Hàn lâm viện và các tổ chức hội họa
Nền hội họa Pháp chịu sự chi phối của Hàn lâm viện và các tổ chức hội họa. Viện Hàn lâm Pháp (Institut de France) thành lập ngày 25/10/1795, trong Viện Hàn lâm Pháp có Viện Mỹ thuật (Académie des Beaux-Arts), thành lập năm 1816. Các thành viên là họa sĩ, điêu khắc gia, nhạc sĩ, kiến trúc sư...
Bên cạnh Viện Hàn lâm là các tổ chức hội họa như:
Nền hội họa Pháp chịu sự chi phối của Hàn lâm viện và các tổ chức hội họa. Viện Hàn lâm Pháp (Institut de France) thành lập ngày 25/10/1795, trong Viện Hàn lâm Pháp có Viện Mỹ thuật (Académie des Beaux-Arts), thành lập năm 1816. Các thành viên là họa sĩ, điêu khắc gia, nhạc sĩ, kiến trúc sư...
Bên cạnh Viện Hàn lâm là các tổ chức hội họa như:
Mô hình đền Ankor nhìn từ tòa nhà Guadeloupe tại triển lãm Thuộc địa năm 1931 |
1. Triển lãm Nghệ sĩ Pháp (Salon des Artistes Français): Năm 1663, Thái dương Hoàng đế Pháp Louis XIV (Loui Dieudonné, 1638 -1715) ra quyết định, hàng năm, vào tháng 4, các họa sĩ và điêu khắc gia thuộc Hàn lâm viện Hoàng Gia (L’Académie Royale) phải tổ chức công khai một cuộc triển lãm nghệ thuật, tên gọi là “Triển lãm Nghệ sĩ Pháp”. Ngày 23/04/1667, cuộc triển lãm đầu tiên được mở ra cho công chúng tại Hàn lâm viện Paris. Dưới triều Louis XV (1710 -1774), “Triển lãm Nghệ sĩ Pháp” được tổ chức tại Phòng Vuông (grand salon carré) ở điện Louvre vào năm 1725, từ đó mới có chữ “Salon” để gọi chung cho tất cả triển lãm sau đấy. Đầu tiên, Salon chỉ dành riêng các thành viên thuộc Hàn lâm viện Hoàng gia. Sau Cách mạng 14/7/1789, Salon mở cửa cho tất cả các nghệ sĩ Pháp.
Từ năm 1798, vì có quá nhiều nghệ sĩ muốn triển lãm nên Salon quyết định lập ra một ban giám khảo để chọn lọc tác phẩm. Từ năm 1863, Salon được tổ chức trở lại hàng năm, triển lãm trung bình 2000 tác phẩm. Năm 1870, con số tác phẩm lên đến 5409!
2. Triển lãm hội họa bị từ chối (Salon des Réfusés): Năm 1863 mở ra cuộc “Triển lãm hội họa bị từ chối” (Salon des Réfusés), bao gồm những tác phẩm bị ban giám khảo của Salon loại bỏ. Triển lãm này được sự cho phép của Napoléon III (1808 -1873), nhằm “...để cho công chúng quyền phán đoán tính hợp pháp của mọi sự khiếu nại...” (1). Trong các tác phẩm bị từ chối này có bức “Le bain” (Tắm) (2) của họa sĩ lừng danh Edouard Manet ! “Triển lãm hội họa bị từ chối” còn được tổ chức vào những năm 1874, 1875, 1886... Nhưng từ năm 1881, triển lãm này không còn được sự ủng hộ chính thức của chính phủ nữa.
3. Hội Nghệ sĩ Pháp (Société des Artistes Français) (3): Năm 1881, dưới thời Đệ tam Cộng hòa, Bộ trưởng Học chính và Mỹ thuật Jules Ferry quyết định chính quyền không can thiệp vào các cuộc triển lãm nghệ thuật nữa, từ đó lập ra “Hội Nghệ sĩ Pháp” với một ủy ban gồm 90 thành viên. “Hội Nghệ sĩ Pháp” có thể nói là đóng một vai trò rất quan trọng trong nền nghệ thuật Pháp.
4. Hội Mỹ thuật quốc gia (Société nationale des Beaux-Arts): Năm 1889, sự bất đồng ý kiến giữa các nghệ sĩ dẫn đến sự thành lập “Hội Mỹ thuật quốc gia” do Puvis de Chavannes, Carrière, Carolus Duran..., tổ chức triển lãm tại quảng trường Champ de Mars (gần tháp Effel) chứ không ở Louvre (4).
Bắt đầu từ năm 1900, hai hiệp hội kình địch trên hàn gắn mọi rạn nứt, bắt tay kết hợp nhau để cùng triển lãm tại Đại Cung điện (Grand Palais des Champs Elysées). Đến năm 1940 “Hội Mỹ thuật quốc gia” đóng cửa trong khi “Hội Nghệ sĩ Pháp” vẫn còn hoạt động tại Đại Cung điện cho đến ngày nay.
5. Hội họa sĩ xu hướng Đông phương (Société des Peintres orientalistes): Năm 1893 thành lập tại Paris với mục đích tìm hiểu và trình bày nền văn hóa nghệ thuật Đông phương, đặc biệt là các nước Hồi giáo. Léonce Bénédite, sử gia nghệ thuật và quản đốc bảo tàng Luxembourg được bầu làm chủ tịch cho đến khi mất vào năm 1925.
“Hội họa sĩ xu hướng Đông phương” tổ chức triển lãm hàng năm, bị gián đoạn trong thế chiến thứ nhất. Năm 1897, hội lập ra một giải thưởng dành cho họa sĩ trẻ trên đất thuộc địa Pháp tại Châu Phi. Hội còn tham dự những cuộc Triển lãm lớn của chính quyền, như triển lãm Hoàn cầu (Expositions Universelles) hoặc triển lãm Thuộc địa (Expositions Coloniales)... Hội đạt được tuyệt đỉnh vinh quang từ năm 1910, đặc biệt với hơn 1000 tác phẩm trưng bày năm 1913. Sau khi Chủ tịch Léonce Bénédite qua đời, “Hội họa sĩ xu hướng Đông phương” bước vào giai đoạn suy tàn, triển lãm lần cuối cùng là vào năm 1948.
Từ năm 1798, vì có quá nhiều nghệ sĩ muốn triển lãm nên Salon quyết định lập ra một ban giám khảo để chọn lọc tác phẩm. Từ năm 1863, Salon được tổ chức trở lại hàng năm, triển lãm trung bình 2000 tác phẩm. Năm 1870, con số tác phẩm lên đến 5409!
2. Triển lãm hội họa bị từ chối (Salon des Réfusés): Năm 1863 mở ra cuộc “Triển lãm hội họa bị từ chối” (Salon des Réfusés), bao gồm những tác phẩm bị ban giám khảo của Salon loại bỏ. Triển lãm này được sự cho phép của Napoléon III (1808 -1873), nhằm “...để cho công chúng quyền phán đoán tính hợp pháp của mọi sự khiếu nại...” (1). Trong các tác phẩm bị từ chối này có bức “Le bain” (Tắm) (2) của họa sĩ lừng danh Edouard Manet ! “Triển lãm hội họa bị từ chối” còn được tổ chức vào những năm 1874, 1875, 1886... Nhưng từ năm 1881, triển lãm này không còn được sự ủng hộ chính thức của chính phủ nữa.
3. Hội Nghệ sĩ Pháp (Société des Artistes Français) (3): Năm 1881, dưới thời Đệ tam Cộng hòa, Bộ trưởng Học chính và Mỹ thuật Jules Ferry quyết định chính quyền không can thiệp vào các cuộc triển lãm nghệ thuật nữa, từ đó lập ra “Hội Nghệ sĩ Pháp” với một ủy ban gồm 90 thành viên. “Hội Nghệ sĩ Pháp” có thể nói là đóng một vai trò rất quan trọng trong nền nghệ thuật Pháp.
4. Hội Mỹ thuật quốc gia (Société nationale des Beaux-Arts): Năm 1889, sự bất đồng ý kiến giữa các nghệ sĩ dẫn đến sự thành lập “Hội Mỹ thuật quốc gia” do Puvis de Chavannes, Carrière, Carolus Duran..., tổ chức triển lãm tại quảng trường Champ de Mars (gần tháp Effel) chứ không ở Louvre (4).
Bắt đầu từ năm 1900, hai hiệp hội kình địch trên hàn gắn mọi rạn nứt, bắt tay kết hợp nhau để cùng triển lãm tại Đại Cung điện (Grand Palais des Champs Elysées). Đến năm 1940 “Hội Mỹ thuật quốc gia” đóng cửa trong khi “Hội Nghệ sĩ Pháp” vẫn còn hoạt động tại Đại Cung điện cho đến ngày nay.
5. Hội họa sĩ xu hướng Đông phương (Société des Peintres orientalistes): Năm 1893 thành lập tại Paris với mục đích tìm hiểu và trình bày nền văn hóa nghệ thuật Đông phương, đặc biệt là các nước Hồi giáo. Léonce Bénédite, sử gia nghệ thuật và quản đốc bảo tàng Luxembourg được bầu làm chủ tịch cho đến khi mất vào năm 1925.
