàng hoàng hơn.
Mộ của vua Lê Dụ Tông được phát hiện một cách rất tình cờ vào năm 1958, khi một người nông dân làng Bái Trạch (Thọ Xuân, Thanh Hóa) đi vỡ hoang thì bất ngờ cuốc phải quách ngôi mộ và thấy bên trong có một quan tài sơn son.
Vì điều kiện chiến tranh nên mãi đến tháng 4/1964, khi ngôi mộ ngày càng lộ ra khỏi mặt đất và bị nước mưa thấm vào thì Viện Khảo cổ mới cho thuê xe để mang chiếc quan tài nặng hàng tấn về Hà Nội để tiến hành khảo nghiệm.
Xác ướp còn gần như nguyên vẹn của vua Lê Dụ Tông
Gần ngôi mộ có bia tạc, trên bia ghi rõ "Lăng hoàng đế Dụ Tông nhà Lê. Vua sai dựng ngày 25 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 21".
Lê Dụ Tông là vị hoàng đế thứ 11 của nhà Lê. Theo Lịch triều tạp ký thì ông thừa hưởng cơ nghiệp thái bình, không xảy ra binh đao, trong nước vô sự, triều đình làm được nhiều việc, pháp độ đầy đủ, kỷ cương thi hành được hết.
Quan tài của vua Lê Dụ Tông được làm bằng gỗ ngọc am, là một loại gỗ quý được cái vị vua chúa, quan lại rất chuộng dùng.
Bên dưới nắp áo quan là một người đàn ông cao 1,49m, thân hình đét lại nhưng vẫn còn khá nguyên vẹn.
Xác ướp có tóc đen lốm đốm sợi trắng, để hất ra phía sau. Xác mặc một chiếc áo hoàng bào thêu kim tuyết, mặt phủ tấm khăn thêu rồng, có một chữ vạn thọ với bốn chữ vạn nhà Phật ở bốn góc. Ngoài ra, trong mộ còn có rất nhiều vật bồi táng như quạt giấy, bút lông, túi thơm,... nhưng tuyệt nhiên chẳng hề có châu báu hay đồ trang sức nào khác.
Trong quan quách vua Lê Dụ Tông cũng có sử dụng một loại dầu thơm (được cho là dầu thông) dùng để bảo vệ thi hài. Chính điều này khiến cho da thịt và nội tạng nhà vua cũng như toàn bộ hiện vật và quan quách đều sực nức một mùi thơm thân mộc.
Việc tìm thấy xác ướp vua Lê Dụ Tông chính là một phát hiện lớn gây chấn động không nhỏ trong ngành khảo cổ và sử học Việt Nam.
Xác ướp sau này được bảo quản và trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Người có trách nhiệm chính trong việc chăm sóc xác ướp là thạc sĩ Nguyễn Thị Hương Thơm (Trưởng phòng Bảo quản của Bảo tàng). Bà thường xuyên phải tắm rửa cho xác ướp và có khi còn phải ngủ lại ngay bên xác vua.
Về sau, theo nguyện vọng của dòng họ Lê, người ta đã đưa ngài về quê hoàn táng. Có người nói, sau ngày xác ướp vua Lê Dụ Tông được con cháu đưa về quê thì họ vẫn hay mơ thấy xa giá của ngài hiện về chơi và bảo rằng ngài thích được ở trong Bảo tàng hơn.
Ngôi mộ cổ của vua Lê Lợi
Vào những năm 70 của thế kỷ 20, một người nông dân vô tình tìm thấy một phiến đá phẳng trong khu rừng bạt ngàn cạnh khu Vĩnh Lăng (Thanh Hóa) – nơi được xem là chốn yên nghỉ của vua Lê Thái Tổ. Trên hòn đá đó có khắc một dòng chữ Hán, dịch nghĩa ra là “Hòn đá mốc ở phía Tây của Vĩnh Lăng”.
Sau đó, một cán bộ có thâm niên của Viện Khảo cổ đã kịp thời đến nơi và tiến hàng đào sâu xuống chỗ đặt phiến đá. Bất ngờ, một chiếc quách tam hợp hiện ra. Tiếp đó, các nhà khảo cổ đã lần lượt phát hiện ra các phiến đá ghi cột mốc phía Đông, phía Nam và phía Bắc của khu lăng mộ Lý Thái Tổ.
Điều kỳ lạ là chỉ riêng nơi đặt phiến đá ghi cột mốc phía tây là có màu đất rất lạ, cây to không thể mọc được. Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia đưa ra nhận định rằng đây mới chính là mộ thật của vua Lê Lợi. Theo họ, có nhiều trường hợp các vị vua phong kiến ở Việt Nam và cả Trung Quốc thường hay xây dựng lăng mộ với quan tài giả, còn mộ thật lại đặt ở một nơi khác.
Tuy vậy, các chuyên gia hiện vẫn còn băn khoăn với việc có nên khai quật lên hay không. Theo ông Phạm Như Hồ, việc khai quật sẽ khiến cho ngôi mộ không thể giữ được nguyên trạng, làm ảnh hưởng rất xấu đến xác ướp bên trong, vì vậy nên cho đến nay, Viện Khảo cổ vẫn chưa có quyết định sẽ khai quật mộ.
Chuyện về ngôi mộ của công chúa Ngọc Hân và hoàng hậu Nguyễn Thị Huyền
Có một giả thiết rằng, sau khi chết, công chúa Ngọc Hân được mai táng ở miền Trung, quê của Hoàng đế Quang Trung, nhưng sau đó bộ hài cốt của công chúa đã được người thân bí mật đưa về chôn cạnh mộ Hoàng hậu Nguyễn Thị Huyền – mẫu thân của Ngọc Hân công chúa tại làng Nành (xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội).
Thế nhưng, cuộc đời công chúa Ngọc Hân vẫn hết sức long đong, lận đận, ngay cả khi bà đã không còn tại thế.
Không biết bằng cách nào mà vua Thiệu Trị thời nhà Nguyễn lại biết được nơi chôn cất của bà. Ông cho người đào mộ công chúa Ngọc Hân lên rồi đổ xuống sông Hồng.
Theo những lời đồn đại trong dân gian, hài cốt của bà sau đó trôi dạt vào một mé của khúc sông. Sau này, nhân dân quanh vùng chọn luôn nơi đó để lập đền thờ cho bà. Ngôi đền nhỏ có tên là đền Ghềnh, giờ đang nằm ở gần cầu Chương Dương.
Xưa kia, hai ngôi mộ chỉ là hai cái gò đất. Sau này, con cháu trong dòng họ mới xây lại, nhưng cũng do không đủ kinh phí nên hai ngôi mộ đó rất khiêm tốn, tĩnh mịch, lặng lẽ nằm giữa bãi đất.
Hình ảnh bà Bé, người trông coi đền Ghềnh
Giờ đây, nguyện vọng của con cháu trong họ chỉ là mong Nhà Nước có thể hỗ trợ đầu tư xây dựng lại mộ cho hai bà được khang trang và đàng hoàng hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét