Lịch sử phát triển của trường Đại học Kiến Trúc Tp.Hcm - 35 năm ĐH Kiến trúc TP.HCM
- 85 năm đào tạo Kiến trúc sư.
Năm 1924, trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập tại Hà Nội theo nghị định của Toàn quyền Đông dương.
Năm 1926, Ban Kiến Trúc trực thuộc trường Mỹ thuật Đông dương được hình thành.
Năm 1942, trường Mỹ thuật Đông dương phân ra thành trường Mỹ nghệ thực hành Hà Nội và trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương. Theo nghị định ngày 02/02/1942, Ban Kiến Trúc được nâng lên thành trường Kiến Trúc vẫn trực thuộc trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương.
Năm 1944 trường Kiến Trúc được hợp nhất vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia Paris. Do hoàn cảnh chiến tranh nên dời về Đà Lạt với tên gọi trường Kiến Trúc Đà Lạt.
Cuối năm 1948 trường Kiến Trúc Đà Lạt được hợp nhất vào Viện Đại học Đông Dương với tên gọi mới là trường Cao đẳng Kiến Trúc. Năm 1950: trường Cao đẳng Kiến Trúc trực thuộc Viện đại học Hà Nội và chuyển về Sài Gòn.
Năm 1967: Viện đại học Hà Nội tại miền Nam Việt Nam được đổi tên thành Viện đại học Sài Gòn và trở thành trường Đại học Kiến Trúc.
Tháng 4/1975: Ban Quân Quản tiếp nhận trường đại học Kiến Trúc Sài Gòn.
Tháng 10/1976: Bộ ra quyết định thành lập trường Đại học Kiến Trúc Tp.HCM.
Ngày 14/12/1976: trường đại học Kiến Trúc Tp.HCM được chuyển về Bộ Xây dựng.
Từ năm 1995 đến 2000 theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, trường Đại học Kiến Trúc là thành viên của Đại học Quốc gia Tp.HCM trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cuối năm 2000, trường Đại học Kiến Trúc Tp.HCM được tách ra khỏi Đại học Quốc gia Tp.HCM và trở thành trường độc lập. Từ năm 2002, theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, trường Đại học Kiến Trúc Tp.HCM trực thuộc Bộ Xây dựng.
ĐH Kiến trúc TP.HCM đã kỷ niệm 35 năm thành lập (1976 -2011). Nếu coi việc thành lập ban Kiến trúc (hay còn gọi là khoa Kiến trúc) năm 1926 của trường Mỹ thuật Đông Dương là khởi đầu công cuôc đào tạo KTS ở Việt Nam, thì tính đến nay đã là tròn 85 năm đào tạo ngành Kiến trúc.
Thời thuộc Pháp, ở Đông Dương chỉ có Ban Kiến trúc thuộc Trường Mỹ thuật Đông Dương (Ecole des Beaux Arts) tại Hà Nội, lập ra năm 1926. Từ năm 1942, Ban Kiến trúc thuộc Trường Cao đẳng Mỹ thuật.
Năm 1944 lập Trường Kiến trúc thuộc Cao đẳng Mỹ thuật, chuyển từ Hà Nội vào Đà Lạt, rồi chuyển từ Đà Lạt vào Sài Gòn cuối năm 1950. Từ năm 1954 đến 1975, trường mang tên Trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn thuộc Viện Đại Học Sài Gòn.
Ngày 27/10/1976, trường được đổi tên là ĐH Kiến trúc TP.HCM từ đó cho tới nay.
Giảng viên và sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, thập niên 30, thế kỷ XX. Ảnh tư liệu gia đình KTS Nguyễn Văn Ninh – KTS Đoàn Đức Thành sưu tầm.
Sau mấy niên học ngưng hoạt động, trường được mở lại tại Đà Lạt kể từ ngày 1/2/1949. Năm 1950, trường Cao đẳng Kiến trúc không trực thuộc trrường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris nữa. Cuối năm 1950 Trường cao đẳng Kiến trúc chuyển từ Đà Lạt về Sài gòn.
Từ năm 1954 trở về sau, theo hiệp định Genève, Viện Đại học Hà Nội chuyển thành Viện Đại học Quốc gia Việt Nam và sau cùng lấy danh hiệu là Viện Đại học Sài Gòn. Lúc này trường Cao đẳng Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài Gòn đã mở thêm Ban Thiết kế Đô thị (từ niên khóa 1955-1956) Ban Cán sự Kiến trúc (từ niên khóa 1958-1959).
Năm 1967, Trường cao đẳng Kiến trúc trở thành trường Đại học Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài gòn (sắc lệnh số 159/SL/QĐ ngày 30/10/1967.
sinh viên chụp ảnh lưu niệm trước biển hiện Trường Đại Học Kiến trúc (thuộc Viện Đại học Sài Gòn).
Sinh viên năm 2 học các môn: Kiến trúc sáng tạo học; Cổ điển họa và nặn hình; Toán học đại cương; Hình học họa hình; Lý thuyết Kiến trúc; Phép Thiết thể và Vật liệu Kiến tạo.Sinh viên năm 3 học: Kiến trúc sáng tạo học; Cổ điển họa và nặn hình; Kiến tạo đại cương: Lý thuyết; Vật lý, Địa chất học áp dụng vào khoa Kiến trúc; Phép phối cảnh; Lý thuyết Kiến trúc; Sức chịu đựng của vật liệu.
Sinh viên năm 4 học: Kiến trúc sáng tạo học; Kiến tạo đại cương: Lý thuyết và đồ án;Bê tông cốt sắt; Ước lượng vật liệu và kiểm điểm; Lịch sử tổng quát Kiến trúc; Lý thuyết Kiến trúc; Luật nhà phố.
Sinh viên năm 5 học: Kiến trúc sáng tạo học; Kiến tạo áp dụng; Luật nhà phố; Tổ chức nghề nghiệp; Lý thuyết Kiến trúc; Địa thể học áp dụng kiến trúc; Kiến tạo đại cương: Đồ án và kỹ thuật.
Sinh viên năm 6 học: Kiến trúc sáng tạo học; Bê tông cốt sắt thực hành; Đồ án trang trí nhà cửa; Luận án thi tốt nghiệp (3 tháng cuối niên học.
Một giờ học trên giảng đường của sinh viên ĐH Kiến trúc Sài Gòn
Sứ Mệnh
"Tuyên bố sứ mạng của trường Đại học Kiến trúc TP HCM đảm bảo vị trí là một trong những trung tâm đào tạo đại học và sau đại học, nghiên cứu-ứng dụng-chuyển giao khoa học công nghệ, đảm bảo cung cấp sản phẩm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo chuẩn mực quốc gia và khu vực thuộc các chuyên ngành kiến trúc, qui hoạch đô thị và nông thôn, xây dựng dân dụng và công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng đô thị, mỹ thuật công nghiệp và thiết kế nội thất, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu xã hội và sự phát triển của nền kinh tế."
Tầm Nhìn
"Với tầm nhìn 2020 (và bước tiếp 2030), Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở lớn của ngành trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực và là một trung tâm nghiên cứu KHCN lớn của ngành ở khu vực phía Nam."
Nhận xét
Đăng nhận xét