Hầu hết các công trình xây dựng mang tính tôn giáo từ thế kỷ X trở về trước trong lịch sử kiến trúc Chăm, dù nội dung bên trong thờ bất kỳ một vị thần nào thì trong công trình đó vẫn có bệ thờ Linga -Yoni hoặc một biểu tượng khác mang tính chất này.
Linga - Yoni là gì ? Linga là hình tượng của thần Siva, một trong tam vị nhất thể của Ấn Độ giáo (Siva – Brahma – Visnu). Siva được coi là thần Phá hủy và đồng thời cũng là thần Sáng tạo. Trong thần thoại Ấn Độ, hình tượng khởi đầu của Siva là cột lửa hình Linga dưới hình thức dương vật, mang tính dương. Song để sáng tạo được thì cần có âm tính, cho nên người xưa đã thêm cái bệ hình âm vật (Yoni). Từ đó, tín ngưỡng Linga – Yoni (âm dương kết hợp) biến thành sự thờ cúng thần Siva, rất phổ biến trong dân chúng. Mọi sự sinh sôi nảy nở trong trời đất làm cho mùa màng cây cối tốt tươi, giống vật và loài người ngày càng đông đúc là do đực - cái, âm – dương kết hợp với nhau mà thành. Để thể hiện tính nhất thể của ba vị thần, Linga được tạo thành ba phần: dưới là Brahma, giữa là Visnu, trên cùng, chủ thể là Siva. Thần thoại có kể về chuyện đó rằng: thần Brahma và Visnu tranh cãi nhau ai là người sáng tạo ra thế giới. Bất phân thắng bại. Bỗng cột lửa xuất hiện dựng lên giữa hai thần, hai vị không hiểu ra làm sao bèn phân công Brahma hóa thành thiên nga bay lên đỉnh cột lửa, Visnu hóa thành lợn lòi đào xuống tận gốc để cùng tìm hiểu, hẹn một thời hạn nhất định sẽ gặp lại. Đến khi gặp nhau, hai thần cùng đều chưa lên tới đỉnh và cũng chưa xuống đến tận gốc cột lửa. Đang ngơ ngác thì cột nứt ra và thần Siva hiện lên nói rằng Brahma và Visnu chỉ là hóa thân của một Siva tối thượng. Liền đó, ba thần đều tự ẩn mình vào cột lửa: Brahma ở dưới cùng, Visnu ở giữa trụ lửa và Siva ở trên cùng. Tất nhiên là với trụ Linga có 3 phần: dưới cùng (phần đế dính liền với Yoni) là hình bát giác, ở giữa là hình vuông và trên cùng là hình trụ. Còn loại Linga như ở tháp Pô Sah Inư, tháp Pô Đam (Pô Tằm), Đại Thành Mương Mán chỉ là một hình trụ thì chỉ có một mình thần Siva được thờ ở trong tháp. 2 Khảo tả về Linga Linga là vật thờ không thể thiếu của các nền văn hóa cổ chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Linga là bộ phận sinh dục của người đàn ông, được tạo thành từ những phiến đá cứng nguyên khối. Trụ đá gồm có ba phần: dưới hình khối vuông, giữa hình bát giác, trên hình trụ đầu tròn múp. Một gân nối dọc từ phía đầu tròn xuống giáp khối bát giác với hai đường gờ chìm lượn vòng sang hai bên. Trụ đó chữ Phạn gọi là Linga, có nghĩa là dương vật. Trong cái trụ tròn múp múp với ba đường gờ nổi - chìm là giống “cái đó” thật. Ở một vài Linga khác trong di tích văn hóa Chăm, trên gân nổi có khi còn tạc thành một đầu người đội mão nhọn đầu, tai đeo trang sức, trông đầy tính vương giả; Linga đó gọi là Mukhalinga như tượng vua Po Klong Girai và Pôrômê ở Phan Rang. Có khi cái đầu tròn múp lại được chụp lên một vỏ bằng kim loại gọi là Kosa để tăng thêm vẻ quyến rũ quyền quý. Tại Bình Thuận bộ Linga - Yoni ở tháp Pô Sah Inư được coi là lớn, cổ nhất và nguyên vẹn còn lại ở các tỉnh Nam Trung bộ. Còn các bộ Linga - Yoni khác ở Pô Đam (Pô Tằm) - Tuy Phong và Đại Thành - Mương Mán có kích thước nhỏ hơn. Thông thường mỗi công trình kiến trúc thường thờ một bộ Linga - Yoni. Nhưng riêng Đại Thành - Mương Mán lại có đến hai bộ Linga - Yoni. Cho đến ngày nay, nhiều người khi nghe giới thiệu về cấu trúc cũng như công năng của Linga - Yoni trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng Chăm và các dân tộc khác, họ cảm thấy ngượng ngùng. Nhưng đó lại là sự thật. Cái công năng ấy ngày nay vẫn rất linh nghiệm trong các lễ hội, đặc biệt là lễ hội Ka tê hàng năm của người Chăm tại các đền tháp, đền thờ. Những ai đã từng chứng kiến lễ tắm Linga-Yoni tại tháp Pô Sah Inư sẽ có điều kiện hiểu rõ hơn về nét tâm linh trong tín ngưỡng đa thần của người Chăm. Cái ly kỳ và lý thú là ở chỗ từ một hiện tượng hành nhật - âm dương giao lưu - mà người xưa đã dựng lên thành một biểu tượng thần thánh linh thiêng trong tâm thức của con người và truyền lưu cho đến ngày nay.
What is a Shiva Linga?
The linga or lingam (Sanskrit for "symbol") is the symbol of the god Shiva and the form in which he is most commonly worshipped. The phallic symbol is the main object of worship in Shaivite temples and homes throughout India and the world.The linga is a simple stylized phallus that nearly always rests on pedestal of a stylized yoni, or female sex organ. Together, the linga and yoni represent the power of creative energy and fertility.
History of the Shiva Linga
Scholars believe that the linga was revered by some non-Aryan peoples of India since antiquity, and short, cylindrical pillars with rounded tops have been found in Harappan remains. The Vedic Aryans appeared to have disapproved of linga worship, but literary and artistic evidence shows that it was firmly established by the 1st–2nd century AD.The linga's form began to be conventualized during the Gupta period, so that in later periods its original phallic realism was to a considerable degree lost.
Types of Lingas
Lingas range from temporary versions made of sandalwood paste or river clay for a particular rite to more elaborate ones of wood, precious gems, metal, or stone. There are precise rules of proportion to be followed for the height, width, and curvature of the top.
Variations include the mukhalinga, with one to five faces of Shiva carved on its sides and top, and the lingodbhavamurti, a South Indian form that shows Siva emerging out of a fiery linga to demonstrate his superiority over Vishnu and Brahma. Some lingas are topped with a cobra, symbolizing the kundalini chakra located at the base of the spine (see Kundalini Yoga).
The most revered lingas are the svayambhuva ("self-originated")lingas, which were made directly from light without human assistance. Nearly 70 are worshipped throughout India and are places of pilgrimage.
Rituals of the Shiva Linga
In the primary religious ritual of devotees of Shiva, the linga is honored with offerings of flowers, milk, pure water, fruit, leaves and rice.
Nhận xét
Đăng nhận xét