“Hội họa sĩ xu hướng Đông phương” tổ chức triển lãm hàng năm, bị gián đoạn trong thế chiến thứ nhất. Năm 1897, hội lập ra một giải thưởng dành cho họa sĩ trẻ trên đất thuộc địa Pháp tại Châu Phi. Hội còn tham dự những cuộc Triển lãm lớn của chính quyền, như triển lãm Hoàn cầu (Expositions Universelles) hoặc triển lãm Thuộc địa (Expositions Coloniales)... Hội đạt được tuyệt đỉnh vinh quang từ năm 1910, đặc biệt với hơn 1000 tác phẩm trưng bày năm 1913. Sau khi Chủ tịch Léonce Bénédite qua đời, “Hội họa sĩ xu hướng Đông phương” bước vào giai đoạn suy tàn, triển lãm lần cuối cùng là vào năm 1948.
VICTOR TARDIEU (Giải thưởng Đông Dương năm 1920) trước bức tranh tường lớn tại giảng đường trường Đại học Hà Nội | Chân dung người đàn bà. Sơn dầu. 45x50cm | Kẻ sĩ. Sơn dầu. 95x134cm |
6. Hội thuộc địa nghệ sĩ Pháp (Société coloniale des Artistes Français): Tại Triển lãm Thuộc địa Marseille năm 1906, họa sĩ Louis Dumoulin, phụ trách và cố vấn mỹ thuật, khơi lên trong lòng các họa sĩ sức lôi cuốn hấp dẫn của nền văn minh và phong cảnh các nước thuộc địa. Sau đó, với sự tài trợ của Bộ Thuộc địa cũng như các Toàn quyền và công ty hàng hải, Louis Dumoulin lập ra một số học bổng du lịch (bourses de voyage).
“Hội thuộc địa nghệ sĩ Pháp” được thành lập năm 1908. Điểm chính yếu của “Hội thuộc địa nghệ sĩ Pháp” là số học bổng du lịch rất quan trọng mà Hội đã trao tặng cho người đoạt giải để đi tham quan tìm hiểu văn hóa tại các nước thuộc địa.
“Hội thuộc địa nghệ sĩ Pháp” được thành lập năm 1908. Điểm chính yếu của “Hội thuộc địa nghệ sĩ Pháp” là số học bổng du lịch rất quan trọng mà Hội đã trao tặng cho người đoạt giải để đi tham quan tìm hiểu văn hóa tại các nước thuộc địa.
JEAN BOUCHAUD (Giải thưởng Đông Dương năm 1924). Những người bán cá. 1924-25. Màu nước. 20,5x47,5cm |
Năm 1946, “Hội thuộc địa nghệ sĩ Pháp” trở thành “Hội Mỹ thuật Pháp quốc Hải ngoại” (Société des Beaux-Arts de la France d’Outre Mer). Năm 1960 tình trạng thuộc địa bắt đầu chấm dứt, hội lại đổi tên là “Hội Mỹ thuật Hải ngoại” (Société des Beaux-Arts d’Outre Mer).
Dù có mở salon hay không, Hội vẫn trao tặng học bổng du lịch hàng năm. Chỉ bắt đầu từ năm 1929, Hội mới mở salon mỗi năm đều đặn. Hội còn trao nhiều giải thưởng khác nhau, trong đó có giải thưởng Đông Dương (prix de l’Indochine). Chính “Hội thuộc địa nghệ sĩ Pháp” đã sáng lập Bảo tàng Mỹ thuật Casablanca (Maroc).
7. Hội nghệ sĩ độc lập (Société des Artistes Indépendants): Từ năm 1870, vì không thích nghi và không chịu gò bó theo tính cách nghiêm khắc hàn lâm cổ điển của Salon, các họa sĩ theo trường phái ấn tượng tổ chức những triển lãm riêng. Năm 1884, Albert Dubois Pillet, Odilon Redon, Georges Seurat, Paul Signac, Guimard và một số bạn hữu Paul Cézanne, Paul Gauguin, Henri de Toulouse Lautrec, Camille Pissarro, Henri Matisse, Vincent van Gogh... thành lập “Hội nghệ sĩ độc lập”, với chủ trương không cần giám khảo và không trao giải thưởng. Hội mở cuộc triển lãm đầu tiên vào ngày 01/12/1884 và sau đó đều đặn hàng năm. Các tác phẩm có khuynh hướng tượng trưng, fauvisme, nabis, lập thể..., xuất hiện trong những triển lãm này.
Ngày nay, “Hội nghệ sĩ độc lập” vẫn còn hoạt động và mở triển lãm hàng năm.
Dù có mở salon hay không, Hội vẫn trao tặng học bổng du lịch hàng năm. Chỉ bắt đầu từ năm 1929, Hội mới mở salon mỗi năm đều đặn. Hội còn trao nhiều giải thưởng khác nhau, trong đó có giải thưởng Đông Dương (prix de l’Indochine). Chính “Hội thuộc địa nghệ sĩ Pháp” đã sáng lập Bảo tàng Mỹ thuật Casablanca (Maroc).
7. Hội nghệ sĩ độc lập (Société des Artistes Indépendants): Từ năm 1870, vì không thích nghi và không chịu gò bó theo tính cách nghiêm khắc hàn lâm cổ điển của Salon, các họa sĩ theo trường phái ấn tượng tổ chức những triển lãm riêng. Năm 1884, Albert Dubois Pillet, Odilon Redon, Georges Seurat, Paul Signac, Guimard và một số bạn hữu Paul Cézanne, Paul Gauguin, Henri de Toulouse Lautrec, Camille Pissarro, Henri Matisse, Vincent van Gogh... thành lập “Hội nghệ sĩ độc lập”, với chủ trương không cần giám khảo và không trao giải thưởng. Hội mở cuộc triển lãm đầu tiên vào ngày 01/12/1884 và sau đó đều đặn hàng năm. Các tác phẩm có khuynh hướng tượng trưng, fauvisme, nabis, lập thể..., xuất hiện trong những triển lãm này.
Ngày nay, “Hội nghệ sĩ độc lập” vẫn còn hoạt động và mở triển lãm hàng năm.
Đồ án được giải thưởng Khôi nguyên La Mã của KTS Ngô Viết Thụ |
8. Triển lãm mùa Thu (Salon d’Automne): Ngày 31/10/1903, theo khởi xướng của điêu khắc gia Belge Franz Jourdain và một số bạn hữu, “Triển lãm mùa Thu” được sáng lập và tổ chức tại Tiểu Cung điện (Petit Palais). Salon có hai mục đích: mở đường cho các họa sĩ trẻ và mang trường phái ấn tượng hòa nhập vào tâm hồn dân chúng. Salon chọn mùa thu để các họa sĩ giới thiệu những tác phẩm vừa được thực hiện dưới nắng hè rực rỡ, và quan trọng hơn là không trùng với các Salon của “Hội Nghệ sĩ Pháp” (Société des Artistes Français) và “Hội Mỹ thuật quốc gia” (Société nationale des Beaux-Arts), cả hai đều triển lãm vào mùa xuân.
Trước những thành công rực rỡ, năm 1904, “Triển lãm mùa Thu” rời Tiểu Cung điện bước chân sang Đại Cung điện (5), triển lãm giới thiệu 33 tác phẩm của Paul Cézanne, 62 Odilon Redon và 35 Auguste Renoir! Triển lãm 1905 đánh dấu một bước ngoặt lớn cho trường phái ấn tượng với rất nhiều sáng tác mạnh mẽ của giới trẻ.
“Triển lãm mùa Thu” hoạt động và mở triển lãm hàng năm cho đến ngày nay.
9. Các hội đoàn khác: Ngoài những triển lãm nói trên, chúng ta còn có “Triển lãm Tuileries” (Salon des Tuileries), thành lập năm 1923, cũng gặt hái được nhiều thành công, và “Hội Họa sĩ chuyên vẽ Động vật” (Société des Peintres Animaliers) có chỗ đứng riêng biệt.
Trước những thành công rực rỡ, năm 1904, “Triển lãm mùa Thu” rời Tiểu Cung điện bước chân sang Đại Cung điện (5), triển lãm giới thiệu 33 tác phẩm của Paul Cézanne, 62 Odilon Redon và 35 Auguste Renoir! Triển lãm 1905 đánh dấu một bước ngoặt lớn cho trường phái ấn tượng với rất nhiều sáng tác mạnh mẽ của giới trẻ.
“Triển lãm mùa Thu” hoạt động và mở triển lãm hàng năm cho đến ngày nay.
9. Các hội đoàn khác: Ngoài những triển lãm nói trên, chúng ta còn có “Triển lãm Tuileries” (Salon des Tuileries), thành lập năm 1923, cũng gặt hái được nhiều thành công, và “Hội Họa sĩ chuyên vẽ Động vật” (Société des Peintres Animaliers) có chỗ đứng riêng biệt.
Trường Mỹ thuật
1. Trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia Paris (École nationale supérieure des beaux-arts, gọi tắt là ENSBA): Tập hợp một tổng thể rộng lớn, ở vị trí đối diện với điện Louvre, thuở ban đầu trường Mỹ thuật nằm trong viện Mỹ thuật Hoàng gia (Académie des Beaux-Arts), đặt dưới sự bảo trợ trực tiếp của hoàng đế Pháp. Ngày 13/11/1863, theo sắc lệnh của vua Napoléon III, trường trở thành tự lập. Ngày nay Trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia thuộc bộ Thông tin Văn hóa.
