Thuật phù thủy là quyền năng lực của các Phù thủy có thể xui khiến ma quỷ để làm những việc hại người. Thuật phù thủy có thể dùng để chống lại một cá nhân, thậm chí cả một tập thể. Ngay cả bệnh dịch hạch và giông bão cũng được người xưa coi là kết quả của thuật phù thủy. Vì người xưa sống trong lo sợ, không hiểu biết và mê tín, cho nên thuật phù thủy được coi là cách đơn giản giải thích mọi tai họa không thể dự kiến trước được[1].
Thuật phù thủy trong Thời xưa
Người ta cho rằng buổi bình minh của văn minh nhân loại tràn ngập ma thuật của các phù thủy, lễ hiến tế, các nghi thức cầu xin trời đất. Đó là thời kỳ hoàng kim của các phù thủy[2].
Thời xưa, xã hội là tôn giáo dùng án tử hình đề cấm hoạt động phù thủy. Thánh kinh Cựu ước có câu Không được để thầy Phù thủy sống sót. Về sau giáo hội Kitô giáo cũng phản đối sử dụng thuật phù thủy[1].
Năm 1484, giáo hoàng ra thánh dụ tuyên bố chính thức là thuật phù thủy đi ngược lại tôn chỉ của đạo Ki tô.
Thuật phù thủy thời nay
Ngày xưa, tại Bắc Mỹ rất thịnh hành lệ lùng bắt các thầy phù thủy. Thời gian từ 1647 - 1663, ở bang Massachusetts và bang Connetticut có hàng trăm người bị kết tội vì hành nghề phù thủy, trong đó 14 người bị treo cổ. Cho đến đầu thế kỷ thứ XVIII, tệ mê tín thuật phù thủy mới giảm bớt vì con người dần dần hiểu rõ nguyên nhân thực sự của các tai họa như[1]lũ lụt, sấm sét v.v…
Quyền năng phù thủy
Các trò pháp thuật phù thủy rất thịnh hành ở các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc. Trong một tài liệu cách đây hàng trăm năm của một du khách người Ả rập mô tả rất kỹ buổi hành lễ ở Trung Hoa. Trước đám đông người, một phù thủy dùng một quả cầu gỗ có buộc dây thừng và ném nó lên trời. Quả cầu bay cao và biến mất hút, chỉ còn sợi dây treo lơ lửng. Phù thủy sai một cậu bé bám vào sợi dây để leo lên trời. Chỉ ít phút sau, cậu bé cũng biến mất. Tộc trưởng suy nghĩ và nói một điều gì đó với phù thủy, lập tức phù thủy dùng dao cắt đứt dây, cắt rời từng phần cơ thể của cậu bé rơi xuống đất. Quang cảnh đẫm máu làm cho những người chứng kiến kinh hãi. Nhưng sau đó, tộc trưởng lầm rầm khấn vái một điều gì đó, các bộ phận của cậu bé dính vào nhau và cậu ta sống lại như bình thường. Buổi hành lễ kết thúc trước sự kinh ngạc của những người chứng kiến[2].
Kinh Mật tông Phật giáo nói đến việc các pháp sư tạo ra những đám đông và làm biến mất họ từ hàng nghìn năm trước. Những người theo môn phái tu luyện này thừa nhận sức mạnh của bùa chú, pháp thuật và cho rằng chúng góp phần tạo nên niềm tin tôn giáo. Những tài liệu hàng nghìn năm ghi nhận vua Pàla (Ấn Độ cổ) "bằng pháp thuật của mình đã tạo ra thuốc trường sinh phân phát cho mọi người để những người già 100 tuổi có thể trẻ lại"[2].
Những lễ nghi của dòng Mật tông thường được giữ kín nhưng không bao giờ thiếu việc niệm thần chú, biểu diễn màn nhảy múa tôn giáo và thiền định, trong đó các pháp sư (giống với vai trò của các phù thủy) sẽ cầm trịch các buổi hành lễ đó.
Người ta cho rằng các bài thuốc chỉ có thể mang lại tác dụng khi được các pháp sư đọc thần chú gọi là mantra. Đó là tuyệt kỹ chỉ có các phù thủy mới làm được. Người ta cho rằng, các âm thanh mantra sẽ làm ma quỷ sợ hãi, biến đi trong phút chốc. Nếu gặp nguy hiểm thì nên sử dụng các thần chú này[2].
Nhận xét
Đăng nhận xét