Chuyển đến nội dung chính
- Đình An CốVới những giá trị về kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc ấy, ngày 28 tháng 4 năm 1962, đình An Cố đã vinh dự được Bộ trưởng Bộ Văn hoá ...
- ĐÌNH BÌNH MỸ - CHÂU PHÚ, AN GIANG, VIỆT NAM
Kiến trúc Hoa, Pháp, Việt được pha trộn khá tinh tế. Đây là 1 trong những ngôi đình bề thế ở miền Nam.
- ĐÌNH BÌNH THỦY (LONG TUYỀN CỔ MIẾU) - BÌNH THỦY, CẦN THƠ, VIỆT NAM
Đây là 1 trong những ngôi đình nổi tiếng ở miền Nam, nguyên bản là 1 miếu nhỏ xây bằng tre gỗ vào năm 1844.
Năm 1852, đình được trùng tu với quy mô lớn sau khi làng được Vua Tự Đức ban cho sắc phong thần "Thành Hoàng Bổn Cảnh".
Năm 1904, đình được trùng tu, mở rộng và xây lại vô cùng bề thế do quan tri phủ Nguyễn Đức Nhuận và ông La Xuân Thành chi tiền và chỉ huy xây dựng. Năm 1909, ông Nguyễn Doãn Cung cùng ông thông gia điền chủ tiếp tục quá trình trùng tu đình với số tiền lên đến 5.832 đồng Đông Dương.
Trước cửa đình mà để cột điện với lại quá trình làm đường làm khuôn viên trước cửa đình thu hẹp. Ở Cần Thơ ngày nay đã xây đình Bình Thủy mới (xây rất chán)
- ĐÌNH CHÂU PHÚ - THỊ XÃ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG, VIỆT NAM
Đình là di tích nghệ thuật cấp Quốc gia
Là ngôi đình cổ nhất An Giang, được dựng bởi ngài Thoại Ngọc Hầu vào khoảng năm 1817 - 1829, lúc đầu là 1 ngôi đình vách ván nền đất
Về sau bà Huỳnh Thị Phú (vợ Lê Công Thoàn) đứng ra làm công đức, trùng tu lớn, xây dựng thành 1 ngôi đình bề thế vào khoảng năm 1838 - 1858
- Đình Chu Quyến
- Đình Bảng
- ĐÌNH ĐỒNG KỴ - TỪ SƠN, BẮC NINH
Xây vào thế kỷ 17, đình và chùa nằm cạnh nhau tạo thành 1 quần thể to đẹp, có cầu, giếng nước, nhiều cây đa.. Đình rất to đẹp, chùa thì nhỏ bé.. Ông bà mình ngày xưa ít đầu tư chùa chiền ghê..
nội thất của đình đẹp lộng lẫy, đẹp hơn những ngôi đình nổi tiếng của miền Bắc rất nhiều (không rõ có từ xưa hay sau này mới làm mà rất đẹp). Cả cánh cổng của đình cũng được chạm gỗ vô cùng độc đáo, cầu kỳ, vô cùng hiếm gặp. Cũng bởi làng Đồng Kỵ có nghề làm gỗ mỹ nghệ nên hệ thống cửa võng, trần nhà trong đình được đầu tư chạm khắc rất công phu.
- đình làng Đông Môn,ở phía đông thành
- Làng cổ Đường Lâm
- ĐÌNH HẠ LŨNG - AN HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG, VIỆT NAM
Đình là di tích nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 2001
Đình xây vào thế kỷ 17
- ĐÌNH HÀNG KÊNH - TP HẢI PHÒNG, VIỆT NAM
Xây vào năm 1719, đây là ngôi đình có giá trị bậc nhất ở Hải Phòng về giá trị lịch sử, kiến trúc, điêu khắc.Đình nằm ngay trung tâm thành phố.
Đại đình có 5 gian với 32 cột lim loại lớn. Đình hiện còn giữ 368 tiêu bản điêu khắc rồng, phượng, lân, rùa, hoa cỏ.. các loại. Các đồ thờ tự quý trong đình có tuổi đời hàng trăm năm như tượng Ngô Vương Quyền, kiệu bát cống, hoành phi câu đối, chiêng, chuông, trống và chuông...
- ĐÌNH KHÊ HỒI VÀ CHÙA KHÊ HỒI - KHÊ HỒI, THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI, VIỆT NAM
Đình và chùa nằm sát cạnh nhau trong khuôn viên làng cổ (giờ hết cổ rồi)
- ĐÌNH LA XUYÊN - YÊN NINH, Ý YÊN, NAM ĐỊNH, VIỆT NAM
Đình xây hình chữ Đinh gồm tòa tiền đường (chồng diềm 2 tầng 8 mái), trung đường, chính tẩm (xây hoàn toàn bằng gỗ lim). 4 hàng cột lim đường kính lên tới 50 cm.