Trường Mỹ thuật Paris chia ra làm ba ban :
- Hội họa và tranh khắc đồ họa.
- Điêu khắc, chạm trổ huy hiệu và đá quý.
- Kiến trúc.
Trường tuyển sinh hàng năm, với chương trình học 5 năm gồm 17 giáo trình miễn phí cho sinh viên từ 15 đến 30 tuổi.
Mỗi năm, trường tổ chức nhiều triển lãm để ban giải thưởng. Giải La Mã (prix de Rome) được xem là cao quý và danh giá nhất.
2. Trường Mỹ thuật tỉnh (Les écoles de Beaux-Arts de Province): Từ thế kỷ thứ XIX, rất nhiều trường Mỹ thuật được thành lập tại các tỉnh ở đất Pháp. Các trường này thường theo khuôn mẫu của Trường Mỹ thuật Paris. Đáng kể nhất là Trường Marseille, Lyon và Bordeaux.
3. Các xưởng họa (Les ateliers d’artistes): Một loại “trường học” chính thức hoặc bán chính thức do các giáo sư mở ra, là nơi đào tạo cho các họa sĩ trẻ có cơ hội đối chiếu các quan niệm và lý thuyết của thầy, nhằm thu thập được một kỹ thuật chắc chắn và phát triển phong cách riêng của mình.
4. Trường Mỹ thuật Quốc gia Alger (École Nationale des Beaux-Arts d’Alger): Thành lập năm 1843, đầu tiên chỉ là một trường dạy vẽ hình (dessin). Đến năm 1848, là trường học thành phố và chính thức trở thành Trường Mỹ thuật Quốc gia Alger vào năm 1881. Các lớp học được mở miễn phí và sinh viên không cần thi tuyển sinh.
5. Trường Mỹ thuật Tunis (École des Beaux-Arts de Tunis): Thành lập năm 1923, dưới sự chỉ đạo của họa sĩ Antoine Armand Vergeaud từ năm 1927 đến 1949.
6. Trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (École Supérieure des Beaux-Arts de l’Indochine): Được thành lập vào năm 1924 (6). Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã đưa hội họa Việt Nam vào một nền mỹ thuật có phong cách và chỗ đứng riêng biệt.
Theo khuôn mẫu của Trường Mỹ thuật Paris, qua cuộc thi tuyển sinh, sinh viên là người Đông Dương hoặc người Pháp. Đầu tiên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương có chương trình học là 3 năm, sau đó đổi thành 5 năm, đã đào tạo nhiều họa sĩ nổi tiếng của mỹ thuật Việt Nam. Ngoài những môn học thường lệ như hội họa, đồ họa, điêu khắc, kiến trúc, trường còn đưa vào chương trình học môn sơn mài thuần túy Việt Nam.
Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương đóng cửa vào năm 1945 để sau đó trở thành Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội cho đến ngày nay.
1. Trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia Paris (École nationale supérieure des beaux-arts, gọi tắt là ENSBA): Tập hợp một tổng thể rộng lớn, ở vị trí đối diện với điện Louvre, thuở ban đầu trường Mỹ thuật nằm trong viện Mỹ thuật Hoàng gia (Académie des Beaux-Arts), đặt dưới sự bảo trợ trực tiếp của hoàng đế Pháp. Ngày 13/11/1863, theo sắc lệnh của vua Napoléon III, trường trở thành tự lập. Ngày nay Trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia thuộc bộ Thông tin Văn hóa.
Trường Mỹ thuật Paris chia ra làm ba ban :
- Hội họa và tranh khắc đồ họa.
- Điêu khắc, chạm trổ huy hiệu và đá quý.
- Kiến trúc.
Trường tuyển sinh hàng năm, với chương trình học 5 năm gồm 17 giáo trình miễn phí cho sinh viên từ 15 đến 30 tuổi.
Mỗi năm, trường tổ chức nhiều triển lãm để ban giải thưởng. Giải La Mã (prix de Rome) được xem là cao quý và danh giá nhất.
2. Trường Mỹ thuật tỉnh (Les écoles de Beaux-Arts de Province): Từ thế kỷ thứ XIX, rất nhiều trường Mỹ thuật được thành lập tại các tỉnh ở đất Pháp. Các trường này thường theo khuôn mẫu của Trường Mỹ thuật Paris. Đáng kể nhất là Trường Marseille, Lyon và Bordeaux.
3. Các xưởng họa (Les ateliers d’artistes): Một loại “trường học” chính thức hoặc bán chính thức do các giáo sư mở ra, là nơi đào tạo cho các họa sĩ trẻ có cơ hội đối chiếu các quan niệm và lý thuyết của thầy, nhằm thu thập được một kỹ thuật chắc chắn và phát triển phong cách riêng của mình.
4. Trường Mỹ thuật Quốc gia Alger (École Nationale des Beaux-Arts d’Alger): Thành lập năm 1843, đầu tiên chỉ là một trường dạy vẽ hình (dessin). Đến năm 1848, là trường học thành phố và chính thức trở thành Trường Mỹ thuật Quốc gia Alger vào năm 1881. Các lớp học được mở miễn phí và sinh viên không cần thi tuyển sinh.
5. Trường Mỹ thuật Tunis (École des Beaux-Arts de Tunis): Thành lập năm 1923, dưới sự chỉ đạo của họa sĩ Antoine Armand Vergeaud từ năm 1927 đến 1949.
6. Trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (École Supérieure des Beaux-Arts de l’Indochine): Được thành lập vào năm 1924 (6). Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã đưa hội họa Việt Nam vào một nền mỹ thuật có phong cách và chỗ đứng riêng biệt.
Theo khuôn mẫu của Trường Mỹ thuật Paris, qua cuộc thi tuyển sinh, sinh viên là người Đông Dương hoặc người Pháp. Đầu tiên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương có chương trình học là 3 năm, sau đó đổi thành 5 năm, đã đào tạo nhiều họa sĩ nổi tiếng của mỹ thuật Việt Nam. Ngoài những môn học thường lệ như hội họa, đồ họa, điêu khắc, kiến trúc, trường còn đưa vào chương trình học môn sơn mài thuần túy Việt Nam.
Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương đóng cửa vào năm 1945 để sau đó trở thành Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội cho đến ngày nay.
EVARISTE JONCHERE (Giải thưởng Đông Dương năm 1932).Cánh cửa tủ sơn mài. 160x60x98cm. Ảnh từ sách Paris Ha Noi Sai Gon của Paris Musse |
Đại triển lãm
Những cuộc triển lãm lớn có tầm vóc quốc tế tại Pháp từ thế kỷ 19 là triển lãm Hoàn cầu (exposition Universelle) và triển lãm Thuộc địa (exposition Coloniale).
1. Triển lãm Hoàn cầu (exposition Universelle): Thịnh hành vào thế kỷ 19 như những hội chợ (đấu xảo) được tổ chức hàng năm tại các nước phát triển cao trên thế giới. Đầu tiên, triển lãm Hoàn cầu chuyên chú vào sản phẩm công nông nghiệp, triển lãm tại điện Công nghiệp (Palais de l’Industrie) ở Paris năm 1855. Sau đó, dưới sự can thiệp của Nữ hoàng Eugénie (7), triển lãm có thêm một phần về mỹ thuật.
Triển lãm Paris 1867 lần đầu tiên trưng bày một số hiện vật thuộc nghệ thuật Khmer. Triển lãm Paris 1878 có dựng một đình và một ngôi nhà kiểu Đông Dương. Triển lãm Paris 1889 trùng hợp với việc khai mạc Bảo tàng Đông Dương ở Trocadéro (Musée indochinois du Trocadéro), cũng là cơ hội xây dựng tháp Effel nổi tiếng.
2. Triển lãm Thuộc địa (exposition Coloniale): Ba cuộc triển lãm Thuộc địa năm 1906, 1922 và 1931 có ảnh hưởng quan trọng, làm thay đổi cái nhìn của người Tây phương đối với nền văn minh các nước thuộc địa.
Triển lãm năm 1906 tại Marseille từ ngày 15/4 đến 15/11. Cuộc triển lãm sẽ không có tiếng vang nếu không có những bức tranh vẽ các vũ công của đoàn vũ cung đình Khmer, do điêu khắc gia danh tiếng Auguste Rodin thực hiện trong dịp này (8).
Triển lãm năm 1922 tổ chức tại Marseille từ tháng 4 đến tháng 11, đặt trong khung cảnh tầng 3 của đền Angkor Vat được tái tạo huy hoàng to lớn như thật. Trong triển lãm có sự tham dự của vua Khải Định, ăn mặc lố lăng và làm nhiều trò đến nỗi Phan Chu Trinh đã phải viết tờ “Thất điều trần” gồm 7 điều khuyên vua Khải Định về nước gấp, đừng làm nhục quốc thể.
