(BVPL) - Những ngày giữa tháng 4 (âm lịch), trên các con đường ở TP.HCM ngập tràn màu sắc lá cờ của Phật giáo. Những ngôi chùa vốn yên bình, tĩnh lặng như khoác thêm "chiếc áo" mới chuẩn bị cho mùa Phật Đản và đón khách hành hương nhưng vẫn không hề mất đi sự trang nghiêm vốn dĩ nơi cửa Phật.
Năm nay Đại lễ Phật Đản được tổ chức đúng vào dịp Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2014. Chính vì điều đó nên thời điểm này, các ngôi chùa lớn nhỏ trên khắp mọi miền tổ quốc đều trang trí đèn hoa lộng lẫy, thu hút hàng nghìn phật tử, tín đồ tham gia. Thậm chí lễ Phật Đản còn thu hút cả những bà con không có tín ngưỡng Phật giáo.
Hòa chung không khí Phật Đản tại TP.HCM những ngôi chùa cũng được trang trí rất công phu.
Hòa chung không khí Phật Đản tại TP.HCM những ngôi chùa cũng được trang trí rất công phu.
Sau đây là hình ảnh một số ngôi chùa ở TP.HCM mà phóng viên ghi lại được:
1. Chùa Xá Lợi (89B Bà Huyện Thanh Quan, quận 3)
Chùa Xá Lợi là ngôi chùa đầu tiên của thành phố được xây dựng theo lối kiến trúc mới, trên là bái đường, phía dưới là giảng đường. Tháp chuông chùa Xá Lợi được khánh thành trong năm 1961. Tháp chuông cao 32 mét, gồm 7 tầng, là tháp chuông cao nhất Việt Nam. Tầng cao nhất có treo một đại hồng chung nặng 2 tấn, được đúc đồng theo mẫu của chuông chùa Thiên Mụ (Huế).
Tháp chuông chùa Xá Lợi trong những ngày lễ Phật Đản. |
Chùa Xá Lợi được trang trí để đón đại lễ Phật Đản. |
2. Chùa Việt Nam Quốc tự (16B đường 3.2, quận 10)
Chùa Việt Nam Quốc tự với ngôi tháp 7 tầng và các cảnh Phật để tăng ni phật tử và khách thập phương chiêm bái trong những ngày lễ Phật đản chùa được đông đảo người dân đến thể hiện lòng thành kính. |
3. Chùa Giác Lâm (118 Lạc Long Quân, quận Tân Bình)
Chùa Giác Lâm là một ngôi chùa cổ và nổi tiếng nhất ở TP.HCM có rất đông du khách viếng thăm. Kiến trúc chùa Giác Lâm được xem là tiêu biểu cho lối kiến trúc chùa Nam bộ, với mặt bằng tổng thể theo kiểu chữ tam; chính điện là kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, có bốn cột chính gọi là tứ trụ.
Du khách nước ngoài tham quan "Bảo tháp Xá Lợi" gồm 7 tầng hình lục giác trong những ngày lễ Phật đản. |
4. Thiền Viện Vạn Hạnh (716 Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp)
Thiền Viện Vạn Hạnh bao gồm ngôi chánh điện, ngôi nhà tổ, các dãy nhà trụ sở trường cao cấp Phật học Việt Nam, văn phòng Viện nghiên cứu Phật học, văn phòng Hội đồng phiên dịch Đại tụng kinh Việt Nam v.v... Thiền viện Vạn Hạnh là một trung tâm đào tạo tăng tài cho các tỉnh phía Nam những ngày lễ Phật đản được trang trí đèn hoa đẹp mắt, thu hút đông đảo tăng ni phật tử chiêm bái.
Hình ảnh Thiên Viện Vạn Hạnh trong những ngày lễ Phật đản vào buổi tối. |
5. Chùa Vĩnh Nghiêm (339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3)
Chùa Vĩnh Nghiêm có kiến trúc theo lối cổ miền Bắc Việt Nam, nhưng bằng kỹ thuật và vật liệu xây dựng thời hiện đại. Ðây là một trong số công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XX. Tổng thể kiến trúc gồm các hạng mục chính là Tam quan, tòa nhà trung tâm và các Bảo tháp.
Chùa Vĩnh Nghiêm nhìn ở phía chính diện, cờ hoa trang trí lộng lẫy. |
Một góc tháp Quan Thế Âm cao 7 tầng được trang trí trong mùa lễ Phật Đản. |
6. Thiền Viện Quảng Đức (294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3)
Toàn thể thiền viện được xây kiên cố bằng vật liệu thời hiện đại với mặt tiền được thiết kế theo kiểu mái ngói đỏ uốn cong truyền thống. Điện Phật đặt ở tầng lầu được bài trí trang nghiêm. Ở giữa điện là pho tượng Phật Thích Ca cao 3,6 m, ngồi thiền định trên tòa sen cao 1,2 m.
Một góc của Thiền Viện Quảng Đức trong mùa lễ Phật đản. |
Thiền Viện Quảng Đức cũng được treo băng rôn và cờ chào mừng đại lễ. |
Nhận xét
Đăng nhận xét