Ngôi đình đẹp vậy mà có mỗi 1 tấm hình. Ngày nay người ta ít xây theo mẫu những ngôi đình cổ này mà bây giờ toàn làm kiểu tòa đại đình rồi 2 bên có 2 tòa tả vu, hữu vu. Trong khi ngày xưa ông bà mình nghèo mà rất nhiều đình xây theo chữ tam, chữ công (tức muốn vào chính điện phải đi qua 1, 2 tòa tiền bái trước khi vào tới bái đường)
- Đình Lưu Khê - xã Liên Hòa - thị xã Quảng Yên - tỉnh Quảng NinhXây năm 1822, là một ngôi đình cổ, lớn, kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách đình làng Việt Nam thế kỷ XVIII và XIX. Trong đình thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo làm thành hoàng làng và phối thờ hưởng hai tiên công Đỗ Độ và Đào Bá Lệ có công quai đê lấn biển lập làng.
Được công nhận di tích quốc gia năm 1995
Mấy tấm hình bé là hình sau trùng tu, xây thêm bình phong chắn môn, vài cổng trụ bên hông và mấy bộ hoành phi câu đối có vẻ là thêm vào sau này, nhìn quá lộng lẫy so với quy mô 1 ngôi đình làng
Có thể thấy tuy bề ngoài không khác nhau mấy nhưng nội thất bên trong đình đã có sự thay đổi lớn với các ngôi đình xây từ thế kỷ 16, 17.. sàn đất thay sàn gỗ, ban thờ rất to và có nhiều ban thờ thay vì chỉ có 1 ban thờ như các đình Tây Đằng, đình Bảng, đình Mông Phụ
- ĐÌNH MAI HIÊN - SƠN ĐỘNG, BẮC GIANG, VIỆT NAM
Đình được xây dựng vào thế kỷ 17
- Đình Mông Phụ - nơi thu hút khá đông du khách bởi vẻ đẹp đặc trưng của mái đình Việt Nam Đình làng Mông Phụ, làng cổ Đường Lâm - Mong Phu Communal House
- ĐÌNH LÀNG NHÂN MỸ - TỪ LIÊM, HÀ NỘI, VIỆT NAM
- Đình làng Nam Thanh, xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế
- NGHÊNH LƯƠNG ĐÌNH - HUẾ, VIỆT NAM
Đình này là di sản Unesco luôn, đây là bến đỗ thuyền của Vua khi đi du ngoạn trên sông Hương. Phu Văn Lâu bên trên và Nghênh Lương Đình này nằm cạnh nhau.
Xây vào năm 1852
- ĐÌNH PHÚ HỰU - CHÂU THÀNH, ĐỒNG THÁP, VIỆT NAM
Đây là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia, xây vào đầu thế kỷ 19.
Năm Tự Đức Ngũ Niên (1852), được vua ban sắc phong "Thành Hoàng Bổn Cảnh"
Năm 1903, đình bị di dời và trùng tu do bị nước xoáy và giữ nguyên hiện trạng từ đó tới nay
- Đình làng Phước Tích (làng cổ Việt Nam)
- ĐÌNH PHƯƠNG QUAN - VÂN CÔN, HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI
- ĐÌNH SO (ĐÌNH LÀNG SO, ĐÌNH LÀNG SƠN LỘ) - QUỐC OAI, HÀ NỘI, VIỆT NAM
Xây vào năm 1673, được xem là ngôi đình đẹp nhất xứ Đoài, ngôi đình có kiến trúc đẹp mẫu mực hiếm hoi duy nhất còn sót lại. Do trong đình còn rất nhiều hiện vật quý nên đình hiếm khi mở cửa, do đó số lượng hình ảnh của đình rất ít, không tương xứng với quy mô bề thế của đình.
Đình thờ tam vị Nguyên Soái Đại Vương có công giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân ngày xưa. Tuy trải qua 4 lần tu sửa, nhưng vẻ đẹp của đình vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Đình luôn khóa cửa kín mít và chỉ mở ra khi có hội làng, khách du lịch được yêu cầu không được chụp hình khi tham quan đình, có thể nói đây là ngôi đình bí ẩn bậc nhất và khó tính bậc nhất ở Việt Nam.
- Đình Tây Đằng ( Ba Vì, Hà Nội )Đình Tây Đằng là một đình làng ở Đình gồm ngôi đình, tả và hữu mạc, sân đình, cổng đình, hồ bán nguyệt.
Không rõ đình Tây Đằng được xây dựng vào năm nào. Trên một đầu cột của đình có ghi hàng chữ Quý Mùi niên tạo, nhưng lại không ghi niên hiệu. Các hoa văn mang phong cách cuối thời Lê Sơ (thế kỷ 16), song một số hình rồng lại mong phong cách thời Trần.