Triển lãm năm 1931 được tổ chức tại rừng Vincennes (Paris) từ ngày 06/5 đến 15/1. Không chỉ tầng 3, mà toàn cảnh 5 tháp đền Angkor Vat được tái tạo một cách tráng lệ trước cổng danh dự. Ngoài ra, các nước tham dự còn dựng lên những đền đài, đình chùa, nhà cửa..., giới thiệu văn hóa và con người của quốc gia mình, tạo một bầu không khí ngỡ ngàng thần tiên cho triển lãm 1931. Đây là một triển lãm to lớn chưa từng có, đã thu hút hơn 33 triệu khán giả. “Hội họa sĩ xu hướng Đông phương” và “Hội thuộc địa nghệ sĩ Pháp” cũng tham dự trong triển lãm này. Riêng về Đông Dương, các họa sĩ có tác phẩm trưng bày là Nam Sơn, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Nguyễn Phan Chánh, Georges Khánh, Lê Văn Đệ, Vũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu... (9)
Những cuộc triển lãm lớn có tầm vóc quốc tế tại Pháp từ thế kỷ 19 là triển lãm Hoàn cầu (exposition Universelle) và triển lãm Thuộc địa (exposition Coloniale).
1. Triển lãm Hoàn cầu (exposition Universelle): Thịnh hành vào thế kỷ 19 như những hội chợ (đấu xảo) được tổ chức hàng năm tại các nước phát triển cao trên thế giới. Đầu tiên, triển lãm Hoàn cầu chuyên chú vào sản phẩm công nông nghiệp, triển lãm tại điện Công nghiệp (Palais de l’Industrie) ở Paris năm 1855. Sau đó, dưới sự can thiệp của Nữ hoàng Eugénie (7), triển lãm có thêm một phần về mỹ thuật.
Triển lãm Paris 1867 lần đầu tiên trưng bày một số hiện vật thuộc nghệ thuật Khmer. Triển lãm Paris 1878 có dựng một đình và một ngôi nhà kiểu Đông Dương. Triển lãm Paris 1889 trùng hợp với việc khai mạc Bảo tàng Đông Dương ở Trocadéro (Musée indochinois du Trocadéro), cũng là cơ hội xây dựng tháp Effel nổi tiếng.
2. Triển lãm Thuộc địa (exposition Coloniale): Ba cuộc triển lãm Thuộc địa năm 1906, 1922 và 1931 có ảnh hưởng quan trọng, làm thay đổi cái nhìn của người Tây phương đối với nền văn minh các nước thuộc địa.
Triển lãm năm 1906 tại Marseille từ ngày 15/4 đến 15/11. Cuộc triển lãm sẽ không có tiếng vang nếu không có những bức tranh vẽ các vũ công của đoàn vũ cung đình Khmer, do điêu khắc gia danh tiếng Auguste Rodin thực hiện trong dịp này (8).
Triển lãm năm 1922 tổ chức tại Marseille từ tháng 4 đến tháng 11, đặt trong khung cảnh tầng 3 của đền Angkor Vat được tái tạo huy hoàng to lớn như thật. Trong triển lãm có sự tham dự của vua Khải Định, ăn mặc lố lăng và làm nhiều trò đến nỗi Phan Chu Trinh đã phải viết tờ “Thất điều trần” gồm 7 điều khuyên vua Khải Định về nước gấp, đừng làm nhục quốc thể.
Triển lãm năm 1931 được tổ chức tại rừng Vincennes (Paris) từ ngày 06/5 đến 15/1. Không chỉ tầng 3, mà toàn cảnh 5 tháp đền Angkor Vat được tái tạo một cách tráng lệ trước cổng danh dự. Ngoài ra, các nước tham dự còn dựng lên những đền đài, đình chùa, nhà cửa..., giới thiệu văn hóa và con người của quốc gia mình, tạo một bầu không khí ngỡ ngàng thần tiên cho triển lãm 1931. Đây là một triển lãm to lớn chưa từng có, đã thu hút hơn 33 triệu khán giả. “Hội họa sĩ xu hướng Đông phương” và “Hội thuộc địa nghệ sĩ Pháp” cũng tham dự trong triển lãm này. Riêng về Đông Dương, các họa sĩ có tác phẩm trưng bày là Nam Sơn, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Nguyễn Phan Chánh, Georges Khánh, Lê Văn Đệ, Vũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu... (9)
EVARISTE JONCHERE. Người ăn xin ở Hải Phòng. 1932. Sơn dầu. 34,5x27cm |
Giải thưởng hội họa
1. Giải thưởng Triển lãm Nghệ sĩ Pháp (Prix du Salon des Artistes Français): Còn gọi là “Giải thưởng Salon” (Prix du Salon), được đặt ra năm 1874 cho một họa sĩ (hoặc điêu khắc gia từ năm 1877) dưới 32 tuổi. Quà tặng là một thời gian tìm hiểu nghệ thuật ở Rome (Ý). Năm 1953, điều kiện giới hạn tuổi được hủy bỏ. Ngoài Giải thưởng Salon còn có Huy chương hạng Nhất, Nhì và Ba.
Điều kiện được đoạt giải thưởng này là phải có tác phẩm trưng bày tại “Triển lãm Nghệ sĩ Pháp” (Salon des Artistes Français), “Hội Mỹ thuật quốc gia” (Société Nationale des Beaux-Arts), “Triển lãm mùa Thu” hay “Triển lãm Tuileries”. Từ năm 1897, “Giải thưởng Salon” trở thành “Giải thưởng Quốc gia” (Prix National)
2. Giải thưởng La mã (Prix de Rome et la Villa Médicis): Có thể nói đây là Giải thưởng cao quí tuyệt vời được các nghệ sĩ khao khát nhất, sáng lập năm 1663 dưới triều Louis XIV, thường được gọi là giải Khôi nguyên La Mã. Giải thưởng do Hàn lâm viện Hoàng Gia (L’Académie Royale) tổ chức, dành cho họa sĩ, điêu khắc gia, kiến trúc sư hay họa sĩ đồ họa (năm 1803 thêm nhạc sĩ). Giải Khôi nguyên (Grand Prix) là 4 năm du học ở Rome vì nơi đấy được xem là cội nguồn của cái đẹp thuần túy, nội trú tại cung điện Mancini (năm 1803, sau dời sang Biệt thự Médicis, trụ sở Hàn lâm viện Pháp tại Rome do Colbert thành lập từ năm 1666), dưới kinh phí của hoàng đế Pháp.
Ngoài ra còn có giải thưởng lớn hạng Nhất (Premier Grand Prix) và giải thưởng lớn hạng Nhì (Second Grand Prix) cũng được du học tại Rome nhưng với thời hạn ngắn hơn, hoặc giải thưởng Danh dự (mention honorable).
Với biến cố tháng 5/1968 tại Paris (10), Bộ trưởng Văn hóa André Malraux hủy bỏ cuộc thi tuyển, thay vào đó là tuyển sinh bằng hồ sơ và giải thưởng là thời gian du học 6 đến 18 tháng, vẫn được cư ngụ tại Biệt thự Médicis cho đến ngày nay.
Người Việt Nam duy nhất đoạt được giải thưởng Khôi nguyên La Mã (Grand Prix de Rome) vào năm 1955 là kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (1926-2000), ông cư ngụ tại biệt thự Médicis từ năm 1955 đến 1958 (11).
3. Giải thưởng Casa Vélazquez (Le concours de la Casa Vélasquez): Giải thưởng Casa Vélazquez là một trong những giải thưởng của Viện Mỹ thuật Pháp (Académie des Beaux-Arts). Nghệ sĩ đoạt giải sẽ cư ngụ tại điện Vélazquez ở Madrid (Tây Ban Nha) trong thời gian du học, cũng giống như tại biệt thự Médicis ở Rome. Giải thưởng Casa Vélazquez vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
4. Giải thưởng Villa Abd – el - Tif (Le concours de la Villa Abd-el-Tif): Thành lập vào năm 1907, nghệ sĩ đoạt giải sẽ cư ngụ tại biệt thự Abd-el-Tif (Alger, Angiêri). Giải thưởng Villa Abd-el-Tif kéo dài đến năm 1962 thì chấm dứt.
5. Học bổng du lịch (Les bourses de voyage): Bắt đầu từ năm 1880, phát triển việc trao học bổng du lịch cho nghệ sĩ đi đến vùng đất lạ để nghiên cứu. Học bổng đóng vai trò quan trọng cho nghệ sĩ phát huy phong cách và đề tài mới. Hội đồng tối cao của Trường Mỹ thuật Paris trao hàng năm 9 học bổng cho các tác phẩm lỗi lạc trưng bày các triển lãm.
6. Các giải thưởng khác: Năm 1908 thành lập giải thưởng Tây Phi Pháp quốc (prix de l’Afrique Occidentale Française). Năm 1910, giải thưởng Đông Dương (prix de l’Indochine). Năm 1913, giải thưởng Madagascar (prix de Madagascar). Năm 1919, giải thưởng Maroc và Tunisie (prix du Maroc et de la Tunisie) (12). Năm 1924, giải thưởng Trung Phi Pháp quốc (prix de l’Afrique Équatoriale Française)...
