Dạo này chẳng biết người Huế có làm ăn gì mà sao nhiều người giàu thế, dù rằng ngoài cái du lịch và nhận kiều hối thì mọi phương diện kinh tế còn lại đều không có gì khởi sắc, mà rằng đi ra mấy vùng ngoại vi mua đất làm “biệt phủ”. Chú thích là chữ “phủ” ngày xưa là nơi ở của những người thuộc dòng dõi hoàng tộc. Mà đã làm ra biệt phủ đẹp đẽ thì lại sinh ra nhu cầu uống cà phê, nhậu nhẹt kết hợp câu cá… Mà phải đi mấy chỗ này mới là “hàng độc”, chứ loanh quanh bánh bèo bà Đỏ, o Rớt hay bánh bèo cung An Định xem ra là quá bình dân.
Thế nên, lần này mình được dẫn đi một nơi khá lạ: Trà Đình Vũ Di.
Đây là một quán trà nằm trên diện tích khá rộng, tầm 700-1000m2, được bài trí theo kiểu người Hoa. Sở dĩ món trà được nhiều người ưa chuộng vì đây là một truyền thống khá “tao nhã” trong việc giải trí và thưởng thức của người xưa.
Quán có nhiều gian lắm. Một số gian cấu tạo kiểu nhà sàn, lợp tranh, khá mát mẻ.
Mâm trà được dọn lên nhìn khá bắt mắt.
Gừng là món gia vị khó có thể thiếu trong mâm trà
Món hột bí này có ngâm muối và các loại thảo dược khác nên màu trông có vẻ như bị “mốc”, nhưng nói chung là ngon, có vị mặn mà hơn hột bí thông thường.
Đây là trà ấm, tức là một bình trà, sẽ pha được nhiều nước (khoảng 5-7 lần).
Ví dụ cho ấm trà Ô Long Nhân sâm này, đầu tiên, trà được rót qua cái lọc để tránh xác trà lẫn vào trong ly.
Sau đó, từ bình trà đã lược, trà được rót đều vào các chén, cả thảy là 3 lần cho mỗi ly để đảm bảo nồng độ trà là đều nhau cho các ly.
Chén trà sau khi được rót ra có màu vàng thế này, rất thơm. Cái hay của món trà này là vị Nhân sâm ngòn ngọt đọng lại nơi vòm họng, sau khi mình uống. Cảm giác người mình được lắng lại để cho cái vị giác được thỏa mãn, và như níu kéo cái vị ngọt đó cho dài ra.
Còn đây là trà chung (đựng trong cái chung).
Ly trà Dũng sỹ nhìn từ trên xuống là như vầy. Mình uống phần bên vách ngăn đã lọc. Mùi thuốc bắc rõ rệt. Thiệt tình là chẳng biết nó làm từ thành phần nào, chỉ có nhẩ nha một chút đắng, một chút nồng, một chút “tượng trưng” rồi thôi, chứ chưa thấy cái Dũng sỹ nó được phát huy.
Kiểu bán trà cũng vui vì là bán concept hơn là bán giá trị thực của nó. Chẳng hạn, ly trà mình uống có tên là trà Dũng sỹ, chuyên bổ dương (ặc ặc) với điều kiện là “dùng thường xuyên”.
Ngoài ra, còn có những món trà khác như trà Võ Tắc Thiên (chuyên bổ âm, hic…), rồi nhiều loại trà khác mà tên gọi rất là hấp dẫn như thế. Sau này mà mình có kinh doanh chắc cũng đặt tên sản phẩm đại loại như cây hạnh phúc, trái phát tài, hoa sinh tiền, bông tình yêu hay cây hiếu thảo (blah blah…) bởi cái người ta muốn chỉ là concept mà thôi.
Trà Vũ Di này đã mở được 2 quán ở Huế và vài quán ở Bình Dương, Hà Nội. Nghe đâu sẽ còn mở rộng thêm nữa. Trà, tách và những phụ kiện đều được nhập khẩu từ Trung quốc cả.
