Đế quốc Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: Mongol-yn Ezent Güren) từng tồn tại trong các thế kỷ 13 và 14, và là đế quốc có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử loài người.[1] Khởi đầu trên các thảo nguyên Trung Á, đế quốc cuối cùng đã trải dài từ Đông Âu đến biển Nhật Bản, bao gồm nhiều phần rộng lớn của Siberi ở phía bắc và khuếch trương về phía nam đến Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ, cao nguyên Iran, và Trung Đông. Ở thời điểm tối cường, đế quốc Mông Cổ trải dài 9.700 km (6.000 mi), diện tích lãnh thổ lên tới 24.000.000 km2 (9.300.000 sq mi),[2][3][4][5] tương đương 16% diện tích đất liền của Trái Đất, và thống trị 100 triệu thần dân.
Đế quốc Mông Cổ xuất hiện khi các bộ lạc Mông Cổ và Đột Quyết trên khu vực Mông Cổ lịch sử thống nhất đưới quyền lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn. Thành Cát Tư Hãn đã được tuyên bố là người cai trị của toàn thể người Mông Cổ vào năm 1206. Đế quốc phát triển nhanh chóng dưới quyền cai trị của ông cùng các hậu duệ vào sau này, họ đã tiến hành các cuộc xâm lượctheo mọi hướng.[6][7][8][9][10][11] Đế quốc liên lục địa rộng lớn này đã kết nối phương Đông và phương Tây với việc thi hành hòa bình kiểu Mông Cổ, cho phép mậu dịch, công nghệ, hàng hóa, ý thức hệ trở nên phổ biến và được trao đổi khắp lục địa Á-Âu.[12][13]
Đế quốc bắt đầu phân liệt do hậu quả của các cuộc chiến tranh kế vị, khi các cháu nội của Thành Cát Tư Hãn tranh chấp về việc liệu dòng Đại hãn nên theo dòng của vị con trai kế vị Oa Khoát Đài (Ögedei), hay theo dòng của một trong số những người con trai khác của Thành Cát Tư Hãn như Đà Lôi (Tolui), Sát Hợp Đài (Chagatai), hay Truật Xích (Jochi). Dòng hậu duệ của Đà Lôi đã thắng thế sau một cuộc thanh trừng đẫm máu bè phái dòng hậu duệ của Oa Khoát Đài và dòng hậu duệ của Sát Hợp Đài, song tranh chấp đã tiếp diễn và thậm chí diễn ra ngay trong dòng hậu duệ của Đà Lôi. Khi một vị Đại hãn băng hà, các đại hội Hốt lý lặc thai (kurultai) kình địch có thể đồng thời bầu lên những người kế vị khác nhau, như trường hợp hai huynh đệ A Lý Bất Ca (Ariq Böke) và Hốt Tất Liệt (Kublai), họ đều được bầu làm Đại hãn và sau đó đã không những chỉ phải đối phó với nhau, mà còn đối diện với những thách thức từ những hậu duệ khác của Thành Cát Tư Hãn.[14][15] Hốt Tất Liệt đã thành công trong việc đoạt lấy quyền lực, song nội chiến đã xảy ra sau đó khi Hốt Tất Liệt tìm cách giành lại quyền kiểm soát đối với hai dòng hậu duệ của Sát Hợp Đài và Oa Khoát Đài, song đã không thành công.
Vào thời điểm Hốt Tất Liệt băng hà năm 1294, Đế quốc Mông Cổ đã bị tan vỡ thành bốn hãn quốc hay đế quốc riêng biệt, mỗi một hãn quốc lại theo đuổi lợi ích và mục tiêu riêng của mình: Kim Trướng hãn quốc ở tây bắc, Sát Hợp Đài hãn quốc ở phía tây, Y Nhi hãn quốc ở phía tây nam, và triều Nguyên định đô tại Bắc Kinh ngày nay.[16] Năm 1304, ba hãn quốc phía tây trong một thời gian ngắn đã chấp nhận quyền bá chủ của triều Nguyên,[17][18] song đến khi triều đại này bị triều Minh của người Hánlật đổ vào năm 1368, đế quốc Mông Cổ đã chính thức tan rã.
Ikh Mongol Uls Mông Cổ Đế quốc | |||||
| |||||
Thủ đô | Avarga Karakorum[note 1] Đại Đô[note 2] (nay làBắc Kinh) | ||||
Tôn giáo | Đằng-cách-lý giáo | ||||
Chính thể | Quân chủ tuyển cử | ||||
Đại hãn | |||||
- 1206–1227 | Thành Cát Tư Hãn | ||||
- 1229–1241 | Oa Khoát Đài Hãn | ||||
- 1246–1248 | Quý Do Hãn | ||||
- 1251–1259 | Mông Kha Hãn | ||||
- 1260–1294 | Hốt Tất Liệt Hãn | ||||
Lập pháp | Hốt lý lặc thai(Kurultai) | ||||
Lịch sử | |||||
- Thành Cát Tư Hãnthống nhất các bộ lạc và tuyên bố thành lập Đại Mông Cổ Quốc | 1206 | ||||
- Thành Cát Tư Hãnbăng hà | 1227 | ||||
- Hòa bình kiểu Mông Cổ | 1210–1350 | ||||
- Đế quốc tan vỡ | 1260–1264 | ||||
- Hốt Tất Liệt Hãnbăng hà | 1294 | ||||
Tiền tệ | Đồng xu (như dirham), Sukhe, tiền giấy | ||||
Hiện nay là một phần của |
Các quốc gia hiện nay
|
Nhận xét
Đăng nhận xét