1. Giải thưởng Triển lãm Nghệ sĩ Pháp (Prix du Salon des Artistes Français): Còn gọi là “Giải thưởng Salon” (Prix du Salon), được đặt ra năm 1874 cho một họa sĩ (hoặc điêu khắc gia từ năm 1877) dưới 32 tuổi. Quà tặng là một thời gian tìm hiểu nghệ thuật ở Rome (Ý). Năm 1953, điều kiện giới hạn tuổi được hủy bỏ. Ngoài Giải thưởng Salon còn có Huy chương hạng Nhất, Nhì và Ba.
Điều kiện được đoạt giải thưởng này là phải có tác phẩm trưng bày tại “Triển lãm Nghệ sĩ Pháp” (Salon des Artistes Français), “Hội Mỹ thuật quốc gia” (Société Nationale des Beaux-Arts), “Triển lãm mùa Thu” hay “Triển lãm Tuileries”. Từ năm 1897, “Giải thưởng Salon” trở thành “Giải thưởng Quốc gia” (Prix National)
2. Giải thưởng La mã (Prix de Rome et la Villa Médicis): Có thể nói đây là Giải thưởng cao quí tuyệt vời được các nghệ sĩ khao khát nhất, sáng lập năm 1663 dưới triều Louis XIV, thường được gọi là giải Khôi nguyên La Mã. Giải thưởng do Hàn lâm viện Hoàng Gia (L’Académie Royale) tổ chức, dành cho họa sĩ, điêu khắc gia, kiến trúc sư hay họa sĩ đồ họa (năm 1803 thêm nhạc sĩ). Giải Khôi nguyên (Grand Prix) là 4 năm du học ở Rome vì nơi đấy được xem là cội nguồn của cái đẹp thuần túy, nội trú tại cung điện Mancini (năm 1803, sau dời sang Biệt thự Médicis, trụ sở Hàn lâm viện Pháp tại Rome do Colbert thành lập từ năm 1666), dưới kinh phí của hoàng đế Pháp.
Ngoài ra còn có giải thưởng lớn hạng Nhất (Premier Grand Prix) và giải thưởng lớn hạng Nhì (Second Grand Prix) cũng được du học tại Rome nhưng với thời hạn ngắn hơn, hoặc giải thưởng Danh dự (mention honorable).
Với biến cố tháng 5/1968 tại Paris (10), Bộ trưởng Văn hóa André Malraux hủy bỏ cuộc thi tuyển, thay vào đó là tuyển sinh bằng hồ sơ và giải thưởng là thời gian du học 6 đến 18 tháng, vẫn được cư ngụ tại Biệt thự Médicis cho đến ngày nay.
Người Việt Nam duy nhất đoạt được giải thưởng Khôi nguyên La Mã (Grand Prix de Rome) vào năm 1955 là kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (1926-2000), ông cư ngụ tại biệt thự Médicis từ năm 1955 đến 1958 (11).
3. Giải thưởng Casa Vélazquez (Le concours de la Casa Vélasquez): Giải thưởng Casa Vélazquez là một trong những giải thưởng của Viện Mỹ thuật Pháp (Académie des Beaux-Arts). Nghệ sĩ đoạt giải sẽ cư ngụ tại điện Vélazquez ở Madrid (Tây Ban Nha) trong thời gian du học, cũng giống như tại biệt thự Médicis ở Rome. Giải thưởng Casa Vélazquez vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
4. Giải thưởng Villa Abd – el - Tif (Le concours de la Villa Abd-el-Tif): Thành lập vào năm 1907, nghệ sĩ đoạt giải sẽ cư ngụ tại biệt thự Abd-el-Tif (Alger, Angiêri). Giải thưởng Villa Abd-el-Tif kéo dài đến năm 1962 thì chấm dứt.
5. Học bổng du lịch (Les bourses de voyage): Bắt đầu từ năm 1880, phát triển việc trao học bổng du lịch cho nghệ sĩ đi đến vùng đất lạ để nghiên cứu. Học bổng đóng vai trò quan trọng cho nghệ sĩ phát huy phong cách và đề tài mới. Hội đồng tối cao của Trường Mỹ thuật Paris trao hàng năm 9 học bổng cho các tác phẩm lỗi lạc trưng bày các triển lãm.
6. Các giải thưởng khác: Năm 1908 thành lập giải thưởng Tây Phi Pháp quốc (prix de l’Afrique Occidentale Française). Năm 1910, giải thưởng Đông Dương (prix de l’Indochine). Năm 1913, giải thưởng Madagascar (prix de Madagascar). Năm 1919, giải thưởng Maroc và Tunisie (prix du Maroc et de la Tunisie) (12). Năm 1924, giải thưởng Trung Phi Pháp quốc (prix de l’Afrique Équatoriale Française)...
Giải thưởng Đông Dương (Prix de l’Indochine)
Giải thưởng Đông Dương do Thống đốc Toàn quyền Đông Dương Antony Wladislas Klobukowski ban nghị định năm 1910, theo đề xướng của “Hội thuộc địa nghệ sĩ Pháp” (Société Coloniale des Artistes français).
1. Giải thưởng Đông Dương trước khi Trường Mỹ thuật Đông Dương ra đời:
Họa sĩ có tác phẩm trưng bày tại triển lãm “Hội thuộc địa nghệ sĩ Pháp” sẽ qua một cuộc tuyển chọn, người đoạt giải được trao tặng một năm du lịch nghiên cứu, cộng thêm vé hạng nhất khứ hồi, một tài trợ là 1.200 đồng Đông Dương và đi lại miễn phí trên toàn Đông Dương. Xin lưu ý là đầu thế kỷ, 1 đồng Đông Dương trị giá 3 quan Pháp. Từ năm 1925 đến 1927, tỉ giá trung bình là 14 quan Pháp. Năm 1931, đồng Đông Dương theo tỉ giá kim bảng vị (giá vàng) và cố định là 10 quan Pháp (13).
Các họa sĩ được đoạt giải là :
1910 - Ferdinand Olivier (Martigues 1873 - 1957).
1911 - François de Marliave (Toulon 1874 - Draguignan 1953).
1912 - Augustin Carréra (Madrid 1878 - Paris 1952).
1913 - Martinien Salgé (Marseille 1878 - Jouques 1946).
1914 – Charles Dominique Fouqueray (Le Mans 1869 - Paris 1956)
Vào thời kỳ đại thế chiến thứ nhất (1914-1918), việc phát giải thưởng Đông Dương bị gián đoạn cho đến năm 1920.
1920 - Victor Tardieu (Lyon 1870 - Hà Nội 1937).
1921 - Paul Jouve (Marlotte 1878 - Paris 1973).
1922 - Antoine Ponchin (Marseille 1872 - 1934).
1923 (14) - Georges Michel, còn gọi là Géo Michel (Paris 1885 - ?)
1924 - Jean Bouchaud (Saint-Herblain 1891- Nantes 1977).
Giải thưởng Đông Dương do Thống đốc Toàn quyền Đông Dương Antony Wladislas Klobukowski ban nghị định năm 1910, theo đề xướng của “Hội thuộc địa nghệ sĩ Pháp” (Société Coloniale des Artistes français).
1. Giải thưởng Đông Dương trước khi Trường Mỹ thuật Đông Dương ra đời:
Họa sĩ có tác phẩm trưng bày tại triển lãm “Hội thuộc địa nghệ sĩ Pháp” sẽ qua một cuộc tuyển chọn, người đoạt giải được trao tặng một năm du lịch nghiên cứu, cộng thêm vé hạng nhất khứ hồi, một tài trợ là 1.200 đồng Đông Dương và đi lại miễn phí trên toàn Đông Dương. Xin lưu ý là đầu thế kỷ, 1 đồng Đông Dương trị giá 3 quan Pháp. Từ năm 1925 đến 1927, tỉ giá trung bình là 14 quan Pháp. Năm 1931, đồng Đông Dương theo tỉ giá kim bảng vị (giá vàng) và cố định là 10 quan Pháp (13).
Các họa sĩ được đoạt giải là :
1910 - Ferdinand Olivier (Martigues 1873 - 1957).
1911 - François de Marliave (Toulon 1874 - Draguignan 1953).
1912 - Augustin Carréra (Madrid 1878 - Paris 1952).
1913 - Martinien Salgé (Marseille 1878 - Jouques 1946).
1914 – Charles Dominique Fouqueray (Le Mans 1869 - Paris 1956)
Vào thời kỳ đại thế chiến thứ nhất (1914-1918), việc phát giải thưởng Đông Dương bị gián đoạn cho đến năm 1920.
1920 - Victor Tardieu (Lyon 1870 - Hà Nội 1937).
1921 - Paul Jouve (Marlotte 1878 - Paris 1973).
1922 - Antoine Ponchin (Marseille 1872 - 1934).
1923 (14) - Georges Michel, còn gọi là Géo Michel (Paris 1885 - ?)
1924 - Jean Bouchaud (Saint-Herblain 1891- Nantes 1977).