Nói chung là đây là một món lạ, và mình tin là nhiều người SG sẽ háo hức thưởng thức mấy cái concept của Vũ Di. Cảm gia đình dì C – chú Dũng đã tài trợ cho chương trình này.
(hình tự chụp… hehe)
Thế nên, lần này mình được dẫn đi một nơi khá lạ: Trà Đình Vũ Di.
Đây là một quán trà nằm trên diện tích khá rộng, tầm 700-1000m2, được bài trí theo kiểu người Hoa. Sở dĩ món trà được nhiều người ưa chuộng vì đây là một truyền thống khá “tao nhã” trong việc giải trí và thưởng thức của người xưa.
Quán có nhiều gian lắm. Một số gian cấu tạo kiểu nhà sàn, lợp tranh, khá mát mẻ.
Mâm trà được dọn lên nhìn khá bắt mắt.
Gừng là món gia vị khó có thể thiếu trong mâm trà
Món hột bí này có ngâm muối và các loại thảo dược khác nên màu trông có vẻ như bị “mốc”, nhưng nói chung là ngon, có vị mặn mà hơn hột bí thông thường.
Đây là trà ấm, tức là một bình trà, sẽ pha được nhiều nước (khoảng 5-7 lần).
Ví dụ cho ấm trà Ô Long Nhân sâm này, đầu tiên, trà được rót qua cái lọc để tránh xác trà lẫn vào trong ly.
Sau đó, từ bình trà đã lược, trà được rót đều vào các chén, cả thảy là 3 lần cho mỗi ly để đảm bảo nồng độ trà là đều nhau cho các ly.
Chén trà sau khi được rót ra có màu vàng thế này, rất thơm. Cái hay của món trà này là vị Nhân sâm ngòn ngọt đọng lại nơi vòm họng, sau khi mình uống. Cảm giác người mình được lắng lại để cho cái vị giác được thỏa mãn, và như níu kéo cái vị ngọt đó cho dài ra.
Còn đây là trà chung (đựng trong cái chung).
Ly trà Dũng sỹ nhìn từ trên xuống là như vầy. Mình uống phần bên vách ngăn đã lọc. Mùi thuốc bắc rõ rệt. Thiệt tình là chẳng biết nó làm từ thành phần nào, chỉ có nhẩ nha một chút đắng, một chút nồng, một chút “tượng trưng” rồi thôi, chứ chưa thấy cái Dũng sỹ nó được phát huy.
Kiểu bán trà cũng vui vì là bán concept hơn là bán giá trị thực của nó. Chẳng hạn, ly trà mình uống có tên là trà Dũng sỹ, chuyên bổ dương (ặc ặc) với điều kiện là “dùng thường xuyên”.
Ngoài ra, còn có những món trà khác như trà Võ Tắc Thiên (chuyên bổ âm, hic…), rồi nhiều loại trà khác mà tên gọi rất là hấp dẫn như thế. Sau này mà mình có kinh doanh chắc cũng đặt tên sản phẩm đại loại như cây hạnh phúc, trái phát tài, hoa sinh tiền, bông tình yêu hay cây hiếu thảo (blah blah…) bởi cái người ta muốn chỉ là concept mà thôi.
Trà Vũ Di này đã mở được 2 quán ở Huế và vài quán ở Bình Dương, Hà Nội. Nghe đâu sẽ còn mở rộng thêm nữa. Trà, tách và những phụ kiện đều được nhập khẩu từ Trung quốc cả.
Nói chung là đây là một món lạ, và mình tin là nhiều người SG sẽ háo hức thưởng thức mấy cái concept của Vũ Di. Cảm gia đình dì C – chú Dũng đã tài trợ cho chương trình này.
(hình tự chụp… hehe)
Nhận xét
Đăng nhận xét