Người Bố Y vốn giỏi làm ruộng nước nhưng đến Việt Nam cư trú ở vùng cao nên chủ yếu phải dựa vào canh tác nương rẫy và lấy ngô làm cây trồng chính.
Tên gọi khác: Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn, Pu Nà
Tên gọi khác: Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn, Pu Nà
Tên tự gọi: Bố Y.
Ngôn ngữ: Nhóm Bố Y nói ngôn ngữ Tày – Thái (ngữ hệ Thái – Ka Ðai), còn nhóm Tu Dí nói ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán – Tạng)
Dân số: 2.059 người (ước tính năm 2003).
Lịch sử: Người Bố Y di cư từ Trung Quốc sang cách đây khoảng 150 năm.
Cư trú: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang
Cư trú: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang
Đặc điểm kinh tế:
Người Bố Y vốn giỏi làm ruộng nước nhưng đến Việt Nam cư trú ở vùng cao nên chủ yếu phải dựa vào canh tác nương rẫy và lấy ngô làm cây trồng chính. Bên cạnh đó mỗi gia đình thường có một mảnh vườn để trồng rau. Ngoài nuôi gia súc, gia cầm đặc biệt họ có nhiều kinh nghiệm nuôi cá. Hàng năm, khi mùa mưa đến, đồng bào ra sông tìm vớt trứng cá, cá lớn, họ thả vào ao và ruộng nước. Họ còn biết làm nhiều nghề thủ công như dệt, rèn, gốm, đục đá, chạm bạc, đan lát, làm đồ gỗ…
Trước đây, người Bố Y thường làm mộc, rèn, gốm, đục đá, chạm bạc. Phụ nữ biết trồng bông, kéo sợi, dệt vải, may thêu quần áo, túi, khăn.
Tổ chức cộng đồng:
Mỗi dòng họ có một hệ thống tên đệm khoảng 5 đến 9 chữ. Mỗi chữ đệm dành cho một thế hệ và chỉ rõ vai vế của người mang dòng chữ đó trong quan hệ họ hàng.
Có sự phân hoá giai cấp rõ rệt. Tầng lớp trên gồm trưởng bản (pin thàu) và người giúp việc (xéo phải).
Hôn nhân gia đình:
Hôn nhân gia đình:
Lễ cưới của người Bố Y Gồm 3 bước khá phức tạp và tốn kém :
Bước 1: Nhà trai cử 2 bà mối sang nhà gái xin lá số cô gái về để so tuổi. Nhà gái thường tỏ thiện chí bằng cách tặng nhà trai 10 quả trứng gà nhuộm đỏ. Nếu thấy “hợp tuổi”, nhà trai cử 2 ông mối sang trả lá số và xin “giá ăn hỏi”.
Bước 2: Lễ ăn hỏi. Sau lễ này, hôn nhân của đôi trai gái coi như được định đoạt.
Bước 3: Lễ cưới. Nhà trai đưa sính lễ cho nhà gái. Ngoài một số thực phẩm còn có 1 bộ trang phục nữ.
Trong lễ đón dâu, đoàn nhà trai thường có khoảng 8 đến 10 người, trong đó phải có 1 đến 2 đôi còn son trẻ, 2 đôi đã có vợ có chồng. Chàng rể không đi đón dâu, cô em gái của chàng rể dắt con ngựa hồng đẹp mã để chị dâu cưỡi lúc về nhà chồng. Nhà gái cũng cử ra một đoàn, thành phần như nhà trai. Khi về nhà chồng, cô dâu mang theo một chiếc kéo và một con gà mái nhỏ, đi đến giữa đường thì thả gà vào rừng. Xưa kia người phụ nữ Bố Y có tục đẻ ngồi, nhau của đứa trẻ chôn dưới gầm giường của mẹ.
Trong lễ đón dâu, đoàn nhà trai thường có khoảng 8 đến 10 người, trong đó phải có 1 đến 2 đôi còn son trẻ, 2 đôi đã có vợ có chồng. Chàng rể không đi đón dâu, cô em gái của chàng rể dắt con ngựa hồng đẹp mã để chị dâu cưỡi lúc về nhà chồng. Nhà gái cũng cử ra một đoàn, thành phần như nhà trai. Khi về nhà chồng, cô dâu mang theo một chiếc kéo và một con gà mái nhỏ, đi đến giữa đường thì thả gà vào rừng. Xưa kia người phụ nữ Bố Y có tục đẻ ngồi, nhau của đứa trẻ chôn dưới gầm giường của mẹ.
Tục lệ ma chay:
Ma chay là thể hiện tình cảm của người sống với người chết và đưa hồn người chết về quê cũ. Trước khi đưa đám bắn 4 phát súng, lúc khiêng quan tài cho chân người chết đi trước. Từ nhà đến huyệt phải nghỉ 3 lần (nếu vợ hoặc chồng còn sống) hoặc 4 lần (nếu vợ hoặc chồng đã chết). Người nhà để tang 3 năm, trong thời gian có tang con trai không được uống rượu, con gái không được đeo đồ trang sức, con cái không được lấy vợ, lấy chồng
Khi bố mẹ chết, con cái phải kiêng ngặt trong 90 ngày đối với tang mẹ, 120 ngày đối với tang cha.