Từ trái qua phải, hàng ngồi là các thầy giáo: Bà Kruze (Thứ 3), Tardieu (Thứ 4), Inguimberty (thứ 6), Nam Sơn (thứ 7).
|
2. Giải thưởng Đông Dương sau khi Trường Mỹ thuật Đông Dương ra đời:
Theo đề nghị của Nam Sơn, họa sĩ Việt Nam, và Victor Tardieu, giải thưởng Đông Dương năm 1920, trong một bản phúc trình dưới cái tên “Nghệ thuật An Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai” đã đề cập với chính quyền thuộc địa vấn đề mở ra một Trường Mỹ thuật tại Đông Dương.
Bản phúc trình này được chuẩn y bởi Thống đốc Toàn quyền Martial Henri Merlin. Ngày 27 tháng 10 năm 1924, xuất hiện trong Công báo (Journal Officiel) nghị định thành lập một ngôi trường dưới tên Trường Mỹ thuật Đông Dương. Ngôi trường này sẽ được dựng lên tại số 102 đường Reinach, gần trường Viễn đông Bác cổ, trực hệ Giáo đoàn Pháp (l’Université de France) tại Hà Nội, dưới sự hướng dẫn và kiểm soát của nhà Học chính, với Victor Tardieu là Hiệu trưởng.
Từ ấy, theo ý muốn của chính quyền và Trường Mỹ thuật Đông Dương, giải thưởng Đông Dương được cải cách, họa sĩ đoạt giải có thời gian nghiên cứu là hai năm chứ không chỉ là một năm như trước. Năm đầu tiên dành cho việc tham quan, tìm hiểu, học hỏi và ghi lại những ấn tượng qua tranh vẽ, được học bổng là 400 đồng Đông Dương mỗi tháng. Năm còn lại giữ chức vụ giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Đông Dương, được học bổng là 350 đồng Đông Dương mỗi tháng và nơi cư ngụ miễn phí ở Hà Nội. Trước khi lên đường trở về Pháp, một cuộc triển lãm tranh của họa sĩ sẽ được tổ chức tại Hà Nội và Sài Gòn.
Các họa sĩ được đoạt giải là :
1925 -Jules Gustave Besson (Paris 1868 -?).
1926 -Paul-Émile Legouez (Elbeuf 1882 - ?).
1927 -Raymond Virac (Madrid 1892 - Madagascar 1946).
1928 -Henri Dabadie (Pau 1867-1949).
1929 -Lucien Lièvre (Paris 1878 -?).
1930 -Louis Rollet (Paris 1895- 1944).
1931-Léon Félix (Périgueux 1869-?)
Bắt đầu từ năm 1932, giải thưởng hội họa Đông Dương được phát hai năm một lần.
1932 -Évariste Jonchère (Coulonges-les-Hérolles 1892 - Paris 1956). Évariste Jonchère sẽ là người giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Đông Dương sau khi Victor Tardieu qua đời tại Hà Nội năm 1937.
1934 - Georges Barrière (Bourgogne 1881 - Đồ Sơn 1944).
1936 - Jean Despujols (Gironde 1886 - Shreveport 1965).
1938 - Louis-Robert Bâte (Bordeaux 1898 - 1948).
Năm 1939, Adolf Hitler đưa hoàn cầu vào chiến lửa, Thế chiến thứ hai bùng nổ (1939-1945), giải thưởng hội họa Đông Dương qua đời theo biến cố lịch sử.
Theo đề nghị của Nam Sơn, họa sĩ Việt Nam, và Victor Tardieu, giải thưởng Đông Dương năm 1920, trong một bản phúc trình dưới cái tên “Nghệ thuật An Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai” đã đề cập với chính quyền thuộc địa vấn đề mở ra một Trường Mỹ thuật tại Đông Dương.
Bản phúc trình này được chuẩn y bởi Thống đốc Toàn quyền Martial Henri Merlin. Ngày 27 tháng 10 năm 1924, xuất hiện trong Công báo (Journal Officiel) nghị định thành lập một ngôi trường dưới tên Trường Mỹ thuật Đông Dương. Ngôi trường này sẽ được dựng lên tại số 102 đường Reinach, gần trường Viễn đông Bác cổ, trực hệ Giáo đoàn Pháp (l’Université de France) tại Hà Nội, dưới sự hướng dẫn và kiểm soát của nhà Học chính, với Victor Tardieu là Hiệu trưởng.
Từ ấy, theo ý muốn của chính quyền và Trường Mỹ thuật Đông Dương, giải thưởng Đông Dương được cải cách, họa sĩ đoạt giải có thời gian nghiên cứu là hai năm chứ không chỉ là một năm như trước. Năm đầu tiên dành cho việc tham quan, tìm hiểu, học hỏi và ghi lại những ấn tượng qua tranh vẽ, được học bổng là 400 đồng Đông Dương mỗi tháng. Năm còn lại giữ chức vụ giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Đông Dương, được học bổng là 350 đồng Đông Dương mỗi tháng và nơi cư ngụ miễn phí ở Hà Nội. Trước khi lên đường trở về Pháp, một cuộc triển lãm tranh của họa sĩ sẽ được tổ chức tại Hà Nội và Sài Gòn.
Các họa sĩ được đoạt giải là :
1925 -Jules Gustave Besson (Paris 1868 -?).
1926 -Paul-Émile Legouez (Elbeuf 1882 - ?).
1927 -Raymond Virac (Madrid 1892 - Madagascar 1946).
1928 -Henri Dabadie (Pau 1867-1949).
1929 -Lucien Lièvre (Paris 1878 -?).
1930 -Louis Rollet (Paris 1895- 1944).
1931-Léon Félix (Périgueux 1869-?)
Bắt đầu từ năm 1932, giải thưởng hội họa Đông Dương được phát hai năm một lần.
1932 -Évariste Jonchère (Coulonges-les-Hérolles 1892 - Paris 1956). Évariste Jonchère sẽ là người giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Đông Dương sau khi Victor Tardieu qua đời tại Hà Nội năm 1937.
1934 - Georges Barrière (Bourgogne 1881 - Đồ Sơn 1944).
1936 - Jean Despujols (Gironde 1886 - Shreveport 1965).
1938 - Louis-Robert Bâte (Bordeaux 1898 - 1948).
Năm 1939, Adolf Hitler đưa hoàn cầu vào chiến lửa, Thế chiến thứ hai bùng nổ (1939-1945), giải thưởng hội họa Đông Dương qua đời theo biến cố lịch sử.
Chân thành cảm tạ ông Christian Billet, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Pháp (Société des Artistes Français) đã dành thì giờ quí báu trao đổi ý kiến và giúp chúng tôi tài liệu.
8.2006
8.2006
ACADEMY AND PAINTINGPainting French bear the Academy and other organizations. The Academy of France (Institut de France), founded on January 25, 1975, in the Academy of fine arts, French Institute (Académie des Beaux-Arts), founded in 1816. The members are painters, sculptors, musicians, architects, etc.
Next to the Academy is the organized painting as: ./artist exhibition (Salon des Artists Francais): 1663, Yang Emperor Louis XIV (Ecole Dieudonné, 1638-1715) decision, every year, in April, the painters and sculptors in the Royal Academy (L’Académie Royale) to organize a public art exhibition, known as the “exhibition of French artist”. On April 23, 1667, the first exhibition was opened to the public at the Academy of Paris. During the reign of Louis XV (1710-1774), “the French artist exhibition” was held at the Square (grand salon carré) in Louvre in 1725, from which the new “Model” to collectively for all exhibition afterwards. First, Salon dedicated solely to the members of the Royal Academy. After the revolution of 14 July 1789, Salon is open to all artists. From 1798, because there are too many artists to exhibit should Model the decision setting up a jury to select filter files. In 1863, the Salon was held back annually, average 2000 exhibition publications. In 1870, the number of files up to 5397! |
./exhibition painting rejected (Salon des Réfusés): 1863 opened the exhibition denied “(Salon des Réfusés), including works by the jury of the Salon. This exhibition is the permission of Napoleon III (1808-1873), which aims to “… to let the public judge the legality of the complaint …”. In the works rejected had the “Le bain” the bath of the famous painter Edouard Manet! “Exhibition of painting rejected” is held in 1874, 1875, 1886, etc. But starting in 1881, this exhibition is no longer the official supporters of the Government. ./artist Society (Société des Artists Francais): 1881, under the third Republic, Minister of Education and fine arts Jules Ferry Government decision not to intervene in the exhibition art again, from which created “The artist” with a Committee consisting of 90 members. “The artist” can say is that plays a crucial role in the French art. |
5./National Association of fine arts (Société nationale des Beaux-Arts): in 1889, the disagreement between the artists lead to the establishment of the “National Society of fine arts” by Puvis de Chavannes, Carrière, Carolus Duran … held exhibitions at the Champ de Mars square (near the Effel Tower) and not in the Louvre.