Đình rất bề thế, điểm đặc biệt là 2 nhà tả hữu mạc lại có tới 2 lớp mái, 1 điều vô cùng hiếm thấy thấy ở các ngôi tả hữu khác còn sót lại trong kiến trúc cổ Việt Nam, ngay cả trong triều Nguyễn cũng chỉ có 2 nhà tả hữu ở lăng Khải Định và tả hữu cạnh điện Thái Hòa là có 2 tầng mái. 1 điểm đặc biệt nữa là đại đình hoàn toàn không có vách tường gỗ bao bọc (điều này cũng thường thấy ở các ngôi đình cùng thời). Ngay cả điện Thái Hòa ở kinh thành Huế cũng được xây dựng với kiểu thức trên (về sau vua Khải Định cho bọc tường gạch lại). Đây có thể coi như 1 điểm vô cùng khác biệt giữa kiểu thức kiến trúc cổ Việt Nam và các nước bắc Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.. 1 điểm khác nữa của đình Tây Đằng là toàn bộ hơn 1.300 chi tiết chạm khắc gỗ trong đình không hề trùng nhau một chi tiết nào và được bố trí rất hài hòa, không mang tính đối xứng như các chi tiết kiến trúc ở những ngôi đình khác, do đó đình Tây Đằng được xem như 1 bảo tàng sống về nghệ thuật dân gian của thế kỷ XVI.
Đình Tây Đằng với kiến trúc gần như tồn tại nguyên vẹn sau hàng trăm năm, không những được công nhận là di tích quốc gia mà mới đây đã được công nhận là di tích Quốc gia loại đặc biệt. Đây là ngôi đình duy nhất nằm độc lập riêng lẻ được công nhận là di tích loại đặc biệt. Các ngôi đình khác cũng được công nhận là: cụm đình chùa Côn Sơn - Kiếp Bạc, cụm di tích đền Trần - chùa Phổ Minh. Và trong cả nước tới cuối năm 2013 này chỉ có 48 di tích Quốc gia loại đặc biệt sau 4 đợt xếp hạng mà thôi, tới giờ phút này có thể nói đình Tây Đằng đã được xem như ngôi đình được xếp hạng cao nhất trong tất cả các ngôi đình Việt Nam.
1 điều đáng buồn là sau khi trùng tu vào năm 2004, 1 số chi tiết thay thế chạm khắc gỗ đã được làm lại rất sơ sài, không còn được tinh tế như xưa, đình được dựng thêm 1 cột hiên (làm hỏng đi kiến trúc nguyên thủy của đình) và xây hàng rào gạch và các cổng ngăn cách đình với không gian xung quanh (phá vỡ cảnh quan ban đầu của đình). Khách đến thăm phải lụy ông phủ từ mở cửa mới được vào trong, bởi thế nên tới tận bây giờ số lượng hình có chất lượng của đền là rất ít.
- ĐÌNH THƯỢNG ĐIỆN - VĨNH BẢO, HẢI PHÒNG, VIỆT NAM
Đình là di tích Quốc gia vào năm 1999. Đình còn lưu giữ nhiều đồ thờ tự quý vào thế kỷ 19 và 3 đạo sắc phong của triều Nguyễn.
- đình Thụy Phiêu
- ĐÌNH TIỀN LỆ - TIỀN YÊN, HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI, VIỆT NAM
- ĐÌNH LÀNG TIÊU LONG - TỪ SƠN, BẮC NINH, VIỆT NAM
Đây là 1 ngôi đại đình, rất bề thế. Hình phía dưới chỉ là cái cổng và tòa tiền đường, chính điện nằm phía sau, tác giả đứng ngoài chụp vào nên không thấy.
- ĐÌNH TRÀ CỔ - THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, QUẢNG NINH, VIỆT NAM
Là ngôi đình đồ sộ hoàn toàn mang dấu ấn Việt ở phía địa đầu Tổ Quốc
Xây vào năm 1461 (rất sớm so với văn hóa đình làng ở nước ta ngày xưa, đa phần đình làng được xây vào thế kỷ 16, 17)
Tiền đường 5 gian 2 chái, hậu cung 3 gian với 48 cột lớn làm bằng gỗ lim.
Hình như đình đang được trùng tu nên hình không được đẹp
Ngày nay người ta thu hẹp quy mô đình quá đáng, hai bên nhà dân xây sát đình, cổng đình cũng bị dời vào sát đại đình..
- ĐÌNH TRI YẾU - AN DƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG, VIỆT NAM
Đình có niên đại từ xa xưa, kiến trúc của đình hiện nay được xác định vào thế kỷ 17.
Đình là di tích Quốc gia vào năm 1991
- ĐÌNH LÀNG VÂN XUYÊN - HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG, VIỆT NAM
Là di tích Quốc gia năm 1984
Xây vào thời Lê Cảnh Hưng (1717 - 1786)
- 1
Nhận xét
Đăng nhận xét