Văn hóa:
Vốn văn nghệ dân gian như truyện cổ, tục ngữ, dân ca khá phong phú.
Nhà cửa:
Người Bố Y cư trú ở Quản Bạ (Hà Giang) và Mường Khương (Lào Cai).
Có thể bắt gặp nhiều mái ngói âm dương (ngói máng) hay ngói gỗ trên những căn nhà trình tường.
Người Bố Y ở nhà nền. Loại nhà phổ biến có cấu trúc ba gian, hai mái vuông, xung quanh trình tường, phía trước là một hàng hiên. Bộ khung được sử dụng bằng những vật liệu vững chắc như gỗ hoặc tre. Mái thường lợp bằng cỏ gianh, song cũng có nhà lợp ngói. Bộ khung hai kèo đơn và năm hàng cột. Nhà thường có một cửa chính đi vào gian giữa, một cửa phụ nơi đầu hồi để qua bếp đun và hai cửa sổ trông ra hàng hiên. Tuy là nhà nền, nhưng nhà nào cũng có một sàn gác trên lưng quá giang. Đó là nơi để ngũ cốc và làm chỗ ngủ của những người con trai chưa lập gia đình.
Trang phục:
Trang phục nam:
Nam giới thường mặc áo cổ viền, loại áo cánh ngắn, tứ thân; quần lá tọa màu chàm bằng vải tự dệt.
Trang phục nữ:
Trong lễ, tết họ mặc áo dài liền váy kiểu chui đầu. Cổ áo rộng xuống tới bụng có thêu hoa văn hình hoa lá đối xứng, ống tay viền vải khác màu ở cửa tay. Bên trong mặc váy nhiều nếp gấp kiểu Hmông Hoa. Đầu đội khăn chàm đen.
Bộ nữ phục Bố Y có một nét đẹp riêng ở gam màu lạnh, lối tạo hoa văn bằng sáp ong trên váy và chiếc yếm dài trước ngực.
Thường ngày, phụ nữ Bố Y để tóc dài, tết quấn quanh đầu, hoặc đội khăn có trang trí hoa văn đội thành hình chữ nhân cao mái trên đầu, hoặc khăn chàm bình thường quấn ngang trên đầu. Họ mặc áo ngắn năm thân xẻ nách phải, cổ, ống tay áo, chỗ cài cúc được trang trí và viền vải khác màu hoa văn sặc sỡ.
Trước đây, phụ nữ mặc váy xoè như váy của phụ nữ Hmông, váy được tạo hoa văn bằng cách bôi sáp ong lên mặt vải rồi đem nhuộm chàm. Áo ngắn 5 thân có ống tay rời, xiêm che ngực và bụng, khi mặc áo lồng vào phía trong cạp váy. Đồng bộ với áo là chiếc xiêm khác màu khâu chiết phía trên, trước ngực được trang trí hoa văn ngũ sắc, ngắn tới thắt lưng, có dải thắt lưng rồi buông thõng sau lưng. Phụ nữ đeo trang sức bằng bạc gồm dây chuyền, vòng tay, khuyên tai; tóc được búi ngược lên đỉnh đầu, đội khăn chàm có thêu hoa văn bằng chỉ màu. Ngày nay, họ mặc giống như người Nùng trong cùng địa phương. Phụ nữ nhóm Tu Dí ăn mặc theo kiểu người Hán nhưng áo có ống tay rời.
Ăn:
Người Bố Y ăn ngô xay nhỏ đem luộc cho chín dở rồi mới đồ lên gọi là mèn mén.
Sinh đẻ:
Xưa kia, người phụ nữ có tục đẻ ngồi, cắt rốn cho trẻ bằng mảnh nứa, nhau (rau) chôn ngay dưới gầm giường. Khi đứa trẻ được 3 ngày làm lễ cúng mụ, đặt tên tục, đến khi được 2- 3 tuổi mới đặt tên chính thức. Nếu đứa trẻ hay ốm đau thì phải tìm bố nuôi cho vía của nó có chỗ nương tựa.
Thờ cúng:
Trên bàn thờ đặt 3 bát hương thờ trời, táo quân và tổ tiên. Dưới gầm bàn thờ đặt một bát hương thờ thổ địa. Nếu bố mẹ vợ chết không có người thờ cúng thì con rể lập bàn thờ nhỏ cạnh cửa để thờ.
Lễ tết:
Có nhiều Tết: Nguyên đán, Rằm tháng giêng, 30 tháng giêng, Hàn thực, Ðoan ngọ, Mùng 6 tháng 6, Rằm tháng 7, Cơm mới. Tết Cơm mới tổ chức vào tháng 8 hay tháng 9 âm lịch, có bánh chưng, bánh chay và xôi nhuộm màu.
Lịch:
Người Bố Y tính ngày, tháng theo âm lịch.
Học:
Trước đây có một số người dùng chữ Hán để ghi gia phả, viết bài cúng, làm lá số…
Văn nghệ:
Ở nhóm Tu Dí thường hát đối đáp tại phiên chợ xuân hay tại nhà, lời ca bằng tiếng Hán, được phụ hoạ bằng kèn lá.
Chơi:
Trong dịp hội hè, người Bố Y có các trò chơi đánh đu, cờ tướng, đánh quay, đánh khăng
Nhận xét
Đăng nhận xét