Beginning in 1900, two associations of rivalry on the heal any rift, began to incorporate the same exhibition at the Palace (Grand Palais des Champs Elysées). In 1940 “The fine art of” closing in “The artist” is still active in the Palace until today. 5./The painter trends East (Société des orientalistes Impendere): 1893 founded in Paris with the aim to explore and present the art culture of the East, especially the Islamic countries. Naval engineer Léonce Bénédite, art historian and Museum Director Luxembourg was elected as Chairman until his death in 1925. “The painter of the trend of the East” held exhibitions every year, was interrupted during World War I. In 1897, the society created the 1st prize for young artists on the French colonies in Africa. The also attend the great exhibition of the Government, such as the Complete exhibition (Expositions Univeselles) or exhibition (Expositions Coloniales) … The great achieved glory peak in 1910, especially with more than 1,000 works exhibited in 1913. After the President of the naval engineer Léonce Bénédite died, “The painter of Oriental trend” entered the period of decline, the last exhibition was in 1948. |
5./The colony of artists (artists Socíeté coloniale Fancais): The colonial exhibition in Marseilles, Louis Dumoulin, curator and art Advisor, up in the heart of the charismatic power painter of landscape and colonial countries. Then, with the sponsorship of the Ministry of colonies as well as the Governor General and maritime company, Louis Domoulin set up a number of travel scholarships (bourses de voyage).
“The colony of artists” became “The art of French overseas” (Socíeté des Beaux-Arts de la France d ‘ Outre Mer). In 1960 the colonial status began to cease, the name “The fine art of overseas” (socíeté des Beaux-Art d ‘ Outre Mer) Despite the open salon or not, still awarded travel fellowships annually. Only starting in 1929, The new open salon steadily each year. The award also given much else, including Prize (prix de l ‘ Indochine). “The colony of artists” stone founded the Museum of fine arts Casablanca |
/society of independent artists (Artists Socíeté des Indépendants) conditions & forecast:from 1870, because it is not appropriate and not be uninstall by Bollywood strictly other classical Academy of salon, the artist JEAN BOUCHAUD (Indochinese Prize in 1924).
The impression held the exhibition. In 1884, Albert Dubois Pillet, Odilon Redon, Georges Seurat, Paul Gaugain, Henri de Toulouse Lautrec, Camille Pissarro, etc. to establish “independent artist”, with no need judges and not awarded. The opening of the first exhibition on 01/12/1884 and then steadily every year. These works tend to be symbolic, fauvime, nabis, Cubism, etc, appear in this exhibition. Today, the “society of independent artists” are still active and open the exhibition every year. |
8./autumn exhibition (salon d ‘ automne):On October 31, 1903, as initiated by the sculptor Franz Jourdain Belge and some friends, “autumn exhibition” was founded and organized in the Palace (petit Palais). Salon has two purposes: paving the way for the young painter and Impressionism in the soul. Model select fall to the painter showcases the works have been performed under the brilliant summer sunshine and more importantly does not coincide with the salon of French artists “and” The national fine arts “, both exhibitions in the spring. Given the success in 1904, “exhibition buy” left Minor Palace steps to the Palace, the exhibition introduces 20 works by Paul Cézanne, 62 Odilon Redon and 35 Auguste Renoir! 1905 exhibition marking the turning point for Impressionism with lots of strong songwriting of young people. “autumn exhibition” activities and exhibitions every year so far.
./associations: in addition to the aforementioned exhibitions, we also have “Tuileries” exhibition (salon des Tuileries), founded in 1923, also reap much success, and “the painter specialized in drawing animals” (socíeté des impendere animaliers) have a separate place. |
THE SCHOOL OF FINE ARTS
1., College of fine arts, national Paris (École nationale supérieure des Beaux-Arts, referred to as ENSBA):Gather 1 overall, in the location opposite the Louvre, early school of fine arts is located in the Royal Academy of fine arts (Académie des Beaux-art), placed under the direct patronage of the Emperor of France. On November 13, 1863, according to the Decree of Napoleon III, the school became independent. Today the high school of fine arts, the national party in the Ministry of information and culture. The school of fine arts Parisdivided into three bands: a. painting and wood carving. b. sculpture carvings badge and precious stones. c. architecture. College Admissions annually, with a five-year program consists of 17 Burmese curriculum for students between 15-30 years old. Each year, the school organizes many exhibitions to bestow prizes. The Romans considered noble and ignoble. ./School of fine arts (les Grande École de Beaux-Arts de Province):from the NINETEENTH century, many of the school of fine arts was established in the provinces of France. These institutions patterned School of fine arts Paris. Notably the school of Marseille, Lyon and Bordeaux. ./the painter (les ateliers d’artistes) conditions & forecast: a kind of “school” formal and semi-formal because the Professor opens, is training for the young artists have the opportunity to contrast fish concept and theory of masterin order to collect certain technical 1 and developed his own style. 5./National School of fine arts, Alger (École Nationale des Beaux-Arts d’Alger): founded in 1843, the first is just a school draw (dessin). In 1848, is the city and the school officially became the national school of fine arts in 1881 Alger. The classes are open free of charge and students without entrance exam. 5./the school of fine arts Tunis(The École des Beaux-Arts de Tunis): founded in 1923, under the direction of the painter Antoine Armand Vergeaud from 1927 to 1949. ., College of fine arts of Indochina(École Supérieure des Beaux-Arts de l’Indochine): founded in 1924. College of fine arts of Indochina had brought the painting Free Southon a fine art style and a separate place. According to the pattern of the school of fine arts Paris, via the entrance exam, the student or the French Indochina. The first College of fine arts of Indochina program is three years, later changed to five years, has trained many famous artists of the fine arts. In addition to the usual subjects like painting, graphics, sculpture, architecture, the school also put on the curriculum subjects purely Vietnamese lacquer South. College of fine arts of Indochina was closed in 1945 to later become the University of fine arts, Hanoi, to this day. |
UNIVERSITY EXHIBITIONThe large exhibition of international stature in France from the 19th century is Perfect for exhibition (exposition Universelle) and exhibitions (esposition Coloniale).
./exhibition Complete (exposition Universelle): late 19th century as the fair (treacherous) is held annually in highly developed countries in the world. The first exhibition dedicated Entirely to the agricultural exhibition in industry (the Palais de l’Industrie) in Parisin 1855. Then, under the intervention of the Empress Eugénie, the exhibition has added a section on art. Exhibition Paris1867 first exhibited a number of artifacts in Khmer art. Exhibition in Paris 1878, have a family and a house type Indochina. exhibition Paris 1889 coincided with the opening of the Museum of French Indochina in the Trocadéro (Musée indochinois du Trocadéro), as well as the opportunity to build the famous Effel Tower. ./exhibition (exposition Coloniale): three exhibitions in 1906, 1922 and 1931 has an important influence, alter the look of the Western civilization for the colony. Exhibition in 1906Marseille, 4 to 15/11. The exhibition there will be no echoes without the paintings of the dancer of the universe by providing Khmer family, famous sculptor Auguste Rodin made on this occasion. Exhibition in 1922held in Marseille from April to November, put in scene 3rd floor of Angkor Vat be reconstructed huy Hoang to as large as the real thing. In the exhibition have the participation of the Kings of Khai Dinh, strange or dress mausoleum and do a lot of games that Phan Chu Trinh had to write papers “Hearing Loss” is composed of 7 to advise King Khai Dinh on foldingand not humiliated nation. Exhibition in 1931was held in forest Vincennes(Paris) from June 5 to July 1. 3rd floor, not just that the whole scene 5 Tower Angkor Vat be reconstructed a magnificent front honors. In addition, the attendees also erected the pagoda temples, family, housing, etc., about culture and people of his country, creating an atmosphere of fairy surprised for the 1931 exhibition. This is a tremendous exhibition, has attracted more than 33 million spectators. “The painter of the trend of the East” and “The colony of artists” also took part in this exhibition. Own about Indochina, the artist has works on display are Southern son, Lê, Mai Trung Chanh, Nguyen Phan, Georges, Le Van First, High Dam, Le Thi Luu, etc. PAINTING AWARD 1./exhibition Awards French artist (Prix du Salon des Artists Francais): also known as “award-winning Salon” (Prix du Salon), was coined in 1874 for an artist (or sculpture from 1877) under 18 years of age. Gifts are a time to learn the art in Rome (Italy). In 1953, the condition age limit was removed. In addition to award-winning Model has a first class Medal, second and third. The condition is the award-winning this is to have work exhibited in the “exhibition of French artist” (Salon des Artists Francais), “National Society of fine arts (Société Nationale des Beaux-Arts),” autumn exhibition “or” Tuileries “exhibition. From 1897, “award-winning Salon” became “national” award (Prix National). ./Prix de Rome(Prix de Rome et la Villa Médicis): can say this is the highest appreciation of the great artists aspire, founded in 1663 under Louis XIV, known as the Khoi Nguyen. Award by the Royal Academy (L’Académie Royale) Organization, dedicated to the painter, sculptor, architect and graphic artist (1803 more musicians). Khoi Nguyen Prize (Grand Prix) is a four-year study in Rome because of where this is considered to be the main source of pure beauty, boarding at the Mancini (1803, then moved to the Villa Médicis, headquarters of the French Academy in Rome founded by Colbert in 1666)under funding of the Emperor of France. There are also great prizes (Premier Grand Prix) and Grand Prix runner-up (Second Grand Prix) was also studying in Rome but with a shorter duration, or award (honorable mention). With events in May 1968 in Paris, Minister of culture André Malraux cancel test, instead the admission by profiles and awards is the study of six to 18 months, is still in residence at the Villa Médicis until today. Vietnamese only won prizes by Khoi Nguyen (Grand Prix de Rome) in 1955 is consistently architects Ngo Written (1926-2000), he resided at the Villa Médicis from 1955 to 1958. ./Casa Vélazquez award(Le concours de la Casa Vélazquez): Casa Vélazquez is one of the awards of the Academy of fine arts (Académie des Beaux-Arts). Award-winning artists will reside at Vélazquez in Madrid(Spain) during the study, just as in the Villa Médicis in Rome. Casa Vélazquez award still exists to this day. ., award-winning Villa Abd-el-Tif (Le concours de la Villa Abd-el-Tif): founded in 1907, artist winners will reside at the Villa Abd-el-Tif (Alger, Algeria). Award-winning Villa Abd-el-Tif lasted until 1962, ended. 5./Travel Scholarship (Les bourses de voyage): starting in 1880, developed the travel scholarship for artists go to strange lands to study. A scholarship to play an important role for the artist pháy command style on the subject. The Supreme Council of the school of fine arts Parisawarded 2 scholarships to prominent display of the exhibition. 6 other awards/: in 1908 the French West Africa (prix Occidetale de l’Afrique Francaise). In 1910, the Indochinese Prize (prix de l’Indochine). In 1913, the award Madagascar(prix de Madagascar). In 1919, Morocco and Tunisia (prix du Maroc et de la Tunisie). In 1924, the French Central Africa Prize (prix de l’Afrique Équatoriale Francaise) … |
From left to right, sitting as the teacher: Ms. Kruze (3rd), Tardieu (4th), Inguimberty (6th), South Son (7th).Top: Dispatch Centre (1), Le Van Filed (10th), Nguyen Gia Khánh (Goerges Khanh) (14th) and High end Talks in 2nd row |
PRIZE (Prix de l’Indochine)Indochina award by the Governor of the Governor-General of French Indochina Antony Wladislas Klobukowski ban Decree in 1910, according to the initiatives of the colony of artists “(Société Coloniale artists Francais).
1./Indochina Awards prior to the school of fine arts of Indochina:
The artist has works on display in the exhibition “The colony of artists” will pass a selection, the winner of the prize will be awarded a year travel research, plus first class return ticket, a sponsor of 1,200 Dong Duong and travel free of charge throughout Indochina. Please note that the beginning of the 20th century, Indochinese worth 3. From 1925 to 1927, the exchange rate average is 14 French. In 1931, French Indochina in exchange rates table-metal (gold) and fixed is legal.
The painters were winners are:
1910 – Ferdinand Olivier (Martigues 1873-1957).
1911-Francois de Marliave (Toulon 1874-Draguignan 1953).
1912-Augustin Carréra (Madrid, 1878-Paris, 1952).
1913-Martinien Salgé (Marseille, 1878-Jouques 1946).
1914-Charles Dominique Fouqueray (Le Mans 1869-Paris 1956)
In the era of World War I (1914-1918), the award-winning Indochina interrupted until 1920.
1920 – Victor Tardieu (Lyon 1870-Hanoi 1937).
1921-Paul Jouve (1878 – Marlotte Paris 1973).
1922 – Alain Ponchin (Marseille, 1872-1934).
1923 – Goerges Michel, also known as Géo Michel (Paris, 1885-?)
1924 – Jean Bouchaud (1891 – Saint-Herblain, Nantes, 1977).
2./Prize of French Indochina after the school of fine arts of Indochina:
At the suggestion of Male Son, Vietnam, and Victor Tardieu, Indo-China in 1920, in an appeal process under the name “the art of Annam in the past, present and future” was referring to the colonial Government the issue opened a School of fine arts in Indochina.
The appellate process is standard medical by Governor Governor Martial Henri Merlin. On 27 October 1924, appears in the Official Gazette (Journal Officiel) Decree to establish a school under the name of the school of fine arts. schools will be erected at 102 the Reinach, gầnt Far Extrême, the Congregation (l ‘ Université de France) in Hanoi, under the direction and control of the House, with Victor Tardieu is principal.
Since then, according to the will of the Government and the school of fine arts of Indochina, Indochina was reform, won the time study is two years and not just one year ago. The first year for the visit, learn, learn and record the impression through paintings, scholarship is 400 Indochinese per month. In the remaining holds teaching at the school of fine arts, French Indochina, was 350 Indochinese per month and free residence in Hanoi. Before returning to France, an exhibition of the painter will be held in Hanoi and Saigon.
The painters were winners are:
1925 – Jules Gustave Besson (Paris, 1868-?).
1926 – Paul-Émile Legouez (Elbeuf 1882-?)
1927 – Raymond Virac (Madrid, 1892 — Madagascar 1946).
1928 – Henri Dabadie (Pau 1867-1949)
1929-Lucien Lièvre (Paris, 1878-?)
1930-Louis Rollet (Paris 1895-1944).
1931 – Léon Félix (Périgueux 1869-?)
Beginning in 1932, French Indochina, the painting was discovered by two years.
1932-Évariste Jonchère (Coulonges-les-Hérolles 1892-Paris 1956). Évariste Jonchère will be the holder of the position of principal of the school of fine arts of Indochina after Victor Tardieu died in 1937.
1934-Georges Barrière (Bourgogne) (1881-1944 Đồ Sơn).
1936-Jean Despujols (Gironde 1886-Shreveport 1965).
1938-Louis-Robert Bâte (Bordeaux 1898-1948).
In 1939, Adolf Hitler takes complete bridge on fire, the second world war broke out (1939-1945), French Indochina, died in the events history.
Sincere thanks Christian Billet, Chairman of the artists (artists and Société des Français) spent time you valuable exchange of ideas and help us document.
8.2006
1./Indochina Awards prior to the school of fine arts of Indochina:
The artist has works on display in the exhibition “The colony of artists” will pass a selection, the winner of the prize will be awarded a year travel research, plus first class return ticket, a sponsor of 1,200 Dong Duong and travel free of charge throughout Indochina. Please note that the beginning of the 20th century, Indochinese worth 3. From 1925 to 1927, the exchange rate average is 14 French. In 1931, French Indochina in exchange rates table-metal (gold) and fixed is legal.
The painters were winners are:
1910 – Ferdinand Olivier (Martigues 1873-1957).
1911-Francois de Marliave (Toulon 1874-Draguignan 1953).
1912-Augustin Carréra (Madrid, 1878-Paris, 1952).
1913-Martinien Salgé (Marseille, 1878-Jouques 1946).
1914-Charles Dominique Fouqueray (Le Mans 1869-Paris 1956)
In the era of World War I (1914-1918), the award-winning Indochina interrupted until 1920.
1920 – Victor Tardieu (Lyon 1870-Hanoi 1937).
1921-Paul Jouve (1878 – Marlotte Paris 1973).
1922 – Alain Ponchin (Marseille, 1872-1934).
1923 – Goerges Michel, also known as Géo Michel (Paris, 1885-?)
1924 – Jean Bouchaud (1891 – Saint-Herblain, Nantes, 1977).
2./Prize of French Indochina after the school of fine arts of Indochina:
At the suggestion of Male Son, Vietnam, and Victor Tardieu, Indo-China in 1920, in an appeal process under the name “the art of Annam in the past, present and future” was referring to the colonial Government the issue opened a School of fine arts in Indochina.
The appellate process is standard medical by Governor Governor Martial Henri Merlin. On 27 October 1924, appears in the Official Gazette (Journal Officiel) Decree to establish a school under the name of the school of fine arts. schools will be erected at 102 the Reinach, gầnt Far Extrême, the Congregation (l ‘ Université de France) in Hanoi, under the direction and control of the House, with Victor Tardieu is principal.
Since then, according to the will of the Government and the school of fine arts of Indochina, Indochina was reform, won the time study is two years and not just one year ago. The first year for the visit, learn, learn and record the impression through paintings, scholarship is 400 Indochinese per month. In the remaining holds teaching at the school of fine arts, French Indochina, was 350 Indochinese per month and free residence in Hanoi. Before returning to France, an exhibition of the painter will be held in Hanoi and Saigon.
The painters were winners are:
1925 – Jules Gustave Besson (Paris, 1868-?).
1926 – Paul-Émile Legouez (Elbeuf 1882-?)
1927 – Raymond Virac (Madrid, 1892 — Madagascar 1946).
1928 – Henri Dabadie (Pau 1867-1949)
1929-Lucien Lièvre (Paris, 1878-?)
1930-Louis Rollet (Paris 1895-1944).
1931 – Léon Félix (Périgueux 1869-?)
Beginning in 1932, French Indochina, the painting was discovered by two years.
1932-Évariste Jonchère (Coulonges-les-Hérolles 1892-Paris 1956). Évariste Jonchère will be the holder of the position of principal of the school of fine arts of Indochina after Victor Tardieu died in 1937.
1934-Georges Barrière (Bourgogne) (1881-1944 Đồ Sơn).
1936-Jean Despujols (Gironde 1886-Shreveport 1965).
1938-Louis-Robert Bâte (Bordeaux 1898-1948).
In 1939, Adolf Hitler takes complete bridge on fire, the second world war broke out (1939-1945), French Indochina, died in the events history.
Sincere thanks Christian Billet, Chairman of the artists (artists and Société des Français) spent time you valuable exchange of ideas and help us document.
8.2006
Nhận xét
Đăng nhận xét